Chương 4 Thông tư 27/2009/TT-BCT: Quản lý, vận hành hệ thống đo đếm điện năng, thu thập và xử lý số liệu
Số hiệu: | 27/2009/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Đỗ Hữu Hào |
Ngày ban hành: | 25/09/2009 | Ngày hiệu lực: | 09/11/2009 |
Ngày công báo: | 05/10/2009 | Số công báo: | Từ số 465 đến số 466 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Sau khi có thỏa thuận đấu nối, Đơn vị phát điện phải thỏa thuận và thống nhất với Công ty MBĐ về vị trí đo đếm, thiết kế của hệ thống đo đếm, truyền số liệu và phương thức quy đổi số liệu đo đếm.
Trong trường hợp có các vị trí đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ thì Đơn vị phát điện phải thỏa thuận, thống nhất với Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ.
2. Khi có thay đổi hoặc phát sinh vị trí đo đếm mới, đơn vị yêu cầu vị trí đo đếm mới phải thông báo và thỏa thuận với các đơn vị liên quan về vị trí đo đếm, thiết kế của hệ thống đo đếm, truyền số liệu và các phương thức quy đổi số liệu đo đếm.
Sau khi các đơn vị liên quan đạt được thỏa thuận về vị trí đo đếm, thiết kế hệ thống đo đếm và truyền số liệu thì Đơn vị phát điện phải có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ về nội dung thỏa thuận, đồng thời các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
1. Đơn vị phát điện
a) Đầu tư, lắp đặt các thiết bị đo đếm, hệ thống đo đếm, hệ thống thu thập số liệu đo đếm tại vị trí đo đếm bao gồm cả máy tính đặt tại chỗ và thiết bị phục vụ thu thập số liệu;
b) Đảm bảo vị trí đo đếm phù hợp với thỏa thuận giữa các đơn vị liên quan quy định tại khoản 1 Điều 22 của Thông tư này;
c) Đảm bảo hệ thống đo đếm và thu thập số liệu đặt tại chỗ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với thiết kế đã được thỏa thuận và các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường có liên quan;
d) Ký hợp đồng với Đơn vị TNKĐ tiến hành các công việc sau:
- Thí nghiệm, kiểm định ban đầu các thiết bị đo đếm, lập trình, cài đặt các thông số làm việc của công tơ thuộc các hệ thống đo đếm trong phạm vi quản lý của mình. Việc thí nghiệm, kiểm định phải tuân thủ các quy trình, quy định hiện hành và phải có kết luận về sự chính xác của thiết bị và hệ thống đo đếm;
- Thực hiện các biện pháp niêm phong kẹp chì các thiết bị đo đếm bao gồm công tơ, CT, VT, mạch đo, hàng kẹp, tủ trung gian đảm bảo tính bảo mật của hệ thống đo đếm thuộc phạm vi quản lý của mình;
đ) Cung cấp cho Đơn vị quản lý SLĐĐ các thông tin bao gồm vị trí đo đếm, đặc tính kỹ thuật các thiết bị đo đếm, thiết kế của hệ thống đo đếm, truyền số liệu và các phương thức quy đổi số liệu đo đếm;
e) Phối hợp với Đơn vị quản lý SLĐĐ tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm và thu thập số liệu.
2. Đơn vị quản lý lưới điện
Trong trường hợp vị trí đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ, Đơn vị QLLĐ có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị phát điện trong quá trình lắp đặt hệ thống đo đếm; phối hợp với Đơn vị phát điện, Đơn vị quản lý SLĐĐ tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm và thu thập số liệu.
3. Đơn vị quản lý số liệu đo đếm
a) Cấp phát mã vị trí đo đếm và mã địa chỉ của các công tơ cho hệ thống đo đếm mới lắp đặt;
b) Bổ sung cơ sở dữ liệu đo đếm tại trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ để phục vụ công tác quản lý vận hành và đảm bảo việc thu thập và xử lý số liệu đo đếm liên quan đến hệ thống đo đếm mới lắp đặt;
c) Cung cấp, lắp đặt đường truyền dữ liệu đo đếm từ các vị trí đo đếm về trung tâm thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ;
d) Phối hợp với Đơn vị phát điện và Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp hệ thống đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ) kiểm tra toàn bộ hệ thống đo đếm và thu thập số liệu, bao gồm cả hệ thống truyền số liệu về trung tâm thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ;
đ) Cài đặt các phần mềm thu thập và xử lý số liệu đo đếm tại máy tính đặt tại chỗ, mã hóa các số liệu đo đếm điện năng sau khi được đọc và truyền về máy tính đặt tại chỗ đảm bảo ngăn chặn mọi sự thay đổi trái phép số liệu đo đếm trước khi được truyền về trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ.
1. Sau khi hoàn thành việc lắp đặt hệ thống đo đếm và thu thập số liệu, Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi kế hoạch nghiệm thu tới Công ty MBĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ, Đơn vị TNKĐ và Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp hệ thống đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ) để đề nghị nghiệm thu và chủ trì, tổ chức nghiệm thu.
2. Văn bản đề nghị nghiệm thu phải được gửi tới các đơn vị liên quan ít nhất 14 ngày trước ngày nghiệm thu theo kế hoạch. Trong văn bản này, đơn vị chủ trì nghiệm thu phải gửi kèm các hồ sơ liên quan khẳng định hệ thống đo đếm, thu thập số liệu đã được lắp đặt, kiểm định, niêm phong kẹp chì đúng quy định và kèm theo các biên bản kiểm tra, kiểm định theo quy định hiện hành.
3. Thành phần tham gia nghiệm thu bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Công ty MBĐ;
c) Đơn vị quản lý SLĐĐ;
d) Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp hệ thống đo đếm đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ);
đ) Đơn vị TNKĐ.
4. Trong quá trình nghiệm thu hệ thống đo đếm và thu thập số liệu, Đơn vị TNKĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm:
a) Đơn vị TNKĐ
- Cung cấp cho Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện (trong trường hợp hệ thống đo đếm thuộc trạm điện của Đơn vị QLLĐ) và Công ty MBĐ biên bản kiểm tra, kiểm định, cài đặt công tơ và mật khẩu mức “Chỉ đọc”. Ngoài ra phải xác định rõ biện pháp bảo mật và các vị trí niêm phong kẹp chì;
- Cung cấp cho Đơn vị quản lý SLĐĐ mật khẩu “Đồng bộ thời gian” cùng các thông tin liên quan tới vị trí đo đếm để Đơn vị quản lý SLĐĐ cập nhật chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đo đếm của mình;
- Lưu biên bản kiểm tra, kiểm định, các hồ sơ, thông số kỹ thuật liên quan đến thiết bị và hệ thống đo đếm;
- Lưu trữ, bảo mật mật khẩu mức “Cài đặt” của công tơ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo mật của mật khẩu mức “Cài đặt” và sự chính xác của các số liệu đã lập trình, cài đặt trong công tơ;
b) Đơn vị quản lý SLĐĐ
- Cung cấp cho Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện (trong trường hợp hệ thống đo đếm thuộc trạm điện của Đơn vị QLLĐ) và Công ty MBĐ các biên bản kiểm tra, thử nghiệm hệ thống thu thập số liệu;
- Lưu trữ biên bản kiểm tra, các hồ sơ, thông số kỹ thuật liên quan đến thiết bị thu thập số liệu đo đếm.
5. Hệ thống đo đếm điện năng và thu thập số liệu chỉ được đưa vào vận hành sau khi tất cả các đơn vị tham gia nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu.
6. Đơn vị chủ trì nghiệm thu có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ bao gồm: tài liệu kỹ thuật, biên bản thử nghiệm, biên bản nghiệm thu của các hệ thống đo đếm và truyền số liệu, đồng thời gửi cho các đơn vị liên quan mỗi đơn vị một bộ.
Việc thay đổi thiết bị đo đếm, các thông số cài đặt của công tơ đo đếm hay các số liệu lưu trong công tơ đo đếm phải tuân theo trình tự sau:
1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có thiết bị cần thay thế, cài đặt lại thông số phải thông báo với Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ, Công ty MBĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị phát điện. Việc thay thế thiết bị đo đếm và thông số cài đặt phải có sự thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ. Trong trường hợp Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ là Đơn vị QLLĐ thì phải có sự thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện, Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ.
2. Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp thiết bị thay thế và ký hợp đồng với Đơn vị TNKĐ để thực hiện thí nghiệm, kiểm định thiết bị thay thế, kiểm tra, cài đặt lại các thông số mới; đồng thời chủ trì, tổ chức nghiệm thu hệ thống đo đếm sau khi việc thay thế thiết bị, cài đặt lại thông số đo đếm được hoàn thành. Các thủ tục nghiệm thu được quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
3. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải cập nhật những thông số thay đổi của các thiết bị đo đếm vào cơ sở dữ liệu đo đếm và chương trình thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm tại máy tính đặt tại chỗ và tại trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm.
1. Trường hợp có một hoặc nhiều vị trí đo đếm điện năng thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị phát điện bị loại bỏ vì lý do thay đổi kết cấu đấu nối thiết bị, thay đổi phương thức vận hành, thay đổi phương thức mua bán điện hoặc các lý do khác, Đơn vị phát điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch loại bỏ vị trí đo đếm tới Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ, Công ty MBĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp vị trí đo đếm bị loại bỏ nằm trong trạm điện của Đơn vị QLLĐ), đồng thời cùng Công ty MBĐ thống nhất cách tính toán điện năng giao nhận sau khi loại bỏ vị trí đo đếm.
Văn bản thông báo phải được gửi tới các đơn vị liên quan ít nhất 14 ngày trước ngày thực hiện việc loại bỏ vị trí đo đếm theo kế hoạch.
2. Thành phần tham gia loại bỏ vị trí đo đếm bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Công ty MBĐ;
c) Đơn vị quản lý SLĐĐ;
d) Đơn vị QLLĐ (trong trường hợp Đơn vị QLLĐ là đơn vị quản lý vận hành vị trí đo đếm bị loại bỏ);
đ) Đơn vị TNKĐ (trong trường hợp hệ thống đo đếm phải được kiểm tra trước khi vị trí đo đếm bị loại bỏ).
3. Trong quá trình loại bỏ vị trí đo đếm, các đơn vị tham gia phải thực hiện các thủ tục sau:
a) Chốt chỉ số công tơ tại thời điểm chính thức loại bỏ vị trí đo đếm;
b) Lập biên bản xác nhận việc loại bỏ vị trí đo đếm, trong đó thể hiện các thông tin: vị trí đo đếm đã bị loại bỏ, thời điểm chính thức loại bỏ vị trí đo đếm, các thông tin đo đếm của vị trí đo đếm đó cùng các nội dung công việc đã thực hiện. Biên bản xác nhận phải có dấu và chữ ký của đại diện các đơn vị liên quan;
c) Trong trường hợp cần thiết, các đơn vị có thể yêu cầu kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống đo đếm tại thời điểm trước khi loại bỏ vị trí đo đếm.
4. Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi kết quả loại bỏ vị trí đo đếm cùng các hồ sơ liên quan tới Đơn vị quản lý SLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu và chương trình thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm phục vụ vận hành và thanh toán trong thị trường điện.
Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm quản lý thông tin liên quan đến hệ thống đo đếm bao gồm:
1. Bản vẽ xác định các vị trí đo đếm.
2. Bản vẽ hoàn công sơ đồ lắp đặt hệ thống đo đếm.
3. Mã vị trí đo đếm, tên vị trí đo đếm, ngày áp dụng.
4. Thông số và đặc tính của công tơ, CT, VT thuộc các hệ thống đo đếm chính và dự phòng, bao gồm:
a) Số chế tạo công tơ, VT, CT;
b) Mã hiệu công tơ, VT, CT;
c) Loại thiết bị và kiểu của công tơ;
d) Tỷ số biến VT, CT, hệ số nhân của công tơ;
đ) Biên bản thử nghiệm công tơ, VT, CT;
e) Biên bản cài đặt công tơ;
g) Phương pháp niêm phong, kẹp chì cho công tơ và hệ thống đo đếm;
5. Chi tiết về kết nối thông tin số liệu bao gồm:
a) Mã địa chỉ công tơ để truy cập số liệu;
b) Mật khẩu mức “Chỉ đọc”;
c) Loại thiết bị kết nối và số chế tạo;
6. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm cung cấp các thông tin hệ thống đo đếm cùng các thông tin chi tiết cho Công ty MBĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu và chương trình thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm phục vụ vận hành và thanh toán trong thị trường điện.
Sau khi lắp đặt công tơ, Đơn vị TNKĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ nơi có công tơ lắp đặt phải thực hiện các công việc sau:
1. Đơn vị TNKĐ
a) Tiến hành lập trình cài đặt các thông số làm việc của công tơ;
b) Thiết lập, quản lý và lưu trữ mật khẩu các mức: “Chỉ đọc”, “Đồng bộ thời gian”, “Cài đặt” kèm theo danh mục các công tơ tương ứng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính bảo mật của các mức mật khẩu;
c) Cung cấp cho tất cả các đơn vị liên quan mật khẩu mức “Chỉ đọc” của công tơ;
d) Cung cấp cho Đơn vị quản lý SLĐĐ mật khẩu mức “Đồng bộ thời gian” của công tơ;
đ) Chịu trách nhiệm trước Đơn vị phát điện và trước pháp luật về tính bảo mật của các thiết bị đường niêm phong kẹp chì.
2. Đơn vị quản lý SLĐĐ
a) Đồng bộ thời gian cho công tơ trong quá trình vận hành và đảm bảo tính bảo mật của mật khẩu mức “Đồng bộ thời gian” do Đơn vị TNKĐ cung cấp;
b) Chịu trách nhiệm trước các đơn vị liên quan và trước pháp luật về tính bảo mật của mật khẩu mức “Đồng bộ thời gian”.
3. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm bảo mật mật khẩu mức “Chỉ đọc”.
1. Đơn vị TNKĐ có trách nhiệm tiến hành niêm phong kẹp chì cho công tơ đo đếm và các thiết bị có liên quan trong hệ thống đo đếm trước khi hệ thống đo đếm được đưa vào vận hành. Việc tiến hành niêm phong kẹp chì hoặc tháo bỏ niêm phong kẹp chì của hệ thống đo đếm do Đơn vị TNKĐ thực hiện và phải có sự chứng kiến của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ.
2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm quản lý hệ thống đo đếm, đảm bảo các niêm phong kẹp chì không bị xâm phạm trái phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý niêm phong kẹp chì công tơ và hệ thống đo đếm.
3. Đơn vị TNKĐ có trách nhiệm quản lý dụng cụ niêm phong kẹp chì, đảm bảo các dụng cụ niêm phong kẹp chì được sử dụng đúng mục đích và hợp pháp.
Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm như sau:
1. Đơn vị quản lý SLĐĐ
a) Lập và bảo mật các thông số, cài đặt cho chương trình phần mềm đọc số liệu công tơ tại chỗ và tại trung tâm thu thập và xử lý số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ;
b) Thiết lập và triển khai biện pháp bảo mật cho hệ thống truyền số liệu từ máy tính đặt tại chỗ về trung tâm thu thập và xử lý số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ để đảm bảo tính chính xác, tin cậy của số liệu đo đếm.
2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ
a) Bảo mật các thông số cài đặt cho chương trình phần mềm đọc số liệu công tơ trong phạm vi quản lý của mình;
b) Trong mọi trường hợp, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ không được can thiệp vào chương trình đọc và truyền số liệu để sửa đổi các thông số cài đặt và các số liệu đọc từ công tơ về máy tính đặt tại chỗ.
1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm quản lý, theo dõi vận hành, bảo dưỡng, thay thế các hệ thống đo đếm trong phạm vi quản lý của mình đảm bảo tính chính xác, ổn định, tin cậy và bảo mật của các hệ thống đo đếm.
2. Trong quá trình quản lý vận hành, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống đo đếm trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố trong hệ thống đo đếm, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải thông báo ngay cho Đơn vị quản lý SLĐĐ, Công ty MBĐ và các đơn vị liên quan để phối hợp xử lý. Quá trình xử lý sự cố được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này.
3. Việc thay thế thiết bị, công nghệ áp dụng cho hệ thống đo đếm chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận và thống nhất giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ. Việc thay thế thiết bị đo đếm, các thông số cài đặt được quy định tại Điều 25 của Thông tư này.
4. Việc tháo bỏ niêm phong kẹp chì công tơ và hệ thống đo đếm chỉ do Đơn vị TNKĐ thực hiện trong trường hợp thay thế, kiểm định, thí nghiệm và xử lý sự cố hệ thống đo đếm.
5. Số liệu đo đếm phải được thu thập, lưu trữ trong các công tơ và hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm theo chu kỳ 30 phút. Đồng hồ thời gian của công tơ đo đếm và thiết bị truy cập số liệu được đồng bộ với thời gian chuẩn của Việt Nam với sai số cho phép ±5 giây. Nguồn thời gian chuẩn được lấy từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
6. Mức độ chính xác của công tơ và các thiết bị đo đếm phải được duy trì theo cấp chính xác tiêu chuẩn của thiết bị.
1. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm xây dựng và trình Cục Điều tiết điện lực ban hành các văn bản dưới đây:
a) Quy trình đồng bộ thời gian;
b) Quy trình kiểm tra số liệu đo đếm;
c) Quy trình xác định và ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận hành thị trường điện;
d) Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống truyền số liệu đo đếm.
2. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải phối hợp với Đơn vị phát điện, Công ty MBĐ và các bên liên quan trong quá trình xây dựng các quy trình này.
1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm chủ trì thực hiện kiểm định ban đầu, nghiệm thu lắp đặt, kiểm định định kỳ, bất thường và xử lý sự cố tất cả các thiết bị trong hệ thống đo đếm thuộc đơn vị mình quản lý.
2. Kiểm định định kỳ
a) Kiểm định định kỳ thiết bị đo đếm do Đơn vị TNKĐ thực hiện, theo đúng yêu cầu và chu kỳ do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định;
b) Quá trình kiểm định chỉ được thực hiện khi có sự chứng kiến của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ;
c) Đơn vị TNKĐ có trách nhiệm xây dựng, thỏa thuận với Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ về kế hoạch kiểm định định kỳ. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kế hoạch kiểm định định kỳ đến Công ty MBĐ, Đơn vị phát điện và Đơn vị quản lý SLĐĐ bằng văn bản trước ít nhất là mười bốn (14) ngày làm việc trước ngày kiểm định định kỳ thiết bị đo đếm.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Công ty MBĐ, Đơn vị phát điện và Đơn vị quản lý SLĐĐ phải trả lời bằng văn bản về việc thống nhất với kế hoạch kiểm định định kỳ. Trường hợp không thống nhất với kế hoạch kiểm định định kỳ dự kiến, các bên liên quan phải đưa ra lý do hợp lý và đề xuất kế hoạch mới;
d) Trường hợp công tơ và hệ thống đo đếm không được kiểm định định kỳ theo đúng quy định tại khoản 2 Điều này, Công ty MBĐ và Đơn vị phát điện có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực giải quyết theo quy định tại Điều 48 của Thông tư này.
3. Kiểm định bất thường
a) Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ có quyền yêu cầu kiểm định bất thường công tơ và hệ thống đo đếm vào bất cứ thời điểm nào;
b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của Đơn vị phát điện: Đơn vị phát điện phải thông báo cho Công ty MBĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ ít nhất là mười bốn (14) ngày làm việc trước ngày dự kiến kiểm định và chỉ được tiến hành sau khi Công ty MBĐ có văn bản chấp thuận;
c) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của Công ty MBĐ: Công ty MBĐ phải thông báo cho Đơn vị phát điện, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ ít nhất là mười bốn (14) ngày làm việc trước ngày dự kiến kiểm định và chỉ được tiến hành sau khi Đơn vị phát điện có văn bản chấp thuận;
d) Trường hợp không thống nhất với kế hoạch kiểm định bất thường dự kiến, các bên liên quan phải đưa ra lý do hợp lý;
đ) Trường hợp kết quả kiểm định bất thường cho thấy sai số của thiết bị đo đếm trong phạm vi giới hạn cho phép thì đơn vị đề nghị phải trả chi phí cho việc kiểm định. Trường hợp sai số của thiết bị đo đếm vượt quá giới hạn cho phép thì Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải trả chi phí cho việc kiểm định bất thường.
