Chương III Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quản lý chất thải nguy hại: Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Số hiệu: | 36/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 30/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2015 |
Ngày công báo: | 29/08/2015 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại
Ngày 30/6/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại (CTNH) quy định điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại như sau:
- Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
- Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
- Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực ngày 01/9/2015 và thay thế Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
2. Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:
a) Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;
c) Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh.
3. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:
a) Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;
b) Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);
c) Cơ sở dầu khí ngoài biển.
1. Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;
c) Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đối với trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này được thay thế bằng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
a) Chủ nguồn thải CTNH (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này) lập 01 (một) hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để hoàn thiện hồ sơ;
c) Chủ nguồn thải CTNH sau khi nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điểm a Khoản này được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường khi có văn bản tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm (trường hợp gửi qua bưu điện), trừ trường hợp có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Điểm b Khoản này. Văn bản tiếp nhận hoặc giấy xác nhận nêu tại Điểm này có giá trị pháp lý tạm thời để thay thế Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH thì thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đầy đủ, hợp lệ. Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 (hai) ngày làm việc;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (B) ban hành kèm theo Thông tư này với 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
4. Trường hợp không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này:
a) Chủ nguồn thải CTNH lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản tiếp nhận ngay khi nhận được báo cáo quản lý CTNH. Văn bản tiếp nhận này hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm kèm theo một bản sao báo cáo quản lý CTNH lần đầu nêu trên có giá trị tương đương Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
1. Chủ nguồn thải CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đăng ký để được cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký cấp lần đầu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được thực hiện theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
4. Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần cấp lại tiếp theo.
1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
4. Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có) quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.
1. Tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này đến cơ quan cấp phép để xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH. Tổ chức, cá nhân lựa chọn nộp 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH đồng thời hoặc sau thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép xem xét và có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo trình tự sau:
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này (hoặc kể từ ngày nhận được bản kế hoạch vận hành thử nghiệm trong trường hợp nộp sau khi kết thúc thời hạn xem xét nội dung hồ sơ), cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung nếu nội dung không đầy đủ, phù hợp với cơ sở xử lý CTNH;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (D) ban hành kèm theo Thông tư này với thời gian thử nghiệm không quá 06 (sáu) tháng (kèm theo 01 (một) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận).
3. Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp phép, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định như sau:
a) Được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH để vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;
b) Thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường ít nhất 03 (ba) lần tại các thời điểm khác nhau. Chỉ lấy mẫu quan trắc môi trường khi các hệ thống, thiết bị xử lý hoạt động ở công suất tối đa. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép kiểm tra đột xuất cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;
c) Trường hợp có nhu cầu gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH thì phải có văn bản giải trình gửi cơ quan cấp phép chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc trước ngày hết hạn ghi trong văn bản chấp thuận; việc vận hành thử nghiệm không được gia hạn quá 01 (một) lần trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Trường hợp phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vượt QCKTMT mà không có biện pháp khắc phục ngay thì phải tạm ngừng hoạt động các hệ thống, thiết bị xử lý để có phương án giải quyết trước khi vận hành trở lại theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo cơ quan cấp phép.
4. Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm theo quy định sau đây:
a) Nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;
b) Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt QCKTMT, có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh, hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.
5. Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH:
a) Cơ quan cấp phép lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH; thời điểm văn bản lấy ý kiến không muộn hơn thời điểm cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận văn bản của cơ quan cấp phép, trường hợp không đồng thuận phải nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH, trạm trung chuyển CTNH (nếu có) đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện và cấp Giấy phép xử lý CTNH:
a) Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý CTNH, thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan;
b) Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra quy định tại Khoản 6 Điều này cho tổ chức, cá nhân để đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình.
8. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH.
9. Giấy phép xử lý CTNH được quy định như sau:
a) Giấy phép xử lý CTNH có 02 (hai) bản gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (E) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 (một) bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến chủ xử lý CTNH và 01 (một) bản lưu tại cơ quan cấp phép;
b) Giấy phép xử lý CTNH có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận;
c) Giấy phép xử lý CTNH có 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Trong quá trình tiến hành thủ tục, nếu quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.
1. Trường hợp cấp lại Giấy phép xử lý CTNH được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:
a) Đơn đăng ký theo quy định tại Phụ lục 5 (A.2) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.2) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:
a) Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH chậm nhất là 03 (ba) tháng trước ngày Giấy phép hết hạn hoặc trong thời gian 01 (một) tháng kể từ ngày phát hiện Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng;
b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan cấp phép cấp lại Giấy phép xử lý CTNH. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Thông tư này và tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở.
4. Trường hợp có sự thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định về điều chỉnh giấy phép theo quy định tại Điều 19 Thông tư này; trường hợp cấp lại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP khi có thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
1. Trường hợp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các hồ sơ, giấy tờ về thay đổi, bổ sung so với hồ sơ cấp lần đầu Giấy phép xử lý CTNH (nếu có);
c) Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung, các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.3) ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp có bổ sung các hệ thống, thiết bị xử lý thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm.
3. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư này.
4. Các trường hợp không yêu cầu vận hành thử nghiệm:
a) Thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động (không bao gồm việc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý);
b) Thay đổi địa điểm, số lượng trạm trung chuyển CTNH;
c) Thay đổi, bổ sung: hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc đóng gói, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế CTNH; hệ thống, thiết bị xử lý CTNH mà không trực tiếp gây tác động xấu đến môi trường;
d) Bổ sung loại CTNH có tính chất, phương án xử lý tương tự các CTNH hoặc nhóm CTNH đã được vận hành thử nghiệm và cấp phép;
e) Tăng số lượng, khối lượng loại CTNH đã được cấp phép.
5. Việc cấp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện bằng một trong hai hình thức:
a) Cấp Giấy phép xử lý CTNH thay thế Giấy phép trước đó với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp;
b) Cấp bổ sung Phụ lục kèm theo Giấy phép xử lý CTNH đã được cấp, trong đó nêu rõ nội dung điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp. Thời hạn của Giấy phép đã được cấp không thay đổi khi được điều chỉnh bằng hình thức cấp bổ sung phần Phụ lục.
1. Các thủ tục sau đây được tích hợp và thay thế bằng thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH:
a) Kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM, kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương) của dự án có hạng mục xử lý CTNH;
b) Xác nhận bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong trường hợp cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (bao gồm việc kết hợp xử lý chung bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH hoặc sử dụng hệ thống, thiết bị xử lý riêng biệt).
2. Cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được cấp phép theo các quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trước ngày 15 tháng 6 năm 2015 nhưng có nhu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường tích hợp vào Giấy phép xử lý CTNH thì thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
1. Việc thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH được thực hiện trong các trường hợp:
a) Vi phạm các quy định về quản lý CTNH hoặc quy định trong Giấy phép xử lý CTNH, Giấy phép quản lý CTNH đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Chủ xử lý CTNH không hoạt động sau 01 (một) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý CTNH trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Chủ vận chuyển CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH, chủ xử lý CTNH chấm dứt hoạt động về CTNH hoặc phá sản, giải thể.
2. Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, mã số quản lý CTNH, ngày cấp, căn cứ, lý do thu hồi.
REGISTRATION OF HAZARDOUS WASTE SOURCE OWNER; PROCEDURES FOR ISSUANCE, REISSUANCE, AND ADJUSTMENT OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT
Section 1: REGISTRATION OF HAZARDOUS WASTE SOURCE OWNER
Article 12. Applicants for registration of hazardous waste source owner
1. Any business establishment that generates hazardous wastes must apply for registration of hazardous waste source owner with the Department of Natural Resources and Environment of the province where hazardous wastes are generated.
2. Rules for identification of hazardous waste source owners:
a) The identification of the hazardous waste source owner for registration and management of hazardous wastes depends on the place where hazardous wastes are generated;
b) Any business establishment that generates hazardous wastes outside its premises shall has an agreement with the entity in charge of the place where hazardous wastes are generated on which of them will apply for registration of hazardous waste source owner, unless hazardous wastes are generated because of an accident or force majeure event;
c) The hazardous waste source owner may register all facilities that generate hazardous wastes he/she owns or manage within a province, or select a point to register linear facilities that generate hazardous wastes within a province.
3. The following entities are only required to submit periodic reports on hazardous waste management instead of applying for the register of hazardous waste source owner:
a) Facilities that have operated for less than 01 year;
b) Facilities whose regular or annual production of hazardous wastes does not exceed 600 kg/year, except for hazardous wastes on the list of persistent organic pollutants (POP) in Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants (hereinafter referred to as Stockholm Convention)
c) Offshore oilrigs.
Article 13. Documents for registration of hazardous waste source owner
1. Documents for registration of hazardous waste source owner include:
a) The application form provided in Appendix 6 (A) enclosed herewith;
b) 01 copy of the Certificate of Business registration or an equivalent paper;
c) Documents for registration of reuse, recycle, treatment of hazardous wastes, or use of hazardous wastes for energy production are specified in Point 5.1; the application form is provided in Appendix 6 (A) of this Circular.
2. Documents in the case of registration of hazardous waste source owner mentioned in Clause 3 of Article 12 are replaced with reports (the form is provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith).
Article 14. Procedures for registration of hazardous waste source owner
1. Documents for registration of hazardous waste source owner include:
a) Hazardous waste source owner (except for the entities mentioned in Clause 3 Article 12 of this Circular) shall compile 01 application and submit it to Departments of Natural Resources and Environment of the province where hazardous wastes are generated, whether directly or by post;
b) The Department of Natural Resources and Environment shall examine the completeness and legitimacy of the application. If the application is not complete or not legitimate, within 05 working days, the Department of Natural Resources and Environment shall request the hazardous waste source owner to complete the application;
c) After submitting the application as prescribed in Point a of this Clause, the registration is considered completed when the applicant receives a confirmation from the Department of Natural Resources and Environment or a postal unit (in case the application is sent by post), unless the Department of Natural Resources and Environment makes a request for completion of the application according to Point b of this Clause. The confirmation mentioned can be temporarily used instead of the register of hazardous waste source owner while awaiting the issuance of the register.
2. Within 15 working days from the receipt of the complete and legitimate application, the Department of Natural Resources and Environment shall consider issuing the register of hazardous waste source owner, except for the case in Clause 3 of this Article.
3. If the hazardous waste source owner reuses, recycles, treats hazardous wastes, or use hazardous wastes for energy production within the facility where hazardous wastes are generated, the time limit for issuing the register is 30 working days from the day on which the complete and legitimate application is received.
a) The Department of Natural Resources and Environment shall carry out an inspection at the facility within 15 working days from the receipt of the complete and legitimate application. The maximum duration of the an inspection is 02 working days;
b) Within 15 working days from the end of the inspection, the Department of Natural Resources and Environment shall issue the register of hazardous waste source owner (the form is provided in Appendix 6 (B) enclosed herewith) with 01 registration number according to Appendix 7 enclosed herewith. If conditions for issuance of the register of hazardous waste source owner are not satisfied, the Department of Natural Resources and Environment shall make a written notice and provide explanation. The hazardous waste source owner shall revise and resubmit the application according to the notice of the Department of Natural Resources and Environment. The time for revision of the application is not included in the time limit for issuing the register.
4. In case of exemption from registration for the register of hazardous waste source owner mentioned in Clause 3 Article 12 of this Circular:
a) The hazardous waste source owner shall make the first report on hazardous waste management (the form is provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith) and submit it to the Department of Natural Resources and Environment, whether directly or by post;
b) The Department of Natural Resources and Environment shall issue a confirmation as soon as the report is received. This confirmation (or a confirmation of the postal unit) and a copy of the firs report on hazardous waste management has the same value as the register of hazardous waste source owner.
Article 15. Reissuance of register of hazardous waste source owner
1. The hazardous waste source owner mentioned in Clause 2 Article 6 of Decree No. 38/2015/ND-CP must apply for reissuance of the register of hazardous waste source owner.
2. An application for reissuance of the register consists of:
a) The application form provided in Appendix 6 (A) enclosed herewith;
b) Documents related to the changes compared to the first application.
3. Procedures for reissuance of the register of hazardous waste source owner are the same as those prescribed in Clauses 1 to 3 are 14 of this Circular.
4. The ordinance number of the reissued register will follow the previous register.
Section 2: PROCEDURES FOR ISSUANCE, REISSUANCE, AND ADJUSTMENT OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT; REVOCATOIN OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT OR LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 16. Application for the license for hazardous waste treatment
1. An application form provided in Appendix 5 (A.1) enclosed herewith.
2. 01 copy of the report on assessment of environmental impact of the waste treatment facility project that is approved by the Ministry of Natural Resources and Environment, or substitute documents mentioned in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.
3. 01 copy of the document about planning for management and treatment of wastes approved by a provincial agency.
4. Legal documents about the transit station (if any) in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.
5. Descriptions and documents in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.
6. The plan for test running the hazardous waste treatment facility (hereinafter referred to as test run plan) in Appendix 5 (C) enclosed herewith. The test run plan shall be bound into a book and filed in the application.
Article 17. Procedures for issuance of license for hazardous waste treatment
1. Each applicant shall submit 02 sets of application prescribed in Article 16 of this Circular to the licensing authority. The applicant may decide whether to submit 02 copies of the test run plan when submitting the application or later. If the application is not complete or not legitimate, within 10 working days, the competent agencies shall request the applicant in writing to complete the application.
2. Within 20 working days from the receipt of the complete and legitimate application, the licensing authority shall consider and issue a written approval for the test run plan in the following order:
a) Within 10 working days from the day on which the application is examined as prescribed in Clause 1 of this Article (or from the receipt of the test run plan if it is submitted after the deadline for examining the application), the licensing authority shall send the applicant a notice if the documents are not complete or not appropriate for the hazardous waste treatment facility;
b) Within 10 working days from the day on which the test run plan is examined, the licensing authority shall issue a written approval (the form is provided in Appendix 5 (D) enclosed herewith) for an test run period not exceeding 06 months (enclosed with 01 copy of the test run plan bearing the seal of the licensing authority).
3. After receiving the approval from the licensing authority, the applicant shall test run the hazardous waste treatment system as follows:
a) Start collecting, transporting, or receiving hazardous wastes to test run the hazardous waste treatment system;
b) Take samples for environmental monitoring at least 03 different times. Only take samples for environmental monitoring when the systems and equipment are running at their peak. If necessary, the licensing authority shall carry out a surprise inspection at the facility and take samples during the test run of the hazardous waste treatment system;
c) If the test run period needs to be extended, the applicant shall sent an explanation to the licensing authority within 15 working days before the expiration date written on the written approval. Only 01 extension shall be granted except for force majeure events;
d) If environmental pollution is likely to exceed technical regulations without remedial measures, the systems and equipment must be suspended to work out a solution and submit a report to the licensing authority before the plan can be resumed.
4. After the test run is completed, the applicant shall submit a report on test run result as follows:
a) Submit 02 copies of the report on test run result (the form is provided in Appendix 5 (D) enclosed herewith) to the licensing authority. If no report, request for extension, or explanation is sent to the licensing authority within 06 months from the day on which the written request is issued, the applicant must register the test run again;
If the test run result does not meet technical regulations or the report is not complete, within 10 days from the receipt of the report on test run result, the licensing authority shall request the applicant to complete the report or test run again.
5. Seeking opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located:
a) The licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located not later than the time the approval for test run is issued by the licensing authority;
b) The Department of Natural Resources and Environment shall make a written response within 30 days from the day on which the licensing authority’s request is received; provide explanation for disproval (if any).
6. Within 25 working days from the receipt of the report on test run result and the response from the Department of Natural Resources and Environment, the licensing authority shall carry out an inspection at the hazardous waste treatment facility and transit station (if any), then perform on one of the tasks below to assess fulfillment of conditions and issue the license for hazardous waste treatment:
a) Establish an engineering consultancy group which consists of experts in the environment field and relevant fields;
b) Seek opinions from experts or relevant entities.
7. If the conditions, technical requirements, and management procedures are not satisfied, the licensing authority shall send a written notice (separately or written on the inspection record prescribed in Clause 6 of this Article) to the applicant for the applicant to make changes or provide explanation.
8. Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the licensing authority shall consider issuing the license for hazardous waste treatment.
9. License for hazardous waste treatment:
a) There will be 02 copies of the license for hazardous waste treatment (the template is provided in Appendix 5 (E) enclosed herewith): 01 copy is submitted to the owner of hazardous waste treatment facility report, whether directly or by post; the other is kept by the licensing authority;
b) The license for hazardous waste treatment is effective for 03 years from the issuance date, provided it is kept together with the application bearing the seal of the licensing authority.
c) Each license for hazardous waste treatment has 01 number according to Appendix 7 enclosed herewith.
10. While following procedures, if the applicant does not return the application or does not provide an acceptable explanation in writing as prescribed within 06 months, the application shall be processed again.
Article 18. Issuance of license for hazardous waste treatment
1. Cases of reissuance of the license for hazardous waste treatment prescribed in Clause 1 Article 11 of Decree No. 38/2015/ND-CP.
2. An application for reissuance of the license for hazardous waste treatment consists of:
a) An application form provided in Appendix 5 (A.2) enclosed herewith;
b) Reports, copies of inspection records according to Appendix 5 (B.2) enclosed herewith).
3. Procedures for reissuance of the license for hazardous waste treatment
a) The application for reissuance of the license for hazardous waste treatment shall be submitted at least 03 months before the expiration date of the license or within 01 months from the day on which the license is found damaged or lost;
b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application prescribed in Clause 2 of this Article, the licensing authority shall consider reissuing the license for hazardous waste treatment. If necessary, the licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located as prescribed in Clause 5 Article 18 of this Circular and carry out an inspection at the facility.
4. If adjustments are made, documents and procedures shall comply with regulations on license adjustment in Article 19 of this Circular. In case of reissuance prescribed in Point b Clause 1 Article 13 of Decree No. 38/2015/ND-CP when adjustments are made, documents and procedures shall comply with Article 17 of this Circular.
Article 19. Adjustments to the license for hazardous waste treatment
1. Cases of adjustments to the license for hazardous waste treatment are prescribed in Clause 2 Article 11 of Decree No. 38/2015/ND-CP.
2. An application for adjustments to the license for hazardous waste treatment consists of:
a) An application form provided in Appendix 5 (A.1) enclosed herewith;
b) Documents about the adjustments (if any);
c) Explanation for the adjustments, reports, copies of inspection records according to Appendix 5 (B.3) enclosed herewith;
d) The test run plan according to Appendix 5 (C) enclosed herewith if there are additional systems or equipment that need test running.
3. Licenses for hazardous waste treatment shall be adjusted under the procedures in Article 17 of this Circular. If necessary, the licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment prescribed Clause 5 Article 17 of this Circular.
4. Cases in which test run is not required:
a) Change or addition of operating area (not including relocation of the treatment facility);
b) Change of locations, quantity of transit stations;
c) Changes/addition of: systems, vehicles, equipment serving the packaging, preservation, storage, transport, transit, preliminary treatment of hazardous wastes; systems, equipment for treatment of hazardous wastes without causing negative impact to the environment;
d) Addition of hazardous wastes with similar characteristics and treatment methods to the hazardous wastes or groups hazardous wastes that have been tested and licensed.
e) Increase of quantity, volume of licensed hazardous wastes.
5. The adjusted license for hazardous waste treatment shall be issued in one of the following manners:
a) Replace the previous license with the effective period of 03 years from the issuance date;
b) Issue an appendix to the existing license for hazardous waste treatment which specifies the adjustments. In this case, the effective period of the existing period shall remain unchanged.
Article 20. Integration and replacement of some procedures for licensing hazardous waste treatment
1. The following procedures are integrated and replaced with procedures for issuance of the license for hazardous waste treatment:
a) Inspection, certification of completion of environmental protection works according to reports; inspection of environmental protection works according to detailed environmental protection plans (or similar documents) of projects having hazardous waste treatment works;
b) Certification of fulfillment of environmental protection requirements facilities treating domestic solid wastes or common industrial solid wastes in case the hazardous waste treatment facility combines treatment of domestic solid wastes and common industrial solid waste (including treatment using shared systems/equipment or separate systems/equipment).
2. With regard to hazardous waste treatment facilities that combine treatment of domestic solid wastes and common industrial solid wastes, obtained licenses according to regulations promulgated before the effective date of this Circular, have undergone inspections, and obtain certification of completion of environmental protection works serving treatment of domestic solid wastes, common industrial solid wastes before June 15, 2015, that wish to obtain certification of environmental safety of the waste treatment facility shall follow procedures in Clause 4 Article 18 of this Circular.
Article 21. Revocation of license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management
1. The license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management shall be revoked in the following cases:
a) Violations against regulations on hazardous waste management, regulations in the license for hazardous waste treatment o license for hazardous waste management that lead to revocation as prescribed by law;
b) The owner of hazardous waste management facility fails to operate after 01 year from the issuance date of the license for hazardous waste treatment, except for force majeure events;
c) The hazardous waste transport/treatment/destruction/management facility shut down hazardous waste operation, goes bankrupt, or is dissolved.
2. The licensing authority shall issue decisions to revoke the licenses they issue and specify the entities whose licenses are revoked, their registration number, date of issue, and reasons for revocation.