Chương IV Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quản lý chất thải nguy hại: Một số trường hợp đặc thù
Số hiệu: | 36/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 30/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 29/08/2015 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại
Ngày 30/6/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại (CTNH) quy định điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại như sau:
- Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
- Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
- Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 01/9/2015 và thay thế Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:
a) Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao hợp đồng xử lý CTNH với đơn vị xử lý CTNH tại quốc gia nhập khẩu;
c) 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh theo mẫu quy định của Công ước Basel (http://www.basel.int/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.pdf).
2. Trình tự, thủ tục đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH nộp 02 (hai) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam (hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định);
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện nếu nội dung không đầy đủ, hợp lệ theo quy định;
c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường gửi văn bản thông báo kèm theo 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có) theo quy định của Công ước Basel;
d) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời của các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có), Tổng cục Môi trường ban hành văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (B) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Môi trường có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Việc vận chuyển CTNH trong nội địa đến cửa khẩu phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH.
4. Sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục Môi trường về việc xuất khẩu CTNH, tổ chức, cá nhân phải lập ít nhất 02 (hai) bộ hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh cho từng chuyến vận chuyển CTNH đã được phép xuất khẩu theo mẫu quy định của Công ước Basel (www.basel.int/pub/move.pdf).
5. Sau khi việc xử lý CTNH hoàn thành, tổ chức, cá nhân được Tổng cục Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu CTNH lưu 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển và gửi 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Tổng cục Môi trường.
1. Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) và Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế về kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm các nội dung chính sau:
a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;
b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;
d) Các vấn đề liên quan khác.
4. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại được sử dụng thay thế cho chứng từ CTNH trong trường hợp có hướng dẫn trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trường hợp chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH tham gia thực hiện kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng ngoài phạm vi của Giấy phép được cấp thì phải báo cáo cho cơ quan cấp phép trước khi thực hiện.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH đối với các chủ nguồn thải CTNH có số lượng CTNH phát sinh thấp hơn 600 (sáu trăm) kg/năm hoặc chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc xử lý các CTNH từ các chủ nguồn thải CTNH nêu trên phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị không được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH để vận chuyển, lưu giữ CTNH chưa có khả năng xử lý trong nước hoặc được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận cho từng trường hợp. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tự tái sử dụng CTNH phát sinh trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH của mình và phải đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
1. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền bằng các phương tiện vận chuyển không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có hợp đồng chuyển giao CTNH với tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;
c) Có phương án thu gom, lưu giữ, vận chuyển và danh sách các phương tiện vận chuyển.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo cáo cơ quan cấp phép xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện hoặc khi có sự thay đổi tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ khi có nhu cầu tiếp nhận CTNH để thử nghiệm, đánh giá công nghệ trong môi trường thí nghiệm phải có văn bản giải trình kèm theo kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý theo mẫu tương tự Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiếp nhận CTNH phù hợp với việc thử nghiệm từ chủ xử lý CTNH hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH. Trường hợp tự vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển của mình thì các phương tiện vận chuyển này phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này và được ghi trong văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
3. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH không quá 06 (sáu) tháng. Trường hợp có nhu cầu gia hạn thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được chấp thuận, mỗi lần gia hạn không quá 06 (sáu) tháng và không được gia hạn quá 03 (ba) lần. Sau khi kết thúc thử nghiệm, phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các hoạt động sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý CTNH và không phải cấp phép xử lý CTNH:
1. Hoạt động vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm (chưa hết hạn sử dụng, còn giá trị sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và chưa được chủ nguồn thải xác định là chất thải) để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.
2. Việc vận chuyển mẫu vật là CTNH để mang đi phân tích.
Article 22. Transboundary movement of hazardous wastes
1. An application for Transboundary movement of hazardous wastes consists of:
a) An application form provided in Appendix 8 (A) enclosed herewith;
b) 01 copy of the contract for hazardous waste treatment with the hazardous waste treatment unit in the country of import;
c) 01 notification document for Transboundary movement in English under Basel Convention (http://www.basel.int/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.pdf).
2. An application for Transboundary movement of hazardous wastes consists of:
a) The applicant shall submit 02 sets of application prescribed in Clause 1 of this Article to Vietnam Environment Administration, which is the Basel Convention authority in Vietnam (or the national web portal);
b) Within 10 working days, Vietnam Environment Administration shall examine the completeness and legitimacy of the application, and request the applicant to complete it if it is not satisfactory;
c) Within 10 working days from the receipt of the complete and legitimate application, Vietnam Environment Administration shall send a written notice and 01 notification document of Transboundary movement in English to the Basel Convention authority of the country of import and country of transit (if any) as prescribed by Basel Convention;
d) Within 20 working days from the day on which the Basel Convention authority of the country of import and country of transit (if any) gives a response, Vietnam Environment Administration shall issue a written approval (the template is provided in Appendix 8 (B) enclosed with this Circular). If the application is rejected, Vietnam Environment Administration shall gives a written response and provide explanation.
3. The movement of hazardous wastes to the border checkpoint must be done by entities having the license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management.
4. After Vietnam Environment Administration issues an approval for export of hazardous wastes, the applicant shall compile at least 02 sets of movement documents in English for each shipment of hazardous wastes that are permitted to be exported (www.basel.int/pub/move.pdf).
5. After hazardous wastes are treated, the entity permitted by Vietnam Environment Administration to export hazardous wastes shall retain 01 set of documents and send 01 set certified by the overseas treatment unit to Vietnam Environment Administration.
Article 23. Collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes
1. Packages, storage devices, storage areas, transit areas, means of transport, systems and equipment for treating hazardous medical wastes must satisfy technical requirements and procedures in Appendix 2 (A) and Appendix 2 (B) enclosed herewith.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall formulate a plan for collection, transport, and treatment of local hazardous medical wastes according to local conditions and regulations of law on environmental protection, then submit it to the People’s Committee of the province; the People’s Committee of the province shall submit reports to the Ministry of Health on the approved plan.
3. The plan for collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes mentioned in Clause 2 of this Article must contain the following information:
a) Location, model of hazardous medical waste treatment;
b) Scope, method of collection and transport of hazardous medical wastes;
c) Information about entities participating in collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes;
d) Relevant issues.
4. The logbook of delivery of hazardous medical wastes shall be used instead of hazardous waste documents if permitted in the plan for collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes of the People’s Committee of the province.
5. The owner of hazardous waste treatment facility or management facility that wishes to participate in the plan mentioned in Clause 2 of this Article but beyond the ambit of the issued license must notify the licensing authority advance.
Article 24. Collection, movement, storage, transit of hazardous wastes by vehicles/equipment not written on license for hazardous waste treatment
1. The Department of Natural Resources and Environment shall formulate a plan for collection, transport, storage, transit of hazardous wastes of hazardous waste source owners that generate less than 600 kg/year or those in remote areas or areas that do not allow them to directly move, store, or transit hazardous wastes by the vehicles/equipment written on the hazardous wastes, then submit it to the People’s Committee of the province for approval. Hazardous wastes from the aforementioned hazardous waste source owners must be treated by entities having appropriate licenses for hazardous waste treatment.
2. The People’s Committee of the province shall send the approved plan mentioned in Clause 1 of this Article to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. The use of vehicles/equipment not written on the license for hazardous waste treatment to move, store hazardous wastes that cannot be treated in Vietnam or under international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory, it is required to submit a report to the licensing authority for consideration on a case-by-case basis. Within 15 working days, the licensing authority shall make a written response. Explanation shall be provided in case of disapproval.
Article 25. Reuse of hazardous wastes
Hazardous wastes may only be reused within the premises of the facility where they are generated and the reuse must be registered in the register of hazardous waste source owner.
Article 26. Collection, movement of hazardous wastes from offshore petroleum works to the mainland
1. The entities that collect, move hazardous wastes from offshore petroleum works to the mainland by the vehicles not written on their license for hazardous waste treatment prescribed in Clause 3 Article 8 of Decree No. 38/2015/ND-CP must satisfy the following requirements:
a) The packages, storage devices, storage areas, transit areas, vehicles for moving hazardous wastes must satisfy requirements in Appendix 2 (B) enclosed herewith;
b) There is a contract to transfer hazardous wastes with a holder of license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management;
c) There is a plan for collection, transport, movement of hazardous wastes and a list of vehicles.
2. The entities mentioned in Clause 1 of this Article must obtain written approval from the licensing authority in advance. Within 15 working days, the licensing authority shall make a written response. Explanation shall be provided in case of disapproval.
Article 27. Research and development of hazardous waste treatment technologies in the laboratory
1. Entities engaged in research and development that wish to receive hazardous wastes for testing or evaluation of technologies in the laboratory shall submit explanation and test run plans (the same template in Appendix 5 (C) enclosed herewith) to the Ministry of Trade for approval.
2. The aforementioned entity may only receive hazardous wastes suitable for the testing from owners of hazardous waste treatment facilities or hazardous waste management facilities. The vehicles used for movement of hazardous wastes must satisfy requirements in Appendix 2 (B) enclosed herewith and be written on the written approval for the test run plan issued by the Ministry of Natural Resources and Environment. Within 15 working days, the Ministry of Natural Resources and Environment shall make written response. Explanation must be provided in case of disapproval.
3. The test run period shall not exceed 06 months. If the test run period needs to be extended, a report shall be submit to the Ministry of Natural Resources and Environment. Each extension shall exceed 06 months and no more than 03 extensions shall be granted. A report shall be submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment after the test run is completed.
The following activities are note movement, treatment of hazardous wastes and are not subject to issuance of the license for hazardous waste treatment:
1. Movement, maintenance, repair of vehicles, equipment, products that are unexpired and are not classified as wastes by the waste source owner and still serve their initial purposes.
2. Movement of samples of hazardous wastes for analysis.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực