Chương IV Thông tư 98/2020/TT-BTC : Công ty đầu tư chứng khoán
Số hiệu: | 98/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/03/2021 | Số công báo: | Từ số 439 đến số 440 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ quản lý hoặc tự quản lý.
2. Công ty đầu tư chứng khoán không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ quản lý được sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ làm trụ sở chính.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn là người điều hành quỹ do công ty quản lý quỹ chỉ định và phải tuân thủ các quy định áp dụng đối với người hành nghề chứng khoán, người điều hành quỹ của pháp luật về hoạt động công ty quản lý quỹ. Các cá nhân nêu trên được thay mặt công ty quản lý quỹ giao kết, thực hiện các giao dịch chứng khoán, hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của công ty đầu tư chứng khoán.
4. Công ty đầu tư chứng khoán chỉ phát hành một loại cổ phiếu phổ thông và không có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu đã phát hành, trừ trường hợp mua để hủy.
5. Khi thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản cho công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý phải tuân thủ các quy định tại Điều 21 Thông tư này.
1. Cổ đông công ty đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán.
2. Cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính năm và các báo cáo của ngân hàng giám sát liên quan đến hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán;
b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:
- Có căn cứ xác thực về việc Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát vi phạm quyền của cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, hoặc nghĩa vụ của người quản lý, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát hoặc được giao bởi Đại hội đồng cổ đông, gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán;
- Hội đồng quản trị đã hết nhiệm kỳ trên 06 tháng mà chưa được bầu thay thế;
- Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải có công văn trả lời cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản;
d) Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty quản lý quỹ chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định thời hạn khác;
đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
3. Cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị. Trình tự, thủ tục đề cử thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về chứng khoán đối với công ty đại chúng.
4. Yêu cầu, kiến nghị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phiếu nắm giữ và thời điểm nắm giữ của từng cổ đông, tổng số cổ phiếu của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty đầu tư chứng khoán; nội dung yêu cầu, kiến nghị; căn cứ và lý do. Trường hợp triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, phải kèm theo các tài liệu xác minh lý do việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường; hoặc các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát.
1. Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán do Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý hoặc công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
b) Thay đổi cơ bản trong chính sách, mục tiêu đầu tư; quyết định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đầu tư chứng khoán; tăng mức giá dịch vụ trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay thế công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát;
c) Sáp nhập, hợp nhất; giải thể; thay đổi vốn điều lệ; thay đổi thời hạn hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán;
d) Phương án phân phối lợi nhuận;
đ) Chấp thuận các hợp đồng, giao dịch giữa công ty đầu tư chứng khoán với cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phiếu đang lưu hành, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó, thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp này, cổ đông tham gia giao dịch trực tiếp không được biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện cho tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;
e) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm, doanh nghiệp thẩm định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hằng năm của công ty đầu tư chứng khoán;
g) Xem xét và xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và thành viên Hội đồng quản trị gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán;
h) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán;
i) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
2. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được công ty quản lý quỹ xây dựng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát, hoặc Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của công ty đầu tư chứng khoán;
b) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Thông tư này;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
4. Việc tổ chức họp bất thường Đại hội đồng cổ đông được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông. Chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan đồng thời công bố thông tin về việc triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của cuộc họp.
5. Trường hợp Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty đầu tư chứng khoán (nếu có). Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Hội đồng quản trị hoặc ngân hàng giám sát thay thế công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Thông tư này.
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được tiến hành khi có số cổ đông tham gia đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Hình thức tham gia có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác) theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự.
3. Đại hội đồng cổ đông thông qua Nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
4. Nghị quyết Đại hội đồng cổ về các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 59 Thông tư này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định.
5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến bằng văn bản phải được quy định rõ tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, phù hợp với các nguyên tắc tại quy định pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải tuân thủ thời hạn gửi phiếu và tài liệu họp cho cổ đông như trường hợp mời họp Đại hội đồng cổ đông.
7. Trường hợp lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông dưới hình thức bằng văn bản, thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành.
8. Công ty quản lý quỹ và Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán là phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp quyết định của Đại hội đồng cổ đông là không phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, thì phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến lại hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
1. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên, được bầu tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc được cổ đông cho ý kiến bằng văn bản.
2. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ quản lý, tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán phải là các thành viên độc lập theo các nguyên tắc sau:
a) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc đại diện theo ủy quyền của các tổ chức này;
b) Đáp ứng các điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.
3. Quyền, nghĩa vụ và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, phù hợp với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và chứng khoán.
4. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải có:
a) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán;
b) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản;
c) Tối thiểu 01 thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật.
Trường hợp là công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thì không phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản này mà phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thẩm định giá bất động sản.
5. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Đại diện cho quyền lợi của cổ đông; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cổ đông;
b) Phê duyệt sổ tay định giá, danh sách các tổ chức cung cấp báo giá theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này; danh sách các tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này; chấp thuận các giao dịch quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 Thông tư này; phê duyệt hồ sơ phát hành thêm cổ phiếu và các nội dung có liên quan theo thẩm quyền được giao;
c) Quyết định mức cổ tức phân phối theo phương án phân chia lợi nhuận quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán hoặc đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; thời điểm thực hiện, cách thức, hình thức phân phối lợi nhuận;
d) Quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý tài sản và hoạt động giám sát; và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chứng khoán về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
e) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
6. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tổ chức khi có tối thiểu 2/3 số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập phải chiếm đa số (trên 50% số thành viên dự họp trở lên). Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên và đa số các thành viên độc lập thông qua.
1. Công ty đầu tư chứng khoán được chi trả cổ tức cho các cổ đông theo chính sách phân phối lợi nhuận quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và theo phương án phân chia đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán gần nhất thông qua. Cổ tức chi trả cho cổ đông được trích từ lợi nhuận trong kỳ, hoặc lợi nhuận lũy kế sau khi trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định tại Điều lệ công ty và hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Cổ tức có thể được thanh toán bằng tiền, bằng cổ phiếu phát hành thêm. Tối thiểu 15 ngày trước khi phân phối lợi tức, công ty quản lý quỹ phải thông báo đến địa chỉ hoặc thư điện tử đăng ký của nhà đầu tư. Thông báo thanh toán cổ tức phải bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc chi trả cổ tức công ty đầu tư chứng khoán bảo đảm nguyên tắc:
a) Phù hợp với chính sách phân chia lợi nhuận quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và đã công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt;
b) Thực hiện sau khi công ty đầu tư chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
c) Sau khi chi trả, công ty đầu tư chứng khoán vẫn phải bảo đảm có nguồn vốn để thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn và bảo đảm giá trị tài sản ròng không thấp hơn 50 tỷ đồng;
d) Mức chi trả cổ tức do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán quyết định, phù hợp với mục tiêu đầu tư, các quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán về chính sách phân chia lợi nhuận của công ty đầu tư chứng khoán.
Chi phí của công ty đầu tư chứng khoán là các khoản chi phí sau:
1. Chi phí quản lý quỹ trả cho công ty quản lý quỹ;
2. Chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát trả cho ngân hàng giám sát;
3. Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán;
4. Chi phí định giá trả cho các doanh nghiệp thẩm định giá; chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán;
5. Chi phí dự thảo, in ấn, gửi Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, và các tài liệu khác cho cổ đông; chi phí công bố thông tin của công ty đầu tư chứng khoán; chi phí tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
6. Chi phí duy trì, vận hành, khai thác bất động sản trả cho tổ chức quản lý bất động sản (nếu có), chi phí nhân sự, trụ sở (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ)
7. Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
8. Chi phí liên quan đến việc chuyển đổi ngân hàng lưu ký, giám sát hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ khác.
1. Việc hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán áp dụng tương tự việc hợp nhất, sáp nhập quỹ thành viên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Cổ đông phản đối việc hợp nhất, sáp nhập có quyền yêu cầu công ty đầu tư chứng khoán mua lại cổ phần. Mức giá mua lại theo thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu tại thời điểm mua lại. Chủ nợ có quyền yêu cầu công ty đầu tư chứng khoán hoàn trả khoản vay trước khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực, công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, sáp nhập báo cáo hoặc thông qua công ty quản lý quỹ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận các công ty đầu tư chứng khoán có liên quan đã hoàn trả con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.
1. Hoạt động chào bán, phát hành thêm, phân phối, xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng áp dụng tương ứng với chào bán, phát hành thêm, phân phối, xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán quy định tại Điều 13, 14 và 15 Thông tư này.
2. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chỉ được phát hành chứng khoán ra công chúng trong trường hợp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập công ty hoặc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ hoặc phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập.
3. Đại lý phân phối của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng tuân thủ quy định về đại lý phân phối quy định tại Điều 76, 77 và 78 Thông tư này.
1. Hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ phải đảm bảo:
a) Tuân thủ quy định tại Điều 50, khoản 1 Điều 67 Thông tư này;
b) Không được phát hành chứng khoán ra công chúng;
c) Được đầu tư không hạn chế vào các loại chứng khoán, các loại bất động sản và tài sản khác đáp ứng các điều kiện để đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật có liên quan, ngoại trừ quy định tại điểm d khoản này.
d) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài tuân thủ quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này.
2. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán đầu tư vào bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán phải lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá độc lập. Doanh nghiệp thẩm định giá độc lập phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư này. Hoạt động quản lý, giao dịch, định giá bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 52, 53 và 54 Thông tư này.
3. Trường hợp Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định, công ty đầu tư chứng khoán được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký, vay mua chứng khoán (giao dịch ký quỹ), vay, cho vay chứng khoán, giao dịch bán có cam kết mua lại chứng khoán theo nguyên tắc sau:
- Việc vay tài sản, cho vay chứng khoán phải phù hợp với quy định của pháp luật;
- Hạn mức vay do Đại hội đồng cổ đông quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của công ty đầu tư chứng khoán không vượt quá 30% tổng tài sản của công ty đầu tư chứng khoán tại mọi thời điểm;
- Bộ phận tín dụng của ngân hàng lưu ký phải tách biệt hoàn toàn về cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với bộ phận lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán; hoạt động tín dụng là độc lập với hoạt động lưu ký và không thuộc phạm điều chỉnh của hợp đồng lưu ký;
- Công ty quản lý quỹ phải cung cấp thông tin về quyền lợi của ngân hàng lưu ký và khả năng xung đột lợi ích cho Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán xem xét, quyết định.
4. Định kỳ hằng tháng, công ty đầu tư chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ (nếu có) xác định hoặc ủy quyền cho ngân hàng lưu ký thực hiện cung cấp dịch vụ quản trị quỹ xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán và giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu. Việc xác định giá trị tài sản ròng công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 8 Điều 20 Thông tư này.
5. Công ty đầu tư chứng khoán có trách nhiệm:
a) Lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông và mọi thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp giữa các cổ đông;
b) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông của công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hoàn tất việc chuyển nhượng. Báo cáo nêu chi tiết về danh sách cổ đông (trước và sau khi chuyển nhượng); số cổ phần (trước và sau khi chuyển nhượng); tỷ lệ sở hữu cổ phần (trước và sau khi chuyển nhượng); mức thay đổi cổ phần; hình thức chuyển nhượng cổ phần.
Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có mục tiêu đầu tư vào bất động sản phải có tối thiểu một nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá, hoặc đã thi đạt các môn thi dưới đây trong kỳ thi thẩm định viên về giá: Nguyên lý hình thành giá cả thị trường; nguyên lý căn bản về thẩm định giá; thẩm định giá bất động sản và thẩm định giá trị doanh nghiệp.
1. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản là quỹ đầu tư bất động sản được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
2. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không phải là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không được kinh doanh, sản xuất và cung cấp các dịch vụ, chỉ được thực hiện đầu tư và phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ để thực hiện việc đầu tư này. Hoạt động quản lý vốn này được giám sát bởi ngân hàng giám sát.
SECURITIES INVESTMENT COMPANIES
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON SECURITIES INVESTMENT COMPANIES
Article 57. General provisions on securities investment companies
1. Capital of a public securities investment company must be managed by a fund management company. A private securities investment company may itself manage or authorize a fund management company to manage its capital.
2. A securities investment company is not allowed to establish any branches or representative offices. The securities investment company whose capital is managed by a fund management company may use the headquarters of that fund management company as its headquarters.
3. General Director (Director), and Deputy General Director (Deputy Director) of the entrusting securities investment company are fund executives who are designated by the fund management company and must meet requirements for certified securities professionals and fund executives in law regulations on operations of fund management companies. These individuals are allowed to act on behalf of the fund management company to conclude and conduct securities transactions and economic contracts with the authorization of the securities investment company.
4. The securities investment company shall only issue a type of common shares and is not obliged to repurchase its issued shares, unless shares are repurchased for cancel.
5. When buying or selling assets for the securities investment company, the fund management company or private securities investment company that self-manages its capital shall comply with Article 21 hereof.
Article 58. Rights and obligations of shareholders
1. Shareholders of a securities investment company shall have rights and obligations as prescribed in the Law on enterprises and the Law on securities.
2. The shareholder or group of shareholders that holds at least 5% of the outstanding shares or a smaller ratio specified in the company's charter shall have the rights and obligations:
a) Access and extract minutes of meetings and resolutions of the Board of Directors, annual financial statements and reports on operations of the securities investment company provided by the supervisory bank;
b) Demand an extraordinary General Meeting of Shareholders be convened in the following cases;
- There are grounds that the Board of Directors of the securities investment company, the fund management company or supervisory bank infringes upon rights of shareholders of the securities investment company, obligations of executives, fund management company or supervisory bank, or makes decisions beyond their authority prescribed in the charter of the securities investment company or supervision contract or delegated by the General Meeting of Shareholders, and thus causes damage to the securities investment company;
- The term of office of the Board of Directors has expired for more than 06 months without holding a new election;
- Other cases as prescribed in the charter of the securities investment company.
c) Request the fund management company and supervisory bank to provide explanations about issues concerning assets of the securities investment company and management and trading thereof. Within 15 days from the receipt of the request, the fund management company or supervisory bank must give a written response to the requesting shareholder;
d) Propose additional issues to the agenda of the General Meeting of Shareholders. The proposal shall be made in writing and sent to the fund management company at least 03 working days before the opening date, unless another period is specified in the charter of the securities investment company;
dd) Perform other rights and obligations as prescribed in the charter of the securities investment company.
3. The shareholder or group of shareholders that holds at least 10% of the outstanding shares or a smaller ratio specified in the company's charter is entitled to nominate candidates to the Board of Directors. Nomination procedures shall be carried out in accordance with relevant regulations applicable to public companies laid down in the Law on Enterprises and the Law on securities.
4. The request of the shareholder or group of shareholders mentioned in Clause 2 or 3 of this Article must be made in writing and include full name, contact address, number of ID card, citizen’s identity card, passport or another valid personal identification paper; name, headquarters address, nationality, number of establishment decision or enterprise registration certificate of the shareholder that is an organization; the number of shares held and time of ownership of each shareholder, total shares of the group of shareholders and their holdings in securities investment company; requests and recommendations; grounds and reasons thereof. If an extraordinary General Meeting of Shareholders is requested as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the request must be accompanied by documents stating the reasons for the extraordinary General Meeting of Shareholders; or documents and evidences about violations committed by the Board of Directors of the private securities investment company that self-manages its capital, the fund management company, supervisory bank, severity of the violation or about decisions issued beyond its authority specified in the charter of the securities investment company or supervision contract.
Article 59. General Meeting of Shareholders
1. The General Meeting of Shareholders of the securities investment company shall be convened by the Board of Directors of the private securities investment company that self-manages its capital or the fund management company and issue decisions on the following issues:
a) Revisions to the charter of the securities investment company;
b) Fundamental changes in investment policies and objectives; holdings by foreign investors in the securities investment company; increase in service fees paid to the fund management company or supervisory bank; replacement of the fund management company or supervisory bank;
c) Consolidation or merger; dissolution; change of the charter capital; change of operating period of the securities investment company;
d) Profit distribution plan;
dd) Approval for the contracts and transactions between the securities investment company and shareholders holding more than 10% of the company's outstanding shares, their authorized representatives, or members of the company’s Board of Directors. In this case, the shareholder that directly participates in the transaction shall not vote. The contract or transaction is approved when it is voted for by a number of shareholders representing at least 65% of total votes;
e) Election or dismissal the chairperson and members of the Board of Directors; remunerations and operating expenses of the Board of Directors; selection of accredited audit organization to audit annual financial statements, and independent valuation firm (if any); approval of financial statements, annual reports on assets and operations of the securities investment company;
g) Consideration and actions against violations committed by members of the Board of Directors of the private securities investment company that self-manages its capital, fund management company, supervisory bank and members of Board of Directors that cause damage to the securities investment company;
h) Request for transaction documents to be presented by the fund management company and supervisory bank at the General Meeting of Shareholders of the securities investment company;
i) Other issues within its authority as prescribed in the Law of enterprises, the Law on securities, and charter of the securities investment company.
2. The fund management company shall prepare the agenda and contents of the General Meeting of Shareholders of the securities investment company in accordance with the Law on enterprises. The annual General Meeting of Shareholders shall be convened within 04 months from the end of the fiscal year. At the request of the Board of Directors of the securities investment company, the time limit for convening the annual General Meeting of Shareholders may be extended by up to 06 months from the end of the fiscal year and such extension must be notified to SSC.
3. The Board of Directors of the private securities investment company that self-manages its capital or the fund management company shall convene extraordinary the General Meeting of Shareholders of the securities investment company in the following cases:
a) The fund management company or supervisory bank, or Board of Directors of the securities investment company deems it necessary for the company’s interests;
b) The meeting is requested by the shareholder or group of shareholders mentioned in Point b Clause 2 Article 58 hereof;
c) Other cases prescribed in the charter of the securities investment company.
4. The extraordinary General Meeting of Shareholders shall be convened within 30 days from the day on which the Board of Directors of the private securities investment company that self-manages its capital or the fund management company receives the request for holding the meeting. At least 07 days before the General Meeting of Shareholders, the private securities investment company that self-manages its capital or the fund management company must provide the agenda and relevant documents for SSC, and disclose information about the General Meeting of Shareholders, including reasons and objectives of the meeting.
5. In case the Board of Directors of the private securities investment company that self-manages its capital or the fund management company fails to convene a the General Meeting of Shareholders as prescribed in Clause 3 and Clause 4 of this Article, it shall assume legal responsibility and pay compensation for any damage caused to the securities investment company. If the fund management company continues refusing to convene the General Meeting of Shareholders as prescribed in Clause 3 of this Article, within 30 following days, the Board of Directors or supervisory bank shall convene the General Meeting of Shareholders on behalf of the fund management company in accordance with regulations herein.
Article 60. Conditions and procedures for meeting and ratifying decisions of General Meeting of Shareholders
1. The General Meeting of Shareholders shall be convened conducted when it is participated by a number of shareholders representing more than 50% of total votes. Shareholders may cast their votes directly or through their authorized representatives or by means of remote communication (by mail, fax, email, online meeting, electronic voting or another electronic voting form) as prescribed in the charter of the securities investment company.
2. In case the conditions for conducting the first meeting specified in Clause 1 of this Article are not fulfilled, the second meeting will be convened within 30 days from the planned opening date of the first meeting. In this case, the General Meeting of Shareholders shall be conducted regardless of the number of participating investors.
3. The General Meeting of Shareholders shall ratify resolutions by voting or questionnaire survey.
4. Resolutions of the General Meeting of Shareholders on the issues in Points b, c Clause 1 Article 59 hereof shall be ratified by voting at the meeting. In this case, a resolution shall be ratified when it is voted for by a number of shareholders representing more than 65% of total votes of all participating shareholders or a higher ratio as prescribed in the fund’s charter.
5. A decision of the General Meeting of Shareholders shall be ratified when it is voted for by a number of investors representing more than 50% of total votes of all participating shareholders, except the case in Clause 4 of this Article.
6. Rules, contents and procedures for questionnaire survey must be specified in the charter of the securities investment company and comply with the rules laid down in the Law on Enterprises. In this case, the person that convenes the General Meeting of Shareholders shall send questionnaires and meeting documents to shareholders within the same time limit as that for sending invitations to the General Meeting of Shareholders.
7. In case of questionnaire survey, a decision of the General Meeting of Shareholders shall be ratified when it is voted for by a number of shareholders representing more than 50% of the votes of all voting shareholders.
8. The fund management company and the Board of Directors of the securities investment company shall consider and ensure that all resolutions of the General Meeting of Shareholders of the securities investment company are conformable with regulations of law and the charter of the securities investment company. If a decision of the General Meeting of Shareholders is contrary to regulations of law and the charter of the securities investment company, opinions of shareholders about this case must be obtained by convening the General Meeting of Shareholders or questionnaire survey.
Article 61. Board of Directors of a securities investment company
1. The Board of Directors shall have 03 - 11 members who are elected at the General Meeting of Shareholders or by shareholders by questionnaire survey.
2. If a securities investment company is managed by the fund management company, at least two thirds (2/3) of members of its Board of Directors must be independent members according to the following rules:
a) They are neither related persons nor authorized representatives of the fund management company or supervisory bank;
b) They meet all eligibility requirements for members of Board of Directors laid down in the Law on enterprises.
3. Rights, obligations and designation, dismissal and replacement of members of the Board of Directors shall comply with the company’s charter and regulations of the Law on enterprises and the Law on securities.
4. The Board of Directors of a public securities investment company shall have:
a) At least 01 independent member who has professional qualifications and experience in accounting and auditing;
b) At least 01 independent member who has professional qualifications and experience in securities investment analysis or asset management;
c) At least 01 member who has professional qualifications in law.
The Board of Directors of a real estate securities investment company is not required to comply with Point a of this Clause but shall have at least 01 independent member who has professional qualifications and experience in real estate business or real estate valuation.
5. The Board of Directors of a securities investment company shall have the following rights and obligations:
a) Represent rights and interests of shareholders; perform acts as prescribed by law to protect rights and interests of shareholders;
b) Approve the valuation manual, list of quotation service providers as prescribed in Clause 3 Article 20 hereof; list of credit institutions as prescribed in Clause 3 Article 5 hereof; transactions prescribed in Clauses 2, 3 Article 21 hereof; dossiers for offering of additional shares and relevant contents within its jurisdiction;
c) Decide the levels of dividends distributed according to the profit distribution plan specified in the charter of the securities investment company or approved by the General Meeting of Shareholders; profit distribution time and method;
d) Make decisions on issues which cannot be agreed upon between the fund management company and supervisory bank in accordance with regulations of law;
dd) Request the fund management company and supervisory bank to provide adequate documents and information about asset management and supervision operations; and perform other rights and obligations according to regulations on administration of public companies in the Law on securities and the charter of the securities investment company;
e) Decide other issues within its authority prescribed in the Law of enterprises, the Law on securities, and charter of the securities investment company.
6. The meeting of the Board of Directors shall be conducted when it is participated by at least two thirds (2/3) of its members of which more than 50% are independent members. Members who do not directly participate in the meeting may vote by questionnaire survey or in other form as prescribed in the charter of the securities investment company. A decision of the Board of Directors shall be ratified when it is voted for by the majority of its members and independent members.
Article 62. Payment of dividends of securities investment companies
1. The securities investment company shall pay dividends to shareholders according to the profit distribution policy specified in its charter and the profit distribution plan approved by its General Meeting of Shareholders. The profits earned in the period or accumulated profits shall be used to pay dividends to shareholders after the company has fully made contributions to its funds as prescribed in its charter and has fulfilled its tax liabilities and other financial liabilities as prescribed by law.
2. Dividends can be paid in cash or additionally issued shares. At least 15 days before the payment of dividends, the fund management company must send notifications to investors according to their registered addresses or email addresses. A notification of dividend payment shall be made according to the form in Appendix VII enclosed herewith.
3. The payment of dividends by the securities investment company must comply with the following rules:
a) It must be conformable with the profit distribution policy specified in the charter of the securities investment company and the prospectus or summary prospectus;
b) It is made after the securities investment company has fulfilled its tax liabilities and other financial liabilities as prescribed by law and has fully made contributions to its funds as prescribed in its charter;
c) After payment of dividends, the securities investment company is still able to fully pay its debts and other liabilities when they are due, and its NAV shall not be lower than VND 50 billion;
d) The rate of dividends shall be decided by the General Meeting of Shareholders or Board of Directors of the securities investment company in conformity with its investment objectives and the profit distribution policy specified in its charter.
Article 63. Expenses of securities investment companies
Expenses of a securities investment company include:
1. Fund management fees paid to the fund management company;
2. Depository fees and supervision fees paid to the supervisory bank;
3. Audit fees paid to audit organizations;
4. Valuation fees paid to valuation firms; costs of legal counseling service, quotation service, and other services, remunerations paid to its Board of Directors;
5. Costs of drafting, printing and sending the prospectus, summary prospectus, financial statements, and other documents to shareholders; costs of information disclosure by the securities investment company; costs of holding General Meeting of Shareholders, and meetings of the Board of Directors;
6. Real estate maintenance and operation fees paid to real estate management units (if any), personnel and premises expenses (of private securities investment company);
7. Costs incurred from asset transactions of the securities investment company and other expenses as prescribed by law.
8. Costs arising from replacement of custodian bank, supervisory bank or other service providers.
Article 64. Consolidation and merger of securities investment companies
1. Consolidation or merger of securities investment companies shall be the same as that of private funds as prescribed in Article 11 hereof.
2. Shareholders objecting to the consolidation or merger may request the securities investment company to repurchase their shares. The repurchase price shall be agreed upon between two parties according to the NAV per share at the repurchase date. Creditors are entitled to request the securities investment company to repay debts before carry out the consolidation or merger.
3. Within 15 days from the effective date of the certificate of establishment and operation of the securities investment company established after the consolidation or merger, the consolidated or acquiring securities investment company shall directly, or through the fund management company, submit reports to SSC on competent authorities' certification of return of seal, seal registration certificate or TIN registration certificate by relevant securities investment companies.
Article 65. Dissolution of securities investment companies
Dissolution of private securities investment companies and public securities investment companies shall be the same as that of private funds and closed-end funds in Article 12 and Article 28 hereof.
Section 2. PUBLIC SECURITIES INVESTMENT COMPANIES
Article 66. Offering, additional issuance, distribution and certification of ownership of shares of public securities investment companies
1. Offering, additional issuance, distribution and certification of ownership of shares of public securities investment companies shall be carried out in the same manner as fund certificates of securities investment funds prescribed in Articles 13, 14 and 15 hereof.
2. A public securities investment company shall only carry out the public offering of securities when it is an initial public offering of shares to establish the company or the company issues shares to its existing shareholders to raise its charter capital or issues shares for conversion in case of consolidation or merger.
3. Distribution agents of public securities investment companies shall comply with regulations on distribution agents in Articles 76, 77 and 78 hereof.
Article 67. Investment portfolios, investments and asset transactions of public securities investment companies
1. Public securities investment companies are not allowed to perform business and production operations, and provide services.
2. The investment portfolios and investments of public securities investment companies shall comply with Article 24 and Article 25 hereof.
Article 68. NAVs of public securities investment companies
Fund management companies shall calculate NAVs, NAV per share of pubic securities investment companies at least every week as prescribed in Article 20 hereof.
Section 3. PRIVATE SECURITIES INVESTMENT COMPANIES
Article 69. Operations of private securities investment companies
1. Operations of a private securities investment company shall ensure the following provisions:
a) Its operations must comply with Article 50, Clause 1 Article 67 hereof;
b) It shall not carry out public offering of securities;
c) It is allowed to invest, without investment limits, in securities, real estate and other assets as prescribed by relevant laws, except the case in Point d of this Clause.
d) It shall only invest in public fund certificates and shares of public securities investment companies as prescribed in Point c Clause 5 Article 5 hereof;
dd) It may make indirect outward investments according to Clause 9 Article 24 hereof.
2. In case of investment in real estate, the securities investment company must select independent valuation firms. The selected independent valuation firm must meet the requirements laid down in Clause 2 Article 54 hereof. Management, trading and valuation of real estate shall comply with Articles 52, 53 and 54 hereof.
3. If permitted in its charter, the securities investment company may get mortgage loans, overdraft facility or loans in other form from the custodian bank, borrow money to purchase securities (margin trading), borrow or lend securities, or enter into repurchase agreements according to the following principles:
- Borrowing of assets or lending of securities must comply with regulations of law;
- Borrowing limit shall be decided by the General Meeting of Shareholders, provided that total debts and amounts payable of the securities investment company shall not exceed 30% of total value of its assets at any time;
- Organizational structure and operations of the credit department of the custodian bank must be separated from the depository department of the securities investment company; credit activities are independent from depository activities and fall beyond the scope of the depository contract;
- The fund management company shall provide information about rights and interests of the custodian bank and potential conflict of interest for the General Meeting of Shareholders of the securities investment company for consideration.
4. The securities investment company or fund management company (if any) shall monthly calculate or authorize the custodian bank that provides fund management service to calculate the NAV of the securities investment company and NAV per share. Calculation of NAV of the securities investment company shall comply with Clauses 1, 2, 3 and 8 Article 20 hereof.
5. The securities investment company shall:
a) Prepare and retain shareholder register and any information concerning the transfer of stakes between shareholders;
b) Submit reports to SSC on transfer of stakes between its shareholders within 15 days from the completion of the transfer. Such report must include the list of shareholders (before and after the transfer); number of shares (before and after the transfer); their holdings (before and after the transfer); changes thereof; transfer methods.
Article 70. Personnel of private securities investment companies that self-manage their capital and invest in real estate
A private securities investment company that intends to invest in real estate must employ at least an employee who possesses a valid valuer certificate or has passed the following exam subjects in the valuation examination, including: Principles of market prices; fundamentals of valuation; real estate valuation and business valuation.
Section 4. REAL ESTATE SECURITIES INVESTMENT COMPANIES
Article 71. General provisions on real estate securities investment companies
1. Real estate securities investment companies are real estate investment funds that are organized and operate as public securities investment companies.
2. Real estate securities investment companies are not real estate trading organizations as prescribed in the Law on real estate business. Real estate securities investment companies shall not do business and production operations, and provide services, but may authorize fund management companies to use their capital to make investments. This capital management shall be supervised by supervisory banks.
Article 72. Investment portfolios and investments of real estate securities investment companies
The investment portfolios and investments of real estate securities investment companies shall comply with Articles 51, 52, 53, 54, 55 and Article 68 hereof.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực