Chương III Thông tư 31/2014/TT-BCT: Nối đất kết cấu kim loại trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên phòng tránh điện cảm ứng
Số hiệu: | 31/2014/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Cao Quốc Hưng |
Ngày ban hành: | 02/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 18/11/2014 |
Ngày công báo: | 19/10/2014 | Số công báo: | Từ số 943 đến số 944 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/09/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành mẫu biển báo an toàn điện mới
Ngày 2/10 vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-BCT để hướng dẫn một số nội dung về an toàn điện.
Một trong những nội dung chính của Thông tư là thay đổi quy cách các biển báo nguy hiểm, như:
- Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” của đường dây dẫn điện cao áp trên không, biển này phải đặt trên tất cả cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy;
- Biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” của đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống;
- Biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt trên cửa hoặc cổng ra vào trạm điện có tường rào bao quanh.
Những biển báo có cùng nội dung nhưng khác về quy cách với biển báo mới phải được thay thế trước ngày 1/7/2016.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18/11/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cấp điện áp 220 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 25 m tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.
2. Cấp điện áp 500 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 60 m tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.
1. Nhà ở, công trình có mái làm bằng kim loại cách điện với đất: Nối đất mái. Các kết cấu kim loại nằm dưới mái không phải nối đất.
2. Nhà ở, công trình có mái không làm bằng kim loại: Nối đất tất cả các kết cấu kim loại cách điện với đất như vách, tường bao, dầm, xà, vì kèo, khung cửa.
3. Nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất ở bên ngoài nhà ở, công trình như khung sắt, tấm tôn, ăng ten ti vi, dây phơi.
1. Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40x40x4)mm; chiều dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (không cao quá 0,15 m); nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.
2. Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích thước không nhỏ hơn (24x4)mm hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.
3. Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.
4. Trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc hàn.
1. Trách nhiệm nối đất
a) Đối với nhà ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp chịu mọi chi phí và lắp đặt hệ thống nối đất.
b) Đối với nhà ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình tự lắp đặt hệ thống nối đất hoặc đề nghị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lắp đặt hệ thống nối đất và phải chịu mọi chi phí.
2. Quản lý hệ thống nối đất
Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình có các kết cấu kim loại nối đất phải quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hệ thống nối đất hư hỏng hoặc có hiện tượng bất thường thì báo ngay cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp để phối hợp giải quyết.
GROUND WIRING OF METAL STRUCTURE INSIDE AND NEAR PROTECTION BARRIERS OF OVERHEAD TRANSMISSION LINES AT 220 KV OR HIGHER FOR PRECLUSION OF ELECTRICAL INDUCTION
Article 10. Ground wiring range
1. At the voltage of 220 kV: 25 meters from the edge of the outer or lowest line inside and near the protection barriers.
2. At the voltage of 500 kV: 60 meters from the edge of the outer or lowest line inside and near the protection barriers.
Article 11. Targets for ground wiring
1. Residences and buildings with metal roofs: Roofs shall be connected to the ground. Ground wiring is not required for metal parts under the roof.
2. Residences and buildings with non-metal roof: All insulated metal parts such as partitions, walls, girders, beams, rafters and window frames shall be connected to the ground.
3. All metal structures outside residences and buildings such as iron frames, aluminum panels, television antenna, clothes lines.
Article 12. Ground wiring technique
1. Ground rod is made of round steel bar in diameter of at least 16 mm or square steel bar with equivalent gauge or steel angle with smallest measurements at 40x40x4 mm. The buried part of the rod must be at least 0.8 meter long (in vertical direction). The other end of the rod protrudes from the ground (less than 0.15 meter high). The location of the ground rod must not cause inconveniences to occupants in houses and buildings. Insulation coating must not be applied on the ground rod’s surface. Ground rods prone to corrosion must be copper bonded or zinc plated.
2. Earth wire may be made of round steel wire in smallest diameter of 6 mm or flat steel wire with least measurements at 24x4 mm or multi-strand soft copper wire with least gauge of 16 mm2. If earth wire is made of steel, it must be zinc plated or applied with anti-rust paint.
3. Earth wire shall be bolted or welded to the exposed part of the ground rod and the metal structure that requires ground wiring.
4. If ground wiring is readily in use, extra ground rod shall not be required though earth wire must be bolted or welded.
Article 13. Responsibilities for ground wiring and earthing system management
1. Responsibilities for ground wiring
a) Main investor of the high-voltage power grid shall bear all expenses and responsibilities for installing the earthing system for residences and buildings that come into existence prior to the construction of the high-voltage power grid.
b) Legitimate users of residences and buildings built after the high-voltage power grid shall install the earthing system or give requests and incur all expenses for the organization managing and operating the high-voltage power grid to set up the earthing system.
2. Management of earthing system
Legitimate owners and users of residences and buildings with metal structures connected to the ground must manage the earthing system. Upon the detection of the earthing system's damage or anomalies, the organization managing and operating the high-voltage power grid must be informed promptly for joint actions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực