Chương 3: Thông tư 35/2013/TT-BGTVT Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
Số hiệu: | 35/2013/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 21/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 07/11/2013 | Số công báo: | Từ số 771 đến số 772 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy cách xếp hàng hóa trên xe tải
Vừa qua, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 35/2013/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo đó, một số nguyên tắc chung về xếp hàng hóa lên xe như sau:
- Việc xếp, vận chuyển hàng hóa phải đúng trọng tải, thiết kế của xe ô tô, tải trọng, giới hạn cầu, hầm, đường bộ, đảm bảo các an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
- Hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông khi xếp lên ô tô thì phải rút hêt nhiên liệu ra khỏi bình chứa;
- Hàng hóa xếp lên ô tô phải dàn đều, không lệch về một phía, được buộc chắc chắn, đảm bảo không xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định cụ thể về cách thức xếp hàng rời, hàng bao kiện, hàng trụ ống, hàng xếp vào công-ten-nơ và công-ten-nơ trên xe ô tô.
Kèm theo là các phụ lục hình ảnh minh họa hướng dẫn việc xếp hàng hóa trên xe ô tô.
Thông tư này có hiệu lực ngày 15/12/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm của người vận tải:
a) Cập nhật đầy đủ thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển hàng hóa trước khi thực hiện vận chuyển;
b) Bố trí phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển;
c) Cung cấp thông tin cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng đặc điểm của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao, kiện, giới hạn trọng tải cho phép của xe, tải trọng và kho giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển; chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp;
d) Bố trí đầy đủ thiết bị che phủ, chằng buộc, đệm lót phục vụ cho việc xếp hàng hóa và tạo điều kiện cho người xếp hàng thực hiện đúng quy định về xếp hàng hóa;
đ) Hướng dẫn cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng hóa về việc xếp hàng;
e) Chịu trách nhiệm đối với tất cả các vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn và các quy tắc xếp hàng hóa trên xe ô tô:
g) Bồi thường cho lái xe, người áp tải, người xếp hàng nếu những người này bị xử phạt khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa do thực hiện yêu cầu của người vận tải.
2. Trách nhiệm của lái xe, người áp tải hàng hóa:
a) Hướng dẫn và phối hợp với người xếp hàng trong quá trình xếp hàng, che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa;
b) Kiểm tra hàng hóa trên xe, đối chiếu với các thông tin được người vận tải cung cấp để bảo đảm không vượt quá tải trọng cho phép và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;
c) Lái xe chịu trách nhiệm khi hàng được xếp lên xe ô tô vi phạm các quy định về tải trọng, khổ giới hạn và các quy định khác về xếp hàng mà vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
Cung cấp cho người vận tải đặc tính của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao, kiện: chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.
1. Tiếp nhận các thông tin do người vận tải cung cấp để thực hiện việc xếp hàng hóa trên xe ô tô đúng quy định.
2. Xếp hàng hóa trên xe ô tô không vượt quá trọng tải cho phép chở của xe và tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận tải hàng hóa.
3. Che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa theo quy định và theo hướng dẫn của lái xe, người áp tải hàng hóa.
4. Chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa, trừ trường hợp chứng minh được những lỗi đó là do thực hiện theo yêu cầu của người vận tải hoặc do người vận tải cung cấp thông tin sai lệch.
1. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này theo thẩm quyền.
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Thông tư này và kịp thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
1. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư trên địa bàn địa phương.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này theo thẩm quyền.
Chapter 3.
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ENTITIES
Article 9. Responsibilities of couriers, drivers, and escorts
1. The courier must:
a) Update info about the load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route before commencing the transport;
b) Use the vehicles that suit the goods being transport, the load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route;
c) Provide the driver, the escort, and the cargo holder with information about the characteristics of goods, dimensions and weights of goods and packages, capacity of the vehicle, load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route; take responsibility for the provided information;
d) Provide sufficient instruments for covering, securing, and padding goods in order for the cargo handlers to adhere to the regulations on stowage of goods;
dd) Provide instructions on cargo loading for drivers and escorts;
e) Take responsibility for every violation against regulations on load capacities, dimensional limits, and stowage of goods onto motor vehicles;
g) Reimburse the driver, escort, or cargo handle for the fine they get when violating regulations on stowage of goods at the request of the courier.
2. Responsibilities of drivers and escorts:
a) Provide instructions and cooperate with the cargo handlers in stowing, covering, securing, and choking goods;
b) Compare the goods on the vehicle and information provided by the courier to ensure the weight does not exceed the load capacities and dimensional limits of the bridges, tunnels, and roads along the route before beginning the transport;
c) The driver is responsible for transporting goods in the knowledge that they violate regulations on load capacities, dimensional limits, and other regulations on stowage of goods.
Article 10. Responsibilities of the hirer
Provide the courier with information about the characteristics, dimensions, and weight of goods and packages; take responsibility for the provided information.
Article 11. Responsibilities of cargo handlers
1. Receive information from the courier to stow goods onto the vehicles properly.
2. Do not exceed the capacity of the vehicle, the load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route.
3. Cover, secure, and choke goods properly; comply with regulations and instructions of the driver and the escort.
4. Take responsibility for violations against regulations on stowage of goods, unless such violations are proved to be requested by the courier, or on account of incorrect information.
Article 12. Responsibilities of Directorate for Roads of Vietnam
1. Take charge and cooperate with Vietnam Road Transport Association in providing training and instructions on the implementation of this Circular.
2. Carry out inspections and punish the violations against this Circular.
3. Monitor and report the implementation of this Circular to the Ministry of Transport for timely amendments.
Article 13. Responsibilities of Provincial Services of Transport
1. Take charge and cooperate with local Road Transport Associations in providing training and instructions on the implementation of this Circular locally.
2. Carry out inspections and punish the violations against this Circular.