4. Trường hợp kết quả kiểm định cho thấy thiết bị đo đếm có sai số vượt quá giới hạn cho phép, thiết bị này phải được hiệu chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian ngắn nhất và phải được Đơn vị TNKĐ thực hiện kiểm định trước khi được tái sử dụng hoặc cấp chứng nhận nếu thay mới. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan.
5. Trường hợp kết quả kiểm định cho thấy thiết bị đo đếm có sai số vượt quá giới hạn cho phép gây sai lệch đến số liệu đo đếm phục vụ thanh toán, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải phối hợp với các đơn vị liên quan xác định lại số liệu đo đếm chính xác trong khoảng thời gian sai số của thiết bị đo đếm vượt quá giới hạn cho phép để phục vụ việc truy thu, thoái hoàn tiền điện. Việc xác định số liệu đo đếm chính xác phải được thực hiện theo Quy trình xác định và ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận hành thị trường điện.
1. Kiểm toán định kỳ
a) Hàng năm, Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ yêu cầu Đơn vị quản lý SLĐĐ ký hợp đồng với Đơn vị kiểm toán SLĐĐ để tiến hành kiểm toán các quy trình, hệ thống của Đơn vị quản lý SLĐĐ bao gồm:
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ;
- Kiểm tra các quy trình, phần mềm, chương trình thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm đảm bảo phù hợp với những yêu cầu của thị trường điện;
b) Chi phí kiểm toán do Đơn vị quản lý SLĐĐ chi trả.
2. Kiểm toán bất thường
a) Các Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ có quyền đề nghị kiểm toán bất thường một phần hoặc toàn bộ hoạt động của Đơn vị quản lý SLĐĐ. Văn bản đề nghị phải được gửi tới Cục Điều tiết điện lực trong đó nêu rõ các lý do cho việc đề nghị kiểm toán bất thường. Khi nhận được đề nghị của các đơn vị, Cục Điều tiết điện lực tiến hành xem xét tính cần thiết và hợp lý của đề nghị kiểm toán bất thường Đơn vị quản lý SLĐĐ. Trong thời hạn 14 ngày làm việc, Cục Điều tiết điện lực phải đưa ra quyết định bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý kiểm toán bất thường Đơn vị quản lý SLĐĐ.
Trường hợp Cục Điều tiết điện lực chấp thuận đề nghị kiểm toán bất thường Đơn vị quản lý SLĐĐ, Cục Điều tiết điện lực phải gửi yêu cầu bằng văn bản cho Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để tiến hành việc kiểm toán. Yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực phải bao gồm các nội dung và phạm vi công việc kiểm toán Đơn vị quản lý SLĐĐ;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu kiểm toán bất thường của Cục Điều tiết điện lực, Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ phải ký hợp đồng với Đơn vị kiểm toán SLĐĐ để tiến hành kiểm toán bất thường Đơn vị quản lý SLĐĐ;
c) Chi phí kiểm toán bất thường do bên đề nghị kiểm toán chi trả.
3. Đơn vị quản lý SLĐĐ phải hợp tác đầy đủ để thực hiện việc kiểm toán.
4. Sau khi tiến hành kiểm toán Đơn vị quản lý SLĐĐ, Đơn vị kiểm toán SLĐĐ phải công bố kết quả kiểm toán cho các đơn vị liên quan.
5. Trường hợp việc kiểm toán có thể gây ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ thì Đơn vị kiểm toán SLĐĐ phải đưa ra các giải pháp và phải thống nhất với các đơn vị liên quan trước khi tiến hành kiểm toán Đơn vị quản lý SLĐĐ.
6. Trường hợp kết quả việc kiểm toán cho thấy có sai sót trong các khâu thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ dẫn đến số liệu đo đếm sử dụng cho việc thanh toán tiền điện không chính xác, các đơn vị liên quan phải thống nhất tính toán sản lượng điện năng truy thu, thoái hoàn. Nếu quá trình kiểm toán phát hiện những sai phạm của Đơn vị quản lý SLĐĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải chịu trách nhiệm trước Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ và trước pháp luật đối với các sai phạm của mình.
1. Trường hợp phát hiện thiết bị đo đếm hoặc hệ thống đo đếm bị hư hỏng hay hoạt động sai, đơn vị phát hiện phải thông báo ngay tới Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện, Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ, Công ty MBĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ để cùng phối hợp xử lý. Thời hạn tiến hành khắc phục sự cố hệ thống đo đếm kể từ thời điểm phát hiện không được quá hai (02) ngày, trừ khi có thỏa thuận khác giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ.
2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm chủ trì và phải phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc giải quyết các sự cố về đo đếm.
3. Trong mọi trường hợp, trừ trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 4 Điều này, quá trình xử lý sự cố phải có sự tham gia, chứng kiến của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ. Việc xử lý sự cố phải được ghi lại bằng biên bản làm việc, có chữ ký của các thành viên tham gia thực hiện. Biên bản phải có chữ ký và đóng dấu của đại diện có thẩm quyền của các đơn vị liên quan.
4. Trường hợp khẩn cấp, khi sự cố xảy ra đối với hệ thống đo đếm có thể gây nguy hiểm cho người hoặc thiết bị, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ được phép chủ động xử lý sự cố nhưng phải thông báo ngay tới Công ty MBĐ, Đơn vị phát điện, Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và phải lập biên bản ghi lại chi tiết các thông tin về sự cố và biện pháp khắc phục như: thời điểm xảy ra sự cố, tình trạng sự cố, thời gian khắc phục, chỉ số công tơ tại các thời điểm bị sự cố và sau khi được phục hồi. Biên bản phải có dấu và chữ ký xác nhận của đại diện có thẩm quyền của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ. Sau đó, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải thông báo ngay với Công ty MBĐ, Đơn vị phát điện, Đơn vị quản lý SLĐĐ và các đơn vị liên quan để thực hiện các thủ tục niêm phong kẹp chì, ước tính số liệu đo đếm trong trường hợp cần thiết.
5. Trường hợp công tơ hoặc hệ thống đo đếm bị hư hỏng, dẫn đến việc số liệu đo đếm thu thập về trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ bị sai lệch, trong thời hạn ngắn nhất, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải tiến hành xác định sản lượng điện năng chính xác trong khoảng thời gian hư hỏng của công tơ và hệ thống đo đếm điện năng phục vụ việc vận hành thị trường điện, thanh toán hoặc truy thu, thoái hoàn tiền điện đã thanh toán. Số liệu điện năng chính xác phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu đo đếm và được gửi đến Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để cập nhật dữ liệu đầu vào của phần mềm thanh toán và công bố trên trang Web của thị trường điện.
6. Trường hợp sự cố hệ thống đo đếm dẫn đến việc không xác định được số liệu đo đếm chính xác, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải ước tính số liệu đo đếm làm căn cứ thanh toán tiền điện trong khoảng thời gian sự cố. Việc ước tính số liệu đo đếm phải được thực hiện theo Quy trình xác định và ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán và vận hành thị trường điện.
7. Biên bản tính toán và xác nhận sản lượng điện năng ước tính hoặc điện năng truy thu, thoái hoàn phải có dấu và chữ ký của đại diện có thẩm quyền của Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ.
8. Trường hợp đơn vị có liên quan không chấp nhận kết quả sản lượng điện năng ước tính hoặc điện năng truy thu, thoái hoàn, đơn vị đó có thể trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực giải quyết theo quy định tại Điều 48 của Thông tư này.
9. Trong trường hợp thiết bị đo đếm bị hư hỏng, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải chịu trách nhiệm thay thế hoặc sửa chữa trong thời hạn ngắn nhất để các thiết bị đo đếm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hoạt động trở lại bình thường. Việc thay thế hoặc sửa chữa phải thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này. Để công việc xử lý sự cố hỏng công tơ đo đếm được kịp thời, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải có sẵn công tơ dự phòng cho các chủng loại đang lắp đặt và phải được kiểm định sẵn, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định.
10. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ về quá trình xử lý sự cố hệ thống đo đếm. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị quản lý SLĐĐ và Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ phải lưu giữ các thông tin về tất cả các sự cố và quá trình xử lý sự cố.
1. Trong quá trình quản lý vận hành và theo dõi, kiểm tra hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm, đơn vị nào phát hiện thấy xảy ra lỗi hoặc sự cố với hệ thống đọc và truyền số liệu dẫn đến việc truy cập số liệu từ xa không thực hiện được, đơn vị đó phải có trách nhiệm thông báo ngay về Đơn vị quản lý SLĐĐ để làm đầu mối xử lý, giải quyết. Ngay khi nhận được thông tin, Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm liên hệ với các bên liên quan bao gồm Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, Đơn vị phát điện, Công ty MBĐ và Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ khẩn trương tiến hành kiểm tra, phát hiện lỗi và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện lỗi xảy ra tại khâu nào, đơn vị chịu trách nhiệm trong khâu đó phải khẩn trương xử lý, khắc phục để trong thời gian ngắn nhất có thể phục hồi tình trạng hoạt động của hệ thống thu thập và xử lý số liệu.
3. Sau khi hệ thống thu thập và xử lý số liệu đã được phục hồi, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ và Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kết nối công tơ với trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ để đọc bổ sung các số liệu còn thiếu trong quá trình hệ thống đọc số liệu bị lỗi.
4. Trường hợp chưa thể xử lý lỗi kịp thời, Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm tiến hành thu thập số liệu công tơ trực tiếp tại chỗ thông qua cổng giao diện của công tơ và sử dụng các biện pháp thích hợp (như qua thư điện tử, fax…) chuyển số liệu về Đơn vị quản lý SLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu đo đếm chung của toàn hệ thống.
5. Trường hợp hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm bị lỗi hoặc sự cố dẫn đến việc không đọc được số liệu công tư hoặc đọc được số liệu nhưng bị sai, Đơn vị quản lý SLĐĐ phải phối hợp các đơn vị liên quan để thu thập số liệu đo đếm chính xác phục vụ việc truy thu, thoái hoàn. Số liệu đo đếm chính xác phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu đo đếm và được gửi đến Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ để cập nhật dữ liệu đầu vào của phần mềm thanh toán.
MANAGEMENT AND OPERATION OF POWER METERING SYSTEM, DATA GATHERING AND PROCESSING
SECTION 1. INSTALLATION, ACCEPTANCE, REPLACEMENT AND REMOVAL OF DATA METERING AND TRANSMISSION SYSTEM
Article 22. Agreement upon metering point
1. After having the connection agreement, the generating organization shall negotiate and reach an agreement with the power trading organization on metering point and design of the data metering and transmission system and the modes of conversion of metering data.
Where there are metering points placed at the power stations of power grid managing organization, the generating organization must negotiate and reach an agreement with the power trading company and the power grid managing organization.
2. When there is a change or a new metering point, the organization requiring the new metering point must inform and negotiate with the organizations concerned about the metering points and design of the data metering and transmission system and the modes of conversion of metering data.
Article 23. Investment and installation of data metering and transmission system
After the organizations concerned have reached an agreement on metering points, design of data metering and transmission system, the generating organization must inform the electricity system and market operating organization and the metering data managing organization of the agreed contents while the organizations concerned shall carry out the following tasks:
1. The generating organization
a) Purchasing and installing the metering devices, metering system and metering data gathering system at the metering points including the computer in place and devices for data gathering;
b) Ensuring the metering points are in accordance with the agreement between the organizations concerned as stipulated in Clause 1, Article 22 of this Circular;
c) Ensuring the data metering and transmission system in place meets the technical requirements in accordance with the agreed design and the relevant legal normative documents on metering.
d) Signing contract with the experimenting and testing organization to carry out the following tasks:
- Initially experimenting and testing the metering devices, programming and setting up the operational parameters of the metering systems within its scope of management. The experimenting and testing must comply with the procedures and current regulations and have conclusion about the precision of metering devices and system;
- Taking measures of seal or lead seal over the metering devices including the meter, CT, VT, metering circuit, circuit connector, intermediate box to ensure the security of the metering system within its management.
dd) Providing the metering data managing organization with information including the metering points, technical features of metering devices, design of data metering and transmission system and the modes of conversion of metering data.
e) Coordinating with the metering data managing organization to conduct the checking of data metering and gathering system.
2. Power grid managing organization
In case the metering points are placed at the power station of the power grid managing organization, this organization shall cooperate with the generating organization during the installation of metering system; cooperate with the generating organization and the metering data managing organization to conduct the checking of the entire data metering and gathering system.
