Thông tư 32/2015/TT-NHNN giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
Số hiệu: | 32/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2016 |
Ngày công báo: | 24/01/2016 | Số công báo: | Từ số 103 đến số 104 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả của quỹ tín dụng nhân dân, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đuợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn cho vay được ban hành ngày 31/12/2015.
1. Tỷ lệ an toàn vốn của quỹ tín dụng nhân dân
- Thông tư 32 quy định Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
- Tỷ lệ an toàn vốn Quỹ tín dụng nhân dân được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có x 100)/( Tổng tài sản "Có" rủi ro)
- Vốn tự có Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có.
Việc xác định cụ thể vốn tự có của Quỹ TDND để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 32 năm 2015 của Ngân hàng nhà nước.
- Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50%.
+ Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100%.
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 32/2015/TT-NHNN.
2. Tỷ lệ khả năng chi trả của Quỹ tín dụng nhân dân
- Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả = Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay / Tài sản "Nợ" phải thanh toán
Trong đó: Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay, Tài sản “Nợ” phải thanh toán được xác định theo Phụ lục 3 Thông tư số 32/2015.
- Kết thúc ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1.
Thông tư 32 có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2015/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
a) Tỷ lệ an toàn vốn;
b) Tỷ lệ khả năng chi trả;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
d) Giới hạn cho vay.
2. Căn cứ kết quả giám sát, thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân duy trì một hoặc một số giới hạn thấp hơn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với mức quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức, cá nhân có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân; hộ nghèo có quan hệ vay vốn với quỹ tín dụng nhân dân.
2. Người có liên quan với khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng đó, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người có liên quan với khách hàng là pháp nhân gồm:
(i) Người quản lý, thành viên ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(ii) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(iii) Pháp nhân mà khách hàng sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
b) Người có liên quan với khách hàng là cá nhân gồm:
(i) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của cá nhân đó;
(ii) Pháp nhân mà khách hàng là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó hoặc vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của khách hàng là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(iii) Hộ gia đình mà khách hàng là thành viên của hộ gia đình đó;
c) Người có liên quan với khách hàng là hộ gia đình vay vốn của quỹ tín dụng nhân dân gồm các thành viên trong hộ gia đình.
3. Lợi nhuận không chia của quỹ tín dụng nhân dân là phần lợi nhuận chưa phân phối, được xác định sau khi có báo cáo tài chính năm (đối với quỹ tín dụng nhân dân phải kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là báo cáo tài chính năm được kiểm toán độc lập) và được Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân quyết định giữ lại nhằm mục đích bổ sung vốn cho quỹ tín dụng nhân dân.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
1. Sau thời hạn tối đa 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải có hệ thống công nghệ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hệ thống công nghệ thông tin của quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, bảo đảm quản lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Thống kê, theo dõi các khoản mục vốn, tài sản, nợ phải trả; tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này.
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải có quy định nội bộ về quản lý tỷ lệ an toàn vốn, quản lý thanh khoản (tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn), cho vay, quản lý tiền vay theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan. Các văn bản quy định nội bộ và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ phải do Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân ban hành hoặc phê duyệt.
2. Quy định nội bộ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Quy trình, phương pháp theo dõi tỷ lệ an toàn vốn;
b) Phương pháp cảnh báo sớm các nguy cơ làm giảm tỷ lệ an toàn vốn;
c) Phương án xử lý khi tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn mức tối thiểu, ít nhất gồm: các biện pháp tăng tỷ lệ an toàn vốn; trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện phương án xử lý.
3. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản tối thiểu gồm các nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc theo dõi và thực hiện các biện pháp để đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
b) Quy trình, thủ tục, các giới hạn quản lý thanh khoản và phương án dự phòng để đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định tại Thông tư này;
c) Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hằng ngày.
4. Quy định nội bộ về quản lý hoạt động cho vay, quản lý tiền vay tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định khách hàng, người có liên quan với khách hàng tối thiểu phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
b) Các giới hạn cho vay áp dụng đối với khách hàng, khách hàng và người có liên quan, cơ chế, nguyên tắc phân cấp, ủy quyền cho vay đối với khách hàng, khách hàng và người có liên quan;
c) Giới hạn cho vay tối đa trong tổng dư nợ cho vay đối với từng loại khách hàng là thành viên, khách hàng không phải là thành viên và khách hàng là hộ nghèo của quỹ tín dụng nhân dân;
d) Quy trình theo dõi đối với các khoản cho vay vượt quá 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân;
đ) Quy định về việc báo cáo các khoản cho vay đối với các đối tượng là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quỹ tín dụng nhân dân.
5. Định kỳ ít nhất 01 (một) năm một lần và khi cần thiết, quỹ tín dụng nhân dân phải rà soát, đánh giá lại, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ cho phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
6. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định nội bộ, quỹ tín dụng nhân dân gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) về Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng một bộ hồ sơ gồm:
a) Văn bản báo cáo việc ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ. Trường hợp sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ, nêu rõ những nội dung sửa đổi, bổ sung;
b) Quy định nội bộ đối với trường hợp ban hành mới; các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung.
7. Trường hợp các văn bản, quy định nội bộ có nội dung không phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
2. Tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn = |
Vốn tự có |
x 100 |
Tổng tài sản "Có" rủi ro |
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi Khoản phải trừ khỏi vốn tự có tại thời điểm xác định vốn tự có, cụ thể:
a) Vốn cấp 1
Vốn cấp 1 gồm:
(i) Vốn điều lệ;
(ii) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định;
(iii) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
(iv) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
(v) Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho quỹ tín dụng nhân dân;
(vi) Lợi nhuận không chia.
Vốn cấp 1 phải trừ đi các khoản sau:
(i) Lỗ lũy kế (nếu có);
(ii) Số vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã;
b) Vốn cấp 2 được tính tối đa bằng 100% giá trị Vốn cấp 1, gồm:
(i) Quỹ dự phòng tài chính;
(ii) Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro;
c) Khoản phải trừ khỏi vốn tự có: 100% chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.
Việc xác định cụ thể vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tài sản "Có" được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
a) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0% bao gồm:
(i) Tiền mặt;
(ii) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
(iii) Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã;
(iv) Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân;
(v) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;
(vi) Dư nợ cho vay bằng vốn ủy thác theo quy định của pháp luật về ủy thác trong hoạt động ngân hàng;
b) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20% bao gồm:
(i) Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
c) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50% bao gồm: Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay theo quy định của pháp luật;
d) Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100% bao gồm:
(i) Tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Các tài sản “Có” khác còn lại trên bảng cân đối kế toán ngoài tài sản “Có” quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d (i) khoản này và vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã.
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tỷ lệ khả năng chi trả được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ khả năng chi trả = |
Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay |
|
Tài sản "Nợ" phải thanh toán |
|
Trong đó: Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay, Tài sản “Nợ” phải thanh toán được xác định theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kết thúc ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 1.
1. Quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 30%.
2. Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được xác định theo công thức sau:
A = |
(B - C) |
x 100 |
D |
Trong đó:
- A: tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
- B: tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
- C: tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 4 Điều này.
- D: nguồn vốn ngắn hạn quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn bao gồm dư nợ cho vay có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm. Tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn không bao gồm dư nợ cho vay theo ủy thác của Chính phủ, tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) và cá nhân.
4. Nguồn vốn trung hạn và dài hạn bao gồm:
a) Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ sau khi trừ các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản sau đây có thời hạn còn lại trên 01 (một) năm, bao gồm:
(i) Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
(ii) Khoản vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
5. Nguồn vốn ngắn hạn gồm:
a) Tiền gửi không kỳ hạn;
b) Các khoản sau đây có thời hạn còn lại đến 01 (một) năm:
(i) Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
1. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay) cho những đối tượng sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân;
c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điểm a khoản này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
d) Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Đối với các khoản cho vay các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tổng mức dư nợ cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Việc cho vay phải được Hội đồng quản trị thông qua và phải công khai trong quỹ tín dụng nhân dân;
c) Báo cáo Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng khi có phát sinh khoản cho vay;
d) Báo cáo Đại hội thành viên đối với khoản cho vay phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội thành viên.
3. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại mọi thời điểm. Thời hạn cho vay đối với thành viên là pháp nhân không được vượt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi và khoản vay phải được đảm bảo bằng chính số tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân.
4. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân.
5. Tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Các giới hạn quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này không áp dụng đối với:
a) Các khoản cho vay theo ủy thác của Chính phủ, tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân;
b) Các khoản cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân về cả thời hạn và giá trị.
7. Vốn tự có quy định tại điểm a khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Quỹ tín dụng nhân dân, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân chưa bảo đảm tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn quy định tại Thông tư này phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định.
2. Trong thời gian tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 12, điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Trường hợp Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các biện pháp xử lý, tiến độ thực hiện, thời hạn thực hiện, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu.
3. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm bổ sung các biện pháp xử lý nêu tại khoản 2 Điều này và tiến độ thực hiện vào nội dung phương án tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn không đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này được xử lý như sau:
a) Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay trung hạn và dài hạn đến khi đáp ứng tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
b) Quỹ tín dụng nhân dân phải xây dựng phương án xử lý gửi Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;
b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.
1. Đối với các hợp đồng cho vay được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có các khoản cho vay đối với khách hàng vượt quá giới hạn quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Thông tư này được xử lý như sau:
a) Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay thêm bất kỳ khoản vay nào đối với các khách hàng không đảm bảo quy định về giới hạn cho vay cho đến khi đáp ứng quy định về giới hạn cho vay tại điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Thông tư này;
b) Quỹ tín dụng nhân dân phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
(i) Danh sách khách hàng và các khoản cho vay đối với từng khách hàng vượt giới hạn;
(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo quy định, bao gồm cả việc thu hồi nợ, tăng vốn điều lệ.
Sau thời hạn chuyển tiếp tại phương án xử lý quy định tại Điều 12 Thông tư này hoặc sau thời hạn tối đa do Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu, quỹ tín dụng nhân dân không khắc phục được vi phạm thì tùy theo mức độ, tính chất rủi ro, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết bao gồm cả biện pháp tái cơ cấu theo quy định của pháp luật, thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
b) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
(i) Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
(ii) Tiếp nhận quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân chỉnh sửa, bổ sung quy định nội bộ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
(iii) Thẩm định phương án xử lý, yêu cầu bổ sung, sửa đổi phương án xử lý chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy phương án xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa bảo đảm tính khả thi) theo quy định tại khoản 2 Điều 12, điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
(iv) Gửi quy định nội bộ, kết quả thẩm định phương án xử lý chuyển tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để phối hợp trong quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
c) Tiếp nhận quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân chỉnh sửa, bổ sung quy định nội bộ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
d) Thẩm định phương án xử lý, yêu cầu bổ sung, sửa đổi phương án xử lý chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy phương án xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa bảo đảm tính khả thi) theo quy định tại khoản 2 Điều 12, điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
đ) Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước về việc yêu cầu các quỹ tín dụng nhân dân duy trì áp dụng các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
e) Phối hợp với Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2016.
2. Các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2005 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở”;
b) Khoản 3 Điều 37 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2015 quy định về quỹ tín dụng nhân dân.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
VIỆC XÁC ĐỊNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
1. Vốn cấp 1:
Đơn vị tính: triệu đồng
Mục |
Cấu phần |
Cách xác định |
Ví dụ |
1 |
Vốn điều lệ (vốn đã góp của thành viên) |
Lấy số liệu Vốn điều lệ trong khoản mục vốn của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
300 |
2 |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trong khoản mục vốn của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
15 |
3 |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
50 |
4 |
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
100 |
5 |
Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho Quỹ tín dụng nhân dân |
Lấy số liệu Vốn khác trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
50 |
6 |
Lợi nhuận không chia |
Xác định theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư này. |
85 |
7 |
Cấu phần vốn cấp 1 |
= (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) |
600 |
8 |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn. |
0 |
9 |
Vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã |
Lấy số liệu Góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã trong khoản mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. |
10 |
|
Vốn cấp 1 |
= (7) - (8) - (9) |
590 |
10 |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
10 |
11 |
Dự phòng chung |
Lấy số liệu Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước trên Bảng cân đối kế toán, nhưng tối đa không quá 1,25% tài sản có rủi ro. |
10 |
|
Vốn cấp 2 |
= (10) + (11) |
20 |
|
Vốn tự có |
= Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 |
610 |
12 |
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. |
10 |
|
Vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn |
= Vốn tự có - (12) |
600 |
GIÁ TRỊ TÀI SẢN “CÓ” RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Đơn vị tính: triệu đồng
Mục |
Cấu phần |
Số tiền |
Hệ số rủi ro |
Giá trị tài sản "Có" rủi ro |
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
|
Nhóm tài sản “Có” (TSC) có hệ số rủi ro 0% |
|
|
= (a) + (b) + (c) + (d) + (đ) + (e) |
a |
Tiền mặt |
32 |
0% |
0 |
b |
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
0 |
0% |
0 |
c |
Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã |
40 |
0% |
0 |
d |
Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành |
0 |
0% |
0 |
đ |
Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành |
0 |
0% |
0 |
e |
Dư nợ cho vay bằng vốn ủy thác theo quy định về ủy thác |
0 |
0% |
0 |
|
Nhóm TSC có hệ số rủi ro 20% |
|
|
= (g) + (h) |
g |
Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
0 |
20% |
0 |
h |
Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành |
0 |
20% |
0 |
|
Nhóm TSC có hệ số rủi ro 50% |
|
|
= (i) |
i |
Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay |
3.000 |
50% |
1.500 |
|
Nhóm TSC có hệ số rủi ro 100% |
|
|
= (k) + (I) |
k |
Tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân |
2.500 |
100% |
2.500 |
l |
Các tài sản “Có” khác còn lại trên bảng cân đối kế toán ngoài các khoản đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro 0%, 20%, 50% |
400 |
100% |
400 |
|
Tổng tài sản “Có” rủi ro |
|
|
4.400 |
MẪU BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TÀI SẢN “CÓ” CÓ THỂ THANH TOÁN NGAY VÀ CÁC TÀI SẢN “NỢ” PHẢI THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục |
Giá trị trên sổ sách |
Tỷ lệ xác định |
Giá trị để tính toán |
Tổng cộng |
Căn cứ xác định thời gian đến hạn /Ghi chú |
||
Ngày làm việc tiếp theo |
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 |
|
Ngày làm việc tiếp theo |
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 |
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) = (1) x (3) |
(5) = (2) x (3) |
(6) = (4) + (5) |
|
|
I. Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay |
164 |
307 |
|
143,1 |
247,3 |
390,4 |
|
1. Tiền mặt tại quỹ |
20 |
Không điền |
100% |
20 |
Không điền |
20 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
0 |
Không điền |
100% |
0 |
Không điền |
0 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
3. Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã (3.1+3.2) |
32 |
60 |
100% |
32 |
60 |
92 |
Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã trừ số tiền gửi điều hòa tối thiểu phải duy trì theo quy định của pháp luật (nếu có); |
3.1. Không kỳ hạn |
12 |
Không điền |
100% |
12 |
Không điền |
12 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
- Gốc |
10 |
Không điền |
100% |
10 |
Không điền |
10 |
|
- Lãi |
2 |
Không điền |
100% |
2 |
Không điền |
2 |
|
3.2. Có kỳ hạn |
20 |
60 |
100% |
20 |
60 |
80 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi |
- Gốc |
18 |
50 |
100% |
18 |
50 |
68 |
|
- Lãi |
2 |
10 |
100% |
2 |
10 |
12 |
|
4. Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
30 |
Không điền |
100% |
30 |
Không điền |
30 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
5. Dư nợ đến hạn thanh toán của các khoản cho vay (trừ nợ xấu) có bảo đảm bằng tài sản |
22 |
89 |
80% |
17,6 |
71,2 |
88,8 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
- Gốc |
20 |
80 |
80% |
16 |
64 |
80 |
|
- Lãi |
2 |
9 |
80% |
1,6 |
7,2 |
8,8 |
|
6. Dư nợ đến hạn thanh toán của các khoản cho vay (trừ nợ xấu) không có bảo đảm bằng tài sản |
30 |
110 |
75% |
22,5 |
82,5 |
105 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
- Gốc |
28 |
100 |
75% |
21 |
75 |
96 |
|
- Lãi |
2 |
10 |
75% |
1,5 |
7,5 |
9 |
|
7. Dư nợ đến hạn của các khoản nợ khác phải thu |
30 |
48 |
70% |
21 |
33,6 |
54,6 |
Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân và các văn bản khác có liên quan, điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền. |
II. Tài sản “Nợ” phải thanh toán (II=1+2+3+4) |
102 |
211 |
|
73,1 |
211 |
284,1 |
|
1. Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạn thanh toán |
22 |
116 |
100% |
22 |
116 |
138 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi |
- Gốc |
20 |
105 |
100% |
20 |
105 |
125 |
|
- Lãi |
2 |
11 |
100% |
2 |
11 |
13 |
|
2. Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng |
34 |
Không điền |
15% |
5,1 |
Không điền |
5,1 |
Số dư bình quân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước |
- Gốc |
30 |
Không điền |
15% |
4,5 |
Không điền |
4,5 |
|
- Lãi |
4 |
Không điền |
15% |
0,6 |
Không điền |
0,6 |
|
3. Các khoản vay từ tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính khác đến hạn thanh toán |
16 |
95 |
100% |
16 |
95 |
111 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
- Gốc |
15 |
90 |
100% |
15 |
90 |
105 |
|
- Lãi |
1 |
5 |
100% |
1 |
5 |
6 |
|
4. Các khoản nợ khác đến hạn thanh toán |
30 |
0 |
100% |
30 |
0 |
30 |
Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các khoản nợ khác” theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân và các văn bản khác có liên quan, điền vào các cột thích |
Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo/Tài sản “Nợ” phải thanh toán của ngày làm việc tiếp theo |
=143,1/73,1 |
|
|
|
|||
Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo / Tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo |
|
|
= 390,4/284,1 |
|
THE STATE BANK OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 32/2015/TT-NHNN |
Hanoi, December 31, 2015 |
PRESCRIBING PRUDENTIAL RATIOS AND LIMITS FOR OPERATIONS OF PEOPLE’S CREDIT FUNDS
Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credits Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV);
At the request of the Head of the SBV Banking Supervision Agency;
The Governor of the State Bank of Vietnam (SBV) promulgates a Circular prescribing prudential ratios and limits for operations of people’s credit funds.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for prudential ratios and limits for operations of people’s credit funds, including:
a) Capital adequacy ratio (CAR);
b) Solvency ratio;
c) Maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans;
d) Limits on lending operations.
2. Based on the results of supervision and inspection of people’s credit funds, and depending on the nature and level of risks, the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) may, where necessary, request people’s credit funds to maintain one or some limits and prudential ratios which are lower or stricter than those specified in this Circular.
For the purposes of this Circular, the terms used herein are construed as follows:
1. Clients of a people’s credit fund include its members; organizations or individuals making deposits at the people’s credit fund; poor households that get loans from the people’s credit fund.
2. Related person of a client of a people’s credit fund means an organization or individual that maintains either direct or indirect relationship with that client in any of the following cases:
a) Related persons of a client that is a juridical person include:
(i) An executive officer or member of the Board of Controllers, capital contributor or shareholder holding at least 5% of the charter capital or voting shares of that juridical person;
(ii) Spouse, father (including adoptive father, stepfather and father-in-law); mother (including adoptive mother, stepmother and mother-in-law); child (including adopted child, daughter-in-law, son-in-law and stepchild); sibling (including half-sibling, brother-in-law and sister-in-law) of an executive officer or member of the Board of Controllers, capital contributor or shareholder holding at least 5% of the charter capital or voting shares of that juridical person;
(iii) A juridical person at least 5% of charter capital or voting shares of which is held by that client;
b) Related persons of a client that is an individual include:
(i) His/her spouse, father (including adoptive father, stepfather and father-in-law); mother (including adoptive mother, stepmother and mother-in-law); child (including adopted child, daughter-in-law, son-in-law and stepchild); sibling (including half-sibling, brother-in-law and sister-in-law);
(ii) A juridical person whose executive officer or member of the Board of Controllers, capital contributor or shareholder holding at least 5% of its charter capital or voting shares is that client or his/her spouse, father (including adoptive father, stepfather and father-in-law); mother (including adoptive mother, stepmother and mother-in-law); child (including adopted child, daughter-in-law, son-in-law and stepchild); sibling (including half-sibling, brother-in-law and sister-in-law);
(iii) Family household of which that client is a member;
c) Related persons of a client that is a family household and gets loans from the people’s credit fund are members of that family household.
3. Retained earnings of a people’s credit fund mean its undistributed profits which are determined after its annual financial statements (or independently audited annual financial statements, for a people’s credit fund subject to independent audit as prescribed by the SBV) are available and retained according to a decision of its General Meeting of Members (GMM) for the purpose of having additional funds.
4. SBV’s provincial branch means the SBV’s branch of province or central-affiliated city where the people’s credit fund is headquartered.
Article 3. Information technology (IT) requirements
1. People’s credit funds shall have IT systems meeting the requirements in clause 2 of this Article within 12 (twelve) months from the effective date of this Circular.
2. The IT system of a people’s credit fund shall be able to:
a) Store, access and add data about clients in a manner that ensures management of risks in accordance with SBV’s regulations and its internal regulations;
b) List and monitor capital, assets and liabilities; calculate, manage and supervise the prudential ratios and limits specified in this Circular.
Article 4. Internal regulations
1. People’s credit funds must issue their own internal regulations on CAR management and liquidity management (solvency ratio, maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans), lending operations and management of granted loans in accordance with provisions of this Circular and relevant documents. Written internal regulations and revisions thereto must be issued or ratified by the Management Board of the people’s credit fund.
2. Internal regulations on minimum CAR shall include the following as a minimum:
a) Procedures and methods for monitoring CAR;
b) Methods for early warning of risks that lead to decrease in CAR;
c) Plan for dealing with failure to meet minimum CAR requirement which shall, inter alia, include: measures for increasing CAR; responsibilities, entitlements of and cooperation among relevant departments and individuals in implementation of the plan.
3. Internal regulations on liquidity management shall include the following as a minimum:
a) Regulations on decentralization, authorization, functions and tasks of relevant individuals and departments regarding monitoring and implementation of measures for maintaining the solvency ratio, and maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans;
b) Procedures and limits for liquidity management and contingency plan for maintenance of the solvency ratio, and maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans as prescribed in this Circular;
c) Regulations on management of budget, daily revenues, expenses and funding sources.
4. Internal regulations on lending operations and management of granted loans shall include the following as a minimum:
a) Criteria for identifying a client and his/her related persons which shall, inter alia, include the contents specified in clause 2 Article 2 of this Circular;
b) Limits on grant of loans to clients, clients and their related persons, mechanisms and principles for decentralization and authorization to grant loans to clients, clients and their related persons;
c) Maximum limit on loans, included in total outstanding amount of loans, granted to each of the following groups of clients: clients that are members of the people’s credit fund, clients that are not members of the people’s credit fund, and clients that are poor households of the people’s credit fund;
d) Procedures for monitoring loans with loan amount exceeding 5% of equity of the people’s credit fund;
dd) Regulations on reporting on grant of loans to members of the Management Board, members of the Board of Controllers, and Director of the people’s credit fund which must be conformable with SBV’s regulations on people’s credit funds.
5. On a periodical basis of at least once a year and when necessary, people’s credit funds shall review, assess and revise their internal regulations to ensure their conformity with requirements for safe operations of people’s credit funds.
6. Within 10 (ten) business days from the date on which its internal regulations are issued or revised, the people’s credit fund shall send (either directly or by post) a package of the following documents to the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where it is headquartered or to the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established):
a) A statement of reporting on issuance or revisions to its internal regulations. In case of revision, revised contents must be clearly stated;
b) Internal regulations (in case of issuance) or their revisions (in case of revision).
7. If any contents of the internal regulations of the people’s credit fund are found to be contrary to provisions of this Circular or any relevant laws, the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established) shall request the people’s credit fund to modify its internal regulations.
Section 1. PRUDENTIAL RATIOS AND LIMITS FOR OPERATIONS OF PEOPLE’S CREDIT FUNDS
Article 5. Capital adequacy ratio (CAR)
1. People’s credit funds must maintain the minimum CAR of 8%.
2. CAR is determined by adopting the following formula:
CAR = |
Equity |
x 100 |
Total risk-weighted assets |
Where:
- The equity shall be determined according to clause 3 of this Article;
- Total risk-weighted assets are the sum of assets, determined according to the level of risks specified in clause 4 of this Article.
3. Equity equals Tier 1 capital plus (+) Tier 2 capital minus (-) the amount deducted from equity at the time of equity determination. To be specific:
a) Tier 1 capital
Tier 1 capital includes:
(i) Charter capital;
(ii) Funds for fundamental construction and purchase of fixed assets;
(iii) Additional reserve fund of charter capital;
(iv) Operational development investment fund;
(v) Grants offered by sponsors to the people’s credit fund;
(vi) Retained earnings.
The following amounts must be deducted from Tier 1 capital:
(i) Accumulated losses (if any); and
(ii) Capital amount contributed to the cooperative bank;
b) Tier 2 capital may not exceed 100% of Tier 1 capital, and includes:
(i) Financial reserve fund;
(ii) General provision which shall not exceed 1,25% of total risk-weighted assets;
c) Amount deducted from equity: 100% of decrease resulted from revaluation of assets as prescribed by law.
Determination of equity used for calculating the minimum CAR shall comply with Appendix 1 enclosed herewith.
4. Assets are classified by level of risks into the following groups:
a) Assets given a risk weight of 0% include:
(i) Cash;
(ii) Deposits at SBV;
(iii) Deposits at the cooperative bank;
(iv) Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by cash or deposits of borrowers at the people’s credit fund;
(v) Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by valuable papers issued by the Government or SBV;
(vi) Outstanding balances of the loans granted using trust funds in accordance with regulations of law on trusteeship in banking sector;
b) Assets given a risk weight of 20% include:
(i) Deposits to checking accounts opened at commercial banks and foreign bank branches;
(ii) Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by valuable papers issued by state-owned financial institutions, credit institutions or foreign bank branches;
c) Assets given a risk weight of 50% include: Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by housing, land use rights, housing on land granted land use rights of borrowers in accordance with regulations of law;
d) Assets given a risk weight of 100% include:
(i) Fixed assets of the people’s credit fund;
(ii) All assets on the balance sheet other than those specified in points a, b, c, d(i) of this clause, and amount of capital contributed to the cooperative bank.
Valuation of risk-weighted assets shall comply with Appendix 2 enclosed herewith.
1. The solvency ratio is determined using the following formula:
Solvency ratio = |
Liquid assets |
|
Total liabilities |
|
Where: Liquid assets and total liabilities are determined according to Appendix 3 enclosed herewith.
2. At the end of each business day, the people’s credit fund shall be required to maintain the minimum solvency ratio of 1 for the next business day and for the next 7 (seven) business days.
Article 7. Maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans
1. Each people’s credit fund shall maintain a ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans of not exceeding 30%.
2. The ratio of short-term capital sources used for granting medium and long-term loans is determined using the following formula:
A = |
(B - C) |
x 100 |
D |
Where:
- A: Ratio of short-term capital sources used for granting medium and long-term loans.
- B: Total outstanding balance of medium- and long-term loans as prescribed in clause 3 of this Article.
- B: Total amount of medium- and long-term capital as prescribed in clause 4 of this Article.
- D: Total short-term capital as prescribed in clause 5 of this Article.
3. Total outstanding balance of medium- and long-term loans includes outstanding balances of loans with remaining term of over 01 (one) year. Total outstanding balance of medium- and long-term loans excludes outstanding balances of loans granted using trust funds of the Government, organizations (including other credit institutions and foreign bank branches) and individuals.
4. Medium- and long-term capital includes:
a) Charter capital and reserve funds that remain after deduction of costs of purchase or investment in fixed assets, and capital contributed to the cooperative bank as prescribed by law;
b) The following amounts with remaining term of over 01 (one) year, including:
(i) Term deposits and saving deposits of organizations and individuals;
(ii) Loans received from other credit institutions and financial institutions.
5. Short-term capital includes:
a) Demand deposits;
b) The following amounts with remaining term of up to 01 (one) year, including:
(i) Term deposits and saving deposits of organizations and individuals;
(ii) Loans received from other credit institutions and financial institutions.
Article 8. Limits on lending operations
1. A people’s credit fund is not allowed to grant unsecured loans or concessional loans (i.e. a loan is granted with interest rate, documentation requirements, procedures for considering and approving loan application, collateral and debt collection measures softer than those prescribed by laws and its internal regulations on lending operations and loan management) to:
a) Members of the Management Board, members of the Board of Controllers, Director, Deputy Director(s) and Chief Accountant of the people’s credit fund;
b) Audit organization, auditor(s) and inspector(s) that are carrying out an audit or inspection of the people’s credit fund;
c) An enterprise over 10% of the charter capital of which is held by one of the entities specified in point a of this clause;
d) Persons in charge of appraisal or approval of loan applications of the people’s credit fund.
2. Regarding the loans granted to the entities prescribed in Clause 1 of this Article, the people’s credit fund shall:
a) ensure that total outstanding balance of loans granted shall not exceed 5% of its equity;
b) ensure that the grant of loans is approved by the Management Board and made publicly available in the people’s credit fund;
c) submit report to the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established) whenever a loan is granted;
d) submit report to the GMM on loans granted by the ending date of data collection which is conducted to serve the GMM.
3. Total outstanding balance on loans granted to a member that is a juridical person shall not exceed the sum of contributed capital and balance on deposits of that juridical person at the people’s credit fund at all times. The term of a loan granted to a member that is a juridical person shall not be longer than the remaining term of that member's deposit at the people’s credit fund which must also be used as the loan collateral.
4. Total outstanding balance of loans granted to a client shall not exceed 15% of equity of the people’s credit fund.
5. Total outstanding balance of loans granted to a client and their related persons shall not exceed 25% of equity of the people’s credit fund, in which total amount of loans granted to the client shall not exceed the limit specified in clause 4 of this Article.
6. Limits prescribed in clauses 4 and 5 of this Article shall not apply to:
a) Loans granted using trust funds of the Government, organizations (including credit institutions and foreign bank branches) and individuals;
b) A loan granted to a client which is fully secured by that client's deposits at the people’s credit fund in both terms of the loan term and amount.
7. Equity specified in point a clause 2, clauses 4 and 5 of this Article is determined according to clause 3 Article 5 of this Circular.
Section 2. REPORTING AND HANDLING OF VIOLATIONS
People’s credit funds shall submit reports on their implementation of regulations on prudential ratios and limits for their operations as prescribed by the SBV.
Article 10. Handling of violations
Any people’s credit funds and relevant individuals that commit violations against provisions of this Circular shall, depending on the nature and severity of the violation, incur penalties as prescribed by laws.
Article 11. Responsibilities of people’s credit funds
1. When this Circular comes into force, any people’s credit funds that fail to comply with the prudential ratios and limits prescribed in this Circular shall develop remedial plans and proactively implement remedial measures to ensure their compliance with these prudential ratios and limits.
2. Within 30 (thirty) days from the effective date of this Circular, the people’s credit fund shall submit its remedial plans as prescribed in clause 2 Article 12, point b clause 2 Article 13 of this Circular either directly or by post to the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established).
In case the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established) requests the people’s credit fund to modify remedial measures, implementation schedule and/or time limit, it must comply with the request.
3. The people’s credit fund shall add the remedial measures specified in clause 2 of this Article and implementation schedule to its plan for restructuring and operation for consistent implementation as requested by the Office of the SBV Banking Supervision Agency or the SBV’s provincial branch.
Article 12. Transition on maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans
1. When this Circular comes into force, a people’s credit fund that fails to maintain the maximum ratio of short-term capital used for granting medium- and long-term loans as prescribed in clause 1 Article 7 of this Circular shall:
a) not be allowed to grant medium- and long-term loans until it complies with the ratio specified in clause 1 Article 7 of this Circular; and
b) develop and submit a remedial plan to the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where it is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established).
2. A remedial plan developed by the people’s credit fund shall, inter alia, include:
a) The specific ratio which fails to comply with regulations;
b) Remedial measures and plan adopted to ensure that it shall maintain the required ratio within 12 (twelve) months from the effective date of this Circular.
Article 13. Transition on limits on lending operations
1. Loans agreements which have been concluded before the effective date of this Circular shall remain valid until their expiration dates. Any revisions to the aforementioned agreement shall only be made if they are deemed conformable to provisions of this Circular and relevant laws.
2. When this Circular comes into force, a people’s credit fund that have granted loans to its clients in excess of the limits specified in point a clause 2, clause 3, clause 4 and clause 5 Article 8 of this Circular shall be subject to the following provisions:
a) It shall not be allowed to grant any loans to the client that fails to meet the limits in point a clause 2, clause 3, clause 4 and clause 5 Article 8 of this Circular until this client meets these limits.
b) It must develop a remedial plan which shall, inter alia, include:
(i) The list of clients to which loans are granted in excess of the prescribed limits, and loans granted to each of them;
(ii) Remedial measures and plan adopted to comply with the prescribed limits, including debt collection and increasing of charter capital.
Article 14. Post-transition actions
If a people’s credit fund that fails to remedy its violation after the transition deadline in the remedial plan prescribed in Article 12 of this Circular or a deadline set by the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established), the Office of the SBV Banking Supervision Agency of province or city where the people’s credit fund is headquartered or the SBV’s provincial branch (if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established) shall, depending on the nature and level of risk, implement appropriate measures for handling the violation, including restructuring of the people’s credit fund as prescribed by law or revocation of the License of the people’s credit fund.
Article 15. Responsibilities of SBV’s affiliated units
1. The SBV Banking Supervision Agency shall:
a) play the leading role and cooperate with relevant Departments/Agencies affiliated to the SBV in requesting the SBV’s Governor to decide the compulsory maintenance by people’s credit funds of limits and prudential ratios as prescribed in Clause 2 Article 1 of this Circular;
b) Each Office of the SBV Banking Supervision Agency shall:
(i) inspect, supervise and take actions against violations against provisions of this Circular committed by people’s credit funds in the province or city where the Office of the SBV Banking Supervision Agency is established;
(ii) receive internal regulations submitted by local people’s credit funds and request them to make revisions thereto as prescribed in clause 6 Article 4 of this Circular;
(iii) appraise remedial plans submitted by local people’s credit funds and request them to revise their plans (if they are unsatisfactory or infeasible) as prescribed in clause 2 Article 12, point b clause 2 Article 13 of this Circular;
(iv) send internal regulations, appraisal results of transitional remedial plans to the SBV’s provincial branch for cooperation in management and supervision of implementation of provisions of this Circular by local people’s credit funds.
2. Each SBV’s provincial branch shall:
a) inspect, supervise and take actions against violations against provisions of this Circular committed by people’s credit funds in its responsible province or city if the Office of the SBV Banking Supervision Agency is not established;
b) instruct local people’s credit funds to implement provisions of this Circular;
c) receive internal regulations submitted by people’s credit funds and request them to make revisions thereto as prescribed in clause 6 Article 4 of this Circular;
d) appraise remedial plans submitted by people’s credit funds and request them to revise their plans (if they are unsatisfactory or infeasible) as prescribed in clause 2 Article 12, point b clause 2 Article 13 of this Circular;
dd) on the basis of results of inspection of local people’s credit funds, request the SBV to request such people’s credit funds to maintain prudential ratios and limits as prescribed in clause 2 Article 1 of this Circular;
e) cooperate with the Office of the SBV Banking Supervision Agency in management and supervision of implementation of provisions of this Circular by local people’s credit funds.
1. This Circular comes into force from March 01, 2016.
2. The following regulations shall cease to have effect:
a) Decision No. 1328/2005/QD-NHNN dated September 06, 2005 promulgating “regulations on prudential ratios for operations of grassroots people’s credit funds”;
b) Clause 3 Article 37 of the Circular No. 04/2015/TT-NHNN dated March 31, 2015 prescribing people’s credit funds.
Article 17. Implementation organization
The Chief of the Office, the Head of the SBV Banking Supervision Agency, heads of relevant units affiliated to the SBV, Directors of the SBV’s provincial branches, Chairperson of the Management Board and General Director of the cooperative bank, Chairpersons of Management Boards, and Directors of people’s credit funds shall implement this Circular.
|
PP. THE GOVERNOR |
DETERMINATION OF EQUITY
(Enclosed with Circular No. 32/2015/TT-NHNN dated December 31, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam)
1. Tier 1 capital:
Unit: VND million
Item |
Components |
Determination methods |
Example |
1 |
Charter capital (capital contributed by members) |
Use the amount of “Charter capital” in “Capital” section on balance sheet. |
300 |
2 |
Funds for fundamental construction and purchase of fixed assets |
Use the amount of “Funds for fundamental construction and purchase of fixed assets” in “Capital” section on balance sheet. |
15 |
3 |
Additional reserve fund of charter capital |
Use the amount of “Additional reserve fund of charter capital” in “Funds” section on balance sheet. |
50 |
4 |
Operational development investment fund |
Use the amount of “Development investment fund” in “Funds” section on balance sheet. |
100 |
5 |
Grants offered by sponsors to the people’s credit fund |
Use the amount of “Other capital” in “Funds” section on balance sheet. |
50 |
6 |
Retained earnings |
Make calculation according guidance in clause 3 Article 2 of this Circular. |
85 |
7 |
Components of Tier 1 capital |
= (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) |
600 |
8 |
Accumulated losses |
Use the amount of “Accumulated losses” when calculating capital adequacy ratio (CAR). |
0 |
9 |
Capital contributed to the cooperative bank |
Use the amount of “Capital contributed to the cooperative bank” in the “Capital contributions, long-term investments” section in the balance sheet. |
10 |
|
Tier 1 capital |
= (7) - (8) - (9) |
590 |
10 |
Financial reserve fund |
Use the amount of “Financial reserve fund” in “Funds” section on balance sheet. |
10 |
11 |
General provisions |
Use the amount of “General provisions” in the “Provisions for loss of loans granted to domestic borrowers” section on balance sheet, which shall not exceed 1,25% of total risk-weighted assets. |
10 |
|
Tier 2 capital |
= (10) + (11) |
20 |
|
Equity |
= Tier 1 capital + Tier 2 capital |
610 |
12 |
100% of the negative difference due to revaluation of fixed assets as prescribed by law |
100% of total debit balance of the fixed asset revaluation difference account. |
10 |
|
Equity used for calculating capital adequacy ratio (CAR) |
= Equity - (12) |
600 |
RISK-WEIGHTED ASSETS
(Enclosed with Circular No. 32/2015/TT-NHNN dated December 31, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam)
Unit: VND million
Item |
Components |
Amount |
Risk weighting |
Value of risk-weighted asset |
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
|
Assets given a risk weight of 0% |
|
|
= (a) + (b) + (c) + (d) + (dd) + (e) |
a |
Cash |
32 |
0% |
0 |
b |
Deposits at SBV |
0 |
0% |
0 |
c |
Deposits at the cooperative bank |
40 |
0% |
0 |
d |
Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by cash or deposits of borrowers at the people’s credit fund |
0 |
0% |
0 |
dd |
Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by valuable papers issued by the Government or SBV |
0 |
0% |
0 |
e |
Outstanding balances of the loans granted using trust funds according to regulations on trusteeship |
0 |
0% |
0 |
|
Assets given a risk weight of 20% |
|
|
= (g) + (h) |
g |
Deposits to checking accounts opened at commercial banks and foreign bank branches |
0 |
20% |
0 |
h |
Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by valuable papers issued by state-owned financial institutions, credit institutions or foreign bank branches |
0 |
20% |
0 |
|
Assets given a risk weight of 50% |
|
|
= (i) |
i |
Outstanding balances of the granted loans which are fully secured by housing, land use rights, housing on land granted land use rights of borrowers |
3.000 |
50% |
1.500 |
|
Assets given a risk weight of 100% |
|
|
= (k) + (I) |
k |
Fixed assets of the people’s credit fund |
2.500 |
100% |
2.500 |
l |
All of the assets on the balance sheet other than those classified into groups with risk weights of 0%, 20%, and 50% |
400 |
100% |
400 |
|
Total risk-weighted assets |
|
|
4.400 |
SAMPLE STATEMENT OF LIQUID ASSETS AND TOTAL LIABILITIES
(Enclosed with Circular No. 32/2015/TT-NHNN dated December 31, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam)
Unit: VND million
Items |
Book value |
Ratio |
Value used for calculation |
Total |
Grounds for determining maturity date/Notes |
||
Next business day |
Day 2 - 7 |
|
Next business day |
Day 2 - 7 |
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) = (1) x (3) |
(5) = (2) x (3) |
(6) = (4) + (5) |
|
|
I. Liquid assets |
164 |
307 |
|
143,1 |
247,3 |
390,4 |
|
1. Cash in vault |
20 |
N/A |
100% |
20 |
N/A |
20 |
Balance at the end of the last day |
2. Deposits at SBV |
0 |
N/A |
100% |
0 |
N/A |
0 |
Balance at the end of the last day |
3. Deposits at the cooperative bank (3.1+3.2) |
32 |
60 |
100% |
32 |
60 |
92 |
Deposits at the cooperative bank minus the amount of deposits for capital trade-off purpose as required by law (if any); |
3.1. Demand deposits |
12 |
N/A |
100% |
12 |
N/A |
12 |
Balance at the end of the last day |
- Principal |
10 |
N/A |
100% |
10 |
N/A |
10 |
|
- Interest |
2 |
N/A |
100% |
2 |
N/A |
2 |
|
3.2. Term deposits |
20 |
60 |
100% |
20 |
60 |
80 |
Use maturity dates specified in deposit contracts |
- Principal |
18 |
50 |
100% |
18 |
50 |
68 |
|
- Interest |
2 |
10 |
100% |
2 |
10 |
12 |
|
4. Deposits to checking accounts opened at commercial banks and foreign bank branches |
30 |
N/A |
100% |
30 |
N/A |
30 |
Balance at the end of the last day |
5. Outstanding debts that become due of secured loans (except bad debts) |
22 |
89 |
80% |
17,6 |
71,2 |
88,8 |
Use maturity dates specified in loan agreements |
- Principal |
20 |
80 |
80% |
16 |
64 |
80 |
|
- Interest |
2 |
9 |
80% |
1,6 |
7,2 |
8,8 |
|
6. Outstanding debts that become due of unsecured loans (except bad debts) |
30 |
110 |
75% |
22,5 |
82,5 |
105 |
Use maturity dates specified in loan agreements |
- Principal |
28 |
100 |
75% |
21 |
75 |
96 |
|
- Interest |
2 |
10 |
75% |
1,5 |
7,5 |
9 |
|
7. Outstanding debts that become due of other amounts receivable |
30 |
48 |
70% |
21 |
33,6 |
54,6 |
Enter the realizable revenue from “Other assets” according to guidance of the SBV’s Governor on financial statements for people’s credit funds and other relevant documents in the columns that match the collection dates. |
II. Total liabilities (II=1+2+3+4) |
102 |
211 |
|
73,1 |
211 |
284,1 |
|
1. Term deposits of clients that become due |
22 |
116 |
100% |
22 |
116 |
138 |
Use maturity dates specified in deposit contracts |
- Principal |
20 |
105 |
100% |
20 |
105 |
125 |
|
- Interest |
2 |
11 |
100% |
2 |
11 |
13 |
|
2. Demand deposits of clients |
34 |
N/A |
15% |
5,1 |
N/A |
5,1 |
Average balance of deposits over the last 30 days |
- Principal |
30 |
N/A |
15% |
4,5 |
N/A |
4,5 |
|
- Interest |
4 |
N/A |
15% |
0,6 |
N/A |
0,6 |
|
3. Loans received from other credit institutions and financial institutions, that become due |
16 |
95 |
100% |
16 |
95 |
111 |
Use maturity dates specified in loan agreements |
- Principal |
15 |
90 |
100% |
15 |
90 |
105 |
|
- Interest |
1 |
5 |
100% |
1 |
5 |
6 |
|
4. Other debts that become due |
30 |
0 |
100% |
30 |
0 |
30 |
Enter the amounts actually payable in association with fulfillment of “Other liabilities" according to guidance of the SBV’s Governor on financial statements for people’s credit funds and other relevant documents in appropriate columns. |
Liquid assets of the next business day/Total liabilities of the next business day |
=143,1/73,1 |
|
|
|
|||
Liquid assets of the next 7 business days/Total liabilities of the next 7 business days |
|
|
= 390,4/284,1 |
|
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực