Chương II Thông tư 98/2020/TT-BTC : Quỹ thành viên
Số hiệu: | 98/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/03/2021 | Số công báo: | Từ số 439 đến số 440 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch.
2. Quỹ được phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây:
a) Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng;
b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
c) Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng;
đ) Trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn;
e) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ;
g) Các chứng khoán và tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của các tổ chức tín dụng đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
4. Quỹ thành viên được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định và được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản, quỹ thành viên được đầu tư vào bất động sản đáp ứng điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
5. Trong hoạt động quản lý quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ bảo đảm:
a) Không được sử dụng vốn, tài sản của quỹ để đầu tư vào chính quỹ đó;
b) Không được sử dụng vốn, tài sản của quỹ để cho vay, bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào; không được bảo lãnh phát hành chứng khoán;
c) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do các công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau:
- Không đầu tư quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, cổ phiếu của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
d) Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định, quỹ được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký, vay mua chứng khoán (giao dịch ký quỹ) theo nguyên tắc sau:
- Việc vay tài sản phải phù hợp với quy định của pháp luật;
- Hạn mức vay do Đại hội nhà đầu tư quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của quỹ không vượt quá 30% tổng tài sản của quỹ tại mọi thời điểm;
- Bộ phận tín dụng của ngân hàng lưu ký phải tách biệt hoàn toàn về cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với bộ phận lưu ký tài sản của quỹ; hoạt động tín dụng là độc lập với hoạt động lưu ký và không thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng lưu ký;
- Công ty quản lý quỹ phải cung cấp thông tin về quyền lợi của ngân hàng lưu ký và khả năng xung đột lợi ích cho Đại hội nhà đầu tư xem xét, quyết định.
6. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức tham gia góp vốn thành lập quỹ thành viên không được sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, kêu gọi góp vốn.
7. Quỹ thành viên thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này.
1. Công ty quản lý quỹ xác định hoặc ủy quyền cho ngân hàng lưu ký thực hiện cung cấp dịch vụ quản trị quỹ định kỳ hàng tháng xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 8 Điều 20 Thông tư này. Danh sách các tổ chức báo giá, sổ tay định giá phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
2. Khi thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản cho quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định tại Điều 21 Thông tư này.
1. Quỹ thực hiện chia lợi tức bằng tiền hoặc chứng chỉ quỹ. Tối thiểu 15 ngày trước khi phân phối lợi tức, công ty quản lý quỹ phải thông báo đến nhà đầu tư bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc hoặc thư điện tử đã đăng ký. Thông báo phải bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc chi trả lợi tức quỹ bảo đảm nguyên tắc:
a) Lợi tức phân phối cho nhà đầu tư được lấy từ nguồn lợi nhuận trong kỳ hoặc lợi nhuận lũy kế sau khi quỹ đã hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định pháp luật;
b) Mức chi trả lợi tức phải phù hợp với chính sách phân phối lợi nhuận của quỹ quy định tại Điều lệ quỹ và được Đại hội nhà đầu tư thông qua;
c) Sau khi chi trả, quỹ vẫn phải đảm bảo có nguồn vốn để thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn và giá trị tài sản ròng quỹ sau khi chi trả lợi tức phải không thấp hơn 50 tỷ đồng;
d) Trường hợp phân phối lợi tức bằng chứng chỉ quỹ, quỹ phải có đủ nguồn vốn đối ứng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét.
3. Thông tin về hoạt động phân chia lợi nhuận của quỹ đã thực hiện phải được cập nhật tại Bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung.
Chi phí của quỹ là các khoản sau:
1. Chi phí quản lý quỹ trả cho công ty quản lý quỹ.
2. Chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát (nếu có) trả cho ngân hàng lưu ký hoặc ngân hàng giám sát.
3. Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán.
4. Chi phí thẩm định giá trả cho các doanh nghiệp thẩm định giá (nếu có); chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Ban đại diện quỹ.
5. Chi phí dự thảo, in ấn, gửi Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính và các tài liệu khác cho thành viên góp vốn; chi phí công bố thông tin của quỹ; chi phí tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ.
6. Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
7. Chi phí liên quan đến việc chuyển đổi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ khác.
1. Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ thành viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ và phù hợp với quy định có liên quan tại Điều 16 Thông tư này.
2. Đại hội nhà đầu tư, điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội nhà đầu tư, thông qua quyết định Đại hội nhà đầu tư của quỹ thành viên thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Thông tư này, trừ nghĩa vụ công bố thông tin.
3. Ban đại diện quỹ, thành viên Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ và phù hợp với quy định có liên quan tại Điều 19 Thông tư này. Cơ cấu Ban đại diện quỹ không phải tuân quy định tại khoản 5 Điều 19 Thông tư này trừ trường hợp Điều lệ quỹ có quy định khác.
1. Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp tại quỹ trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ. Việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp tại quỹ phải bảo đảm:
a) Bên nhận chuyển nhượng đáp ứng được các quy định liên quan tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này;
b) Sau khi chuyển nhượng, quỹ vẫn đáp ứng điều kiện có từ 2 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn tất giao dịch chuyển nhượng, công ty quản lý quỹ gửi thông báo kết quả giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với các giao dịch chiếm từ 5% trở lên vốn điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ gửi kèm hợp đồng chuyển nhượng giữa các thành viên góp vốn của quỹ có xác nhận của công ty quản lý quỹ.
3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên góp vốn và mọi thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên. Ngân hàng lưu ký có thể cung cấp dịch vụ lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên góp vốn trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với công ty quản lý quỹ.
1. Tối thiểu 30 ngày trước ngày họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập bao gồm:
a) Phương án hợp nhất, sáp nhập;
b) Dự thảo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập;
c) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, các báo cáo tài chính quý của tất cả các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập tới quý gần nhất;
d) Dự thảo Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch (nếu có), Bản cáo bạch tóm tắt (nếu có) của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ phải thông báo về quyết định hợp nhất, sáp nhập quỹ cho các chủ nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, chủ nợ có quyền yêu cầu quỹ thanh toán các khoản phải trả. Quá thời hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ không nhận được yêu cầu từ các chủ nợ, nghĩa vụ thanh toán sẽ do quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập thực hiện.
3. Trường hợp các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập được quản lý bởi cùng một công ty quản lý quỹ, mọi chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, chi phí hành chính và các dịch vụ khác liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập quỹ không được hạch toán vào chi phí của quỹ, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác.
4. Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực thông tin về quá trình hợp nhất, sáp nhập cho nhà đầu tư;
b) Quyền lợi, nghĩa vụ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan theo nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Thanh toán các khoản nợ của quỹ cho chủ nợ theo yêu cầu của chủ nợ. Việc thanh toán phải hoàn tất chậm nhất tại ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực đối với các chủ nợ yêu cầu quỹ thanh toán theo đúng quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập là ngày các Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập. Kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận bàn giao toàn bộ sổ sách, chứng từ, danh mục chứng khoán và các tài sản khác kèm các tài liệu khác có liên quan tới quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
b) Bảo đảm quỹ hợp nhất, sáp nhập tiếp nhận, kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; tiếp tục thực hiện các hợp đồng kinh tế của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
c) Hoàn tất thủ tục đăng ký sở hữu cho quỹ hợp nhất, sáp nhập các tài sản tiếp nhận từ các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập theo quy định pháp luật có liên quan;
d) Đại diện cho quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập thực hiện các nghĩa vụ của quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Tùy thuộc vào điều khoản hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, phương án hợp nhất, sáp nhập, quỹ có thể chuyển đổi chứng chỉ quỹ kết hợp thanh toán bằng tiền. Giá trị khoản thanh toán bằng tiền cho một chứng chỉ quỹ không vượt quá 10% giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ tính tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập.
7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ công bố thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập. Nội dung công bố thông tin bao gồm:
a) Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;
b) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi chứng chỉ quỹ; tỷ lệ thanh toán bằng tiền trên một chứng chỉ quỹ (nếu có).
8. Kể từ thời điểm Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực:
a) Quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, đồng thời quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ tài sản, nợ, quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ khác của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;
b) Nhà đầu tư của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập được nhận tài sản dưới dạng chứng chỉ của quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập theo tỷ lệ chuyển đổi xác định tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;
c) Chứng chỉ quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập bị hủy.
1. Đại hội nhà đầu tư thống nhất ngày giải thể quỹ. Kể từ ngày giải thể quỹ, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) không được:
a) Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua các tài sản cho quỹ;
b) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của quỹ;
c) Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác;
d) Thanh toán hợp đồng trong đó giá trị phần nghĩa vụ của quỹ lớn hơn giá trị phần nghĩa vụ của bên kia hoặc thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của quỹ mà không thực hiện bù trừ;
đ) Thực hiện các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của quỹ.
2. Tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm:
a) Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
c) Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của quỹ. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của quỹ.
3. Đại hội nhà đầu tư chỉ định một công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng hoặc duy trì Ban đại diện quỹ đương nhiệm để thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ.
4. Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (trong trường hợp không có công ty quản lý quỹ) chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh lý, phân chia tài sản cho nhà đầu tư theo phương án đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Thời hạn thanh lý tài sản, phân chia tài sản cho nhà đầu tư thực hiện theo phương án giải thể nhưng không quá 02 năm kể từ ngày giải thể quỹ. Quá hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thực hiện hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 6 Điều này. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, giá dịch vụ quản lý, giá dịch vụ giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu giá dịch vụ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
5. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) khi thực hiện thanh lý tài sản của quỹ phải bảo đảm:
a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;
b) Đối với tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải được sự chấp thuận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) hoàn trả danh mục của quỹ cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư. Việc hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Quỹ đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ theo quy định và thứ tự tại điểm a, b khoản 4 Điều 104 Luật chứng khoán;
b) Danh mục hoàn trả cho nhà đầu tư phải đầy đủ các loại tài sản, cơ cấu theo danh mục của quỹ;
c) Trong trường hợp là chứng khoán đăng ký, lưu ký tập trung, việc chuyển giao tài sản cho nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Trường hợp là các tài sản phải đăng ký sở hữu khác, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ cổ đông đăng ký sở hữu tài sản cho nhà đầu tư. Việc hoàn trả hoàn tất khi nhà đầu tư đã được đăng ký sở hữu tài sản.
7. Kết quả thanh lý tài sản của quỹ phải được xác nhận bởi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), công ty quản lý quỹ và thông qua bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ (nếu có) thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý tài sản.
8. Kể từ ngày giải thể cho đến khi hoàn tất giải thể quỹ, định kỳ hàng tháng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước và cung cấp cho nhà đầu tư về giá trị tài sản ròng, báo cáo về tài sản và danh mục đầu tư của quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ báo cáo kết quả giải thể. Trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả giải thể không chính xác hoặc có tài liệu giả mạo, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), các tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày báo cáo kết quả giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Article 5. Fund’s investments and investment portfolio
1. The fund's investment portfolio must be conformable with its investment objectives and policies specified in the fund's charter and prospectus.
2. The fund may invest in the following assets:
a) Deposits at commercial banks as prescribed by the Law on banking;
b) Money market instruments, including financial instruments and negotiable instruments as prescribed by law;
c) Government’s debt instruments, Government-backed bonds and municipal bonds;
d) Listed shares, shares registered for trading, bonds listed on SE, and public fund certificates;
dd) Unlisted shares of issuers that are operating under the law of Vietnam; shares of joint-stock companies or stakes of limited liability companies;
e) Rights arising in connection with securities held by the fund;
g) Other securities and assets as prescribed by law.
3. The fund management company shall only make deposits and invest in money market instruments as prescribed in Points a, b Clause 2 of this Article at the credit institutions approved by the fund’s representative board.
4. Private funds are allowed to contribute capital to establish joint-stock companies or limited liability companies in accordance with regulations of the Law on enterprises. If permitted in the fund’s charter and approved in writing by the General Meeting of Investors, the private fund may invest in eligible real estate as prescribed in the Law on real estate business.
5. When managing a private fund, the fund management company shall:
a) Not use the fund’s capital and assets to make investments in that fund;
b) Not use the fund’s capital and assets to provide loans or loan guarantees; not underwrite the offering of securities;
c) Invest in public fund certificates and shares of public securities investment companies managed by other fund management companies, but ensure the following limits:
- Not invest in more than 10% of total outstanding fund certificates of a public fund or total outstanding shares of a public securities investment company;
- Not invest more than 20% of total value of its assets in fund certificates of a public fund or shares of a public securities investment company;
- Not invest more than 30% of total value of its assets in public fund certificates or shares of public securities investment companies.
d) If permitted in the fund’s charter, the fund is allowed to get mortgage loans, overdraft facility or loans in other form from the custodian bank, borrow money to purchase securities (margin trading) according to the following principles:
- Borrowing of assets must be conformable with regulations of law;
- Borrowing limit shall be decided by the General Meeting of Investors, provided that total debts and amounts payable of the fund shall not exceed 30% of total value of the fund's assets at any time;
- Organizational structure and operations of the credit department of the custodian bank must be separated from the fund’s depository department; credit activities are independent from depository activities and fall beyond the scope of the depository contract;
- The fund management company shall provide information about rights and interests of the custodian bank and potential conflict of interest for the General Meeting of Investors for consideration.
6. The fund management company and organizations contributing capital to establish the private fund are not allowed to use means of mass media for advertising or raising capital.
7. Private funds may make indirect outward investments according to Clause 9 Article 24 hereof.
Article 6. Fund's NAV and asset transactions
1. The fund management company shall calculate or authorize the custodian bank that provides fund management service to monthly calculate the fund's NAV and NAV per fund certificate. Calculation of the fund’s NAV shall comply with Clauses 1, 2, 3 and 8 Article 20 hereof. The list of quotation service providers and valuation manual must be approved by the fund’s representative board.
2. When buying or selling assets for a private fund, the fund management company must comply with Article 21 hereof.
Article 7. Profit distribution
1. The fund shall distribute profit whether in cash or by fund certificates. At least 15 days before distribution of profit, the fund management company shall send notification in an appropriate manner to registered contact addresses or email addresses of investors. Such a notification shall contain the primary information in the form in Appendix VII enclosed herewith.
2. The fund’s distribution of profits shall comply with the following rules:
a) Profits distributed to investors are derived from the profits earned in the period or accumulated profits after the fund has fulfilled its tax liabilities and other financial obligations as prescribed by law;
b) The rate of profits distributed must be conformable with the fund’s profit distribution policy specified in its charter and approved by the General Meeting of Investors;
c) After profits are distributed, the fund is still able to fully pay its debts and other liabilities when they are due, and the fund’s NAV shall not be lower than VND 50 billion;
d) If profits are distributed in fund certificates, the fund must have sufficient counterpart funds from its undistributed after-tax profits according to the latest audited or reviewed financial statements.
3. Information about the fund’s distributed profits must be included in the modified prospectus.
The fund’s expenses include:
1. Fund management fees paid to the fund management company.
2. Depository fees and supervision fees (if any) paid to the custodian bank or supervisory bank.
3. Audit fees paid to audit organizations.
4. Valuation fees paid to valuation firms (if any); costs of legal counseling service, quotation service, and other services, remunerations paid to the fund’s representative board.
5. Costs of drafting, printing and sending the prospectus, summary prospectus, financial statements, and other documents to capital contributors; costs of information disclosure; costs of holding General Meeting of Investors, and meetings of the fund’s representative board.
6. Asset transaction costs and other expenses as prescribed by law.
7. Costs arising from replacement of custodian bank, supervisory bank (if any) or other service providers.
Article 9. Investors, General Meeting of Investors and representative board of a private fund
1. Rights and obligations of investors in a private fund are specified in the fund’s charter and conformable with relevant regulations in Article 16 hereof.
2. General Meeting of Investors, conditions and procedures for convening General Meeting of Investors, and ratification of decisions of General Meeting of Investors of a private fund shall comply with Articles 17, 18 hereof, except regulations on information disclosure.
3. The fund’s representative board and its members shall comply with the fund’s charter and relevant regulations in Article 19 hereof. Structure of the fund’s representative board must not comply with Clause 5 Article 19 hereof, unless otherwise prescribed in the fund’s charter.
Article 10. Transfer of stakes in a private fund
1. Capital contributors are entitled to freely transfer their stakes in the fund, except transfer restriction cases as prescribed by law and in the fund’s charter. The transfer of a part or all of stakes in the fund must satisfy the following conditions:
a) The transferee meets relevant requirements laid down in Clause 4 Article 3 hereof;
b) After the transfer of stakes is completed, the fund has 02 - 99 capital contributors who are all professional investors.
2. Within 15 days from the completion of stake transfer, the fund management company shall provide SSC with a report on transfer results made according to the form in Appendix VIII enclosed herewith. In case the value of a transfer transaction equals at least 5% of the fund’s charter capital, the report shall be accompanied by the transfer contract that is signed between capital contributors and bears certification of the fund management company.
3. The fund management company shall prepare and retain the capital contributor register and any information concerning the transfer of stakes between capital contributors. The capital contributor register may be prepared and kept by the custodian bank according to the service contract signed with the fund management company.
Article 11. Consolidation and merger of funds
1. At least 30 days before the General Meeting of Investors is convened, the fund management company shall provide investors with documents about the consolidation or merger of funds, including:
a) Consolidation or merger plan;
b) The draft of the consolidation or merger contract;
c) The audited annual financial statements or latest quarterly financial statements of consolidating funds or acquired funds;
d) The draft charter, prospectus (if any) and summary prospectus (if any) of the consolidated fund or acquiring fund.
2. Within 10 days from the date on which the decision on consolidation or merger is approved by the General Meeting of Investors, the fund management company shall notify such decision to creditors. Within 15 days from the receipt of the notification, creditors are entitled to request the fund to make payments. After this time limit, if the fund management company receives no requests for payment from creditors, payment obligations will be fulfilled by the consolidated fund or acquiring fund.
3. In case consolidating funds or acquired funds are managed by the same fund management company, costs of legal counseling, administrative expenses and costs of other services related to the consolidation or merger of funds shall not be accounted for as the fund’s expenses, unless otherwise decided by the General Meeting of Investors.
4. The fund management company and the fund’s representative board shall:
a) Provide adequate, timely, accurate and truthful information about the consolidation or merger to investors;
b) Settle relevant rights, interests and obligations under agreements between relevant parties according to the voluntariness principle and in conformity with regulations of law;
c) Pay debts to creditors at their request. Payments to creditors that send request the fund as prescribed in Clause 2 of this Article must be completed by the effective date of the certificate of registration of fund establishment to the consolidated fund or acquiring fund.
5. The consolidation or merger date is the date on which the decision on consolidation or merge is approved by the General Meeting of Investors. From the date on which SSC issues a decision on consolidation or merger, the fund management company, custodian bank and supervisory bank (if any) shall:
a) Receive transfer of records, receipts, securities portfolio and other assets, and other documents relating to consolidating funds or acquired funds;
b) Ensure that the consolidated fund or acquiring fund shall inherit all rights and lawful interests, and be responsible for financial obligations, debts, including tax debts, and other financial obligations to the State; continue performing economic contracts of consolidating funds or acquired funds;
c) Complete procedures for registration of the consolidated fund’s or acquiring fund’s ownership of assets transferred from consolidating funds or acquired funds in accordance with relevant laws;
d) Perform obligations on behalf of the consolidated fund or acquiring fund in accordance with regulations of relevant laws.
6. Depending on terms and conditions of the consolidation or merger contract, and the consolidation or merger plan, the fund may combine switching of fund certificates and cash payment. The value of cash payment for a fund certificate shall not exceed 10% of the NAV per fund certificate calculated at the consolidation or merger date.
7. Within 07 working days from the consolidation or merger date, the fund management company shall disclose information about that consolidation or merger. Information to be disclosed includes:
a) The consolidation or merger date;
b) Rules for determination of NAV per fund certificate of consolidating funds or acquired funds at the consolidation or merger date; fund certificate switching ratio; ratio of cash payment per fund certificate (if any).
8. From the effective date of the certificate of registration of fund establishment of the consolidated fund or acquiring fund:
a) Consolidating funds or acquired funds cease to exist, and the consolidated fund or acquiring fund inherits all assets, debts, rights and lawful interests, and other obligations from consolidating funds or acquired funds;
b) Investors of consolidating funds or acquired funds shall receive assets in the form of fund certificates of the consolidated fund or acquiring fund according to the switching ratio determined on the consolidation or merger date;
c) Fund certificates of consolidating funds or acquired funds are canceled.
Article 12. Dissolution of funds
1. The General Meeting of Investors shall vote on the dissolution date. From the dissolution date, the fund management company, custodian bank and supervisory bank (if any) shall not:
a) Make investments or purchase assets for the fund;
b) Convert unsecured debts into debts secured with the fund’s assets;
c) Give or donate the fund’s assets;
d) Finalize contracts in which the value of the fund’s obligations is greater than that of the other party; or pay debts to the creditors who are also the fund’s debtors without offsetting;
dd) Perform other transactions for the purpose of illegally liquidating the fund’s assets.
2. The assets of a fund undergoing dissolution include:
a) The fund’s assets and asset rights existing at the time of compulsory dissolution;
b) Profits, assets and asset rights to be acquired by the fund from transactions confirmed before it is compulsorily dissolved;
c) Assets put up as collateral for fulfillment of the fund’s obligations. If the collateral is used for paying secured debts and the value of the collateral exceeds the amounts payable, the excess is considered the fund's assets.
3. The General Meeting of Investors shall designate an accredited audit organization or maintain the current fund’s representative board to inspect, assess and supervise the liquidation and distribution of the fund’s assets.
4. The fund management company or custodian bank, supervisory bank (if the fund management company is not available) shall carry out the liquidation and distribution of assets to investors according to the plan approved by the General Meeting of Investors. The time limit for liquidation or distribution of assets to investors shall comply with the dissolution plan but not exceed 02 years from the dissolution date. After this time limit, the fund management company or custodian bank, supervisory bank (if any) shall return the investment portfolio to investors according to Clause 6 of this Article. During the liquidation of assets, management fees, supervision fees and other costs shall be paid according to the schedule of service fees approved by the General Meeting of Investors.
5. When carrying out the liquidation of assets, the fund management company or custodian bank, supervisory bank (if any) shall ensure the followings:
a) Listed or registered securities shall be liquidated through the SE’s trading system;
b) The liquidation of assets other than listed or registered securities must be approved by an independent audit organization or the fund’s representative board as prescribed in Clause 3 of this Article.
6. The fund management company or custodian bank, supervisory bank (if any) shall return the investment portfolio to investors in proportion to their holdings. The investment portfolio shall be returned to investors according to the following principle:
a) The fund is able to fulfill its payment obligations according to regulations and order in Points a, b Clause 4 Article 104 of the Law on securities;
b) The investment portfolio returned to investors must sufficiently have the same assets and structure as the fund’s portfolio;
c) The transfer of assets that are registered and deposited securities to investors shall be carried out the fund management company or custodian bank, supervisory bank (if any) according to VSDCC’s guidelines.
With regard to assets of which the ownership must be registered, the fund management company or custodian bank, supervisory bank (if any) shall request investment-receiving organizations, issuers and organizations managing shareholder registers to carry out registration of asset ownership for investors. The return of investment portfolio is considered complete when investors’ ownership of assets has been successfully registered.
7. Asset liquidation results must be certified by the custodian bank, supervisory bank (if any) and/or the fund management company, and approved by an independent audit organization or the fund’s representative board (if any) in charge of supervising the asset liquidation.
8. From the dissolution date to the date of completion of the dissolution, the fund management company shall send monthly reports to SSC and provide investors with NAVs, reports on assets and investment portfolio of the fund according to the forms in Appendix IX and Appendix X enclosed herewith.
9. The fund management company or custodian bank, supervisory bank (if any) and relevant entities shall be responsible for the accuracy, truthfulness and adequacy of the report on dissolution results. In case the report on dissolution results contains incorrect information or forged documents, the fund management company, custodian bank, supervisory bank (if any) and relevant entities shall bear joint responsibility for unpaid debts and personal responsibility for the consequences that occur within 05 years from the day on which the report on dissolution results is sent to SSC.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực