Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về quản lý chất thải nguy hại
Số hiệu: | 36/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 30/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 29/08/2015 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại
Ngày 30/6/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại (CTNH) quy định điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại như sau:
- Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
- Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
- Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 01/9/2015 và thay thế Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 90, Khoản 6 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường; Khoản 3 Điều 8, Khoản 11 Điều 9, Khoản 7 Điều 10, Khoản 5 Điều 11, Khoản 1 Điều 13, Khoản 6 Điều 49, Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).
Số lượng CTNH trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là kilôgam (sau đây viết tắt là kg).
1. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ, kế hoạch và báo cáo quy định tại Thông tư này không phải chứng thực nhưng phải được tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo vào từng trang bản sao và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản sao trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.
2. Các hồ sơ, kế hoạch, chứng từ và báo cáo được tổ chức, cá nhân lập theo quy định tại Thông tư này phải được đóng dấu giáp lai hoặc đóng dấu treo vào từng trang để xác thực trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.
3. Việc ủy quyền để ký, đóng dấu các hồ sơ, hợp đồng, chứng từ, kế hoạch, báo cáo lập theo quy định tại Thông tư này được thực hiện như sau:
a) Chủ nguồn thải CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở phát sinh CTNH được ghi trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH;
b) Chủ xử lý CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH được cấp theo quy định tại Thông tư này;
c) Chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH được ghi trong Giấy phép hành nghề quản lý CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
d) Chủ vận chuyển CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH chỉ được ủy quyền cho cơ sở được ghi trong Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Danh mục CTNH và mã CTNH (mã của từng CTNH) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mã số quản lý CTNH là mã số của Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH (tên gọi chung cho Giấy phép hành nghề quản lý CTNH, Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành).
1. Việc phân định CTNH thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (sau đây viết tắt là QCKTMT) về ngưỡng CTNH.
2. CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm:
a) Khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH;
b) Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.
3. Trường hợp CTNH được đưa vào tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở sau khi phát sinh thì dựa vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại.
1. Chủ nguồn thải CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 9 Điều này.
2. Bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Yêu cầu khi chuyển giao CTNH:
a) Chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;
b) Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
4. Sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp sau:
a) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở;
b) Trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 23 Thông tư này.
5. Sau thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, chủ nguồn thải CTNH chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
8. Áp dụng đồng thời việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
9. Trường hợp tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH thì phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải xây dựng đầy đủ các nội dung về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị; các kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố, đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH theo các nội dung tương ứng quy định tại Phụ lục 5 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại Khoản 5 Điều này với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).
1. Chủ xử lý CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 13 Điều này.
2. Thực hiện biện pháp quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình vận chuyển CTNH; báo cáo Tổng cục Môi trường về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng bàn giao phương tiện vận chuyển không chính chủ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.
3. Khi tham gia vận chuyển trong nội địa đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới thì phải phối hợp với chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải CTNH để tuân thủ các quy định của Công ước Basel theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
4. Khi có nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
5. Lập các loại báo cáo:
a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Báo cáo cơ quan cấp phép về các thay đổi đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự (người đại diện theo pháp luật và các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) hoặc các chương trình, kế hoạch trong hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép xử lý CTNH so với khi được cấp phép.
6. Lập: sổ giao nhận CTNH để theo dõi tên, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị chuyển giao hoặc tiếp nhận CTNH với cơ sở xử lý CTNH của mình, bảo đảm khớp với chứng từ CTNH; nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý CTNH; sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ CTNH; hồ sơ trực tuyến theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và cung cấp quyền truy cập cho cơ quan cấp phép; cơ sở dữ liệu quan trắc tự động liên tục (nếu có).
7. Trường hợp chủ xử lý CTNH đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, việc thực hiện các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được tích hợp trong nội dung các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký về quản lý CTNH.
8. Khi 02 (hai) tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết trong đó một bên chỉ thực hiện việc vận chuyển CTNH và chuyển giao trách nhiệm xử lý cho bên còn lại (bao gồm cả cơ sở đang vận hành thử nghiệm xử lý CTNH) thì bên chuyển giao hoặc tiếp nhận phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hợp đồng đến cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Trường hợp chấm dứt, thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn hợp đồng thì phải có văn bản gửi cơ quan cấp phép để xem xét. Thời hạn cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản là 15 (mười lăm) ngày làm việc. Việc chuyển giao chỉ được thực hiện giữa hai bên theo hợp đồng được cơ quan cấp phép chấp thuận, không được phép chuyển giao CTNH cho bên thứ ba.
9. Áp dụng việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của Tổng cục Môi trường.
10. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan.
11. Trường hợp thay đổi người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì người thay thế phải có chứng chỉ quản lý CTNH trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày thay thế người quản lý, điều hành.
12. Phải vận chuyển CTNH về cơ sở xử lý để xử lý bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH đã được cấp phép sau khi tiếp nhận từ chủ nguồn thải CTNH, trừ trường hợp chuyển giao cho cơ sở xử lý CTNH khác quy định tại Khoản 3, Khoản 8 Điều này.
13. Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) đã được cấp phép và công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển (nếu có) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình vận hành.
1. Quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
2. Sao gửi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Quyết định thu hồi Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý được cấp phép và công khai thông tin trên trang thông tin điện tử do Tổng cục Môi trường quản lý.
3. Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp Giấy phép xử lý CTNH.
1. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép quản lý CTNH do tỉnh cấp.
3. Công khai thông tin về Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH do mình cấp trên Cổng thông tin điện tử (nếu có).
4. Lập các báo cáo:
a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (C) ban hành kèm theo Thông tư này (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm) trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo tương ứng, bao gồm cả nội dung về việc thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Thông tư này (nếu có);
b) Báo cáo đột xuất về quản lý CTNH theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Có văn bản trả lời văn bản lấy ý kiến về việc cấp phép xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 5 Điều 17, Điểm b Khoản 3 Điều 18, Khoản 3 Điều 19 Thông tư này.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
2. Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:
a) Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;
c) Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh.
3. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:
a) Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;
b) Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);
c) Cơ sở dầu khí ngoài biển.
1. Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;
c) Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đối với trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này được thay thế bằng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
a) Chủ nguồn thải CTNH (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này) lập 01 (một) hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để hoàn thiện hồ sơ;
c) Chủ nguồn thải CTNH sau khi nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điểm a Khoản này được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường khi có văn bản tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm (trường hợp gửi qua bưu điện), trừ trường hợp có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Điểm b Khoản này. Văn bản tiếp nhận hoặc giấy xác nhận nêu tại Điểm này có giá trị pháp lý tạm thời để thay thế Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH thì thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đầy đủ, hợp lệ. Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 (hai) ngày làm việc;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (B) ban hành kèm theo Thông tư này với 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
4. Trường hợp không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này:
a) Chủ nguồn thải CTNH lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản tiếp nhận ngay khi nhận được báo cáo quản lý CTNH. Văn bản tiếp nhận này hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm kèm theo một bản sao báo cáo quản lý CTNH lần đầu nêu trên có giá trị tương đương Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
1. Chủ nguồn thải CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đăng ký để được cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký cấp lần đầu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được thực hiện theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
4. Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần cấp lại tiếp theo.
1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
4. Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có) quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.
1. Tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này đến cơ quan cấp phép để xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH. Tổ chức, cá nhân lựa chọn nộp 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH đồng thời hoặc sau thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép xem xét và có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo trình tự sau:
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này (hoặc kể từ ngày nhận được bản kế hoạch vận hành thử nghiệm trong trường hợp nộp sau khi kết thúc thời hạn xem xét nội dung hồ sơ), cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung nếu nội dung không đầy đủ, phù hợp với cơ sở xử lý CTNH;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (D) ban hành kèm theo Thông tư này với thời gian thử nghiệm không quá 06 (sáu) tháng (kèm theo 01 (một) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận).
3. Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp phép, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định như sau:
a) Được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH để vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;
b) Thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường ít nhất 03 (ba) lần tại các thời điểm khác nhau. Chỉ lấy mẫu quan trắc môi trường khi các hệ thống, thiết bị xử lý hoạt động ở công suất tối đa. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép kiểm tra đột xuất cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;
c) Trường hợp có nhu cầu gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH thì phải có văn bản giải trình gửi cơ quan cấp phép chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc trước ngày hết hạn ghi trong văn bản chấp thuận; việc vận hành thử nghiệm không được gia hạn quá 01 (một) lần trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Trường hợp phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vượt QCKTMT mà không có biện pháp khắc phục ngay thì phải tạm ngừng hoạt động các hệ thống, thiết bị xử lý để có phương án giải quyết trước khi vận hành trở lại theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo cơ quan cấp phép.
4. Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm theo quy định sau đây:
a) Nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;
b) Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt QCKTMT, có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh, hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.
5. Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH:
a) Cơ quan cấp phép lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH; thời điểm văn bản lấy ý kiến không muộn hơn thời điểm cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận văn bản của cơ quan cấp phép, trường hợp không đồng thuận phải nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH, trạm trung chuyển CTNH (nếu có) đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện và cấp Giấy phép xử lý CTNH:
a) Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý CTNH, thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan;
b) Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra quy định tại Khoản 6 Điều này cho tổ chức, cá nhân để đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình.
8. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH.
9. Giấy phép xử lý CTNH được quy định như sau:
a) Giấy phép xử lý CTNH có 02 (hai) bản gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (E) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 (một) bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến chủ xử lý CTNH và 01 (một) bản lưu tại cơ quan cấp phép;
b) Giấy phép xử lý CTNH có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận;
c) Giấy phép xử lý CTNH có 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Trong quá trình tiến hành thủ tục, nếu quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.
1. Trường hợp cấp lại Giấy phép xử lý CTNH được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:
a) Đơn đăng ký theo quy định tại Phụ lục 5 (A.2) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.2) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:
a) Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH chậm nhất là 03 (ba) tháng trước ngày Giấy phép hết hạn hoặc trong thời gian 01 (một) tháng kể từ ngày phát hiện Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng;
b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan cấp phép cấp lại Giấy phép xử lý CTNH. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Thông tư này và tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở.
4. Trường hợp có sự thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định về điều chỉnh giấy phép theo quy định tại Điều 19 Thông tư này; trường hợp cấp lại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP khi có thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
1. Trường hợp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các hồ sơ, giấy tờ về thay đổi, bổ sung so với hồ sơ cấp lần đầu Giấy phép xử lý CTNH (nếu có);
c) Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung, các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.3) ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp có bổ sung các hệ thống, thiết bị xử lý thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm.
3. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư này.
4. Các trường hợp không yêu cầu vận hành thử nghiệm:
a) Thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động (không bao gồm việc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý);
b) Thay đổi địa điểm, số lượng trạm trung chuyển CTNH;
c) Thay đổi, bổ sung: hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc đóng gói, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế CTNH; hệ thống, thiết bị xử lý CTNH mà không trực tiếp gây tác động xấu đến môi trường;
d) Bổ sung loại CTNH có tính chất, phương án xử lý tương tự các CTNH hoặc nhóm CTNH đã được vận hành thử nghiệm và cấp phép;
e) Tăng số lượng, khối lượng loại CTNH đã được cấp phép.
5. Việc cấp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện bằng một trong hai hình thức:
a) Cấp Giấy phép xử lý CTNH thay thế Giấy phép trước đó với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp;
b) Cấp bổ sung Phụ lục kèm theo Giấy phép xử lý CTNH đã được cấp, trong đó nêu rõ nội dung điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp. Thời hạn của Giấy phép đã được cấp không thay đổi khi được điều chỉnh bằng hình thức cấp bổ sung phần Phụ lục.
1. Các thủ tục sau đây được tích hợp và thay thế bằng thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH:
a) Kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM, kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương) của dự án có hạng mục xử lý CTNH;
b) Xác nhận bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong trường hợp cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (bao gồm việc kết hợp xử lý chung bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH hoặc sử dụng hệ thống, thiết bị xử lý riêng biệt).
2. Cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được cấp phép theo các quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trước ngày 15 tháng 6 năm 2015 nhưng có nhu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường tích hợp vào Giấy phép xử lý CTNH thì thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
1. Việc thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH được thực hiện trong các trường hợp:
a) Vi phạm các quy định về quản lý CTNH hoặc quy định trong Giấy phép xử lý CTNH, Giấy phép quản lý CTNH đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Chủ xử lý CTNH không hoạt động sau 01 (một) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý CTNH trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Chủ vận chuyển CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH, chủ xử lý CTNH chấm dứt hoạt động về CTNH hoặc phá sản, giải thể.
2. Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, mã số quản lý CTNH, ngày cấp, căn cứ, lý do thu hồi.
1. Hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:
a) Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao hợp đồng xử lý CTNH với đơn vị xử lý CTNH tại quốc gia nhập khẩu;
c) 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh theo mẫu quy định của Công ước Basel (http://www.basel.int/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.pdf).
2. Trình tự, thủ tục đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH nộp 02 (hai) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam (hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định);
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện nếu nội dung không đầy đủ, hợp lệ theo quy định;
c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường gửi văn bản thông báo kèm theo 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có) theo quy định của Công ước Basel;
d) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời của các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có), Tổng cục Môi trường ban hành văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (B) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Môi trường có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Việc vận chuyển CTNH trong nội địa đến cửa khẩu phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH.
4. Sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục Môi trường về việc xuất khẩu CTNH, tổ chức, cá nhân phải lập ít nhất 02 (hai) bộ hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh cho từng chuyến vận chuyển CTNH đã được phép xuất khẩu theo mẫu quy định của Công ước Basel (www.basel.int/pub/move.pdf).
5. Sau khi việc xử lý CTNH hoàn thành, tổ chức, cá nhân được Tổng cục Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu CTNH lưu 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển và gửi 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Tổng cục Môi trường.
1. Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) và Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế về kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm các nội dung chính sau:
a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;
b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;
d) Các vấn đề liên quan khác.
4. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại được sử dụng thay thế cho chứng từ CTNH trong trường hợp có hướng dẫn trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trường hợp chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH tham gia thực hiện kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng ngoài phạm vi của Giấy phép được cấp thì phải báo cáo cho cơ quan cấp phép trước khi thực hiện.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH đối với các chủ nguồn thải CTNH có số lượng CTNH phát sinh thấp hơn 600 (sáu trăm) kg/năm hoặc chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc xử lý các CTNH từ các chủ nguồn thải CTNH nêu trên phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị không được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH để vận chuyển, lưu giữ CTNH chưa có khả năng xử lý trong nước hoặc được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận cho từng trường hợp. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tự tái sử dụng CTNH phát sinh trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH của mình và phải đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
1. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền bằng các phương tiện vận chuyển không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có hợp đồng chuyển giao CTNH với tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;
c) Có phương án thu gom, lưu giữ, vận chuyển và danh sách các phương tiện vận chuyển.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo cáo cơ quan cấp phép xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện hoặc khi có sự thay đổi tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ khi có nhu cầu tiếp nhận CTNH để thử nghiệm, đánh giá công nghệ trong môi trường thí nghiệm phải có văn bản giải trình kèm theo kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý theo mẫu tương tự Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiếp nhận CTNH phù hợp với việc thử nghiệm từ chủ xử lý CTNH hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH. Trường hợp tự vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển của mình thì các phương tiện vận chuyển này phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này và được ghi trong văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
3. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH không quá 06 (sáu) tháng. Trường hợp có nhu cầu gia hạn thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được chấp thuận, mỗi lần gia hạn không quá 06 (sáu) tháng và không được gia hạn quá 03 (ba) lần. Sau khi kết thúc thử nghiệm, phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các hoạt động sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý CTNH và không phải cấp phép xử lý CTNH:
1. Hoạt động vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm (chưa hết hạn sử dụng, còn giá trị sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và chưa được chủ nguồn thải xác định là chất thải) để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.