3. Metering data managing unit
a) Issuing the code of metering point and address code of meters to the newly-installed metering system.
b) Adding the metering database at the center for gathering, processing and storing the metering data of the metering data managing organization in service of management of operation and ensuring the metering data gathering and processing related to the newly-installed metering system;
c) Providing and installing the metering data transmission line from the metering points to the center for gathering and processing of metering data of the metering data managing organization;
d) Coordinating with the generating organization and the power grid managing organization (in case the metering system is placed at the power station of the power grid managing organization) to check the data metering and gathering system, including the data transmission system to the center for gathering and processing of metering data of the metering data managing organization;
dd) Setting up softwares of metering data gathering and processing in the computer in place, encoding the power metering data after they are read and transmitted to the computer in place to ensure the prevention of unauthorized change of metering data before transmitted to the center for gathering, processing and storing of metering data of the metering data managing organization;
Article 24. Acceptance of data metering and transmission system
1. After completion of data metering and transmission system, the generating organization shall send the acceptance plan to the power trading organization, the experimenting and testing organization and the metering data managing organization and the power grid managing organization (in case the metering system is placed at the power station of the power grid managing organization) to request the acceptance and hold the acceptance.
2. The written request for acceptance must be sent to the organizations concerned at least 14 days prior to the acceptance day as planned. In this written request, the organization in charge of the acceptance shall enclose the relevant documents to confirm the data metering and gathering system is installed, tested, sealed or sealed with lead in accordance with regulation and enclose with records of checking and testing under current regulations.
3. Paticipants of acceptance include:
a) Generating organization;
b) Power trading organization;
c) Metering data managing organization;
d) Power grid managing organization (in case the metering system is placed at the power station of the power grid managing organization);
dd) Experimenting and testing organization.
4. During the acceptance of data gathering and metering system, the experimenting and testing organization and the metering data managing organization shall:
a) The experimenting and testing organization
- Provide the metering system operation managing organization and the generating organization (in case the metering system belongs to the power station of the power grid managing organization) and the power trading company with the records of checking and testing and installation of meter and password at level “only read”. Moreover, it is required to determine the security measures and locations of seal and lead seal.
- Providing the metering data managing organization with the password “Time synchronization” and information related to the metering points so that the metering data managing organization can update its metering database management program;
- Storing the records of checking and testing, documents and technical parameters related to the metering equipment and system;
- Storing and securing the password at level “Setup” of the meter and taking responsibility before law for the security of password at level “Installation” and the accuracy of data programmed and installed in the meter;
b) Metering data managing organization
- Provide the metering system operation managing organization, the generating organization (in case the metering system belongs to the power station of the power grid managing organization) and the power trading company with the records of checking and testing of data gathering system;
- Storing records of checking, documents and technical parameters related to the metering data gathering equipment;
5. The system of power metering and data gathering is put into operation only after all organizations participating in the acceptance have signed in the acceptance record.
6. The organization in charge of acceptance shall keep all documents, including: technical materials, testing record and acceptance record of the data metering and transmission while sending a set of document to all organizations concerned.
Article 25. Replacement of metering equipment and set parameters
The change of metering devices and set parameters of the meter or data stored in the meter must comply with the following order:
1. The metering system operation managing organization having devices which need replacement or re-setup of parameters must inform the electricity system and market operating organization, the power trading company, the metering data managing organization and the generating organization. The replacement of metering devices and set parameters must have the agreement between the generating organization and the power trading company. In case the metering system operation managing organization is the power grid managing organization, there must be an agreement between the generating organization, the power trading company and the power grid managing organization.
2. The generating organization is responsible for providing the alternative devices and sign contract with the experimenting and testing organization to carry out the experimenting and testing of alternative devices, checking and re-setting up new parameters while holding the acceptance of metering system after the completion of replacement of equipment or re-installation of metering parameters. The procedures for acceptance are specified in Article 24 of this Circular.
3. The metering data managing organization must update the changed parameters of metering devices into the metering database and program of gathering, processing and storing of metering data in the computer in place and at the center for gathering, processing and storing of metering data.
Article 26. Removal of metering points
1. Where there is one or many power metering points under the management of the generating organization removed due to the change of structure of device connection, change of operational mode, power trading mode or other reasons, the generating organization shall inform in writing the plan for removal of metering points to the electricity system and market operating organization, the power trading organization, the metering data managing organization and the power grid managing organization (in case the metering points which are removed are located in the power station of the power grid managing organization) while reach an agreement with the power trading on the way of calculation of power delivery after the removal of metering points.
The written notice must be sent to the organizations concerned at least 14 days prior to the day of removal of metering points as planned.
2. Participants of removal of metering points:
a) Generating organization;
b) Power trading company;
c) Metering data managing organization;
d) Power grid managing organization (in case the power grid managing organization is the operation managing organization of metering points to be removed);
dd) The experimenting and testing organization (in case the metering system must be checked before the metering points are removed).
3. During the removal of metering points, the organizations involved must perform the following procedures:
a) Closing the meter number at the time of official removal of metering points;
b) Making a written certification of removal of metering points including the information: the removal of metering points done, the official time of removal of metering points, the metering information of such metering points and other contents of work done. The written certification must be sealed and signed by the representatives of organizations concerned;
c) In case of necessity, the organizations may request the checking of working state of the metering system at the time before the removal of metering points.
4. The generating organization shall send the result of removal of metering points and relevant documents to the metering data managing organization to be updated to the database and the program of gathering, processing and storing of metering data in service of operation and billing in the electricity market.
Article 27. Management of metering information
The metering system operation managing organization is responsible for managing information related to the metering system, including:
1. Drawing of identified metering points.
2. As-built drawing of installation outline of metering system.
3. Code and name of metering points, date of application.
4. Parameters and features of meter, CT, VT of the main and backup metering systems, including:
a) Fabrication number of meter, CT, VT;
b) Code of meter, CT, VT;
c) Type of device and model of meter;
d) Transformation ratio of VT, CT, multiples of meter;
dd) Record of meter testing, VT, CT;
e) Record of meter setup;
g) Method of seal, lead seal for meter and metering system;
5. Details of data information connection include:
a) Code of meter address for access to data;
b) Password at level “Only read”;
c) Type of connection device and fabrication number;
6. The metering system operation managing organization shall provide information about metering system with other detailed information for the power trading company and the metering data managing organization to be updated in the database and the program of gathering, processing and storing of metering data in service of operation and billing in the electricity market.
SECTION 2. PROGRAMMING, INSTALLATION AND SECURITY
Article 28. Programming, setup and management of meter password
After installation of meter, the experimenting and testing organization, the metering data managing organization and the metering system operation managing organization where the meter is installed shall carry out the following tasks:
1. The experimenting and testing organization
a) Conducts the programming and setup of working parameter of meter;
b) Sets up, manages and stores passwords at levels: “Only read”, “Time synchronization”, “Setup” with the list of corresponding meters. Takes responsibility before law for the security of password levels;
c) Provides all organizations concerned with password at level “Only read” of the meter;
d) Provides the metering data managing organization with the password at level “Time synchronization” of the meter;
dd) Takes responsibility before the generating organization and law for the security of devices with seal or lead seal.
2. The metering data managing organization
a) Synchronizes time for the meter during the operation and ensures the security of password at level “Time synchronization” provided by the experimenting and testing organization;
b) Takes responsibility before the organizations concerned and the law for the security of password at level “Time synchronization”.
3. The metering system operation managing organization is responsible for securing the password at level “Only read”.
Article 29. Management of seal and lead seal on the meter and the metering system
1. The experimenting and testing organization shall carry out the seal or seal with lead on the meter and other related devices in the metering system before the metering system is put into operation. The seal or seal with lead or removal of seal or seal with lead of the metering system shall be done by the experimenting and testing organization before the presence of the generating organization and the power trading organization.
2. The metering system operation managing organization is responsible for management of metering system to ensure no unauthorized break on the seal or lead seal and takes responsibility before law for the management of seal or lead seal of the meter and the metering system.
3. The experimenting and testing organization shall manage the devices of seal or lead seal to ensure they are used for the right purpose and legally.
Article 30. Management of system of gathering, processing and storing of metering data
The metering data managing organization and the metering system operation managing organization shall take responsibility for managing the system of gathering, processing and storing of metering data as follows:
1. The metering data managing organization
a) Sets up and secures the parameters for the software program of meter data reading on the spot and at the center for data gathering and processing of the metering data managing organization;
b) Sets up and takes measures of security for the data transmission system from the computer in place to the center for data gathering and processing of the metering data managing organization to ensure the accuracy and reliability of the metering data.
2. The metering system operation managing organization
a) Secures the set parameters for the software program of meter data reading within its management;
b) In all cases, the metering system operation managing organization must not interfere in the data reading and transmission program for modification of set parameters and data read from the meter to the computer in place.
SECTION 3. OPERATION OF POWER METERING SYSTEM
Article 31. Responsibility for operation of power metering system
1. The metering system operation managing organization shall manage, monitor the operation, maintenance, replacement of metering systems within its management to ensure the accuracy, stability, reliability and security of the metering systems.
2. During the management of operation, the metering system operation managing organization must regularly monitor and checking the operation condition of the metering systems within its management. In case of unusual detection or breakdown in the metering system, the metering system operation managing organization must inform the metering data managing organization, the power trading company and other organizations concerned for cooperated handling. The process of handling of breakdowns is done as stipulated in Article 35 of this Circular.
3. The replacement of devices and technology applicable to the metering system is done only when there is a negotiation and agreement between the power generating and the power trading company. The replacement of metering devices and set parameters is specified in Article 25 of this Circular.
4. The removal of seal or lead seal on the meter and the metering system is done only by the experimenting and testing organization in case of replacement, testing, experimenting and handling of breakdown of the metering system.
5. The metering data must be gathered, stored in the meters and the system of gathering, processing and storing of metering data every 30 minutes. The timer of meter and data access device are synchronized with the standard time of Vietnam with the error ± 5 seconds. The standard time source is taken from the global positioning system (GPS).
6. The precision of meter and metering devices must be maintained under the correct standard level of devices.
Article 32. Responsibility for preparation of technical standard and procedures for operation of system of metering, gathering and management of metering data
1. The metering data managing organization is responsible for preparation and submission to the Electricity Regulatory Authority for issuance of documents as follows:
a) Procedures for time synchronization;
b) Procedures for checking the metering data;
c) Procedures for identification and estimation of metering data for billing and operation of electricity market;
d) Regulation on technical standard of the metering data transmission system.
2. The metering data managing organization shall cooperate with the power generating organization, the power trading company and the parties concerned during the preparation of such procedures.
Article 33. Periodical and irregular testing of metering system
1. The metering system operation managing organization is in charge of initial testing, acceptance of installation, periodical and irregular testing and handling of breakdown of all devices in the metering system under its management.
2. Periodical testing
a) The periodical testing of metering devices is done by the experimenting and testing organization in accordance with the requirement and cycle defined by the state management organ on metering.
b) The process of testing is done only with the presence of the power generating organization and the power trading organization;
c) The experimenting and testing organization shall prepare and agree with the metering system operation managing organization on the periodical testing plan. The metering system operation managing organization shall inform in writing the periodical testing plan to the power trading organization, the generating organization and the metering data managing organization at least fourteen working days (14) in advance before the day of periodical testing of the metering devices.
Within five (05) working days after receiving the notice of the metering system operation managing organization, the power trading company, the generating organization and the metering data managing organization shall reply in writing about the agreement with the periodical testing plan. In case of no agreement with the estimated periodical testing plan, the parties concerned must give their plausible reasons and propose a new plan;
d) Where the meter and the metering system are not tested periodically in accordance with the provisions in Clause 2 of this Article, the power trading company and the generating organization have the right to refer the case to the Electricity Regulatory Authority for settlement as stipulated in Article 48 of this Circular.
3. Irregular testing
a) The power trading company and the generating organization have the right to request the irregular testing over the meter and the metering system at any time.
b) In case of testing as required by the generating organization: the generating organization must inform the power trading organization, the metering data managing organization and the metering system operation managing organization at least fourteen (14) working days in advance before the estimated testing day and only conducts the task after the power trading company replies in written agreement.
c) In case of testing as required by the power trading company: the power trading company must inform the generating organization, the metering data managing organization and the metering system operation managing organization at least fourteen (14) working days in advance before the estimated testing day and only conducts the task after the generating company replies in written agreement.
d) In case of failure to reach an agreement with the estimated irregular testing plan, the parties concerned must give their plausible reasons.
dd) Where the result of irregular testing indicates that the error of the metering devices within permissible limit, the organization shall require the payment of expenses for the testing. In case the error of the metering devices exceeds the permissible limit, the metering system operation managing organization shall pay the expenses for the irregular testing.
4. Where the result of testing indicates the metering devices have error exceeding the permissible limit, such devices must be corrected, repaired or replaced within the shortest time and must be tested by the experimenting and testing organization before re-used or issued with certificate if replaced by new ones. The metering system operation managing organization shall pay all related expenses.
5. Where the testing result indicates that the metering devices have error exceeding the permissible limit causing discrepancy to the metering data for the billing, the data metering managing organization must cooperate with the organizations concerned to re-determine the correct metering data during the time of error of the metering devices exceeding the permissible limit in service of arrears or refund of electricity charge. The determination of correct metering data must be done under the Procedures for determination and estimation of metering data for the billing and operation of electricity market.
Article 34. Auditing the metering data managing organization
1. Periodical audit
a) Annually, the electricity system and market operating organization shall request the metering data managing organization to sign contract with the metering data auditing organization to conduct the audit of procedures and system of the metering data managing organization, including:
- Checking the entire system of gathering, processing and storing of metering data of the metering data managing organization;
- Checking the procedures, softwares and programs of gathering, processing and storing of metering data to ensure the compliance with requirements of electricity market;
b) The audit expenses shall be born by the metering data managing organization;
2. Irregular audit
a) The generating organizations and the power trading company have the right to request the irregular audit of a part or the whole of operation of the metering data managing organization. The written request shall be sent to the Electricity Regulatory Authority stating the reasons for the irregular audit. When receiving the request from such organizations, the Electricity Regulatory Authority shall consider the necessity and reasonableness of such request. Within 14 working days, the Electricity Regulatory Authority shall issue a written decision on approval or disapproval for the irregular audit over the metering data managing organization.
Where the Electricity Regulatory Authority accepts the request for irregular audit over the metering data managing organization, the Electricity Regulatory Authority shall send the written request to the electricity system and market operating organization to conduct the audit. The request of the Electricity Regulatory Authority must include the contents and scope of auditing work over the metering data managing organization.
b) When receiving the written request for irregular audit from the Electricity Regulatory Authority, the electricity system and market operating organization must sign contract with the metering data managing organization to conduct the irregular audit over the metering data managing organization;
c) The expenses of irregular audit shall be born by the audit requester.
3. The metering data managing organization must fully cooperate to conduct the audit.
4. After the audit, the metering data managing organization and the metering data auditing organization must announce the audit result to the organizations concerned.
5. Where the audit may cause effect on the data gathering of the metering data managing organization, the metering data auditing organization must introduce solutions and reach an agreement with the parties concerned before conducting the audit over the metering data managing organization.
6. Where the result of audit indicates there are mistakes in the gathering, processing and storing of data from the metering data managing organization leading to the incorrect billing of electricity from the metered and used data, the organizations concerned must agree upon the calculation of electricity production for arrears or refund. If the audit detects the mistakes of the metering data managing organization, such organization must take responsibility before the electricity system and market operating organization and before the law for its mistake.
Article 35. Handling of breakdowns of metering system
1. When detecting the failure or malfunction of the metering devices or the metering system, the organization which has detected the case must notify the metering system operation managing organization, the generating organization, the electricity system and market operating organization, the power trading company and the metering data managing organization for cooperated handling. The remedial period of breakdown of metering system from the time of detection must not exceed two (02) days, unless otherwise agreed between the generating organization and the power trading company.
2. The metering system operation managing organization shall take charge of and cooperate with the organizations concerned in settlement of metering breakdowns.
3. In any case, except for emergency specified in Clause 4 of this Article, the process of handling the breakdown must have the participation and witness of the generating organization and the power trading company. The handling of breakdown must be recorded and signed by the participants. The record must be signed and sealed by the competent representatives of the organizations concerned.
4. In case of emergency, upon occurrence of breakdown for the metering system possibly causing danger to people or devices, the metering system operation managing organization is permitted to handle the breakdown but must notify immediately the power trading company, the generating organization, the electricity system and market operating organization and the metering data managing organization and record in detail the information on the breakdown and the remedial measures such as: the time and state of breakdown, time of remedy, meter number at the times of breakdown and after recovery. The record must be signed and sealed by the competent representative of the metering system operation managing organization. After that, the metering system operation managing organization must inform immediately the power trading company, the generating organization, the metering data managing organization and other organizations concerned in order to perform the procedures for seal and lead seal and estimate the metering data in case of necessity.
5. Where the meter or the metering system is broken down leading to the incorrectness of the data metered and gathered to the center for gathering, processing and storing of data of the metering data managing organization, within the shortest time, the metering data managing organization must determine the correct power production during the time of breakdown of the meter and the power metering system in service of operation of electricity market, billing, arrears or refund of paid electricity charge. The correct power data must be updated in the metering database and sent to the electricity system and market operating organization for update of input database of the billing software and publication on the website of the electricity market.
6. Where the breakdown of the metering system leads to the failure to determine the correct metering data, the matering data managing organization must estimate the metering data as a basis for billing of electricity charge during the breakdown. The estimation of metering data must be done by the procedures for determination and estimation of metering data for the billing and operation of electricity market.
7. The record of calculation and certification of estimated power production or power with the arrears or refund must be signed and sealed by the competent representative of the generating unit and the power trading company.
8. Where the organizations concerned do not accept the result of estimated power production or power with the arrears or refund, such organizations may submit the case to the Electricity Regulatory Authority for settlement under the provisions of Article 48 of this Circular.
9. Where the metering devices are broken down, the metering system operation managing organization is responsible for replacement or repair in the shortest time so that such devices meet the technical requirements and are put into normal operation. The replacement or repair must comply with the provisions in Article 25 of this Circular. To handle the breakdown of meter in a timely manner, the metering system operation managing organization must have backup meter available for all types which are being installed. These meters must be tested beforehand and preserved in accordance with the prescribed technical requirements.
10. The metering system operation managing organization is responsible for notifying the metering data managing organization and the electricity system and market operating organization of the process of handling the breakdown of metering system. The metering system operation managing organization, the metering system managing organization, the metering data managing organization, the electricity system and market operating organization must retain information on all breakdowns and process of breakdown settlement.
Article 36. Handling of breakdown of system of gathering, processing and storing of metering data
1. During the management of operation, monitoring and checking of system of gathering, processing and storing of metering data, any organization detecting error or breakdown of the system of reading and transmission of data leading to the failure to access data from a distance, such organization must notify the metering data managing organization for immediate handling or settlement. As soon as receiving the information, the metering data managing organization shall contact the parties concerned including the metering system operation managing organization, the generating organization, the power trading organization and the electricity system and market operating organization must promptly check and detect errors and take remedial measures in a timely manner.
2. After the checking is done, if the errors are detected at any stage, the organization in charge of such stage must promptly handle and remedy to restore the operational condition of the system of gathering and processing of metering data in a shortest time.
3. After the system of gathering and processing of metering data is recovered, the metering system operation managing organization and the metering data managing organization shall carry out the connection with the center for gathering, processing and storing of data of the metering data managing organization to additionally read the missing data during the failure of data reading system.
4. If the errors cannot be promptly handled, the metering system operation managing organization is responsible for gathering direct meter data on the spot through the interface portal of meter and using appropriate measures (e-mail, fax…) to transmit data to the metering data managing organization for update in the common metering database of the entire system.
5. If the system of gathering, processing and storing of metering data has errors or breakdown which leads to the failure of reading number of meter or wrong reading, the metering data managing organization must cooperate with the organizations concerned to gather correct data for the arrears or refund. The correct metering data must be updated in the metering database and sent to the the electricity system and market operating organization for update of input data of the billing software.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực