Chương 2: Thông tư 35/2013/TT-BGTVT Quy định về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô
Số hiệu: | 35/2013/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 21/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 07/11/2013 | Số công báo: | Từ số 771 đến số 772 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy cách xếp hàng hóa trên xe tải
Vừa qua, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 35/2013/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo đó, một số nguyên tắc chung về xếp hàng hóa lên xe như sau:
- Việc xếp, vận chuyển hàng hóa phải đúng trọng tải, thiết kế của xe ô tô, tải trọng, giới hạn cầu, hầm, đường bộ, đảm bảo các an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
- Hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông khi xếp lên ô tô thì phải rút hêt nhiên liệu ra khỏi bình chứa;
- Hàng hóa xếp lên ô tô phải dàn đều, không lệch về một phía, được buộc chắc chắn, đảm bảo không xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định cụ thể về cách thức xếp hàng rời, hàng bao kiện, hàng trụ ống, hàng xếp vào công-ten-nơ và công-ten-nơ trên xe ô tô.
Kèm theo là các phụ lục hình ảnh minh họa hướng dẫn việc xếp hàng hóa trên xe ô tô.
Thông tư này có hiệu lực ngày 15/12/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người vận tải phải lựa chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển.
2. Việc xếp và vận chuyển hàng hóa phải thực hiện đúng quy định về trọng tải thiết kế của xe ô tô, tải trọng và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ, đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
3. Đối với các loại hàng hóa là máy móc, phương tiện giao thông trước khi xếp lên xe ô tô phải rút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa.
4. Hàng hóa xếp trên xe ô tô phải dàn đều, không xếp lệch về một phía và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
1. Khi vận chuyển hàng rời phải sử dụng xe ô tô tải có thùng hoặc công - ten - nơ.
2. Trường hợp chở hàng rời trên xe tải không có thùng kín, người vận tải phải sử dụng thiết bị, dụng cụ để che kín hàng hóa, đảm bảo hàng hóa không bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
3. Hướng dẫn che phủ hàng rời theo hình minh họa tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.
1. Các kiện hàng nặng có bao gói cứng, ổn định được đặt ở phía dưới.
2. Các kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau.
3. Các kiện hàng có xu hướng nghiêng một góc nhỏ xếp vào giữa đống hàng.
4. Trường hợp giữa các kiện hàng có khoảng cách, phải dùng các thiết bị, dụng cụ chèn để chống va chạm, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng xong mà vẫn có khoảng trống trong thùng xe thì phải gia cố để cố định hàng hóa.
1. Hàng hóa hình trụ ống được xếp nằm ngang hoặc nằm dọc theo chiều dài xe tùy thuộc vào chiều dài của hàng so với thùng xe. Khi đặt nằm ngang cần đặt vuông góc với chiều dài xe.
2. Khi chiều cao của ống trụ nhỏ hơn đường kính, ống trụ cần được đặt thẳng đứng.
3. Các loại hàng trụ ống cần được chằng buộc vào thành xe hoặc sử dụng giá kê, giá đỡ, chèn lót để cố định tránh dịch chuyển hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
4. Trường hợp hàng trụ ống có bề mặt trơn nhẵn, khi xếp chồng lên nhau phải sử dụng vật liệu đệm lót giữa các lớp hàng để chống trơn trượt.
5. Hướng dẫn việc xếp và cố định hàng trụ ống được minh họa tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.
1. Xếp hàng vào công-ten-nơ:
a) Phải lựa chọn công-ten-nơ phù hợp với loại hàng hóa và đặc tính của hàng hóa để xếp hàng;
b) Phải chèn, lót để hàng hóa trong công-ten-nơ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển;
c) Khối lượng sử dụng lớn nhất của công-ten-nơ và hàng hóa trong đó thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn ISO 668 về phân loại, kích thước và khối lượng danh định.
2. Khi vận chuyển công-ten-nơ phải sử dụng tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ moóc hoặc xe ô tô tải vận chuyển công-ten-nơ phù hợp với loại công-ten-nơ.
3. Sử dụng các thiết bị để định vị công-ten-nơ với xe, đảm bảo công-ten-nơ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Chapter 2.
REGULATIONS ON STOWING GOODS ONTO ROAD MOTOR VEHICLES
Article 4. General rules for stowing goods
1. The courier must select a vehicle that suits the type of goods being transported.
2. The stowage and transport of goods must comply with regulations on design capacities of motor vehicles, load capacities and dimensional limits of bridges, tunnels, and roads; comply with regulations on traffic safety and environmental safety.
3. If goods are machinery, fuel must be removed from the vehicle before goods are stowed.
4. Goods must be so stowed onto the vehicle that weight is distributed evenly. Do not place goods at only one side. Goods must be secured so that then would not be displaced during the transit.
Article 5. Stowage of bulk cargo
1. Bulk cargo must be transported by a truck with a cargo box or container.
2. If bulk cargo is transported with a truck without a closed box, the courier must cover the goods so that they would not be spilled during the transport.
3. The instructions on covering bulk cargo are illustrated in Appendix 1 of this Circular.
Article 6. Stowage of packaged cargo
1. Heavy packages with hard and steady covers shall be placed at the bottom.
2. Packages similar in sizes shall be placed together.
3. Packages that tend to slightly tilt shall be placed at the middle of the pile.
4. Any gaps between the packages must be filled to avoid collision and displacement in transit. The cargo must be secured if there is still unused space in the cargo box after all goods are stowed.
Article 7. Stowage of cylindrical objects
1. Cylindrical objects shall be stowed with their axis across or along the length of the vehicle depending on the ratio of its length to the length of the cargo box.
2. If the height of a cylinder is smaller than the diameter, it must be placed upright.
3. Cylindrical objects must be secured to the side of the vehicle or be choked with wedges or blocks to avoid displacement during the transport.
4. If cylindrical objects with smooth surface are stacked up, there must be padding between the layers to avoid sliding
5. The instructions on stowing and securing cylindrical objects are illustrated in Appendix 2 of this Circular.
Article 8. Stowage of goods in containers and loading containers onto motor vehicles
1. Stowage of goods in containers:
a) The container must be suitable for the characteristics of the goods being;
b) Goods inside the container must be choked to avoid displacement during transport;
c) The maximum weights of containers and goods therein are specified in ISO 668 on classifications, dimensions, and nominal weights.
2. Containers must be transported with a tractor-trailer or a container truck that suits the type of containers.
3. Devices shall be used to align the container with the vehicle to ensure that the container is not displaced during transport;