Thông tư 35/2013/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên xe ôtô khi tham gia giao thông trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 35/2013/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 21/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 07/11/2013 | Số công báo: | Từ số 771 đến số 772 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy cách xếp hàng hóa trên xe tải
Vừa qua, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 35/2013/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo đó, một số nguyên tắc chung về xếp hàng hóa lên xe như sau:
- Việc xếp, vận chuyển hàng hóa phải đúng trọng tải, thiết kế của xe ô tô, tải trọng, giới hạn cầu, hầm, đường bộ, đảm bảo các an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
- Hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông khi xếp lên ô tô thì phải rút hêt nhiên liệu ra khỏi bình chứa;
- Hàng hóa xếp lên ô tô phải dàn đều, không lệch về một phía, được buộc chắc chắn, đảm bảo không xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định cụ thể về cách thức xếp hàng rời, hàng bao kiện, hàng trụ ống, hàng xếp vào công-ten-nơ và công-ten-nơ trên xe ô tô.
Kèm theo là các phụ lục hình ảnh minh họa hướng dẫn việc xếp hàng hóa trên xe ô tô.
Thông tư này có hiệu lực ngày 15/12/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2013/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ XẾP HÀNG HÓA TRÊN XE Ô TÔ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ,
1. Thông tư này quy định về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (sau đây gọi chung là xe ô tô) khi tham gia giao thông trên đường bộ.
2. Việc xếp hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Việc xếp hàng siêu trường, siêu trọng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ; Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ”.
Thông tư này áp dụng đối với người vận tải hàng hóa, người lái xe, người áp tải, người thuê vận tải, người xếp hàng hóa trên xe ô tô và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người vận tải: là tổ chức hoặc cá nhân sử dụng xe ô tô để vận tải hàng hóa trên đường bộ.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô: là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
3. Người xếp hàng hóa: là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện việc xếp hàng hóa trên xe ô tô.
4. Người thuê vận tải: là tổ chức hoặc cá nhân thuê đơn vị kinh doanh vận tải vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô trên đường bộ.
5. Hàng rời: là loại hàng hóa có dạng cục, hạt, khi vận chuyển được chứa trực tiếp bằng thùng chở hàng của ô tô, không cần bao gói.
6. Hàng bao kiện: là hàng hóa được đóng gói trong bao, thùng hoặc kiện để đảm bảo hàng hóa không bị thất thoát, hư hỏng khi vận chuyển.
7. Hàng hình trụ ống: là hàng hóa có hình dạng trụ tròn hoặc hình ống tròn dễ lăn trên mặt phẳng.
8. Công - ten - nơ: là một thành phần trong thiết bị vận tải có tính bền vững và đủ độ chắc phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần; cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Công - ten - nơ được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn quy định.
1. Người vận tải phải lựa chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển.
2. Việc xếp và vận chuyển hàng hóa phải thực hiện đúng quy định về trọng tải thiết kế của xe ô tô, tải trọng và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ, đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
3. Đối với các loại hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông trước khi xếp lên xe ô tô phải rút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa.
4. Hàng hóa xếp trên xe ô tô phải dàn đều, không xếp lệch về một phía và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
1. Khi vận chuyển hàng rời phải sử dụng xe ô tô tải có thùng hoặc công - ten - nơ.
2. Trường hợp chở hàng rời trên xe tải không có thùng kín, người vận tải phải sử dụng thiết bị, dụng cụ để che kín hàng hóa, đảm bảo hàng hóa không bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
3. Hướng dẫn che phủ hàng rời theo hình minh họa tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.
1. Các kiện hàng nặng có bao gói cứng, ổn định được đặt ở phía dưới.
2. Các kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau.
3. Các kiện hàng có xu hướng nghiêng một góc nhỏ xếp vào giữa đống hàng.
4. Trường hợp giữa các kiện hàng có khoảng cách, phải dùng các thiết bị, dụng cụ chèn để chống va chạm, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng xong mà vẫn có khoảng trống trong thùng xe thì phải gia cố để cố định hàng hóa.
1. Hàng hóa hình trụ ống được xếp nằm ngang hoặc nằm dọc theo chiều dài xe tùy thuộc vào chiều dài của hàng so với thùng xe. Khi đặt nằm ngang cần đặt vuông góc với chiều dài xe.
2. Khi chiều cao của ống trụ nhỏ hơn đường kính, ống trụ cần được đặt thẳng đứng.
3. Các loại hàng trụ ống cần được chằng buộc vào thành xe hoặc sử dụng giá kê, giá đỡ, chèn lót để cố định tránh dịch chuyển hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
4. Trường hợp hàng trụ ống có bề mặt trơn nhẵn, khi xếp chồng lên nhau phải sử dụng vật liệu đệm lót giữa các lớp hàng để chống trơn trượt.
5. Hướng dẫn việc xếp và cố định hàng trụ ống được minh họa tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.
1. Xếp hàng vào công-ten-nơ:
a) Phải lựa chọn công-ten-nơ phù hợp với loại hàng hóa và đặc tính của hàng hóa để xếp hàng;
b) Phải chèn, lót để hàng hóa trong công-ten-nơ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển;
c) Khối lượng sử dụng lớn nhất của công-ten-nơ và hàng hóa trong đó thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn ISO 668 về phân loại, kích thước và khối lượng danh định.
2. Khi vận chuyển công-ten-nơ phải sử dụng tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ moóc hoặc xe ô tô tải vận chuyển công-ten-nơ phù hợp với loại công-ten-nơ.
3. Sử dụng các thiết bị để định vị công-ten-nơ với xe, đảm bảo công-ten-nơ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
1. Trách nhiệm của người vận tải:
a) Cập nhật đầy đủ thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển hàng hóa trước khi thực hiện vận chuyển;
b) Bố trí phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển;
c) Cung cấp thông tin cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng đặc điểm của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao, kiện, giới hạn trọng tải cho phép của xe, tải trọng và kho giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển; chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp;
d) Bố trí đầy đủ thiết bị che phủ, chằng buộc, đệm lót phục vụ cho việc xếp hàng hóa và tạo điều kiện cho người xếp hàng thực hiện đúng quy định về xếp hàng hóa;
đ) Hướng dẫn cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng hóa về việc xếp hàng;
e) Chịu trách nhiệm đối với tất cả các vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn và các quy tắc xếp hàng hóa trên xe ô tô:
g) Bồi thường cho lái xe, người áp tải, người xếp hàng nếu những người này bị xử phạt khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa do thực hiện yêu cầu của người vận tải.
2. Trách nhiệm của lái xe, người áp tải hàng hóa:
a) Hướng dẫn và phối hợp với người xếp hàng trong quá trình xếp hàng, che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa;
b) Kiểm tra hàng hóa trên xe, đối chiếu với các thông tin được người vận tải cung cấp để bảo đảm không vượt quá tải trọng cho phép và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;
c) Lái xe chịu trách nhiệm khi hàng được xếp lên xe ô tô vi phạm các quy định về tải trọng, khổ giới hạn và các quy định khác về xếp hàng mà vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
Cung cấp cho người vận tải đặc tính của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao, kiện: chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.
1. Tiếp nhận các thông tin do người vận tải cung cấp để thực hiện việc xếp hàng hóa trên xe ô tô đúng quy định.
2. Xếp hàng hóa trên xe ô tô không vượt quá trọng tải cho phép chở của xe và tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận tải hàng hóa.
3. Che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa theo quy định và theo hướng dẫn của lái xe, người áp tải hàng hóa.
4. Chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa, trừ trường hợp chứng minh được những lỗi đó là do thực hiện theo yêu cầu của người vận tải hoặc do người vận tải cung cấp thông tin sai lệch.
1. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này theo thẩm quyền.
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Thông tư này và kịp thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
1. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư trên địa bàn địa phương.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này theo thẩm quyền.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu Trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
HÌNH MINH HỌA XẾP VÀ CHE PHỦ HÀNG RỜI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
|
|
Xếp hàng rời không đúng |
Xếp hàng rời đúng |
|
|
Xếp và che hàng rời bằng bạt |
Xếp và che hàng rời bằng lưới |
PHỤ LỤC 2
HÌNH MINH HỌA XẾP VÀ CỐ ĐỊNH HÀNG ỐNG TRỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
|
|
Xếp, cố định cuộn tròn đứng trên thùng xe |
Xếp, cố định cuộn tròn ngang thùng xe |
|
|
Xếp, cố định ống tròn bằng giá kê |
Xếp, cố định ống trụ ngang thùng xe |
|
|
Xếp, cố định ống trụ dài đường kính lớn |
Xếp, cố định ống trụ nặng ngang thùng xe |
|
|
Xếp, cố định ống trụ dài trong thùng xe kín |
Xếp, cố định ống trụ dài với nhau và với thùng xe |
MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 35/2013/TT-BGTVT |
Hanoi, October 21, 2013 |
CIRCULAR
STOWAGE OF GOODS ONTO ROAD MOTOR VEHICLES
Pursuant to the Law on Road traffic dated November 12, 2008;
Pursuant to the Government's Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government's Decree No. 91/2009/ND-CP dated October 21, 2009 on road transport business; the Government's Decree No. 93/2012/ND-CP dated November 08, 2012 on amendments to the Government's Decree No. 91/2009/ND-CP;
At the request of the Director of Transport Administration and the Director of Directorate for Roads of Vietnam;
The Minister of Transport promulgates a Circular on stowage of goods onto road motor vehicles
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
1. This Circular deals with the stowage of goods onto motor vehicles, trailers, semi-trailers (hereinafter referred to as motor vehicles) that use the road.
2. Dangerous goods shall be stowed in accordance with the Government's Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 09, 2009 on the list of dangerous goods and transport of dangerous goods by road motor vehicles.
3. Oversize cargo shall be stowed in accordance with the Circular No. 07/2010/TT-BGTVT dated February 11, 2010 of the Minister of Transport on load capacities of road, dimensional limits of roads; operation of overloaded vehicles, overdimension vehicles, and tracked vehicles on the road, transport of oversize cargo, and limits of goods stowed onto road motor vehicles; the Circular No. 03/2011/TT-BGTVT dated February 22, 2011 of amendments to the Circular No. 07/2010/TT-BGTVT.
Article 2. Subjects of application
This Circular is applied to couriers, drivers, escorts, hirers, cargo handlers, and the entities involved in the stowage of goods onto motor vehicles.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Courier means an organization or individual that uses motor vehicles to transport goods on the road.
2. Road transport business means a company, cooperative, or business household that engages in the business of road transport of goods.
3. Cargo handler means the organization or individual that loads goods onto motor vehicles.
4. Hirer means an organization or individual that hires a road transport business to transport goods by road motor vehicles.
5. Bulk cargo means the cargo in granular or particulate form and can be transported unpacked in the cargo box of the motor vehicle.
6. Packaged cargo means goods that are contained in packages or boxes to ensure they are not leaked or damaged during the transport.
7. Cylindrical objects mean goods in the shape of a cylinder or a tube that can easily roll over a flat surface.
8. Container means a sustainable and sturdy part of a means of transport which can be used multiple times and allows for convenient handling, especially when being moved from one mode of transport to another. Containers are designed and manufactured under applied standards.
Chapter 2.
REGULATIONS ON STOWING GOODS ONTO ROAD MOTOR VEHICLES
Article 4. General rules for stowing goods
1. The courier must select a vehicle that suits the type of goods being transported.
2. The stowage and transport of goods must comply with regulations on design capacities of motor vehicles, load capacities and dimensional limits of bridges, tunnels, and roads; comply with regulations on traffic safety and environmental safety.
3. If goods are machinery, fuel must be removed from the vehicle before goods are stowed.
4. Goods must be so stowed onto the vehicle that weight is distributed evenly. Do not place goods at only one side. Goods must be secured so that then would not be displaced during the transit.
Article 5. Stowage of bulk cargo
1. Bulk cargo must be transported by a truck with a cargo box or container.
2. If bulk cargo is transported with a truck without a closed box, the courier must cover the goods so that they would not be spilled during the transport.
3. The instructions on covering bulk cargo are illustrated in Appendix 1 of this Circular.
Article 6. Stowage of packaged cargo
1. Heavy packages with hard and steady covers shall be placed at the bottom.
2. Packages similar in sizes shall be placed together.
3. Packages that tend to slightly tilt shall be placed at the middle of the pile.
4. Any gaps between the packages must be filled to avoid collision and displacement in transit. The cargo must be secured if there is still unused space in the cargo box after all goods are stowed.
Article 7. Stowage of cylindrical objects
1. Cylindrical objects shall be stowed with their axis across or along the length of the vehicle depending on the ratio of its length to the length of the cargo box.
2. If the height of a cylinder is smaller than the diameter, it must be placed upright.
3. Cylindrical objects must be secured to the side of the vehicle or be choked with wedges or blocks to avoid displacement during the transport.
4. If cylindrical objects with smooth surface are stacked up, there must be padding between the layers to avoid sliding
5. The instructions on stowing and securing cylindrical objects are illustrated in Appendix 2 of this Circular.
Article 8. Stowage of goods in containers and loading containers onto motor vehicles
1. Stowage of goods in containers:
a) The container must be suitable for the characteristics of the goods being;
b) Goods inside the container must be choked to avoid displacement during transport;
c) The maximum weights of containers and goods therein are specified in ISO 668 on classifications, dimensions, and nominal weights.
2. Containers must be transported with a tractor-trailer or a container truck that suits the type of containers.
3. Devices shall be used to align the container with the vehicle to ensure that the container is not displaced during transport;
Chapter 3.
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ENTITIES
Article 9. Responsibilities of couriers, drivers, and escorts
1. The courier must:
a) Update info about the load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route before commencing the transport;
b) Use the vehicles that suit the goods being transport, the load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route;
c) Provide the driver, the escort, and the cargo holder with information about the characteristics of goods, dimensions and weights of goods and packages, capacity of the vehicle, load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route; take responsibility for the provided information;
d) Provide sufficient instruments for covering, securing, and padding goods in order for the cargo handlers to adhere to the regulations on stowage of goods;
dd) Provide instructions on cargo loading for drivers and escorts;
e) Take responsibility for every violation against regulations on load capacities, dimensional limits, and stowage of goods onto motor vehicles;
g) Reimburse the driver, escort, or cargo handle for the fine they get when violating regulations on stowage of goods at the request of the courier.
2. Responsibilities of drivers and escorts:
a) Provide instructions and cooperate with the cargo handlers in stowing, covering, securing, and choking goods;
b) Compare the goods on the vehicle and information provided by the courier to ensure the weight does not exceed the load capacities and dimensional limits of the bridges, tunnels, and roads along the route before beginning the transport;
c) The driver is responsible for transporting goods in the knowledge that they violate regulations on load capacities, dimensional limits, and other regulations on stowage of goods.
Article 10. Responsibilities of the hirer
Provide the courier with information about the characteristics, dimensions, and weight of goods and packages; take responsibility for the provided information.
Article 11. Responsibilities of cargo handlers
1. Receive information from the courier to stow goods onto the vehicles properly.
2. Do not exceed the capacity of the vehicle, the load capacities, dimensional limits of bridges, tunnels, and roads along the route.
3. Cover, secure, and choke goods properly; comply with regulations and instructions of the driver and the escort.
4. Take responsibility for violations against regulations on stowage of goods, unless such violations are proved to be requested by the courier, or on account of incorrect information.
Article 12. Responsibilities of Directorate for Roads of Vietnam
1. Take charge and cooperate with Vietnam Road Transport Association in providing training and instructions on the implementation of this Circular.
2. Carry out inspections and punish the violations against this Circular.
3. Monitor and report the implementation of this Circular to the Ministry of Transport for timely amendments.
Article 13. Responsibilities of Provincial Services of Transport
1. Take charge and cooperate with local Road Transport Associations in providing training and instructions on the implementation of this Circular locally.
2. Carry out inspections and punish the violations against this Circular.
Chapter 4.
IMPLEMENTATION
Article 14. Effect
This Circular takes effect on December 15, 2013.
Article 15. Responsibility for implementation
Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, Directors of Departments, Director of Directorate for Roads of Vietnam, Director of Provincial Services of Transport, heads of relevant organizations, and individuals concerned are responsible for the implementation of this Circular./.
|
MINISTER |
APPENDIX 1
STOWING AND COVERING BULK CARGO
|
|
Improperly stowed bulk cargo |
Properly stowed bulk cargo |
|
|
Bulk cargo is covered with canvas |
Bulk cargo is covered with wire mesh |
APPENDIX 2
LOADING AND SECURING CYLINDRICAL CARGO
|
|
The rolls are vertically stowed and secured on the platform |
The rolls are stowed and secured with their axis across the vehicle |
|
|
The cylindrical pipes are stowed and secured with wedge beds |
Cylinders are stowed and secured with their axis across the vehicle |
|
|
Long and big cylinders are stowed and secured |
Heavy cylinders horizontally stowed and secured along the platform |
|
|
Long pipes are stowed and secured in a closed box |
Long pipes are secured to each other and to the platform |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực