Chương IV Thông tư 32/2015/TT-NHNN: Tổ chức thực hiện
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 32/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2016 |
Ngày công báo: | 24/01/2016 | Số công báo: | Từ số 103 đến số 104 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả của quỹ tín dụng nhân dân, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đuợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn cho vay được ban hành ngày 31/12/2015.
- Thông tư 32 quy định Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
- Tỷ lệ an toàn vốn Quỹ tín dụng nhân dân được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có x 100)/( Tổng tài sản "Có" rủi ro)
- Vốn tự có Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có.
Việc xác định cụ thể vốn tự có của Quỹ TDND để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 32 năm 2015 của Ngân hàng nhà nước.
- Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100%.
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 32/2015/TT-NHNN.
- Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả = Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay / Tài sản "Nợ" phải thanh toán
Trong đó: Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay, Tài sản “Nợ” phải thanh toán được xác định theo Phụ lục 3 Thông tư số 32/2015.
- Kết thúc ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1.
Thông tư 32 có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
b) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
(i) Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
(ii) Tiếp nhận quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân chỉnh sửa, bổ sung quy định nội bộ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
(iii) Thẩm định phương án xử lý, yêu cầu bổ sung, sửa đổi phương án xử lý chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy phương án xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa bảo đảm tính khả thi) theo quy định tại khoản 2 Điều 12, điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
(iv) Gửi quy định nội bộ, kết quả thẩm định phương án xử lý chuyển tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để phối hợp trong quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
c) Tiếp nhận quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân chỉnh sửa, bổ sung quy định nội bộ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
d) Thẩm định phương án xử lý, yêu cầu bổ sung, sửa đổi phương án xử lý chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy phương án xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa bảo đảm tính khả thi) theo quy định tại khoản 2 Điều 12, điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
đ) Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước về việc yêu cầu các quỹ tín dụng nhân dân duy trì áp dụng các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
e) Phối hợp với Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
Article 15. Responsibilities of SBV’s affiliated units
1. The SBV Banking Supervision Agency shall:
a) play the leading role and cooperate with relevant Departments/Agencies affiliated to the SBV in requesting the SBV’s Governor to decide the compulsory maintenance by people’s credit funds of limits and prudential ratios as prescribed in Clause 2 Article 1 of this Circular;
b) Each Office of the SBV Banking Supervision Agency shall:
(i) inspect, supervise and take actions against violations against provisions of this Circular committed by people’s credit funds in the province or city where the Office of the SBV Banking Supervision Agency is established;
(ii) receive internal regulations submitted by local people’s credit funds and request them to make revisions thereto as prescribed in clause 6 Article 4 of this Circular;
(iii) appraise remedial plans submitted by local people’s credit funds and request them to revise their plans (if they are unsatisfactory or infeasible) as prescribed in clause 2 Article 12, point b clause 2 Article 13 of this Circular;
(iv) send internal regulations, appraisal results of transitional remedial plans to the SBV’s provincial branch for cooperation in management and supervision of implementation of provisions of this Circular by local people’s credit funds.
2. Each SBV’s provincial branch shall:
a) inspect, supervise and take actions against violations against provisions of this Circular committed by people’s credit funds in its responsible province or city if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established;
b) instruct local people’s credit funds to implement provisions of this Circular;
c) receive internal regulations submitted by people’s credit funds and request them to make revisions thereto as prescribed in clause 6 Article 4 of this Circular;
d) appraise remedial plans submitted by people’s credit funds and request them to revise their plans (if they are unsatisfactory or infeasible) as prescribed in clause 2 Article 12, point b clause 2 Article 13 of this Circular;
dd) on the basis of results of inspection of local people’s credit funds, request the SBV to request such people’s credit funds to maintain prudential ratios and limits as prescribed in clause 2 Article 1 of this Circular;
e) cooperate with the Office of the SBV Banking Supervision Agency in management and supervision of implementation of provisions of this Circular by local people’s credit funds.