Chương XXXI: Thủ tục rút gọn
Số hiệu: | 56/2022/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Võ Thành Hưng |
Ngày ban hành: | 16/09/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2022 |
Ngày công báo: | 20/10/2022 | Số công báo: | Từ số 781 đến số 782 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xác định mức đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
Theo đó, hướng dẫn xác định mức đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp như sau:
Mức tự đảm bảo chi thường xuyên = (A / B) x 100%
Trong đó:
- A là tổng các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính theo Điều 10, khoản 1, điểm a Nghị định 60/2021/NĐ-CP .
- B là tổng các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính theo Điều 10, khoản 1, điểm b Nghị định 60/2021/NĐ-CP .
Ngoài ra, Thông tư 56/2022/TT-BTC giải thích thêm nội dung:
- Các khoản thu chi theo quy định trên được tính trên cơ sở dự toán thu, chi tại năm kế hoạch xây dựng phương án tự chủ tài chính, có xét đến yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, khả năng chi trả của các đối tượng thụ hưởng, tác động khách quan do thiên tai, dịch bệnh và các biến động kinh tế - xã hội bất thường khác.
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu báo cáo và dự kiến về yếu tố do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, thiên tai, dịch bệnh và điều kiện kinh tế - xã hội.
Xem thêm tại Thông tư 56/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định của Chương này và những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Thủ tục rút gọn được áp dụng kể từ khi ra quyết định cho đến khi kết thúc việc xét xử phúc thẩm, trừ trường hợp bị hủy bỏ theo quy định tại Điều 458 của Bộ luật này.
2. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra, Tòa án được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
3. Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không đúng pháp luật thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và gửi cho Cơ quan điều tra.
4. Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Chánh án Tòa án phải xem xét, trả lời trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát.
5. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nại. Bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Thời hạn tố tụng của vụ án được tính tiếp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ khi có quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
1. Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
2. Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
3. Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.
1. Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố.
Quyết định đề nghị truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đề nghị truy tố, Cơ quan điều tra phải giao quyết định đề nghị truy tố cho bị can hoặc người đại diện của bị can, gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố;
b) Không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án;
c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
d) Tạm đình chỉ vụ án;
đ) Đình chỉ vụ án.
2. Quyết định truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu rõ lý do và căn cứ truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải giao quyết định cho bị can hoặc người đại diện của họ; gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Tòa án.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án;
d) Đình chỉ vụ án.
2. Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.
1. Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
2. Sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.
3. Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.
1. Việc nhận và thụ lý hồ sơ vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
3. Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.
1. Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
2. Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.
SUMMARY PROCEDURE
Article 455. Scope of summary procedure
Summary procedure for investigation, prosecution, trial in the first and second instance shall be governed by this Chapter and other stipulations of this Law, which are not contrary to this Chapter.
Article 456. Requirements for the application of summary procedure
1. Summary procedure shall be applied during the stage of investigation, prosecution and trail in the first instance upon the satisfaction of these requirements:
a) The perpetrator of criminal acts confesses or is caught in the act;
b) The crime is plain and evidences are lucid;
c) The crimes committed are misdemeanors;
d) The perpetrator of crimes has manifest address of residence and personal record.
2. Summary procedure shall be applied for trial in the second instance upon the satisfaction of one of these requirements:
a) Summary procedure was applied for the trial in the first instance. Furthermore, appeals or protests are lodged to commute or suspend sentences;
b) Summary procedure was not applied for the trial in the first instance despite the satisfaction of all requirements in Section 1 of this Article. Moreover, appeals or protests are lodged to commute or suspend sentences.
Article 457. Decisions to apply summary procedure
1. In 24 hours upon the satisfaction of requirements in Article 456 of this Law, investigation authorities, procuracies and courts shall decide to apply summary procedure.
Summary procedure shall commence upon the issuance of the decision and end upon the closure of the appellate trial, unless such procedure is terminated according to Article 458 of this Law.
2. The decision to apply summary procedure shall be given to the suspect, defendant or their representatives, and defense counsel in 24 hours upon its issuance.
Investigation authorities or Courts, in 24 hours upon the issuance of their decision to apply summary procedure, shall send such decision to the equivalent Procuracy.
3. The procuracy, when finding the invalidity of investigation authorities’ decisions to apply summary procedure, shall decide to nullify such decisions in 24 hours upon the receipt of such, and inform the investigation authorities.
4. The procuracy, when finding the invalidity of the Court’s decision to apply summary procedure, shall propose its findings to the President of that Court. The court president must consider details and respond in 24 hours upon the receipt of the Procuracy’s propositions.
5. Complaints may be lodged against a decision to apply summary procedure. The suspect, defendant or their representatives shall be entitled to lodge complaints against a decisions to apply summary procedure. The time limit for such complaints shall be 05 days upon the receipt of the decision. Complaints shall be sent to the investigation authorities, procuracies or courts issuing the decision to apply summary procedure. Such complaints, after received, must be settled in 03 days.
Article 458. Nullification of decisions to apply summary procedure
If one of the requirements in Point b, c and d, Section 1, Article 456 of this Law is not satisfied during the summary procedure, investigation authorities, procuracies and courts shall nullify the decisions to apply summary procedure and handle the case according to general regulations in this Law. The same applies if the investigation or the case is suspended or documents are returned for further investigation according to this Law.
The time limit for legal proceedings of the lawsuit shall abide by general stipulations in this Law upon the nullification of the decision to apply summary procedure.
Article 459. Temporary detainment and detention for investigation, prosecution and adjudication
1. Grounds, authority and procedures for temporary detainment and detention shall abide by this Law.
2. The length of time of temporary detainment shall not exceed 03 days upon the investigation authorities’ acquisition of an arrestee.
3. The time limit for temporary detention shall not exceed 20 days during investigation, 05 days during prosecution, 17 days during trial in the first instance, and 22 days during trial in the second instance.
1. The time limit for investigation under summary procedure shall be 20 days upon the issuance of a decision to file a lawsuit.
2. Investigation authorities, when closing investigation, shall issue decisions to prosecute.
A decision to prosecute shall summarize criminal acts, artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by criminal acts; preventive and coercive measures implemented, altered or terminated; seizure and impoundment of documents, items, handling of evidences; personal traits of suspects, factors aggravating or mitigating criminal liabilities; reasons and grounds for prosecution; offence titles, applicable points, sections and articles of the Criminal Code; specific time and issuing place of the decision. Such decision must bear the full name and signature of the individual issuing the decision.
3. Investigation authorities, in 24 hours upon issuing a decision to prosecute, must send such decision to the suspect or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives. Moreover, such decision and case files shall be delivered to the Procuracy.
Article 461. Decision to prosecute
1. The procuracy, in 05 days upon receiving a decision to prosecute and case files, shall make one of these decisions:
a) Prosecute the suspect before a Court via the decision to prosecute;
b) Decide not to prosecute the suspect and dismiss the case;
c) Return documents for further investigation;
d) Suspend the case;
dd) Dismiss the case.
2. A decision to prosecute shall summarize criminal acts, artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by criminal acts; preventive and coercive measures implemented, altered or terminated; seizure and impoundment of documents, items, handling of evidences; personal traits of suspects, factors aggravating or mitigating criminal liabilities; reasons and grounds for prosecution; offence titles, applicable points, sections and articles of the Criminal Code; specific time and issuing place of the decision. Such decision must bear the full name and signature of the individual issuing the decision.
3. The procuracy, in 24 hours upon issuing a decision to prosecute, must send such decision to the suspect or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives and investigation authorities. Moreover, such decision and case files shall be delivered to the Court.
Article 462. Preparation for trial in the first instance
1. The judge appointed to hold trial, in 10 days upon the admission of the case, shall make one of these decisions:
a) Hear the case;
b) Return documents for further investigation;
c) Suspend the case;
d) Dismiss the case.
2. The court, if deciding to hear the case, shall start the trial in 07 days upon the issuance of such decision.
3. The first-instance court, in 24 hours upon deciding to hear the case, must send such decision to the equivalent Procuracy, the defendant or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives.
Article 463. Trial in the first instance
1. A trial under summary procedure in the first instance shall be held by one Judge.
2. The procurator, after the preliminary formalities of the trial, shall announce the decision to prosecute.
3. The order and procedures of this court of first instance shall abide by general stipulations in this Law, without a session of deliberation.
Article 464. Preparation for trial in the second instance
1. The appellate court shall receive and admit case files according to general stipulations in this Law.
The court, after admitting the case, shall send case files to the equivalent Procuracy/ In 05 days, the Procuracy must return case files to the Court.
2. The judge appointed to hold trial, in 15 days upon the admission of the case, shall make one of these decisions:
b) Hear the case in the second instance;
b) Dismiss the appellate lawsuit.
3. The court, if deciding to hear the case in the second instance, shall start the trial in 07 days upon the issuance of such decision.
4. The appellate court, in 24 hours upon deciding to hear the case, must send such decision to the equivalent Procuracy, the defendant or his representative, defense counsel, crime victims, litigants or their representatives.
Article 465. Trial in the second instance
1. An appellate trial under summary procedure shall be held by one Judge.
2. The order and procedures of this court of second instance shall abide by general stipulations in this Law, without a session of deliberation.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn