Chương II Thông tư 32/2015/TT-NHNN: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 32/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2016 |
Ngày công báo: | 24/01/2016 | Số công báo: | Từ số 103 đến số 104 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả của quỹ tín dụng nhân dân, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đuợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn cho vay được ban hành ngày 31/12/2015.
1. Tỷ lệ an toàn vốn của quỹ tín dụng nhân dân
- Thông tư 32 quy định Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
- Tỷ lệ an toàn vốn Quỹ tín dụng nhân dân được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có x 100)/( Tổng tài sản "Có" rủi ro)
- Vốn tự có Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có.
Việc xác định cụ thể vốn tự có của Quỹ TDND để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 32 năm 2015 của Ngân hàng nhà nước.
- Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100%.
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 32/2015/TT-NHNN.
2. Tỷ lệ khả năng chi trả của Quỹ tín dụng nhân dân
- Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả = Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay / Tài sản "Nợ" phải thanh toán
Trong đó: Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay, Tài sản “Nợ” phải thanh toán được xác định theo Phụ lục 3 Thông tư số 32/2015.
- Kết thúc ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1.
Thông tư 32 có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
2. Tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn = |
Vốn tự có |
x 100 |
Tổng tài sản "Có" rủi ro |
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có, cụ thể:
a) Vốn cấp 1
Vốn cấp 1 gồm:
(i) Vốn điều lệ;
(ii) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định;
(iii) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
(iv) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
(v) Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho quỹ tín dụng nhân dân;
(vi) Lợi nhuận không chia.
Vốn cấp 1 phải trừ đi các khoản sau:
(i) Lỗ lũy kế (nếu có);
(ii) Số vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã;
b) Vốn cấp 2 được tính tối đa bằng 100% giá trị Vốn cấp 1, gồm:
(i) Quỹ dự phòng tài chính;
(ii) Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro;
c) Khoản phải trừ khỏi vốn tự có: 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.
Việc xác định cụ thể vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
a) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0% bao gồm:
(i) Tiền mặt;
(ii) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
(iii) Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã;
(iv) Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân;
(v) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;
(vi) Dư nợ cho vay bằng vốn ủy thác theo quy định của pháp luật về ủy thác trong hoạt động ngân hàng;
b) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20% bao gồm:
(i) Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
c) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50% bao gồm: Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay theo quy định của pháp luật;
d) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100% bao gồm:
(i) Tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Các tài sản “Có” khác còn lại trên bảng cân đối kế toán ngoài tài sản “Có” quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d (i) khoản này và vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã.
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả = |
Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay |
|
Tài sản "Nợ" phải thanh toán |
|
Trong đó: Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay, Tài sản “Nợ” phải thanh toán được xác định theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kết thúc ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1.
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 30%.
2. Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được xác định theo công thức sau:
A = |
(B - C) |
x 100 |
D |
Trong đó:
- A: tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
- B: tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
- C: tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 4 Điều này.
- D: nguồn vốn ngắn hạn quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn bao gồm dư nợ cho vay có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm. Tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn không bao gồm dư nợ cho vay theo ủy thác của Chính phủ, tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) và cá nhân.
4. Nguồn vốn trung hạn và dài hạn bao gồm:
a) Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ sau khi trừ các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản sau đây có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm, bao gồm:
(i) Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
(ii) Khoản vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
5. Nguồn vốn ngắn hạn gồm:
a) Tiền gửi không kỳ hạn;
b) Các khoản sau đây có thời hạn còn lại đến 01 (một) năm:
(i) Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
1. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay) cho những đối tượng sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân;
c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điểm a khoản này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
d) Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Đối với các khoản cho vay các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tổng mức dư nợ cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Việc cho vay phải được Hội đồng quản trị thông qua và phải công khai trong quỹ tín dụng nhân dân;
c) Báo cáo Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng khi có phát sinh khoản cho vay;
d) Báo cáo Đại hội thành viên đối với khoản cho vay phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội thành viên.
3. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại mọi thời điểm. Thời hạn cho vay đối với thành viên là pháp nhân không được vượt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi và khoản vay phải được đảm bảo bằng chính số tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân.
4. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân.
5. Tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Các giới hạn quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này không áp dụng đối với:
a) Các khoản cho vay theo ủy thác của Chính phủ, tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân;
b) Các khoản cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân về cả thời hạn và giá trị.
7. Vốn tự có quy định tại điểm a khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Quỹ tín dụng nhân dân, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Section 1. PRUDENTIAL RATIOS AND LIMITS FOR OPERATIONS OF PEOPLE’S CREDIT FUNDS
Article 5. Capital adequacy ratio (CAR)
1. People’s credit funds must maintain the minimum CAR of 8%.
2. CAR is determined by adopting the following formula:
CAR = |
Equity |
x 100 |
Total risk-weighted assets |
Where:
- The equity shall be determined according to clause 3 of this Article;
- Total risk-weighted assets are the sum of assets, determined according to the level of risks specified in clause 4 of this Article.
3. Equity equals Tier 1 capital plus (+) Tier 2 capital minus (-) the amount deducted from equity at the time of equity determination. To be specific:
a) Tier 1 capital
Tier 1 capital includes:
(i) Charter capital;
(ii) Funds for fundamental construction and purchase of fixed assets;
(iii) Additional reserve fund of charter capital;
(iv) Operational development investment fund;
(v) Grants offered by sponsors to the people’s credit fund;
(vi) Retained earnings.
The following amounts must be deducted from Tier 1 capital:
(i) Accumulated losses (if any); and
(ii) Capital amount contributed to the cooperative bank;
b) Tier 2 capital may not exceed 100% of Tier 1 capital, and includes:
(i) Financial reserve fund;
(ii) General provision which shall not exceed 1,25% of total risk-weighted assets;
c) Amount deducted from equity: 100% of decrease resulted from revaluation of assets as prescribed by law.
Determination of equity used for calculating the minimum CAR shall comply with Appendix 1 enclosed herewith.
4. Assets are classified by level of risks into the following groups:
a) Assets given a risk weight of 0% include:
(i) Cash;
(ii) Deposits at SBV;
(iii) Deposits at the cooperative bank;
(iv) Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by cash or deposits of borrowers at the people’s credit fund;
(v) Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by valuable papers issued by the Government or SBV;
(vi) Outstanding balances of the loans granted using trust funds in accordance with regulations of law on trusteeship in banking sector;
b) Assets given a risk weight of 20% include:
(i) Deposits to checking accounts opened at commercial banks and foreign bank branches;
(ii) Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by valuable papers issued by state-owned financial institutions, credit institutions or foreign bank branches;
c) Assets given a risk weight of 50% include: Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by housing, land use rights, housing on land granted land use rights of borrowers in accordance with regulations of law;
d) Assets given a risk weight of 100% include:
(i) Fixed assets of the people’s credit fund;
(ii) All assets on the balance sheet other than those specified in points a, b, c, d(i) of this clause, and amount of capital contributed to the cooperative bank.
Valuation of risk-weighted assets shall comply with Appendix 2 enclosed herewith.
1. The solvency ratio is determined using the following formula:
Solvency ratio = |
Liquid assets |
|
Total liabilities |
|
Where: Liquid assets and total liabilities are determined according to Appendix 3 enclosed herewith.
2. At the end of each business day, the people’s credit fund shall be required to maintain the minimum solvency ratio of 1 for the next business day and for the next 7 (seven) business days.
Article 7. Maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans
1. Each people’s credit fund shall maintain a ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans of not exceeding 30%.
2. The ratio of short-term capital sources used for granting medium and long-term loans is determined using the following formula:
A = |
(B - C) |
x 100 |
D |
Where:
- A: Ratio of short-term capital sources used for granting medium and long-term loans.
- B: Total outstanding balance of medium- and long-term loans as prescribed in clause 3 of this Article.
- B: Total amount of medium- and long-term capital as prescribed in clause 4 of this Article.
- D: Total short-term capital as prescribed in clause 5 of this Article.
3. Total outstanding balance of medium- and long-term loans includes outstanding balances of loans with remaining term of over 01 (one) year. Total outstanding balance of medium- and long-term loans excludes outstanding balances of loans granted using trust funds of the Government, organizations (including other credit institutions and foreign bank branches) and individuals.
4. Medium- and long-term capital includes:
a) Charter capital and reserve funds that remain after deduction of costs of purchase or investment in fixed assets, and capital contributed to the cooperative bank as prescribed by law;
b) The following amounts with remaining term of over 01 (one) year, including:
(i) Term deposits and saving deposits of organizations and individuals;
(ii) Loans received from other credit institutions and financial institutions.
5. Short-term capital includes:
a) Demand deposits;
b) The following amounts with remaining term of up to 01 (one) year, including:
(i) Term deposits and saving deposits of organizations and individuals;
(ii) Loans received from other credit institutions and financial institutions.
Article 8. Limits on lending operations
1. A people’s credit fund is not allowed to grant unsecured loans or concessional loans (i.e. a loan is granted with interest rate, documentation requirements, procedures for considering and approving loan application, collateral and debt collection measures softer than those prescribed by laws and its internal regulations on lending operations and loan management) to:
a) Members of the Management Board, members of the Board of Controllers, Director, Deputy Director(s) and Chief Accountant of the people’s credit fund;
b) Audit organization, auditor(s) and inspector(s) that are carrying out an audit or inspection of the people’s credit fund;
c) An enterprise over 10% of the charter capital of which is held by one of the entities specified in point a of this clause;
d) Persons in charge of appraisal or approval of loan applications of the people’s credit fund.
2. Regarding the loans granted to the entities prescribed in Clause 1 of this Article, the people’s credit fund shall:
a) ensure that total outstanding balance of loans granted shall not exceed 5% of its equity;
b) ensure that the grant of loans is approved by the Management Board and made publicly available in the people’s credit fund;
c) submit report to the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established) whenever a loan is granted;
d) submit report to the GMM on loans granted by the ending date of data collection which is conducted to serve the GMM.
3. Total outstanding balance on loans granted to a member that is a juridical person shall not exceed the sum of contributed capital and balance on deposits of that juridical person at the people’s credit fund at all times. The term of a loan granted to a member that is a juridical person shall not be longer than the remaining term of that member's deposit at the people’s credit fund which must also be used as the loan collateral.
4. Total outstanding balance of loans granted to a client shall not exceed 15% of equity of the people’s credit fund.
5. Total outstanding balance of loans granted to a client and their related persons shall not exceed 25% of equity of the people’s credit fund, in which total amount of loans granted to the client shall not exceed the limit specified in clause 4 of this Article.
6. Limits prescribed in clauses 4 and 5 of this Article shall not apply to:
a) Loans granted using trust funds of the Government, organizations (including credit institutions and foreign bank branches) and individuals;
b) A loan granted to a client which is fully secured by that client's deposits at the people’s credit fund in both terms of the loan term and amount.
7. Equity specified in point a clause 2, clauses 4 and 5 of this Article is determined according to clause 3 Article 5 of this Circular.
Section 2. REPORTING AND HANDLING OF VIOLATIONS
People’s credit funds shall submit reports on their implementation of regulations on prudential ratios and limits for their operations as prescribed by the SBV.
Article 10. Handling of violations
Any people’s credit funds and relevant individuals that commit violations against provisions of this Circular shall, depending on the nature and severity of the violation, incur penalties as prescribed by laws.