Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
Số hiệu: | 35/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 30/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 17/08/2015 |
Ngày công báo: | 24/07/2015 | Số công báo: | Từ số 859 đến số 860 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định chi tiết Điều 65, Điều 66 Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 7, Điểm c Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 29, Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP); các quy định về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường trong khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
1. Cơ quan đề nghị thành lập, mở rộng khu kinh tế có trách nhiệm đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường của khu kinh tế. Các nội dung và kết quả đánh giá phải được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ thành lập, mở rộng khu kinh tế.
2. Nội dung đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thẩm tra hồ sơ thành lập, mở rộng khu kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường, gửi văn bản thông báo kết quả thẩm tra đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xem xét, quyết định thành lập, mở rộng khu kinh tế.
2. Hình thức thẩm tra:
a) Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá;
b) Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế. Trường hợp cần thiết, thực hiện đo đạc, lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
c) Tham vấn ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan.
1. Cơ quan đề nghị thành lập, mở rộng khu kinh tế có trách nhiệm lập quy hoạch, xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế theo quy định tại Khoản 2 Điều này và gửi thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, kiểm tra theo quy định.
2. Công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế bao gồm:
a) Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn;
b) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải;
c) Mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường xung quanh;
d) Quy hoạch diện tích cây xanh;
đ) Các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.
1. Khi có điều chỉnh quy hoạch trong khu kinh tế, trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường về khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường của khu kinh tế.
2. Nội dung đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường khi điều chỉnh quy hoạch trong khu kinh tế quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xem xét, có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh quy hoạch trong khu kinh tế. Trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá thực tế, lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Quy hoạch các khu chức năng trong khu công nghiệp phải bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng của các loại hình sản xuất gây ô nhiễm với các loại hình sản xuất khác; thuận lợi cho công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
2. Các dự án trong khu công nghiệp có khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến các cơ sở khác trong khu công nghiệp và các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu công nghiệp.
3. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường được bố trí phù hợp với các loại hình đầu tư trong khu công nghiệp, bảo đảm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường xung quanh.
4. Diện tích cây xanh trong phạm vi khu công nghiệp tối thiểu chiếm 10% tổng diện tích của toàn bộ khu công nghiệp.
1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.
2. Hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa;
b) Hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu công nghiệp; vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở;
c) Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một (01) m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.
3. Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có thể chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu công nghiệp nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào; có công tơ điện độc lập; khuyến khích việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng;
b) Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của khu công nghiệp trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
4. Việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp phải hoàn thành trước khi khu công nghiệp đi vào hoạt động.
1. Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp:
a) Nước thải phải được xử lý theo điều kiện ghi trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý phải có hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị có chức năng phù hợp theo quy định hiện hành.
2. Mạng lưới thu gom và hệ thống thoát nước mưa, nước thải phải được thường xuyên duy tu, bảo dưỡng định kỳ để bảo đảm luôn trong điều kiện vận hành bình thường.
3. Quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung:
a) Từng đơn nguyên (mô-đun) hoặc nhà máy xử lý nước thải tập trung phải vận hành thường xuyên theo quy trình công nghệ đã được phê duyệt, bảo đảm xử lý toàn bộ nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có nhật ký vận hành được ghi chép đầy đủ, lưu giữ để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra. Nhật ký vận hành bảo đảm gồm các nội dung: lượng nước thải, lượng điện tiêu thụ, hóa chất sử dụng, lượng bùn thải;
b) Thiết bị đo lưu lượng nước thải đầu vào, thiết bị quan trắc tự động duy trì hoạt động 24/24 giờ và truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương;
c) Có ít nhất ba (03) người quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung, trong đó cán bộ phụ trách phải có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành công nghệ môi trường, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, kỹ thuật điện hoặc kỹ thuật cấp, thoát nước.
4. Các trường hợp được miễn trừ đấu nối:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định, đồng thời việc đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tạo chi phí bất hợp lý cho cơ sở;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải vượt quá khả năng tiếp nhận, xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp mà khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
5. Đối với các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này, chủ cơ sở thống nhất với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp về giải pháp tách đấu nối để tự xử lý nước thải và gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP). Báo cáo bao gồm:
a) Văn bản đề nghị và báo cáo giải pháp tách đấu nối để tự xử lý nước thải của cơ sở trong khu công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này (kèm theo kết quả quan trắc nước thải định kỳ mới nhất);
b) Biên bản thỏa thuận tách đấu nối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
6. Không pha loãng nước thải trước điểm xả thải quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phát sinh khí thải, tiếng ồn phải đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, giảm thiểu tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phát sinh khí thải thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải thực hiện đăng ký chủ nguồn khí thải, quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
3. Khuyến khích việc áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp có nguy cơ phát thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí lớn.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại; tự xử lý hoặc ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Bùn cặn của nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước của khu công nghiệp và các cơ sở trong khu công nghiệp phải được thu gom, vận chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý bùn thải.
1. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của khu công nghiệp phải bao gồm kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường với các nội dung chính sau đây:
a) Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp, các tình huống đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường;
b) Các biện pháp phòng ngừa đối với từng sự cố môi trường; biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường;
c) Phương án bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó và khắc phục đối với từng tình huống sự cố môi trường; kế hoạch tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường;
d) Lắp đặt, kiểm tra và bảo đảm các thiết bị, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường;
đ) Cơ chế thực hiện, phương thức thông báo, báo động và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị trong và ngoài khu công nghiệp để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường; cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân liên quan tại khu vực trong quá trình ứng phó sự cố môi trường;
e) Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường khi xảy ra sự cố môi trường;
g) Phương án huy động nguồn tài chính cho việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
2. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Trong quá trình xây dựng và hoạt động của khu công nghiệp, khi có điều chỉnh về quy mô, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, danh mục ngành nghề nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng phải gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo kết quả cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đoàn kiểm tra thực tế, lấy ý kiến chuyên gia và cơ quan có liên quan để xem xét, quyết định.
1. Bố trí bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường để tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Người giữ vị trí phụ trách bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học, sinh học;
b) Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường.
2. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp giữa Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
3. Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
4. Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế, khu công nghiệp gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Công khai thông tin về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
6. Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi khu kinh tế, khu công nghiệp.
7. Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
8. Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền.
1. Có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường đáp ứng điều kiện sau:
a) Có ít nhất ba (03) người;
b) Người phụ trách về bảo vệ môi trường phải có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học; sinh học và có tối thiểu hai (02) năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực môi trường.
2. Vận hành thường xuyên, liên tục công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp, bảo đảm diện tích cây xanh trong khu công nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư này.
3. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp gửi Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp thống nhất và ký văn bản thỏa thuận điều kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung dưới sự giám sát của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 4 Điều 9 Thông tư này.
2. Các cơ sở quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này phải có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tổ chức quan trắc nước thải và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường, báo cáo theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả quan trắc cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
4. Thực hiện các trách nhiệm bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2015.
2. Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp và Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này, định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp trình Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế, khu công nghiệp quy định tại Thông tư này được bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI THÀNH LẬP, MỞ RỘNG KHU KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương I. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế
1. Điều kiện địa lý, địa chất
Mô tả tổng quát điều kiện địa lý, địa chất, địa hình, cảnh quan của khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế trong đó đặc biệt chi tiết đối với các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc tế (di sản thiên nhiên), cấp khu vực, cấp quốc gia.
2. Điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn
Mô tả tổng quát về điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn, các hiện tượng khí tượng cực đoan, biến đổi khí hậu của khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
- Mô tả hiện trạng các thành phần môi trường thuộc khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế.
- Mô tả đặc điểm hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước thuộc khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế.
Chương II. Dự báo các vấn đề môi trường khi thành lập, mở rộng khu kinh tế
1. Xác định các yếu tố, thành phần của đề án thành lập, mở rộng khu kinh tế có ảnh hưởng đến môi trường (phương án quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, vận hành các khu chức năng trong khu kinh tế,...).
2. Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường của đề án thành lập, mở rộng khu kinh tế:
- Xác định các thành phần môi trường và kinh tế - xã hội chịu tác động do việc thành lập, mở rộng khu kinh tế (đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, điều kiện địa chất, điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn, biến đổi khí hậu, cộng đồng dân cư,...).
- Đánh giá mức độ tác động của đề án thành lập, mở rộng khu kinh tế đến các thành phần môi trường và kinh tế - xã hội đã xác định.
Chương III. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường
1. Các giải pháp bảo vệ môi trường:
- Phương án quy hoạch khu kinh tế để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và kinh tế - xã hội.
- Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực đến từng thành phần môi trường và kinh tế - xã hội.
- Phương án đầu tư, xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải; mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường xung quanh; quy hoạch diện tích cây xanh; các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.
- Giải pháp di dân, tái định cư và an sinh xã hội.
2. Tổ chức thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường
Cần làm rõ năng lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường thông qua việc đánh giá về nguồn lực thực thực hiện, bao gồm:
- Nguồn nhân lực.
- Nguồn tài chính.
- Kế hoạch và tiến độ tổ chức thực hiện.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về các tác động môi trường, giải pháp bảo vệ môi trường khi thành lập, mở rộng và đưa khu kinh tế vào hoạt động.
Đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường và tính khả thi của các giải pháp bảo vệ môi trường.
Kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền để việc thực hiện các giải pháp trong báo cáo được thuận lợi và bền vững.
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TRONG KHU KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Mô tả tóm tắt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được phê duyệt
1.1. Quy hoạch chung của khu kinh tế.
1.2. Quy hoạch từng phân khu chức năng.
1.3. Bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trong các phân khu chức năng.
2. Những nội dung điều chỉnh so với quy hoạch
2.1. Xác định sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế.
2.2. Mô tả các nội dung điều chỉnh so với quy hoạch được duyệt.
2.3. Các bản đồ, sơ đồ liên quan.
3. Các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp bảo vệ môi trường
3.1. Trên cơ sở nội dung điều chỉnh mô tả trong mục 2, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế - xã hội.
3.2. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể phù hợp với quy hoạch mới.
|
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO |
BÁO CÁO GIẢI PHÁP TÁCH ĐẤU NỐI NƯỚC THẢI CỦA CƠ SỞ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Thông tin chung:
- Tên chủ cơ sở:.............................................................................................................
- Người đại diện: ……………………. Chức vụ:..............................................................
- Địa chỉ: …………………….. Khu công nghiệp:............................................................
- Số điện thoại: …………. Số Fax: ……………. E-mail:.................................................
- Loại hình sản xuất kinh doanh:....................................................................................
2. Phương án tách đấu nối và tự xử lý nước thải
- Lượng nước thải phát sinh, thành phần, tính chất nước thải.
- Nguyên nhân thực tế của việc tách đấu nối nước thải.
- Mô tả phương án xử lý nước thải:
+ Công suất, công nghệ xử lý nước thải.
+ Vị trí, điểm xả ra nguồn tiếp nhận (có kèm theo sơ đồ).
+ Chương trình quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý.
- Chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (xác định cụ thể).
3. Cam kết và kiến nghị
Cam kết thực hiện nghiêm túc phương án xử lý nước thải đã nêu và bảo đảm nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cho phép cơ sở ……………….. tách đấu nối khỏi hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ……………… và tự xử lý nước thải phát sinh.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
BÁO CÁO VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ, QUY HOẠCH, HOẠT ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Thông tin chung:
- Tên chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:.............................
- Người đại diện: …………………………. Chức vụ:..........................................................
- Địa chỉ:.............................................................................................................................
- Số điện thoại: ……………… Số Fax: …………… E-mail:...............................................
1. Tóm tắt tình hình hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và công tác bảo vệ môi trường
- Tóm tắt tình hình hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: quản lý chất thải rắn; xử lý khí thải của các cơ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; xử lý nước thải; quan trắc môi trường;...
- Những tồn tại, khó khăn (nếu có).
2. Nội dung điều chỉnh về quy mô/ quy hoạch/ hạ tầng kỹ thuật/ danh mục ngành nghề
- Xác định rõ sự cần thiết phải điều chỉnh.
- Các nội dung điều chỉnh về quy mô/ quy hoạch/ hạ tầng kỹ thuật/ danh mục ngành nghề.
3. Các yếu tố tác động và giải pháp bảo vệ môi trường
- Thuyết minh cụ thể vấn đề môi trường phát sinh, dự báo các yếu tố tác động đến môi trường khi điều chỉnh về quy mô/ quy hoạch/hạ tầng kỹ thuật/danh mục ngành nghề.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với các nội dung điều chỉnh.
4. Kết luận, kiến nghị, cam kết
|
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ |
BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ... TÊN BAN QUẢN LÝ CÁC KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
Tháng ……., năm ………. |
I. THÔNG TIN CHUNG
- Tên Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:
- Địa chỉ:
- Người đại diện:
- Số điện thoại: Fax: E-mail:
- Tình hình hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (căn cứ số liệu tại Bảng 5a, 5b).
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.
2. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.
3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao về chất lượng, tổng lượng thải (ước tính trong năm lập báo cáo) và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.
4. Đánh giá tổng lượng chất thải rắn (chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, bùn thải,...) phát sinh tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý (kể cả hợp đồng với các đơn vị bên ngoài). Đánh giá diễn biến so với (những) năm trước, biểu thị bằng biểu đồ so sánh.
5. Một số vấn đề liên quan khác.
(Lưu ý: việc đánh giá hiện trạng môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải căn cứ vào báo cáo kết quả quan trắc và công tác bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này).
III. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
1. Việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn; phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường; tình hình hoạt động của bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.
2. Tình hình tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường (Luật, Nghị định, Thông tư,...). Kết quả thanh tra, kiểm tra về môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
3. Đánh giá hiện trạng hoạt động của các công trình xử lý chất thải và các biện pháp bảo vệ môi trường khác tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Nêu rõ về số lượng, quy mô hoạt động của công trình, so sánh với thực trạng phát sinh chất thải và nhu cầu xử lý).
4. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
5. Tình hình thực hiện các quy định về quan trắc, thông tin và báo cáo kết quả quan trắc môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá chung về chất lượng môi trường các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
2. Đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
3. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và đề xuất, kiến nghị (nếu có) với cơ quan quản lý nhà nước.
V. CÁC PHỤ LỤC
- Danh sách các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của địa phương theo Bảng 5a, 5b.
- Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong từng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn theo Bảng 5c.
- Sơ đồ vị trí xả thải, vị trí quan trắc và hệ thống xử lý nước thải tập trung của từng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các bảng, biểu về kết quả phân tích, quan trắc các thông số theo từng thành phần môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các kết quả thanh tra, kiểm tra.
|
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO |
Bảng 5a. Danh sách các khu kinh tế trên địa bàn
TT |
Tên khu kinh tế (năm thành lập) |
Hiện trạng hoạt động |
Tổng lượng nước thải được xử lý/lượng phát sinh (m3/ngđ) |
Tổng lượng CTR được xử lý/lượng phát sinh (tấn/năm) |
||||||
Chưa hoạt động |
Đang hoạt động |
|
||||||||
|
KCN/KCX/KCNC |
Khu đô thị |
Khu du lịch/khu kinh doanh dịch vụ... |
Sinh hoạt |
Công nghiệp |
Sinh hoạt |
Công nghiệp |
Nguy hại |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5b. Danh sách các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn
TT |
Tên KCN, KCX, KCNC (năm thành lập) |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ lấp đầy (%) |
Số cơ sở đang hoạt động |
Số cơ sở được miễn trừ đấu nối nước thải |
Tổng lượng chất thải rắn (tấn/năm) |
Tổng lượng chất thải nguy hại (tấn/năm) |
Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm) |
Tổng lượng nước thải được xử lý tại HTXLNTTT (m3/ngày đêm) |
Tổng lượng nước thải các cơ sở được miễn trừ đấu nối (m3/ngày đêm) |
Hệ thống xử lý nước thải tập trung |
||
Công suất thiết kế (m3/ngày đêm) |
Quy chuẩn xả thải |
Vị trí xả thải |
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5c. Danh sách cơ sở hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn
TT |
KCN/KCX/KCNC |
Tên cơ sở hoạt động |
Loại hình sản xuất chính/quy mô công suất |
Khí thải |
Nước thải |
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh (tấn/ năm) |
|||
Lượng khí thải phát sinh |
Biện pháp xử lý |
Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm) |
Đấu nối vào HTXLNTTT |
Biện pháp xử lý nước thải khác (tự xử lý, chuyển giao) |
|
||||
|
KCNA |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
… |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
KCNB |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
… |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
KCNC |
Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
||
… |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TÊN BAN QUẢN LÝ CÁC KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO Tên chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
Tháng ……, năm …. |
I. THÔNG TIN CHUNG
- Tên chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:
- Địa chỉ, số điện thoại:
- Người đại diện:
- Tình hình hoạt động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (căn cứ số liệu tại Bảng 6a).
II. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
1. Đơn vị thực hiện quan trắc:
2. Đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động (báo cáo hàng quý) đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
3. Đánh giá kết quả quan trắc theo từng đợt lấy mẫu nước mặt, nước thải nước ngầm,... so với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành (căn cứ số liệu tại Bảng 6c).
4. Lập biểu đồ và đánh giá diễn biến kết quả quan trắc theo từng đợt, từng năm, theo các thông số quan trắc đối với từng thành phần môi trường.
III. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Số cơ sở phát sinh khí thải tương ứng với lượng khí thải phát sinh của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và có hệ thống xử lý.
2. Kết quả đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung (tính đến thời điểm báo cáo):
+ Số cơ sở đấu nối tương ứng với lượng nước thải xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
+ Số cơ sở được miễn trừ đấu nối tương ứng với lượng nước thải tự xử lý.
+ Số cơ sở không/ chưa đấu nối theo quy định tương ứng với lượng nước thải phát sinh.
3. Vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:
+ Tỷ lệ nước thải phát sinh so với công suất xử lý và nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung.
+ Số ngày vận hành trong năm/ số ngày dừng vận hành hoặc bảo dưỡng.
+ Lượng điện tiêu thụ cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung (KWh/tháng).
+ Lượng bùn thải phát sinh, biện pháp xử lý.
- Hoạt động của hệ thống quan trắc tự động nước thải:
+ Số ngày hoạt động/ dừng hoạt động.
+ Số ngày có kết quả quan trắc nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
+ Hoạt động lưu giữ và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
4. Tổng lượng chất thải rắn thông thường/ nguy hại phát sinh và được xử lý.
IV. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
2. Báo cáo việc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường (theo Bảng 6b) tập trung làm rõ các nội dung chính như sau:
+ Các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
+ Việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét chung về chất lượng môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
2. Nhận xét và đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, công tác xử lý chất thải và quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các cơ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
3. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
CÁC PHỤ LỤC
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu, quan trắc các thành phần môi trường theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Các bảng mẫu 6a, 6b, 6c.
- Các phiếu kết quả quan trắc, phân tích mẫu.
Bảng 6a. Danh sách các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
STT |
Tên cơ sở |
Vị trí |
Loại hình sản xuất |
Lượng khí thải phát sinh |
Biện pháp xử lý khí thải |
Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày đêm) |
Biện pháp xử lý khí thải (Tự xử lý đạt QCVN/đấu nối vào HTXLNTTT KCN/chuyển giao nước thải) |
Chất thải rắn (tấn/năm) |
Biện pháp xử lý chất thải rắn |
|
CTR thông thường |
CTR nguy hại |
|
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6b. Kết quả thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
STT |
Sự cố |
Thời gian xảy ra |
Nguyên nhân |
Hậu quả, tác động |
Các hoạt động ứng phó, khắc phục |
Các khó khăn và đề xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6c. Kết quả chương trình quan trắc môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao1
Loại mẫu: (Thành phần môi trường/ nước thải)
Lưu lượng thải (m3/ngày đêm đối với nước thải)
Thời điểm lấy mẫu:
TT |
Tên thông số |
Đơn vị tính |
Phương pháp phân tích |
Kết quả tại các vị trí lấy mẫu 2 |
QCVN hiện hành |
||
Vị trí 1 |
Vị trí 2 |
Vị trí ... |
|
||||
1. |
Thông số ... |
|
|
|
|
|
|
2. |
Thông số ... |
|
|
|
|
|
|
3. |
Thông số ... |
|
|
|
|
|
|
4. |
Thông số ... |
|
|
|
|
|
|
5. |
Thông số... |
|
|
|
|
|
|
... |
Thông số... |
|
|
|
|
|
|
____________________
Ghi chú:
1 Kết quả quan trắc theo từng loại mẫu đất/ nước thải/ nước mặt/ nước ngầm/ không khí,... được biểu diễn thành các bảng, biểu riêng.
2 Ghi rõ từng vị trí lấy mẫu.
THE MINISTRY OF |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 35/2015/TT-BTNMT |
Hanoi, June 30, 2015 |
PROVIDING FOR THE ENVIRONMENTAL PROTECTION OF ECONOMIC ZONES, INDUSTRIAL PARKS, EXPORT PROCESSING ZONES AND HI- TECH PARKS
Pursuant to the June 23, 2014 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 99/2003/ND-CP of August 28, 2003, promulgating the Regulation on hi-tech parks;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export processing zones and economic zones; and Decree No. 164/2013/ND-CP of November 12, 2013, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008;
Pursuant to the Government’s Decree No. 80/2014/ND-CP of August 6, 2014, on water drainage and wastewater treatment;
Pursuant to the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP of April 24, 2015, on waste and scrap management;
Pursuant to the Government’s Decree No. 21/2013/ND-CP of March 4, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At the proposal of the Director General of Vietnam Environment Administration and the Director of the Department of Legal Affairs;
The Minister of Natural Resources and Environment promulgates the Circular on the environmental protection of economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks.
Article 1. Scope of regulation
This Circular details Articles 65 and 66 of the 2014 Law on Environmental Protection; Point e, Clause 1, and Point e, Clause 2, Article 7; Point c, Clause 1, Article 11; Clauses 1 and 3, Article 29; and Clause 1, Article 34, of the Government’s Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export processing zones and economic zones (below referred to as Decree No. 29/2008/ND-CP); and provisions on environmental protection of economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks at Points a and c, Clause 1, Article 43 of the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP of April 24, 2015, on waste and scrap management (below referred to as Decree No. 38/2015/ND-CP).
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to state management agencies and domestic and foreign organizations and individuals involved in environmental protection of economic zones; and industrial parks, export processing zones and hi-tech parks (below collectively referred to as industrial parks).
ENVIRONMENTAL PROTECTION OF ECONOMIC ZONES
Article 3. Assessment of the ability to satisfy environmental protection conditions upon establishment or expansion of economic zones
1. The agency proposing the establishment or expansion of an economic zone shall assess the economic zone’s ability to satisfy environmental protection conditions. Assessment contents and results shall be fully presented in the dossier for the establishment or expansion of the economic zone.
2. Assessment contents of the ability to satisfy environmental protection conditions are provided in Appendix 1 to this Circular.
Article 4. Appraisal of the ability to satisfy environmental protection conditions upon establishment or expansion of economic zones
1. Within twenty (20) working days after receiving a written request of the Ministry of Planning and Investment for appraisal of the dossier for the establishment or expansion of an economic zone, the Ministry of Natural Resources and Environment shall appraise the economic zone’s ability to satisfy environmental protection conditions, and notify in writing the appraisal results to the Ministry of Planning and Investment and related agencies for consideration and decision of the establishment or expansion of the economic zone.
2. Forms of appraisal:
a/ Verifying and assessing information, data and analysis and assessment results;
b/ Surveying the environmental status of the sites where economic zones are expected to be established or expanded. In case of necessity, carrying out measurement and taking samples for analysis and verification;
c/ Consulting related organizations and individuals.
Article 5. Technical infrastructure facilities for environmental protection of economic zones
1. The agency proposing the establishment or expansion of an economic zone shall plan, build and operate technical infrastructure facilities for environmental protection of the economic zone prescribed in Clause 2 of this Article and notify such in writing to the Ministry of Natural Resources and Environment for monitoring and inspection under regulations.
2. Technical infrastructure facilities for environmental protection of an economic zone include:
a/ Solid waste collection, storage and disposal system;
b/ Rainwater collection and drainage system; wastewater collection, drainage and treatment system;
c/ Network of surrounding environment quality observation sites;
d/ Greenery coverage;
dd/ Other technical infrastructure facilities for environmental protection.
Article 6. Environmental protection upon adjustment of plans of economic zones
1. When adjusting a plan of an economic zone, in case of necessity, competent agencies may consult the Ministry of Natural Resources and Environment on the economic zone’s ability to satisfy environmental protection conditions.
2. Assessment contents of the ability to satisfy environmental protection conditions upon adjustment of a plan of an economic zone are provided in Appendix 2 to this Circular.
3. Within twenty (20) working days after receiving a written request, the Ministry of Natural Resources and Environment shall consider and send written opinions to agencies competent to decide on adjustment of plans of economic zones. In case of necessity, the Ministry of Natural Resources and Environment may conduct field assessments and collect opinions of related organizations and individuals.
ENVIRONMENTAL PROTECTION OF INDUSTRIAL PARKS
Article 7. Environmental protection requirements in industrial park construction planning
1. A plan on functional quarters within an industrial park must ensure minimum impacts of polluting production activities on other production activities and facilitate the prevention of and response to environmental incidents.
2. Projects in an industrial park must ensure an environmental safety distance according to national technical regulations on technical infrastructural facilities to mitigate possible impacts on other establishments in the industrial park and surrounding socio-economic subjects.
3. Technical infrastructure for environmental protection shall be arranged in a way suitable to various forms of investment in an industrial park, ensuring minimum bad impacts on surrounding environment.
4. Greenery coverage in an industrial park must account for at least 10 percent of the industrial park’s total area.
Article 8. Construction of technical infrastructure for environmental protection of industrial parks
1. Technical infrastructure for environmental protection of an industrial park includes the rainwater drainage system, centralized wastewater treatment system (including the wastewater collection system, centralized wastewater treatment plant, and wastewater drainage system), solid waste storage area (if any), automatic wastewater observation system and other technical infrastructure facilities for environmental protection. Technical infrastructure for environmental protection of an industrial park shall be synchronously designed and conformable with construction technical regulations and relevant environmental technical regulations.
2. A water drainage system in an industrial park must satisfy the following requirements:
a/ The wastewater collection and drainage system is separated from the rainwater drainage system;
b/ Manholes of the wastewater collection and drainage system must be located at positions and have depths for easy connection to establishments’ wastewater discharging points and ensure the industrial park’s wastewater drainage capacity; the wastewater connection points must lie along the collection route of the water drainage system of the industrial park and outside the premises of establishments;
c/ The discharging point of the centralized wastewater treatment system of the industrial park at receiving waters must be outside the fence of the industrial park with signs and a working area of at least one (1) square meter and a convenient passage for the inspection and control of waste sources.
3. A centralized wastewater treatment plant of an industrial park must meet the following requirements:
a/ Being divisible into various modules suitable to the schedule of occupancy and operation of the industrial park but ensuring treatment of the whole generated wastewater volume up to environmental technical regulations; having an input wastewater flow meter and an independent electric meter. Application of environment-friendly and energy-efficient technologies is encouraged;
b/ Having a system for automatic and constant observation of the output wastewater flow, pH, temperature, COD, TSS and some other typical parameters of wastewater generated by the industrial park before wastewater is discharged into receiving waters according to the requirement specified in the decision approving the environmental impact assessment report. The automatic observation system must ensure automatic and constant transmission of data to the provincial-level Department of Natural Resources and Environment.
4. The centralized wastewater drainage and treatment system and rainwater drainage system of an industrial park shall be completely constructed before the industrial park is put into operation.
Article 9. Industrial park wastewater management
1. Wastewater of production, business and service establishments operating in an industrial park:
a/ Wastewater shall be treated to meet the conditions specified in written agreements signed with the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project before being connected to the collection system of the industrial park for further treatment at the centralized wastewater treatment plant up to environmental technical regulations before being discharged into receiving waters, except the case provided in Clause 4 of this Article;
b/ Production, business and service establishments operating in an industrial park that transfer wastewater to a functional unit for treatment must sign wastewater treatment contracts with the functional unit under current regulations.
2. The rainwater and wastewater collection networks and drainage systems shall be regularly maintained and repaired to ensure normal operation.
3. Management and operation of a centralized wastewater treatment plant:
a/ Each module or the whole of the centralized wastewater treatment plant shall be constantly operated according to the approved technological process to make sure all wastewater be treated up to environmental technical regulations; must have an operation diary for examination and inspection, which fully reflects the wastewater volume, used electricity amount, used chemical and sludge amount;
b/ Input wastewater flow meters and automatic observation devices must operate 24 hours a day and transmit data automatically and constantly to the provincial-level Department of Natural Resources and Environment;
c/ There must be at least three (3) managers of the operation of the centralized wastewater treatment plant, of whom the leading manager must possess a collegial or higher degree in environmental technology, chemical technology, biotechnology, or electricity or water supply or drainage technology.
4. Cases exempted from connection:
a/ Production, business and service establishments apply wastewater treatment measures complying with environmental technical regulations and the connection to the centralized wastewater collection and treatment system of the industrial park causes unreasonable costs to such establishments;
b/ Production, business and service establishments generate an wastewater volume beyond the receiving and treatment capacity of the centralized wastewater treatment system of the industrial park and concurrently apply wastewater treatment measures up to environmental technical regulations;
c/ Production, business and service establishments apply wastewater treatment measures up to environmental technical regulations and operate in an industrial park that has no centralized wastewater treatment system.
5. For the cases specified at Points a and b, Clause 4 of this Article, owners of such establishments shall agree with the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project on solutions for disconnection to treat wastewater by themselves and send a report according to Clause 7, Article 16 of the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP of February 14, 2015, prescribing environmental protection master plan, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plan (below referred to Decree No. 18/2015/ND-CP). The report must cover:
a/ A written request and a report on solutions to disconnection for wastewater to be treated by the establishment itself according to the form provided in Appendix 3 to this Circular (together with the latest results of constant wastewater observation);
b/ A written agreement on disconnection with the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project.
6. Wastewater may not be diluted before reaching the discharging point as specified at Point c, Clause 2, Article 8 of this Circular.
Article 10. Management of exhaust gas and noise in industrial parks
1. Production, business and service establishments operating in an industrial park that emit exhaust gas and cause noise shall procure and install exhaust gas treatment and noise reduction systems conformable to environmental technical regulations.
2. Production, business and service establishments operating in an industrial park that emit exhaust gas on the list specified in the Appendix to Decree No. 38/2015/ND-CP shall register the exhaust gas source owner, observe exhaust gas automatically and constantly and transmit data to the provincial-level Department of Natural Resources and Environment.
3. Application of environment-friendly and energy-efficient technologies, especially in industries causing great air pollution, is encouraged.
Article 11. Management of ordinary solid waste and hazardous waste generated in industrial parks
1. Production, business and service establishments operating in an industrial park shall sort out ordinary solid waste, medical waste and hazardous waste; dispose of such waste themselves or sign collection and disposal contracts with qualified units in accordance with law.
2. Sludge of the centralized wastewater treatment plant and water drainage system of an industrial park and establishments operating therein shall be collected, transported and disposed of or recycled in accordance with regulations on sludge management.
Article 12. Prevention, response to and remediation of environmental incidents in industrial parks
1. An industrial park’s program on environmental management and supervision must include a plan on prevention, response to and remediation of environmental incidents with the following major contents:
a/ Identification and assessment of dangers of environmental incidents that may occur during the operation of the industrial park, circumstances for each type of dangers of environmental incidents that are likely to occur;
b/ Preventive measures for each environmental incident; measures to eliminate causes of environmental incidents;
c/ A plan on arrangement of on-the-spot forces to be ready to respond to and remedy each specific environmental incident circumstance; plan on training and drilling in the prevention, response to and remediation of environmental incidents;
d/ Installation and inspection of necessary equipment, tools and facilities for responding to environmental incidents;
dd/ Implementation mechanism, notification and alert methods and mobilization of manpower and equipment and facilities in and outside the industrial park to cope with environmental incidents of different levels; mechanism for coordination among related organizations and individuals in the area in responding to environmental incidents;
e/ Solutions to addressing environmental pollution when an environmental incident occurs;
g/ A plan to mobilize financial sources for the implementation of the plan on prevention, response to and remediation of environmental incidents.
2. Owners of industrial park infrastructure construction and commercial operation projects shall make and implement plans on prevention, response to and remediation of environmental incidents according to Clause 1 of this Article.
Article 13. Environmental protection upon adjustment of areas, plans and activities of industrial parks
1. During the construction and operation of an industrial park, when making any adjustment to the area, plan, technical infrastructure or list of business lines which is not required to make an environmental impact assessment report, the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project shall make a report under Clause 7, Article 16 of Decree No. 18/2015/ND-CP. The report form is provided in Appendix 4 to this Circular.
2. Within twenty (20) working days after receiving the report, the competent agency shall consider and notify the result to the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project. In case of necessity, the competent agency may form a team to conduct field inspection and collect opinions of related specialists and agencies before making decision.
RESPONSIBILITIES FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION OF ECONOMIC ZONES AND INDUSTRIAL PARKS
Article 14. Responsibilities of an economic zone or industrial park management board
1. To establish a specialized section to organize the environmental protection of the economic zone or industrial park in accordance with law. The head of this section must satisfy the following conditions:
a/ Possessing a university or higher degree in environmental management; environmental science, technology and techniques; chemistry or biology;
b/ Having at least three (3) years’ experience in environmental work.
2. To draft a coordination regulation for environmental protection of the economic zone or industrial park between the economic zone or industrial park management board and the provincial-level Department of Natural Resources and Environment and the People’s Committee of the district, provincial city or town, and submit it to the People’s Committee of the province or centrally run city (below referred to as provincial-level People’s Committee) for approval.
3. To guide and inspect the owner of the construction and commercial operation of industrial park infrastructure project and production, business and service establishments operating in the economic zone or industrial park under its management in implementing environmental protection regulations; to detect and promptly report violations of the environmental protection law to competent state management agencies for settlement and handling; to mobilize forces to respond to and remedy environmental incidents occurring in the economic zone or industrial park.
4. To make a regular report on environmental protection of the economic zone or industrial park and send it to the provincial-level People’s Committee and the Ministry of Natural Resources and Environment before January 15 every year. The report form is provided in Appendix 5 to this Circular.
5. To publicize information on environmental protection of the economic zone or industrial park; to educate about and disseminate legal documents on environmental protection to the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project and production, business and service establishments operating in the economic zone or industrial park.
6. To coordinate with functional agencies in settling environmental disputes among production, business and service establishments operating in the economic zone or industrial park or organizations and individuals outside the economic zone or industrial park.
7. To jointly examine, inspect, and handle violations of environmental protection committed by the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project and production, business and service establishments operating in the economic zone or industrial park.
8. To implement environment management and protection in other economic zones and industrial parks under their assigned or authorized functions and tasks.
Article 15. Responsibilities of owners of industrial park infrastructure construction and commercial operation projects
1. To have a specialized section in charge of environmental protection meeting the following conditions:
a/ Having at least three (3) persons;
b/ The person in charge of environmental protection must possess a university or higher degree in environmental protection; environmental science, technology and techniques, chemistry; or biology and have at least two (2) years’ experience in environmental work.
2. To constantly operate technical infrastructure facilities of environmental protection of the industrial park and ensure greenery coverage in the industrial park as specified in Clause 4, Article 7 of this Circular.
3. To implement the environmental observation program in the industrial park in accordance with law.
4. To summarize and report on results of environmental observation and environmental protection in the industrial park and at production, business and service establishments operating therein to the economic zone or industrial park management board and the provincial-level Department of Natural Resources and Environment before December 31 every year. The report form is provided in Appendix 6 to this Circular.
Article 16. Responsibilities of project owners and owners of production, business and service establishment operating in industrial parks
1. Project owners and owners of production, business and service establishments operating in an industrial park shall reach and sign a written agreement on wastewater pipeline connection conditions with the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project; connect the establishments’ wastewater systems to the wastewater
collection system of the centralized wastewater treatment plant under the supervision of the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project, except cases specified at Point b, Clause 1, and Clause 4, Article 9 of this Circular.
2. The establishments mentioned in Clause 4, Article 9 of this Circular must have wastewater treatment systems conformable with environmental technical regulations, organize wastewater observation, and declare and pay environmental protection charges for wastewater in accordance with law.
3. To implement the environmental observation program, make reports in accordance with law, and notify observation results to the owner of the industrial park infrastructure construction and commercial operation project.
4. To discharge other environmental protection responsibilities in accordance with law.
1. This Circular takes effect on August 17, 2015.
2. The Minister of Natural Resources and Environment’s Circular No. 08/2009/TT-BTNMT of July 15, 2009, providing for the environmental management and protection of economic zones, hi-tech parks, industrial parks and industrial complexes, and Circular No. 48/2011/TT-BTNMT of December 28, 2011, amending and supplementing a number of articles of Circular No. 08/2009/TT-BTNMT, cease to be effective on the effective date of this Circular.
Article 18. Implementation responsibility
1. Vietnam Environment Administration shall guide and examine the implementation of this Circular, and regularly report on environmental protection of economic zones and industrial parks to the Ministry of Natural Resources and Environment for reporting to the Prime Minister.
2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People’s Committees at all levels, provincial-level Departments of Natural Resources and Environment, economic zone and industrial park management boards and related organizations and individuals shall implement this Circular.
3. Funding for the state management of environmental protection in economic zones and industrial parks prescribed in this Circular shall be allocated from the environmental budget and other sources in accordance with law.
4. Any problems arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for appropriate amendment and supplementation.-
|
MINISTER OF NATURAL |
* All appendices to this Circular are not translated.