2. Việc vận chuyển mẫu vật là CTNH để mang đi phân tích.
1. Các cơ sở đào tạo quản lý CTNH cho đối tượng được cấp Chứng chỉ quản lý CTNH phải đáp ứng như sau:
a) Có chức năng đào tạo phù hợp về môi trường hoặc ngành liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Người thực hiện đào tạo các chuyên đề chính về quản lý CTNH phải có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý CTNH.
2. Việc đào tạo được thực hiện theo hình thức tập trung hoặc tại chỗ nơi có nhu cầu đào tạo theo nội dung, thời gian căn cứ vào Khung chương trình đào tạo theo quy định tại Phụ lục 9 (A) ban hành kèm theo Thông tư này. Ít nhất 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm tổ chức đào tạo, cơ sở đào tạo phải có văn bản thông báo kế hoạch đào tạo cho Tổng cục Môi trường. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Môi trường tổ chức kiểm tra việc đào tạo.
1. Tổng cục Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH.
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xây dựng và phê duyệt chương trình đào tạo về quản lý CTNH; khi chủ trì tổ chức các khóa đào tạo với hình thức tập trung hoặc tại chỗ nơi có nhu cầu đào tạo thì việc cấp Chứng chỉ quản lý CTNH không yêu cầu hồ sơ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này.
1. Cơ sở đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH quy định tại Khoản 3 Điều này và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH.
2. Trong thời hạn 15 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (B) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (C) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng tổng hợp kết quả đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (D) ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chứng minh thư nhân dân của các đối tượng cấp Chứng chỉ;
d) Bản sao các văn bản, giấy tờ có liên quan đến quy định tại Điều 30 Thông tư này.
4. Chứng chỉ quản lý CTNH có thời hạn 03 (ba) năm và không được gia hạn. Trường hợp hết thời hạn, người có Chứng chỉ hết thời hạn phải được đào tạo lại để được cấp Chứng chỉ mới theo quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.
5. Người có Chứng chỉ quản lý CTNH hết thời hạn mà có ít nhất 02 (hai) năm liên tục hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTNH tính đến thời điểm hết thời hạn thì nộp 01 (một) đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục 9 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này và Giấy xác nhận của nơi làm việc đến Tổng cục Môi trường. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.
1. Cấp lại Chứng chỉ quản lý CTNH:
a) Người có Chứng chỉ quản lý CTNH bị hư hỏng hoặc bị mất nộp 01 (một) đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (E) đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp lại;
b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường cấp lại Chứng chỉ quản lý CTNH;
c) Chứng chỉ quản lý CTNH được cấp lại có thời hạn sử dụng bằng thời hạn sử dụng còn lại của Chứng chỉ đã bị hư hỏng hoặc bị mất.
2. Chứng chỉ quản lý CTNH bị thu hồi trong các trường hợp bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc sử dụng vào các mục đích không được pháp luật cho phép.
Trong thời gian ít nhất 03 (ba) năm kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ từng khóa đào tạo bao gồm:
1. Hồ sơ học viên (bao gồm thông tin: họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, nghề nghiệp, địa chỉ) và kết quả đào tạo.
2. Danh sách người thực hiện đào tạo (bao gồm thông tin: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tên và địa chỉ nơi công tác).
3. Giáo trình, tài liệu trình bày, đề bài kiểm tra và bài làm của học viên.
1. Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng, trừ trường hợp phải cấp lại theo quy định Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Giấy phép quản lý CTNH đã được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên Giấy phép. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH hoặc Giấy phép hành nghề quản lý CTNH được coi là đã thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định đối với các hạng mục liên quan đến hoạt động xử lý CTNH.
3. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấy phép hành nghề quản lý CTNH tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
4. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11) và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý sau:
a) Áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) chậm nhất trước ngày 15 tháng 6 năm 2017;
b) Thực hiện đầy đủ, hệ thống, đồng bộ các biện pháp quản lý môi trường theo nội dung của các hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo các Giấy phép hành nghề quản lý CTNH đã được cấp. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ hành nghề quản lý CTNH;
c) Giám sát hoạt động của các đại lý vận chuyển CTNH và chịu trách nhiệm chung đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH của các đại lý. Phải báo cáo cho cơ quan cấp phép về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng đại lý trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.
5. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động xử lý CTNH) và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý sau:
a) Ký hợp đồng ba bên với chủ nguồn thải CTNH, chủ xử lý CTNH (hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH) về việc chuyển giao CTNH hoặc ký hợp đồng với chủ nguồn thải với sự chứng kiến, xác nhận của chủ xử lý CTNH (hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH);
b) Thực hiện đầy đủ nội dung của hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ vận chuyển CTNH.
6. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động vận chuyển CTNH trong trường hợp không đồng thời có Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH) và thực hiện đầy đủ nội dung của hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ xử lý, tiêu hủy CTNH.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 36/2015/TT-BTNMT |
Hanoi, June 30, 2015 |
MANAGEMENT OF HAZARDOUS WASTES
Pursuant to the Law on Environment protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Government's Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on guidelines for some Articles of the Law on Environment protection;
Pursuant to the Government's Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of wastes and scrap;
Pursuant to the Government's Decree No. 21/2013/ND-CP dated March 04, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At the request of Director of Vietnam Environment Administration and Director of the Legal Department,
The Minister of Natural Resources and Environment promulgates a Circular on management of hazardous wastes
This Circular elaborates Clause 3 Article 90 and Clause 6 Article 141 of the Law on Environment protection; Clause 3 Article 8, Clause 11 Article 9, Clause 7 Article 10, Clause 5 Article 11, Clause 1 Article 13, Clause 6 Article 49, and Clause 1 Article 65 of the Government's Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of wastes and scrap (hereinafter referred to as Decree No. 38/2015/ND-CP).
This Circular applies to regulatory bodies, Vietnamese or foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as entities) whose activities involve hazardous wastes.
Article 3. Unit of measurement of hazardous wastes
The amount of hazardous wastes in licenses, reports, and other documents mentioned in this Circular shall be expressed as kilogram (kg).
Article 4. Authentication of documents and authorization
1. Authentication of copies of documents in the dossiers, plans, and reports mentioned in this Circular are not required. However, each page must bear the issuer’s seal and the issuer is responsible for their authenticity before they are submitted to competent authorities.
2. Each page of the documents, plans, and reports issued by organizations and individuals as prescribed in this Circular must bear the seal of the issuer for authentication before they are submitted to competent authorities.
3. The authorization to sign, seal documents, contracts, plans, and reports mentioned in this Circular shall be given as follows:
a) Hazardous waste source owner may only authorize the facilities producing hazardous wastes written in the register of hazardous waste source owners;
b) Owners of hazardous waste treatment facilities may only authorize the facilities written on the License for hazardous waste treatment prescribed by this Circular;
c) Owners of hazardous waste management establishments may only authorize the facilities and hazardous waste transport agents written on the License for hazardous waste management issued before the effective date of this Circular;
d) Owners of hazardous waste transport establishments or hazardous waste treatment/destruction establishments may only authorize the establishments written on the License for hazardous waste transport/treatment/destruction issued before the effective date of this Circular.
LIST OF HAZARDOUS WASTES, TECHNICAL REQUIREMENTS AND PROCEDURES FOR HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 5. List of hazardous wastes, codes of hazardous wastes, and hazardous waste management numbers
1. The list of hazardous wastes and codes of hazardous wastes are provided in Appendix 1 enclosed herewith.
2. Hazardous waste management numbers are registration numbers of the registers of hazardous waste source owners, licenses for hazardous waste treatment, licenses for hazardous waste management (common name of licenses of management/transport/treatment/destruction of hazardous wastes issued before the issuance date of this Circular).
Article 6. Identification and classification of hazardous wastes
1. Hazardous wastes shall be identified according to Appendix 1 enclosed herewith and environmental standards on limits of hazardous wastes.
2. Hazardous wastes must be classified by the source owner when:
a) Hazardous wastes are moved to storage at the same establishment where hazardous wastes are produced;
b) Hazardous wastes are moved an external establishment for treatment other than storage of the establishment where hazardous wastes are produced.
3. In case hazardous wastes are reused, recycled, treated, or used for energy production at the generating facility, the source owner may decide whether to classify hazardous wastes depending on available technologies.
Article 7. Technical requirements and procedures for hazardous waste management
1. Hazardous waste source owners shall fulfill the duties prescribed in Article 7 of Decree No. 38/2015/ND-CP with regard to the technical requirements and procedures prescribed in Clauses 2 to 9 of this Article.
2. Prepare an area for storage of hazardous wastes; store hazardous wastes in packages or storing devices that satisfy technical requirements and management procedures in Appendix 2 (A) enclosed herewith.
3. Requirements for transfer of hazardous wastes:
A) Only sign contract to transfer hazardous wastes to entities having legitimate licenses for hazardous waste treatment or hazardous waste management;
b) When exporting hazardous wastes for overseas treatment, the source owner must comply with Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and Their Disposal (hereinafter referred to as Basel Convention) according to Article 23 of this Circular.
4. Use the documents provided in Appendix 3 enclosed herewith for every transfer of hazardous wastes, except for the following cases:
a) Reuse, treatment, recycling of hazardous wastes within the premises of the facility;
b) The case mentioned in Clause 4 Article 24 of this Circular.
5. Within 06 months from the transfer date, if the last two copies of the documents are not received without acceptable explanation in writing from the transferee, the hazardous waste source owner shall send a report to the Department of Natural Resources and Environment of the province or Vietnam Environment Administration as prescribed by law.
6. Making and submitting reports:
a) Make annual reports on hazardous waste management (the reporting period is from January 01 to December 31) using the form provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith and submit them to the Department of Natural Resources and Environment by January 31 of the succeeding year. In the case mentioned in Point a Clause 3 Article 12 of this Circular, the hazardous waste source owner shall only submit one report within one month from the day on which the facility is shut down;
b) Submit extraordinary reports at the request of competent authorities.
7. Retain all copies of hazardous waste documents, reports on hazardous waste management, and relevant documents for 5 years in order to provide them for competent authorities on request.
8. Make paper documents simultaneously with online reports on the system of Vietnam Environment Administration or via email at the written request of competent authorities.
9. The reuse, recycle, treatment of hazardous wastes, or use of hazardous wastes for energy production must satisfy the technical requirements and procedures in Appendix 2 (A) enclosed herewith and be registered in the register of hazardous waste source owners.
Article 8. Technical requirements and procedures related to herbal ingredients for licensing hazardous waste management
1. The equipment for storage, transport, and treatment of hazardous wastes (including reuse, recycle, treatment of hazardous wastes) must satisfy the technical requirements and procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith.
2. Means of transport of hazardous wastes must have global positioning systems (GPS) and connected to the online network to find the locations and record the travel of hazardous wastes.
3. Each vehicle, each piece of equipment may only be registered for one License for hazardous waste treatment, except for means of sea, rail, and air transport.
4. Environmental protection works at the hazardous waste treatment facility and transit stations (if any) must satisfy the technical requirements and management procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith.
5. The entities applying for the license for hazardous waste treatment must establish procedures for safe operation of systems, vehicles, equipment; plans for pollution control, environmental protection, occupational safety, health protection, prevention of and response to accidents; annual training, pollution treatment, and environmental protection upon shutdown; programs for environment surveillance, treatment surveillance, and assessment of hazardous waste treatment according to the contents of Appendix 5 (B) enclosed herewith.
6. The entities applying for the license for hazardous waste treatment must make brief instruction sheets or diagrams about safe operation procedures mentioned in Clause 5 of this Article so they can be put up at convenient and noticeable positions on the vehicle, in the treatment facility and transit station (if any).
Article 9. Technical requirements and procedures applied to owners of hazardous waste management facilities
1. Owners of hazardous waste management facilities shall fulfill the duties prescribed in Article 12 of Decree No. 38/2015/ND-CP with regard to the technical requirements and procedures prescribed in clauses 2 to 13 of this Article.
2. Take management measure and responsibility for the operation of borrowed/rented vehicles during the transport of hazardous wastes; submit reports on change, extension, or termination of the contract related to the borrowed/rented vehicles within 15 working days from the date of change, extension, or termination of contract.
3. When participating in the domestic transport of hazardous wastes that are transported across the border, the owner of treatment facility shall cooperate with the hazardous waste source owner or the exporter that represents the hazardous waste source owner in complying with regulations of Basel Convention as prescribed in Article 22 of this Circular.
4. When the treatment facility wishes to use a vehicle that satisfy the technical requirements and management procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith but is not mentioned in the License for hazardous waste treatment, a report shall be submitted to the licensing authority for consideration. Within 15 working days, Vietnam Environment Administration shall make written response. Explanation must be provided if the request is rejected.
5. Making reports:
a) Submit annual reports on hazardous waste management according to the form provided in Appendix 4 (B) enclosed herewith within 01 months from the end of the reporting period;
b) Submit extraordinary reports at the request of competent authorities;
c) Submit reports to the licensing authority on changes of equipment, personnel (legal representative and the persons mentioned in Point a Clause 5 Article 9 of Decree No. 38/2015/ND-CP) or programs, plans enclosed with the License for hazardous waste treatment.
6. Keep a log of names, quantities, codes of hazardous wastes, transfer time, transferors, transferees of hazardous wastes; a log of operation of systems, vehicles, and equipment serving hazardous waste treatment; a log of quantity, quality, outlets of products obtained from recycling or treatment of hazardous wastes; make online documents to monitor the travel of vehicles by GPS and grant access to the licensing authority; create an automatic continuous monitoring database (if any).
7. If the owner of hazardous waste management facility is also the owner of solid domestic waste treatment facility or common solid industrial waste treatment facility, the reports, documents, and logs related to management of solid domestic wastes or common solid industrial wastes are integrated in the reports, documents, and logs of hazardous waste management.
8. When 02 entities seeks a cooperation in which one party is responsible for transport of hazardous wastes while the other is responsible for treatment (including facilities test running their hazardous waste treatment systems), the transferor or transferee must send a written request and the contract to the licensing authority for consideration and approval. If the contract is terminated, changed, or extended, a notice must be sent to the licensing authority for consideration. The licensing authority shall make a written response within 15 working days. Transfer shall be carried out between two parties under the contract approved by the licensing authority. Hazardous wastes must not be transferred to any third party.
9. Make paper documents simultaneously with online reports on the system of Vietnam Environment Administration or via email at the written request of Vietnam Environment Administration.
10. Retain all copies of hazardous waste documents, reports on hazardous waste management, and relevant documents for 5 years.
11. If the person in charge of management or professional training of the hazardous waste treatment facility as prescribed in Point a Clause 5 Article 9 of Decree No. 38/2015/ND-CP, the replacement must obtain the certificate of training in hazardous waste management within 06 months from the date of replacement.
12. After being delivered by the source owner, hazardous wastes must be transported to the treatment facilities in order to be treated with the licensed systems and equipment, unless they are transferred to another hazardous waste treatment facility as prescribed in Clause 3 or Clause 8 of this Article.
13. The licensed systems, vehicles, and equipment for transport and treatment of hazardous wastes, and environmental protection works at the treatment facility and transit station (if any) must satisfy must the satisfy technical requirements and procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith throughout their operation.
Article 10. Responsibility of Vietnam Environment Administration
1. Manage, inspect the fulfillment of conditions, the operation, contracts, reports, and documents relevant to the entities having the licenses for hazardous waste treatment or hazardous waste management issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Send copies of licenses for hazardous waste treatment or Decisions on revocation of license issued by the Ministry of Natural Resources and Environment to People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as the People’s Committee of the province), Departments of Natural Resources and Environment of provinces where the licensed treatment facilities are located, and post them on the website of Vietnam Environment Administration.
3. Develop and operate the national database and information system about hazardous wastes; organize, provide guidance on registration of hazardous waste source owners, declaration of hazardous waste documents, and online submission of reports on hazardous waste management; organize the enhancement of information system or emails to send notices, instructions, and discussion with other entities during the process of issuance of licenses for hazardous waste treatment.
Article 11. Responsibility of Departments of Natural Resources and Environment
1. Perform the duties mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 14 of Decree No. 38/2015/ND-CP.
2. Manage the operation, contracts, reports, and documents related to the entities having licenses for hazardous waste management issued by the provincial governments.
3. Publish information about registers of hazardous waste source owners they issue on the web portal (if any).
4. Make the following reports:
a) Submit annual reports hazardous waste management (the form is provided in Appendix 4 (C) enclosed herewith) within 03 months from the end of the reporting period, including collection, transport, and treatment of hazardous wastes under the plans approved by the People’s Committees of provinces according to Article 23 and Article 24 of this Circular (if any);
b) Submit extraordinary reports on hazardous waste management at the request of the Minister of Natural Resources and Environment.
5. Offer opinions about issuance of licenses for hazardous waste treatment according to Clause 5 Article 17, Point b Clause 3 Article 18, and Clause 3 Article 19 of this Circular.
REGISTRATION OF HAZARDOUS WASTE SOURCE OWNER; PROCEDURES FOR ISSUANCE, REISSUANCE, AND ADJUSTMENT OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT
Section 1: REGISTRATION OF HAZARDOUS WASTE SOURCE OWNER
Article 12. Applicants for registration of hazardous waste source owner
1. Any business establishment that generates hazardous wastes must apply for registration of hazardous waste source owner with the Department of Natural Resources and Environment of the province where hazardous wastes are generated.
2. Rules for identification of hazardous waste source owners:
a) The identification of the hazardous waste source owner for registration and management of hazardous wastes depends on the place where hazardous wastes are generated;
b) Any business establishment that generates hazardous wastes outside its premises shall has an agreement with the entity in charge of the place where hazardous wastes are generated on which of them will apply for registration of hazardous waste source owner, unless hazardous wastes are generated because of an accident or force majeure event;
c) The hazardous waste source owner may register all facilities that generate hazardous wastes he/she owns or manage within a province, or select a point to register linear facilities that generate hazardous wastes within a province.
3. The following entities are only required to submit periodic reports on hazardous waste management instead of applying for the register of hazardous waste source owner:
a) Facilities that have operated for less than 01 year;
b) Facilities whose regular or annual production of hazardous wastes does not exceed 600 kg/year, except for hazardous wastes on the list of persistent organic pollutants (POP) in Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants (hereinafter referred to as Stockholm Convention)
c) Offshore oilrigs.
Article 13. Documents for registration of hazardous waste source owner
1. Documents for registration of hazardous waste source owner include:
a) The application form provided in Appendix 6 (A) enclosed herewith;
b) 01 copy of the Certificate of Business registration or an equivalent paper;
c) Documents for registration of reuse, recycle, treatment of hazardous wastes, or use of hazardous wastes for energy production are specified in Point 5.1; the application form is provided in Appendix 6 (A) of this Circular.
2. Documents in the case of registration of hazardous waste source owner mentioned in Clause 3 of Article 12 are replaced with reports (the form is provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith).
Article 14. Procedures for registration of hazardous waste source owner
1. Documents for registration of hazardous waste source owner include:
a) Hazardous waste source owner (except for the entities mentioned in Clause 3 Article 12 of this Circular) shall compile 01 application and submit it to Departments of Natural Resources and Environment of the province where hazardous wastes are generated, whether directly or by post;
b) The Department of Natural Resources and Environment shall examine the completeness and legitimacy of the application. If the application is not complete or not legitimate, within 05 working days, the Department of Natural Resources and Environment shall request the hazardous waste source owner to complete the application;
c) After submitting the application as prescribed in Point a of this Clause, the registration is considered completed when the applicant receives a confirmation from the Department of Natural Resources and Environment or a postal unit (in case the application is sent by post), unless the Department of Natural Resources and Environment makes a request for completion of the application according to Point b of this Clause. The confirmation mentioned can be temporarily used instead of the register of hazardous waste source owner while awaiting the issuance of the register.
2. Within 15 working days from the receipt of the complete and legitimate application, the Department of Natural Resources and Environment shall consider issuing the register of hazardous waste source owner, except for the case in Clause 3 of this Article.
3. If the hazardous waste source owner reuses, recycles, treats hazardous wastes, or use hazardous wastes for energy production within the facility where hazardous wastes are generated, the time limit for issuing the register is 30 working days from the day on which the complete and legitimate application is received.
a) The Department of Natural Resources and Environment shall carry out an inspection at the facility within 15 working days from the receipt of the complete and legitimate application. The maximum duration of the an inspection is 02 working days;
b) Within 15 working days from the end of the inspection, the Department of Natural Resources and Environment shall issue the register of hazardous waste source owner (the form is provided in Appendix 6 (B) enclosed herewith) with 01 registration number according to Appendix 7 enclosed herewith. If conditions for issuance of the register of hazardous waste source owner are not satisfied, the Department of Natural Resources and Environment shall make a written notice and provide explanation. The hazardous waste source owner shall revise and resubmit the application according to the notice of the Department of Natural Resources and Environment. The time for revision of the application is not included in the time limit for issuing the register.
4. In case of exemption from registration for the register of hazardous waste source owner mentioned in Clause 3 Article 12 of this Circular:
a) The hazardous waste source owner shall make the first report on hazardous waste management (the form is provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith) and submit it to the Department of Natural Resources and Environment, whether directly or by post;
b) The Department of Natural Resources and Environment shall issue a confirmation as soon as the report is received. This confirmation (or a confirmation of the postal unit) and a copy of the firs report on hazardous waste management has the same value as the register of hazardous waste source owner.
Article 15. Reissuance of register of hazardous waste source owner
1. The hazardous waste source owner mentioned in Clause 2 Article 6 of Decree No. 38/2015/ND-CP must apply for reissuance of the register of hazardous waste source owner.
2. An application for reissuance of the register consists of:
a) The application form provided in Appendix 6 (A) enclosed herewith;
b) Documents related to the changes compared to the first application.
3. Procedures for reissuance of the register of hazardous waste source owner are the same as those prescribed in Clauses 1 to 3 are 14 of this Circular.
4. The ordinance number of the reissued register will follow the previous register.
Section 2: PROCEDURES FOR ISSUANCE, REISSUANCE, AND ADJUSTMENT OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT; REVOCATOIN OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT OR LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 16. Application for the license for hazardous waste treatment
1. An application form provided in Appendix 5 (A.1) enclosed herewith.
2. 01 copy of the report on assessment of environmental impact of the waste treatment facility project that is approved by the Ministry of Natural Resources and Environment, or substitute documents mentioned in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.
3. 01 copy of the document about planning for management and treatment of wastes approved by a provincial agency.
4. Legal documents about the transit station (if any) in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.
5. Descriptions and documents in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.
6. The plan for test running the hazardous waste treatment facility (hereinafter referred to as test run plan) in Appendix 5 (C) enclosed herewith. The test run plan shall be bound into a book and filed in the application.
Article 17. Procedures for issuance of license for hazardous waste treatment
1. Each applicant shall submit 02 sets of application prescribed in Article 16 of this Circular to the licensing authority. The applicant may decide whether to submit 02 copies of the test run plan when submitting the application or later. If the application is not complete or not legitimate, within 10 working days, the competent agencies shall request the applicant in writing to complete the application.
2. Within 20 working days from the receipt of the complete and legitimate application, the licensing authority shall consider and issue a written approval for the test run plan in the following order:
a) Within 10 working days from the day on which the application is examined as prescribed in Clause 1 of this Article (or from the receipt of the test run plan if it is submitted after the deadline for examining the application), the licensing authority shall send the applicant a notice if the documents are not complete or not appropriate for the hazardous waste treatment facility;
b) Within 10 working days from the day on which the test run plan is examined, the licensing authority shall issue a written approval (the form is provided in Appendix 5 (D) enclosed herewith) for an test run period not exceeding 06 months (enclosed with 01 copy of the test run plan bearing the seal of the licensing authority).
3. After receiving the approval from the licensing authority, the applicant shall test run the hazardous waste treatment system as follows:
a) Start collecting, transporting, or receiving hazardous wastes to test run the hazardous waste treatment system;
b) Take samples for environmental monitoring at least 03 different times. Only take samples for environmental monitoring when the systems and equipment are running at their peak. If necessary, the licensing authority shall carry out a surprise inspection at the facility and take samples during the test run of the hazardous waste treatment system;
c) If the test run period needs to be extended, the applicant shall sent an explanation to the licensing authority within 15 working days before the expiration date written on the written approval. Only 01 extension shall be granted except for force majeure events;
d) If environmental pollution is likely to exceed technical regulations without remedial measures, the systems and equipment must be suspended to work out a solution and submit a report to the licensing authority before the plan can be resumed.
4. After the test run is completed, the applicant shall submit a report on test run result as follows:
a) Submit 02 copies of the report on test run result (the form is provided in Appendix 5 (D) enclosed herewith) to the licensing authority. If no report, request for extension, or explanation is sent to the licensing authority within 06 months from the day on which the written request is issued, the applicant must register the test run again;
If the test run result does not meet technical regulations or the report is not complete, within 10 days from the receipt of the report on test run result, the licensing authority shall request the applicant to complete the report or test run again.
5. Seeking opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located:
a) The licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located not later than the time the approval for test run is issued by the licensing authority;
b) The Department of Natural Resources and Environment shall make a written response within 30 days from the day on which the licensing authority’s request is received; provide explanation for disproval (if any).
6. Within 25 working days from the receipt of the report on test run result and the response from the Department of Natural Resources and Environment, the licensing authority shall carry out an inspection at the hazardous waste treatment facility and transit station (if any), then perform on one of the tasks below to assess fulfillment of conditions and issue the license for hazardous waste treatment:
a) Establish an engineering consultancy group which consists of experts in the environment field and relevant fields;
b) Seek opinions from experts or relevant entities.
7. If the conditions, technical requirements, and management procedures are not satisfied, the licensing authority shall send a written notice (separately or written on the inspection record prescribed in Clause 6 of this Article) to the applicant for the applicant to make changes or provide explanation.
8. Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the licensing authority shall consider issuing the license for hazardous waste treatment.
9. License for hazardous waste treatment:
a) There will be 02 copies of the license for hazardous waste treatment (the template is provided in Appendix 5 (E) enclosed herewith): 01 copy is submitted to the owner of hazardous waste treatment facility report, whether directly or by post; the other is kept by the licensing authority;
b) The license for hazardous waste treatment is effective for 03 years from the issuance date, provided it is kept together with the application bearing the seal of the licensing authority.
c) Each license for hazardous waste treatment has 01 number according to Appendix 7 enclosed herewith.
10. While following procedures, if the applicant does not return the application or does not provide an acceptable explanation in writing as prescribed within 06 months, the application shall be processed again.
Article 18. Issuance of license for hazardous waste treatment
1. Cases of reissuance of the license for hazardous waste treatment prescribed in Clause 1 Article 11 of Decree No. 38/2015/ND-CP.
2. An application for reissuance of the license for hazardous waste treatment consists of:
a) An application form provided in Appendix 5 (A.2) enclosed herewith;
b) Reports, copies of inspection records according to Appendix 5 (B.2) enclosed herewith).
3. Procedures for reissuance of the license for hazardous waste treatment
a) The application for reissuance of the license for hazardous waste treatment shall be submitted at least 03 months before the expiration date of the license or within 01 months from the day on which the license is found damaged or lost;
b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application prescribed in Clause 2 of this Article, the licensing authority shall consider reissuing the license for hazardous waste treatment. If necessary, the licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located as prescribed in Clause 5 Article 18 of this Circular and carry out an inspection at the facility.
4. If adjustments are made, documents and procedures shall comply with regulations on license adjustment in Article 19 of this Circular. In case of reissuance prescribed in Point b Clause 1 Article 13 of Decree No. 38/2015/ND-CP when adjustments are made, documents and procedures shall comply with Article 17 of this Circular.
Article 19. Adjustments to the license for hazardous waste treatment
1. Cases of adjustments to the license for hazardous waste treatment are prescribed in Clause 2 Article 11 of Decree No. 38/2015/ND-CP.
2. An application for adjustments to the license for hazardous waste treatment consists of:
a) An application form provided in Appendix 5 (A.1) enclosed herewith;
b) Documents about the adjustments (if any);
c) Explanation for the adjustments, reports, copies of inspection records according to Appendix 5 (B.3) enclosed herewith;
d) The test run plan according to Appendix 5 (C) enclosed herewith if there are additional systems or equipment that need test running.
3. Licenses for hazardous waste treatment shall be adjusted under the procedures in Article 17 of this Circular. If necessary, the licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment prescribed Clause 5 Article 17 of this Circular.
4. Cases in which test run is not required:
a) Change or addition of operating area (not including relocation of the treatment facility);
b) Change of locations, quantity of transit stations;
c) Changes/addition of: systems, vehicles, equipment serving the packaging, preservation, storage, transport, transit, preliminary treatment of hazardous wastes; systems, equipment for treatment of hazardous wastes without causing negative impact to the environment;
d) Addition of hazardous wastes with similar characteristics and treatment methods to the hazardous wastes or groups hazardous wastes that have been tested and licensed.
e) Increase of quantity, volume of licensed hazardous wastes.
5. The adjusted license for hazardous waste treatment shall be issued in one of the following manners:
a) Replace the previous license with the effective period of 03 years from the issuance date;
b) Issue an appendix to the existing license for hazardous waste treatment which specifies the adjustments. In this case, the effective period of the existing period shall remain unchanged.
Article 20. Integration and replacement of some procedures for licensing hazardous waste treatment
1. The following procedures are integrated and replaced with procedures for issuance of the license for hazardous waste treatment:
a) Inspection, certification of completion of environmental protection works according to reports; inspection of environmental protection works according to detailed environmental protection plans (or similar documents) of projects having hazardous waste treatment works;
b) Certification of fulfillment of environmental protection requirements facilities treating domestic solid wastes or common industrial solid wastes in case the hazardous waste treatment facility combines treatment of domestic solid wastes and common industrial solid waste (including treatment using shared systems/equipment or separate systems/equipment).
2. With regard to hazardous waste treatment facilities that combine treatment of domestic solid wastes and common industrial solid wastes, obtained licenses according to regulations promulgated before the effective date of this Circular, have undergone inspections, and obtain certification of completion of environmental protection works serving treatment of domestic solid wastes, common industrial solid wastes before June 15, 2015, that wish to obtain certification of environmental safety of the waste treatment facility shall follow procedures in Clause 4 Article 18 of this Circular.
Article 21. Revocation of license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management
1. The license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management shall be revoked in the following cases:
a) Violations against regulations on hazardous waste management, regulations in the license for hazardous waste treatment o license for hazardous waste management that lead to revocation as prescribed by law;
b) The owner of hazardous waste management facility fails to operate after 01 year from the issuance date of the license for hazardous waste treatment, except for force majeure events;
c) The hazardous waste transport/treatment/destruction/management facility shut down hazardous waste operation, goes bankrupt, or is dissolved.
2. The licensing authority shall issue decisions to revoke the licenses they issue and specify the entities whose licenses are revoked, their registration number, date of issue, and reasons for revocation.
Article 22. Transboundary movement of hazardous wastes
1. An application for Transboundary movement of hazardous wastes consists of:
a) An application form provided in Appendix 8 (A) enclosed herewith;
b) 01 copy of the contract for hazardous waste treatment with the hazardous waste treatment unit in the country of import;
c) 01 notification document for Transboundary movement in English under Basel Convention (http://www.basel.int/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.pdf).
2. An application for Transboundary movement of hazardous wastes consists of:
a) The applicant shall submit 02 sets of application prescribed in Clause 1 of this Article to Vietnam Environment Administration, which is the Basel Convention authority in Vietnam (or the national web portal);
b) Within 10 working days, Vietnam Environment Administration shall examine the completeness and legitimacy of the application, and request the applicant to complete it if it is not satisfactory;
c) Within 10 working days from the receipt of the complete and legitimate application, Vietnam Environment Administration shall send a written notice and 01 notification document of Transboundary movement in English to the Basel Convention authority of the country of import and country of transit (if any) as prescribed by Basel Convention;
d) Within 20 working days from the day on which the Basel Convention authority of the country of import and country of transit (if any) gives a response, Vietnam Environment Administration shall issue a written approval (the template is provided in Appendix 8 (B) enclosed with this Circular). If the application is rejected, Vietnam Environment Administration shall gives a written response and provide explanation.
3. The movement of hazardous wastes to the border checkpoint must be done by entities having the license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management.
4. After Vietnam Environment Administration issues an approval for export of hazardous wastes, the applicant shall compile at least 02 sets of movement documents in English for each shipment of hazardous wastes that are permitted to be exported (www.basel.int/pub/move.pdf).
5. After hazardous wastes are treated, the entity permitted by Vietnam Environment Administration to export hazardous wastes shall retain 01 set of documents and send 01 set certified by the overseas treatment unit to Vietnam Environment Administration.
Article 23. Collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes
1. Packages, storage devices, storage areas, transit areas, means of transport, systems and equipment for treating hazardous medical wastes must satisfy technical requirements and procedures in Appendix 2 (A) and Appendix 2 (B) enclosed herewith.
2. The Department of Natural Resources and Environment shall formulate a plan for collection, transport, and treatment of local hazardous medical wastes according to local conditions and regulations of law on environmental protection, then submit it to the People’s Committee of the province; the People’s Committee of the province shall submit reports to the Ministry of Health on the approved plan.
3. The plan for collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes mentioned in Clause 2 of this Article must contain the following information:
a) Location, model of hazardous medical waste treatment;
b) Scope, method of collection and transport of hazardous medical wastes;
c) Information about entities participating in collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes;
d) Relevant issues.
4. The logbook of delivery of hazardous medical wastes shall be used instead of hazardous waste documents if permitted in the plan for collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes of the People’s Committee of the province.
5. The owner of hazardous waste treatment facility or management facility that wishes to participate in the plan mentioned in Clause 2 of this Article but beyond the ambit of the issued license must notify the licensing authority advance.
Article 24. Collection, movement, storage, transit of hazardous wastes by vehicles/equipment not written on license for hazardous waste treatment
1. The Department of Natural Resources and Environment shall formulate a plan for collection, transport, storage, transit of hazardous wastes of hazardous waste source owners that generate less than 600 kg/year or those in remote areas or areas that do not allow them to directly move, store, or transit hazardous wastes by the vehicles/equipment written on the hazardous wastes, then submit it to the People’s Committee of the province for approval. Hazardous wastes from the aforementioned hazardous waste source owners must be treated by entities having appropriate licenses for hazardous waste treatment.
2. The People’s Committee of the province shall send the approved plan mentioned in Clause 1 of this Article to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. The use of vehicles/equipment not written on the license for hazardous waste treatment to move, store hazardous wastes that cannot be treated in Vietnam or under international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory, it is required to submit a report to the licensing authority for consideration on a case-by-case basis. Within 15 working days, the licensing authority shall make a written response. Explanation shall be provided in case of disapproval.
Article 25. Reuse of hazardous wastes
Hazardous wastes may only be reused within the premises of the facility where they are generated and the reuse must be registered in the register of hazardous waste source owner.
Article 26. Collection, movement of hazardous wastes from offshore petroleum works to the mainland
1. The entities that collect, move hazardous wastes from offshore petroleum works to the mainland by the vehicles not written on their license for hazardous waste treatment prescribed in Clause 3 Article 8 of Decree No. 38/2015/ND-CP must satisfy the following requirements:
a) The packages, storage devices, storage areas, transit areas, vehicles for moving hazardous wastes must satisfy requirements in Appendix 2 (B) enclosed herewith;
b) There is a contract to transfer hazardous wastes with a holder of license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management;
c) There is a plan for collection, transport, movement of hazardous wastes and a list of vehicles.
2. The entities mentioned in Clause 1 of this Article must obtain written approval from the licensing authority in advance. Within 15 working days, the licensing authority shall make a written response. Explanation shall be provided in case of disapproval.
Article 27. Research and development of hazardous waste treatment technologies in the laboratory
1. Entities engaged in research and development that wish to receive hazardous wastes for testing or evaluation of technologies in the laboratory shall submit explanation and test run plans (the same template in Appendix 5 (C) enclosed herewith) to the Ministry of Trade for approval.
2. The aforementioned entity may only receive hazardous wastes suitable for the testing from owners of hazardous waste treatment facilities or hazardous waste management facilities. The vehicles used for movement of hazardous wastes must satisfy requirements in Appendix 2 (B) enclosed herewith and be written on the written approval for the test run plan issued by the Ministry of Natural Resources and Environment. Within 15 working days, the Ministry of Natural Resources and Environment shall make written response. Explanation must be provided in case of disapproval.
3. The test run period shall not exceed 06 months. If the test run period needs to be extended, a report shall be submit to the Ministry of Natural Resources and Environment. Each extension shall exceed 06 months and no more than 03 extensions shall be granted. A report shall be submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment after the test run is completed.
The following activities are note movement, treatment of hazardous wastes and are not subject to issuance of the license for hazardous waste treatment:
1. Movement, maintenance, repair of vehicles, equipment, products that are unexpired and are not classified as wastes by the waste source owner and still serve their initial purposes.
2. Movement of samples of hazardous wastes for analysis.
CERTIFICATE OF TRAINING IN HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 29. Holders of certificates of training in hazardous waste management
Certificates of training in hazardous waste management shall be issued to persons mentioned in Point a Clause 5 Article 9 of Decree No. 38/2015/ND-CP (mandatory) and any person that wishes to receive training and obtain the certificate of training in hazardous waste management.
Article 30. Requirements for providing training in hazardous waste management
1. Any institution that provides training in hazardous waste management must satisfy the following requirements:
a) The institution is licensed to provide training in environment or relevant fields as prescribed by law;
b) The person providing training in hazardous waste management must have at least a bachelor’s degree and 03 years’ experience of hazardous waste management.
2. Training shall be provided at the institution or the learners' premises according to the contents and duration of the training program framework in Appendix 9 (A) enclosed herewith. At least 10 working days before providing training, the training institution must submit a notification of training plan to Vietnam Environment Administration. Vietnam Environment Administration shall carry out inspection of the training where necessary.
Article 31. Entitlement and responsibility to provide training, issue, reissue, and revoke certificates of training in hazardous waste management
1. Vietnam Environment Administration shall issue, reissue, and revoke certificate of training in hazardous waste management.
2. Vietnam Environment Administration has the responsibility to formulate and approve hazardous waste management training program. Certificates of training in hazardous waste management shall be issued without the documents mentioned in Article 32 of this Circular if the program is held by Vietnam Environment Administration.
Article 32. Procedures for issuance of certificates of training in hazardous waste management
1. The training institution shall compile an application issuance of certificates of training in hazardous waste management as prescribed in Clause 3 of this Article and submit it to Vietnam Environment Administration directly or by post.
2. Within 15 working days from the day on which the complete and legitimate application is received, Vietnam Environment Administration shall consider issuing certificates of training in hazardous waste management (the form is provided in Appendix 9 (B) of this Circular). Explanation must be provided in case of rejection.
3. Application for issuance of certificates of training in hazardous waste management:
a) An application form provided in Appendix 9 (C) enclosed herewith;
b) A sheet of training results (the template is provided in Appendix 9 (D) enclosed herewith;
c) Copies of ID cards of eligible learners;
d) Copies or relevant documents prescribed in Article 30 of this Circular.
4. A certificate of training in hazardous waste management is effective for 03 years and shall not be extended. When a certificate expires, its holder must take another training course to obtain a new certificate as prescribed in this Circular, except for the case in Clause 5 of this Article.
5. In case the holder of an expired certificate has worked in the field of hazardous waste management or treatment for at least 02 years prior to the expiration date of the certificate, he/she shall submit an application according to Appendix 9 (D) of this Circular and the confirmation of his/her workplace to Vietnam Environment Administration. Within 07 working days, Vietnam Environment Administration shall consider issuing the certificate of training in hazardous waste management. Explanation must be provided in case of rejection.
Article 33. Reissuance and revocation of certificate of training in hazardous waste management
1. Reissuance of certificate of training in hazardous waste management:
a) If a certificate of training in hazardous waste management is lost or damaged, its holder shall submit 01 application for reissuance of the certificate according to Appendix 9 (E) to Vietnam Environment Administration.
b) Within 07 working days, Vietnam Environment Administration shall reissue the certificate of training in hazardous waste management;
c) The expiration date of the reissued certificate is the same as that of the lost or damaged certificate.
2. The certificate of training in hazardous waste management shall be revoked if it is falsified or used for illegal purposes.
Article 34. Retention of training documents
The training institution has the responsibility to retain documents of each course for at least 03 years from the ending date of the course, including:
1. Learners’ profiles (full names, dates of birth, ID numbers, occupations, addresses) and their training results.
2. List of training providers (full names, years of birth, occupation, qualifications, names and addresses of their workplaces).
3. Teaching materials, documents, test topics, and answer sheets of learners.
Article 35. Transition clauses
1. Registration numbers of hazardous waste source owners issued before the effective date of this Circular are still effective unless they have to be reissued in the case mentioned in Clause 2 Article 6 of Decree No. 38/2015/ND-CP.
2. Licenses for hazardous waste management issued before the effective date of this Circular are still effective until their expiration date. Entities that have licenses for hazardous waste treatment or destruction or licenses for hazardous waste management are considered having completed inspection procedures and environmental protection works for the items related to hazardous waste treatment.
3. Applications for registration of hazardous waste source owner, issuance, extension, adjustment of licenses for hazardous waste management received before the effective date of this Circular are still effective according to regulations of law applicable at the time of receipt.
4. Entities having licenses for hazardous waste management must comply with Article 9 of this Circular (except for Clause 11) and satisfy the following requirements:
a) Apply National Standard for environment management system by June 15, 2017;
b) Fully, systematically, and uniformly take environment management measures according to documents of the applications bearing the seal of the licensing authority and licenses for hazardous waste management. These documents are the basis for environmental monitoring, management and inspection of owners of hazardous waste management facilities;
c) Supervise the operation of hazardous waste transport agents; take responsibility for violations against regulations on environmental protection and hazardous waste management committed by such agents. Send reports of the licensing authority on changes, renewal, or termination of agent contracts within 15 days from the occurrence of such event.
5. Entities having licenses for hazardous waste movement must comply with Article 9 of this Circular (except for Clause 11) and satisfy the following requirements:
a) Sign tripartite contracts with the hazardous waste source owners, hazardous waste treatment/management/destruction facility owners for transfer of hazardous wastes, or sign contracts with waste source owners which are witnessed and confirmed by the hazardous waste treatment/management/destruction facility owner;
b) Adhere to the application for registration of hazardous waste movement services which bears the seal of the licensing authority and the license for hazardous waste movement services. These documents are the basis for environmental monitoring, management and inspection of owners of hazardous waste movement facilities.
6. Entities having licenses for hazardous waste treatment/destruction must comply with Article 9 of this Circular (except for Clause 11 and technical requirements, management procedures related to hazardous waste movement if they do not have the license for hazardous waste movement services) and adhere to the application for registration of hazardous waste treatment/destruction services which bears the signature of the licensing authority and the license for hazardous waste treatment/destruction These documents are the basis for environmental monitoring, management, and inspection of owners of hazardous waste treatment/destruction facilities.
Article 36. Effect and responsibility for implementation
1. This Circular comes into force from September 01, 2015; Circular No. 12/2011/TT-BTNMT dated April 14, 2011 of the Minister of Natural Resources and Environment on hazardous waste management is annulled from the effective date of this Circular.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, the People’s Committees of provinces, Directors of Departments of Natural Resources and Environment of provinces, and relevant entities are responsible for the implementation of this Circular.
3. Vietnam Environment Administration has the responsibility to provide guidance, inspect, and monitor the implementation of this Circular.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration./.
|
MINISTER |