Chương I Thông tư 32/2015/TT-NHNN: Quy định chung
Số hiệu: | 32/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2016 |
Ngày công báo: | 24/01/2016 | Số công báo: | Từ số 103 đến số 104 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả của quỹ tín dụng nhân dân, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đuợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn cho vay được ban hành ngày 31/12/2015.
1. Tỷ lệ an toàn vốn của quỹ tín dụng nhân dân
- Thông tư 32 quy định Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
- Tỷ lệ an toàn vốn Quỹ tín dụng nhân dân được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có x 100)/( Tổng tài sản "Có" rủi ro)
- Vốn tự có Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có.
Việc xác định cụ thể vốn tự có của Quỹ TDND để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 32 năm 2015 của Ngân hàng nhà nước.
- Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100%.
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 32/2015/TT-NHNN.
2. Tỷ lệ khả năng chi trả của Quỹ tín dụng nhân dân
- Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả = Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay / Tài sản "Nợ" phải thanh toán
Trong đó: Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay, Tài sản “Nợ” phải thanh toán được xác định theo Phụ lục 3 Thông tư số 32/2015.
- Kết thúc ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1.
Thông tư 32 có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
a) Tỷ lệ an toàn vốn;
b) Tỷ lệ khả năng chi trả;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
d) Giới hạn cho vay.
2. Căn cứ kết quả giám sát, thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân duy trì một hoặc một số giới hạn thấp hơn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với mức quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức, cá nhân có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân; hộ nghèo có quan hệ vay vốn với quỹ tín dụng nhân dân.
2. Người có liên quan với khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng đó, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người có liên quan với khách hàng là pháp nhân gồm:
(i) Người quản lý, thành viên ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(ii) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(iii) Pháp nhân mà khách hàng sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
b) Người có liên quan với khách hàng là cá nhân gồm:
(i) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của cá nhân đó;
(ii) Pháp nhân mà khách hàng là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó hoặc vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của khách hàng là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(iii) Hộ gia đình mà khách hàng là thành viên của hộ gia đình đó;
c) Người có liên quan với khách hàng là hộ gia đình vay vốn của quỹ tín dụng nhân dân gồm các thành viên trong hộ gia đình.
3. Lợi nhuận không chia của quỹ tín dụng nhân dân là phần lợi nhuận chưa phân phối, được xác định sau khi có báo cáo tài chính năm (đối với quỹ tín dụng nhân dân phải kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là báo cáo tài chính năm được kiểm toán độc lập) và được Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân quyết định giữ lại nhằm mục đích bổ sung vốn cho quỹ tín dụng nhân dân.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
1. Sau thời hạn tối đa 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải có hệ thống công nghệ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hệ thống công nghệ thông tin của quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, bảo đảm quản lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Thống kê, theo dõi các khoản mục vốn, tài sản, nợ phải trả; tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này.
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải có quy định nội bộ về quản lý tỷ lệ an toàn vốn, quản lý thanh khoản (tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn), cho vay, quản lý tiền vay theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan. Các văn bản quy định nội bộ và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ phải do Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân ban hành hoặc phê duyệt.
2. Quy định nội bộ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Quy trình, phương pháp theo dõi tỷ lệ an toàn vốn;
b) Phương pháp cảnh báo sớm các nguy cơ làm giảm tỷ lệ an toàn vốn;
c) Phương án xử lý khi tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn mức tối thiểu, ít nhất gồm: các biện pháp tăng tỷ lệ an toàn vốn; trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện phương án xử lý.
3. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản tối thiểu gồm các nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc theo dõi và thực hiện các biện pháp để đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
b) Quy trình, thủ tục, các giới hạn quản lý thanh khoản và phương án dự phòng để đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định tại Thông tư này;
c) Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hằng ngày.
4. Quy định nội bộ về quản lý hoạt động cho vay, quản lý tiền vay tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định khách hàng, người có liên quan với khách hàng tối thiểu phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
b) Các giới hạn cho vay áp dụng đối với khách hàng, khách hàng và người có liên quan, cơ chế, nguyên tắc phân cấp, ủy quyền cho vay đối với khách hàng, khách hàng và người có liên quan;
c) Giới hạn cho vay tối đa trong tổng dư nợ cho vay đối với từng loại khách hàng là thành viên, khách hàng không phải là thành viên và khách hàng là hộ nghèo của quỹ tín dụng nhân dân;
d) Quy trình theo dõi đối với các khoản cho vay vượt quá 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân;
đ) Quy định về việc báo cáo các khoản cho vay đối với các đối tượng là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quỹ tín dụng nhân dân.
5. Định kỳ ít nhất 01 (một) năm một lần và khi cần thiết, quỹ tín dụng nhân dân phải rà soát, đánh giá lại, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ cho phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
6. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định nội bộ, quỹ tín dụng nhân dân gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) về Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng một bộ hồ sơ gồm:
a) Văn bản báo cáo việc ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ. Trường hợp sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ, nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung;
b) Quy định nội bộ đối với trường hợp ban hành mới; các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung.
7. Trường hợp các văn bản, quy định nội bộ có nội dung không phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for prudential ratios and limits for operations of people’s credit funds, including:
a) Capital adequacy ratio (CAR);
b) Solvency ratio;
c) Maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans;
d) Limits on lending operations.
2. Based on the results of supervision and inspection of people’s credit funds, and depending on the nature and level of risks, the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) may, where necessary, request people’s credit funds to maintain one or some limits and prudential ratios which are lower or stricter than those specified in this Circular.
For the purposes of this Circular, the terms used herein are construed as follows:
1. Clients of a people’s credit fund include its members; organizations or individuals making deposits at the people’s credit fund; poor households that get loans from the people’s credit fund.
2. Related person of a client of a people’s credit fund means an organization or individual that maintains either direct or indirect relationship with that client in any of the following cases:
a) Related persons of a client that is a juridical person include:
(i) An executive officer or member of the Board of Controllers, capital contributor or shareholder holding at least 5% of the charter capital or voting shares of that juridical person;
(ii) Spouse, father (including adoptive father, stepfather and father-in-law); mother (including adoptive mother, stepmother and mother-in-law); child (including adopted child, daughter-in-law, son-in-law and stepchild); sibling (including half-sibling, brother-in-law and sister-in-law) of an executive officer or member of the Board of Controllers, capital contributor or shareholder holding at least 5% of the charter capital or voting shares of that juridical person;
(iii) A juridical person at least 5% of charter capital or voting shares of which is held by that client;
b) Related persons of a client that is an individual include:
(i) His/her spouse, father (including adoptive father, stepfather and father-in-law); mother (including adoptive mother, stepmother and mother-in-law); child (including adopted child, daughter-in-law, son-in-law and stepchild); sibling (including half-sibling, brother-in-law and sister-in-law);
(ii) A juridical person whose executive officer or member of the Board of Controllers, capital contributor or shareholder holding at least 5% of its charter capital or voting shares is that client or his/her spouse, father (including adoptive father, stepfather and father-in-law); mother (including adoptive mother, stepmother and mother-in-law); child (including adopted child, daughter-in-law, son-in-law and stepchild); sibling (including half-sibling, brother-in-law and sister-in-law);
(iii) Family household of which that client is a member;
c) Related persons of a client that is a family household and gets loans from the people’s credit fund are members of that family household.
3. Retained earnings of a people’s credit fund mean its undistributed profits which are determined after its annual financial statements (or independently audited annual financial statements, for a people’s credit fund subject to independent audit as prescribed by the SBV) are available and retained according to a decision of its General Meeting of Members (GMM) for the purpose of having additional funds.
4. SBV’s provincial branch means the SBV’s branch of province or central-affiliated city where the people’s credit fund is headquartered.
Article 3. Information technology (IT) requirements
1. People’s credit funds shall have IT systems meeting the requirements in clause 2 of this Article within 12 (twelve) months from the effective date of this Circular.
2. The IT system of a people’s credit fund shall be able to:
a) Store, access and add data about clients in a manner that ensures management of risks in accordance with SBV’s regulations and its internal regulations;
b) List and monitor capital, assets and liabilities; calculate, manage and supervise the prudential ratios and limits specified in this Circular.
Article 4. Internal regulations
1. People’s credit funds must issue their own internal regulations on CAR management and liquidity management (solvency ratio, maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans), lending operations and management of granted loans in accordance with provisions of this Circular and relevant documents. Written internal regulations and revisions thereto must be issued or ratified by the Management Board of the people’s credit fund.
2. Internal regulations on minimum CAR shall include the following as a minimum:
a) Procedures and methods for monitoring CAR;
b) Methods for early warning of risks that lead to decrease in CAR;
c) Plan for dealing with failure to meet minimum CAR requirement which shall, inter alia, include: measures for increasing CAR; responsibilities, entitlements of and cooperation among relevant departments and individuals in implementation of the plan.
3. Internal regulations on liquidity management shall include the following as a minimum:
a) Regulations on decentralization, authorization, functions and tasks of relevant individuals and departments regarding monitoring and implementation of measures for maintaining the solvency ratio, and maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans;
b) Procedures and limits for liquidity management and contingency plan for maintenance of the solvency ratio, and maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans as prescribed in this Circular;
c) Regulations on management of budget, daily revenues, expenses and funding sources.
4. Internal regulations on lending operations and management of granted loans shall include the following as a minimum:
a) Criteria for identifying a client and his/her related persons which shall, inter alia, include the contents specified in clause 2 Article 2 of this Circular;
b) Limits on grant of loans to clients, clients and their related persons, mechanisms and principles for decentralization and authorization to grant loans to clients, clients and their related persons;
c) Maximum limit on loans, included in total outstanding amount of loans, granted to each of the following groups of clients: clients that are members of the people’s credit fund, clients that are not members of the people’s credit fund, and clients that are poor households of the people’s credit fund;
d) Procedures for monitoring loans with loan amount exceeding 5% of equity of the people’s credit fund;
dd) Regulations on reporting on grant of loans to members of the Management Board, members of the Board of Controllers, and Director of the people’s credit fund which must be conformable with SBV’s regulations on people’s credit funds.
5. On a periodical basis of at least once a year and when necessary, people’s credit funds shall review, assess and revise their internal regulations to ensure their conformity with requirements for safe operations of people’s credit funds.
6. Within 10 (ten) business days from the date on which its internal regulations are issued or revised, the people’s credit fund shall send (either directly or by post) a package of the following documents to the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where it is headquartered or to the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established):
a) A statement of reporting on issuance or revisions to its internal regulations. In case of revision, revised contents must be clearly stated;
b) Internal regulations (in case of issuance) or their revisions (in case of revision).
7. If any contents of the internal regulations of the people’s credit fund are found to be contrary to provisions of this Circular or any relevant laws, the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established) shall request the people’s credit fund to modify its internal regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực