Chương I Thông tư 29/2023/TT-BYT: Quy định chung
Số hiệu: | 29/2023/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Đỗ Xuân Tuyên |
Ngày ban hành: | 30/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2024 |
Ngày công báo: | 16/01/2024 | Số công báo: | Từ số 73 đến số 74 |
Lĩnh vực: | Y tế, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
Ngày 30/12/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.
Hướng dẫn ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
Theo đó, hướng dẫn ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam như sau:
- Thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg).
- Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.
- Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT . Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BYT .
- Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm; thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2023/TT-BYT .
- Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BYT thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2017/NĐ-CP .
Nguyên tắc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
- Việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư 29/2023/TT-BYT và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan.
- Bảo đảm chính xác, không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm.
- Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.
Xem chi tiết tại Thông tư 29/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2024.
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư này hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với nguyên liệu, thực phẩm sau đây:
a) Nguyên liệu, thực phẩm không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm cả đá thực phẩm;
b) Thực phẩm có một thành phần nguyên liệu duy nhất;
c) Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai (bao gồm cả loại chỉ bổ sung CO2 và/hoặc hương liệu);
d) Muối thực phẩm, muối tinh;
đ) Giấm ăn và các chất thay thế cho giấm bao gồm cả loại chỉ bổ sung hương liệu;
e) Hương liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
g) Men (enzym) thực phẩm;
h) Chè, cà phê không chứa thành phần bổ sung khác trừ phẩm màu, hương liệu;
i) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
k) Đồ uống có cồn;
l) Thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ và thực phẩm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
m) Thực phẩm do cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ sản xuất quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này tự nguyện ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa là thực phẩm (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân); các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Năng lượng (Energy) là năng lượng hóa học mà cơ thể con người thu được từ thực phẩm để duy trì sự sống, hoạt động và tăng trưởng, được tính bằng hệ số chuyển đổi năng lượng với các thành phần tạo ra năng lượng trong thực phẩm.
2. Chất đạm (Protein) là hợp chất hữu cơ có chứa nitơ được cấu thành từ các axit amin, được tính theo quy ước bằng cách áp dụng các hệ số chuyển đổi các giá trị của nitơ hữu cơ có trong thực phẩm.
3. Carbohydrat (Carbohydrate) là hợp chất của cacbon, oxy, hydro được sắp xếp dưới dạng đường đơn (monosaccarid) hoặc bội số của đường đơn và không bao gồm chất xơ.
4. Đường tổng số (Total Sugars) là tổng lượng đường đơn, đường đôi có trong thực phẩm (bao gồm cả đường tự nhiên và đường cho thêm vào trong thực phẩm).
5. Chất béo (Total Fat) là hợp chất hữu cơ không chứa nitơ, thành phần chính là triglycerid, các axit béo, cholesterol và phospholipid.
6. Chất béo bão hòa (Saturated Fat) là một loại chất béo trong đó các chuỗi axit béo không có các liên kết đôi trong cấu trúc hóa học.
7. Natri (Sodium) là khoáng chất kim loại kiềm, ký hiệu hoá học là Na, có trong các loại muối, gia vị và một số thực phẩm tự nhiên, phụ gia thực phẩm khác.
8. Giá trị dinh dưỡng tham chiếu là giá trị số, được khuyến nghị cho người Việt Nam dựa trên dữ liệu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần ăn hằng ngày nhằm duy trì tình trạng dinh dưỡng tối ưu, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống.
1. Việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan.
2. Bảo đảm chính xác, không gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm.
3. Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.
1. This Circular provides guidance on contents and presentation of nutrients and their values (hereinafter referred to as "nutrition facts") on food labels, and the roadmap for implementation with regard to prepackaged foods that are manufactured, sold, imported into, circulated in Vietnam.
2. This Circular does not apply to the following ingredients and foods:
a) Ingredients and foods that are not directly sold to consumers, including ice;
b) Any food that has only one ingredient;
c) Mineral water, bottled water (including those with added CO2 and/or flavorings);
d) Edible salt, refined salt;
dd) Vinegar and vinegar substitutes, including those with added flavorings;
e) Flavorings, additives, food processing aids;
g) Food enzymes;
h) Tea and coffee that do not contain any ingredient other than colorings and flavorings;
i) Health supplements;
k) Alcoholic drinks;
l) Foods prescribed in Clause 2 Article 1 of the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14th 2017 on goods labeling (hereinafter referred to as "Decree No. 43/2017/ND-CP), which is amended by the Government’s Decree No. 111/2021/ND-CP, and foods prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 25 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 2nd 2018 elaborating the Law on Food Safety (hereinafter referred to as Decree No. 15/2018/ND-CP);
m) Foods manufactured by micro food businesses defined in Clause 10 Article 3 of Decree No. 15/2018/ND-CP;
3. Organizations and individuals prescribed in Clause 2 of this Article that voluntarily specify nutrition facts on their food labels shall implement this Circular.
This Circular applies to organizations and individuals responsible for food labeling; food safety authorities, organizations and individuals that are relevant to display of nutrition facts on food labels.
For the purposes of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Energy means the chemical energy absorbed by the human body from food to sustain life, function and grow, calculated using the energy conversion factor and energy-generating elements in the food.
2. Protein is an organic compound that contains nitrogen and consists of amino acids, calculated using conversion factors of organic nitrogen in the food.
3. Carbohydrates are compound of carbon, oxygen and hydrogen arranged in the form of simple sugars (monosaccharides) or multiples of monosaccharides and do not contain fiber.
4. Total Sugars are total amount of monosaccharides and disaccharides in food (including natural sugar and added sugar).
5. Total Fat is an organic compound that does not contain nitrogen, contains mainly triglycerides, fatty acids, cholesterol and phospholipids.
6. Saturated Fat is a type of fat in which the fatty acid chains do not have double bond.
7. Sodium (Na) is an alkali metal contained in salts, seasonings, some natural foods and other additives.
8. Dietary reference values are recommendations for nutritional intake for Vietnamese people based on scientific data in order to maintain optimal nutrition and reduce the risk of non-communicable diet-related diseases.
Article 4. Rules for writing nutrition facts on food labels
1. Nutrition facts on food labels shall be written in accordance with regulations of this Circular, relevant regulations of law on goods labels and food safety.
2. Nutrition facts must be accurate and do not cause confusion or misunderstanding of nutritional value of the food.
3. Nutrition facts on food labels must be recognizable, comprehensible and indelible.