Chương II Luật tiếp cận thông tin 2016: Công khai thông tin
Số hiệu: | 46/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 07/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 27/09/2015 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;
d) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
đ) Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;
e) Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ;
g) Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;
h) Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
i) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
k) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành;
l) Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
m) Danh mục thông tin phải công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
n) Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
o) Thông tin về thuế, phí, lệ phí;
p) Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
2. Trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai đối với thông tin cụ thể thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thông tin thì căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm để công dân tiếp cận được thông tin.
3. Đối với đối tượng là người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.
4. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày tạo ra thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công khai thông tin.
1. Trong các thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này, các thông tin sau đây phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
c) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
d) Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
đ) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
e) Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
g) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin;
h) Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
i) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
2. Việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Luật này có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu đã được nhập vào danh mục và phải xếp loại theo cách thức, hình thức tạo thuận lợi cho việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; bảo đảm thông tin có thể được lưu trữ điện tử, phải được số hóa trong một thời hạn thích hợp và được để mở cho mọi người tiếp cận; đồng thời, phải kết nối với mạng điện tử trên toàn quốc để có thể truy cập dễ dàng từ các hệ thống khác nhau.
4. Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trực thuộc để cập nhật thông tin, tạo thuận lợi cho công dân trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin.
5. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động đăng tải thông tin khác do mình tạo ra trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử.
6. Trường hợp cơ quan nhà nước chưa có cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử, căn cứ vào điều kiện thực tế, có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức thích hợp khác.
1. Cơ quan nhà nước cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cho cơ quan thông tin đại chúng những thông tin theo quy định của pháp luật phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Việc đăng, phát thông tin trên báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí. Khi đăng, phát thông tin, cơ quan thông tin đại chúng phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.
1. Việc công khai thông tin bằng hình thức đăng Công báo, niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những thông tin được công khai bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về địa điểm, thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng trong thời hạn ít nhất là 30 ngày.
1. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không chính xác thì cơ quan đó có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
2. Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do mình công khai không chính xác thì cơ quan đã công khai thông tin có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
3. Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thì cơ quan tạo ra thông tin có trách nhiệm yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
4. Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không chính xác thì kiến nghị với cơ quan đã công khai thông tin đó. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
5. Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính chính bằng hình thức đó.
Article 17. Information subject to mandatory disclosure
1. The following types of information must be disclosed publicly:
a) Legislative documents; administrative documents with universal effect; international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member or international agreements to which Vietnam is a signatory; administrative procedures and working procedures of state agencies;
b) Information regarding the dissemination and guidance on the implementation of laws and policies in sectors under the state management;
c) Drafts of legislative documents as regulated by the law on promulgation of legislative documents; contents and results of the referendum and acquisition of people’s opinions about issues which are under the decision of state agencies and have to be asked for people’s opinions as regulated by the law; schemes and their drafts on the establishment, dissolution, merger or division of administrative units or modification of administrative areas;
d) National and local socio-economic development strategies, programs, projects, schemes and plans; sector/field planning, methods and results thereof; annual working programs and plans of state agencies;
dd) Information regarding state budget estimates; reports on state budget enactment; state budget statements; estimates, enactment reports, statements of budgets of fundamental construction programs/projects funded by state budget; state budget procedures;
e) Information regarding the provision, management and use of official development assistance (ODA) and non-governmental aid as regulated; information about the management and use of social relief and benefits; and information about the management and use of people’s contributions and types of funds;
g) Information about lists of public investment and public procurement projects/programs, and the management and use of public investment funding, the situation and results of the execution of public investment plans/programs/projects; bidding information; information on land use plans; land price; land appropriation; plans for compensation, site clearance and resettlement concerning regional projects/works;
h) Information about investment activities funded by state budget, the management and use of state capital in enterprises; reports on business and ranking of enterprises; reports on the supervision of the disclosure of financial information of enterprises and state agencies representing owners; information about the organization and operation of state-owned enterprises;
i) Information about products, goods and services that have adverse influence on the health and environment; inspection conclusions in the fields of environmental protection, community health, foods safety and labour safety;
k) Information about functions, tasks, powers and organization structure of agencies and their affiliated units; tasks and powers of officials in charge of dealing with people’s issues; internal regulations and rules promulgated by state agencies;
l) Periodical working reports; annual financial statements; information about the statistics on sectors under the state management; sector/field-related national database; information regarding the recruitment, use and management of officials and public employees; information about lists of scientific programs/topics and results thereof;
m) The list of types of information subject to mandatory disclosure as regulated in Point b Clause 1 Article 34 of this Law; name, address, telephone number, fax number and email address of the state agency or the official in charge of receiving information requests;
n) Information concerning public interests and community health;
o) Information concerning taxes, fees and charges;
p) Other information that must be disclosed as regulated by the law.
2. Apart from types of information prescribed in Clause 1 of this Article, state agencies shall, depending on actual conditions, actively disclose other information that they generate or manage.
Article 18. Methods and time of information disclosure
1. Methods of information disclosure consist of:
a) Post information on portals and websites of state agencies;
b) Provide information via the mass media;
c) Post information on Official Gazettes;
d) Post information in the notice form at head offices of state agencies and other locations;
dd) Disclose information through the reception of citizens, press conference, press release, activities of spokespersons of state agencies as regulated by the law;
e) Other methods that are convenient for citizens and determined by agencies in charge of disclosing information.
2. If a specific method of disclosure for a given type of information is regulated by the law, such regulations of the law shall apply.
In the other hand, if a specific method of disclosure for a given type of information is not regulated by the law, the state agency in charge of providing information shall, depending on its actual conditions, select one or a certain methods of information disclosure prescribed in Clause 1 of this Article to ensure that citizens are able to access such information.
3. Apart from the methods of information disclosure regulated in Clause 1 of this Article, stage agencies must determine methods of information disclosure in conformity with access to information capacity and conditions of citizens who are the disabled and residents in border regions, islands, mountainous regions, and areas faced to extremely difficult social and economic conditions.
4. Time of disclosing information in each sector shall comply with relevant law. If the time of information disclosure is not regulated by the law, competent state agencies must disclose information within 05 days from the date on which it is generated.
Article 19. Posting information on portals and websites
1. Among types of information stated in Article 17 of this Law, the following types of information must be posted on portals and websites:
a) Legislative documents; international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member or international agreements to which Vietnam is a signatory; administrative procedures and working procedures of state agencies;
b) Information regarding the dissemination and guidance on the implementation of laws and policies in sectors under the state management;
c) National and local socio-economic development strategies, programs, projects, schemes and plans; sector/field planning, methods and results thereof; annual working programs and plans of state agencies;
d) Information about lists of public investment and public procurement projects/programs, results of public investment and procurement execution, the management and use of public investment funding and sources of loan capital;
dd) Information about functions, tasks, powers and organization structure of state agencies and their affiliated units; address, telephone number, fax number and email address of the state agency or the official in charge of receiving information requests;
e) Annual financial statements; information about the statistics on sectors under the state management; information about lists of scientific programs/topics and results thereof;
g) List of types of information subject to mandatory disclosure which includes address, methods, time and period of disclosure for each type of information;
h) Information which is considered as necessary for public interests and community health;
i) Other information that must be posted on portals and websites as regulated by law.
2. Posting information on portals and websites in provinces or central-affiliated cities shall comply with information application plans of provincial people’s committees.
3. State agencies in charge of providing information as regulated in this law shall retain records and documents inputted into the list of information subject to mandatory disclosure and arrange them under methods or forms convenient for ensuring the right of access to information for citizens; ensuring that information may be stored electronically, must be digitized for an appropriate period and open access, which means that all information is available to everyone. In addition, state agencies must connect with the nationwide electronic network in order that citizens may easily access to information by different systems.
4. Portals and websites of state agencies must be connected or integrated with those of their affiliated units for updating information and facilitating citizens in retrieving or exploiting information.
5. Apart from types of information prescribed in Clause 1 of this Article, state agencies shall, depending on their actual conditions, actively post other information that they generate on their portals and websites.
6. In case state agencies do not yet establish their own portals and websites, they shall, depending on their actual conditions, disclose all information regulated in Clause 1 of this Article in other appropriate methods.
Article 20. Providing information via the mass media
1. State agencies in charge of providing information must provide mass media agencies in sufficient, accurate and timely manner with types of information which must be released via the mass media as regulated by the law.
2. Publication or broadcasting of information in the press shall comply with regulations of the press law. Mass media agencies must publish or broadcast information in a sufficient, accurate and timely manner.
Article 21. Posting information on official gazettes and in the notice form
1. The disclosure of information by posting it on official gazettes and publishing must be carried out in conformity with the law.
2. With regard to information which is disclosed in the notice form, if the location and period of posting information in the notice form are not regulated by the law, such information must be publicly posted at heads offices of state agencies or community areas within at least 30 days.
Article 22. Taking action against disclosure of inaccurate information
1. If the state agency finds that the information which it generates and discloses is inaccurate, it must correct such inaccurate information and disclose the corrected information in a timely manner.
2. If the state agency finds that the information which it discloses but is generated by another state agency is inaccurate, the information-disclosing agency must correct such inaccurate information and disclose corrected information in a timely manner.
3. If the state agency finds that the information which it generates but is disclosed by another state agency is inaccurate, it must request the information-disclosing agency to correct inaccurate information and disclose corrected information in a timely manner.
4. In case citizens believe that disclosed information is inaccurate, they must request the agency disclosing such information to correct it. Within 15 days as of the receipt of request for correcting disclosed information, the information-disclosing agency shall check the accuracy of such information and respond to citizens' request in writing. If the information-disclosing agency determines that the disclosed information is actually inaccurate as reported, it must correct such information and disclose corrected information in a timely manner.
5. Inaccurate information is disclosed in which method of information disclosure shall be corrected and re-disclosed in that method of information disclosure.