Chương 3 Thông tư 27/2009/TT-BCT: Vị trí đo đếm điện năng và yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống đo đếm điện năng
Số hiệu: | 27/2009/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Đỗ Hữu Hào |
Ngày ban hành: | 25/09/2009 | Ngày hiệu lực: | 09/11/2009 |
Ngày công báo: | 05/10/2009 | Số công báo: | Từ số 465 đến số 466 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nguyên tắc xác định
a) Vị trí đo đếm được xác định phải trùng hoặc liền kề với điểm đấu nối;
b) Trường hợp không đủ điều kiện để bố trí hệ thống đo đếm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ phải thỏa thuận vị trí đo đếm điện năng thay thế đồng thời xác định phương thức quy đổi điện năng từ vị trí đo đếm thay thế về điểm đấu nối.
Trong trường hợp vị trí đo đếm điện năng thay thế đặt tại trạm điện của Đơn vị QLLĐ thì Đơn vị phát điện phải thỏa thuận, thống nhất với Công ty MBĐ và Đơn vị QLLĐ về vị trí đo đếm đồng thời thỏa thuận với Công ty MBĐ phương thức quy đổi điện năng từ vị trí đo đếm về điểm đấu nối;
c) Trường hợp vị trí đo đếm không đảm bảo đo đếm chính xác điện năng mua bán, Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ phải thống nhất phương thức tính toán điện năng quy đổi về điểm đấu nối.
2. Trường hợp cụ thể
a) Điểm đấu nối thuộc nhà máy điện
- Vị trí đo đếm chính được xác định tại máy cắt tổng hoặc đầu cực các phía cao, trung áp của máy biến áp nâng áp và phía cao áp của máy biến áp tự dùng dự phòng nhận điện của điểm đấu nối, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng 1 được xác định tại các xuất tuyến lộ đường dây của nhà máy điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Vị trí đo đếm dự phòng 2 được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ;
b) Điểm đấu nối không thuộc nhà máy điện
- Trường hợp nhà máy điện có một đường dây liên hệ với điểm đấu nối và không có điện năng đi vòng qua thanh cái của nhà máy điện thì vị trí đo đếm chính và dự phòng 1 trùng hoặc liền kề với điểm đấu nối;
- Vị trí đo đếm dự phòng 2 được xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ;
- Trường hợp nhà máy có từ 2 đường dây trở lên và có điện năng vòng qua thanh cái nhà máy điện thì vị trí đo đếm được chọn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Tại mỗi vị trí đo đếm phải bố trí hệ thống đo đếm chính và hai hệ thống đo đếm dự phòng (dự phòng 1 và dự phòng 2).
2. Hệ thống đo đếm chính phải xác định chính xác, đầy đủ các đại lượng đo đếm mua bán điện làm căn cứ chính để thanh toán điện năng qua điểm đấu nối và loại trừ được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo đếm bởi kết cấu mạch vòng của hệ thống điện.
3. Các hệ thống đo đếm dự phòng có các chức năng sau:
a) Thay thế cho hệ thống đo đếm chính, làm cơ sở tính toán các đại lượng mua bán điện trong trường hợp hệ thống đo đếm chính hoạt động không chính xác hoặc bị sự cố;
b) Giám sát, kiểm tra kết quả đo đếm của hệ thống đo đếm chính trong điều kiện hệ thống đo đếm chính làm việc bình thường;
c) Kết hợp với hệ thống đo đếm chính và các hệ thống đo đếm dự phòng khác để tính toán sản lượng điện năng phục vụ thanh toán trong một số trường hợp đặc biệt.
Cấu hình tối thiểu của hệ thống đo đếm điện năng bao gồm:
1. Biến dòng điện.
2. Biến điện áp.
3. Công tơ đo đếm điện năng.
4. Mạch điện và cáp nhị thứ.
5. Thiết bị phục vụ thu thập số liệu đo đếm và đường truyền dữ liệu.
6. Thiết bị bảo vệ an toàn, vị trí niêm phong, kẹp chì.
7. Thiết bị phụ trợ, thiết bị chuyển đổi đấu nối, thiết bị cô lập mạch đo phục vụ thử nghiệm, thiết bị logic phục vụ chuyển điện áp VT, thiết bị kiểm tra điện áp và dòng điện.
1. Yêu cầu chung
a) Là loại 3 pha 4 dây;
b) Kiểu điện tử tích hợp chức năng và có thể lập trình được;
c) Có nhiều biểu giá;
d) Đo đếm điện năng tác dụng và phản kháng theo hai chiều nhận và phát riêng biệt theo 4 góc phần tư;
đ) Có chức năng đo công suất cực đại, ghi biểu đồ phụ tải tổng;
e) Có tính năng kết nối với máy tính, thu thập, đọc số liệu tại chỗ và từ xa;
g) Được cấp nguồn từ hệ thống điện áp thứ cấp đo lường và phải đảm bảo duy trì hoạt động khi mất điện áp 1 hoặc 2 pha bất kỳ;
h) Có nhiều mức mật khẩu;
i) Có các vị trí niêm phong, kẹp chì đảm bảo không thể tiếp cận với các đầu cực đấu dây và thay đổi các thông số cài đặt trong công tơ nếu không phá bỏ chì niêm phong;
k) Có chức năng lưu trữ thông tin đo đếm, biểu đồ phụ tải ít nhất 60 ngày với chu kỳ ghi giá trị đo đếm không quá 30 phút.
2. Yêu cầu về cấp chính xác
a) Công tơ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,2 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và 2,0 với điện năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
b) Công tơ đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và 2,0 với điện năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
1. Yêu cầu chung
a) Có cuộn dây thứ cấp đo lường dùng riêng cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị dòng điện thứ cấp danh định là 1A hoặc 5A;
c) Có vị trí niêm phong kẹp chì tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong.
2. Yêu cầu về cấp chính xác
a) Biến dòng điện phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
b) Biến dòng điện phục vụ đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
1. Yêu cầu chung
a) Có cuộn dây thứ cấp đo lường dùng riêng cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng;
b) Giá trị điện áp hệ thống thứ cấp danh định là 100V hoặc 110V;
c) Có vị trí niêm phong tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong.
2. Yêu cầu về cấp chính xác
a) Biến điện áp phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 đối với biến điện áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện áp kiểu tụ hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương;
b) Biến điện áp phục vụ đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 đối với biến điện áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện áp kiểu tụ hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
1. Cuộn thứ cấp của CT, VT và cáp nhị thứ nối với công tơ đo đếm điện năng của hệ thống đo đếm chính không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và phải hoàn toàn độc lập với hệ thống đo đếm dự phòng.
2. Cáp nhị thứ của mạch đo đếm phải được đi theo đường ngắn nhất, số lượng điểm nối qua hàng kẹp là ít nhất và phải có đủ điều kiện thực hiện biện pháp niêm phong, kẹp chì tủ hàng kẹp hoặc điểm nối. Cáp nhị thứ của hệ thống đo đếm chính phải đi riêng và nối trực tiếp từ hộp đấu dây của CT, tủ trung gian của VT đến tủ công tơ mà không qua hàng kẹp tại tủ trung gian.
3. Trường hợp công tơ được cấp điện áp từ một trong những VT thanh cái thông qua bộ chuyển mạch điện áp, các đầu đấu dây bộ chuyển mạch điện áp phải đảm bảo điều kiện niêm phong kẹp chì và công tơ đo đếm điện năng phải được lập trình để ghi lại thời điểm và khoảng thời gian chuyển mạch điện áp.
4. Phụ tải mạch thứ cấp CT, VT bao gồm cả công tơ đo đếm điện năng không được vượt quá phụ tải định mức của CT, VT.
5. Trường hợp mạch dòng điện của hệ thống đo đếm dự phòng sử dụng chung với các thiết bị đo lường khác, phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới độ chính xác của hệ thống đo đếm và đủ điều kiện thực hiện niêm phong kẹp chì toàn bộ mạch dòng điện, thiết bị đo lường, công tơ đo đếm điện năng.
6. Các hộp nối thí nghiệm phải được lắp đặt để phục vụ cho việc kiểm định thiết bị đo đếm và đủ điều kiện niêm phong, kẹp chì.
1. Các công tơ đo đếm điện năng phải được kết nối với hệ thống đọc số liệu công tơ từ xa phù hợp với chuẩn kết nối và phần mềm thu thập số liệu của Đơn vị quản lý SLĐĐ.
2. Cổng thông tin, thiết bị truyền tin tích hợp và modem trong công tơ phải phù hợp với chuẩn kết nối của Đơn vị quản lý SLĐĐ và cho phép thực hiện kết nối từ xa với công tơ từ máy tính đặt tại chỗ và từ trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ.
3. Định dạng file dữ liệu và chuẩn giao diện kết nối do Đơn vị quản lý SLĐĐ cung cấp tùy thuộc vào mô hình thu thập thông tin và phương thức truyền số liệu đo đếm.
4. Hệ thống thu thập số liệu phải bao gồm máy tính đặt tại chỗ và máy tính chủ đặt tại Đơn vị quản lý SLĐĐ. Số liệu đo đếm thu thập tại máy tính đặt tại chỗ phải được truyền về cơ sở dữ liệu của máy tính chủ.
5. Môi trường truyền thông tin có thể sử dụng là các hệ thống vô tuyến hoặc hữu tuyến, đảm bảo tương thích với các thiết bị thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm điện năng đặt tại trung tâm thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ. Môi trường và phương thức truyền tin phải được bảo mật chống xâm nhập trái phép.
6. Thiết bị thông tin ghép nối với công tơ đo đếm điện năng phải được lắp đặt thiết bị chống sét thích hợp để tránh ảnh hưởng của xung sét lan truyền qua mạng thông tin gây hư hỏng cho công tơ.
7. Các thiết bị được lắp đặt trong tủ bảng phải phù hợp yêu cầu an toàn và thuận tiện cho công tác quản lý.
8. Hệ thống truyền dữ liệu, định dạng file dữ liệu và các chuẩn giao diện kết nối của hệ thống đo đếm phải tuân thủ Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống truyền số liệu đo đếm do Đơn vị quản lý SLĐĐ xây dựng quy định tại Điều 32 của Thông tư này.
Hệ thống thu thập và xử lý số liệu đo đếm tại các vị trí đo đếm phải có các chức năng sau đây:
1. Việc thu thập số liệu đo đếm của các công tơ thuộc phạm vi của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ cho phép thực hiện theo hai hình thức:
a) Tự động hàng ngày tại thời điểm định trước;
b) Thực hiện bằng tay khi có yêu cầu.
2. Việc thực hiện truyền số liệu đo đếm về Đơn vị quản lý số liệu đo đếm cho phép thực hiện theo hai hình thức:
a) Tự động truyền về Đơn vị quản lý SLĐĐ sau khi kết thúc quá trình đọc số liệu công tơ đo đếm điện năng;
b) Thực hiện bằng tay khi có yêu cầu.
3. Quản lý số liệu đo đếm:
a) Lưu trữ số liệu đo đếm tại máy tính đặt tại chỗ sau khi đọc về từ công tơ;
b) Tự động hiệu chỉnh số liệu đo đếm theo phương thức tính toán quy đổi số liệu đo đếm thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện và Công ty MBĐ. Đơn vị quản lý SLĐĐ có trách nhiệm cài đặt chương trình tính toán quy đổi số liệu đo đếm cho các máy tính đặt tại chỗ và có biện pháp mã hóa để tránh sự thay đổi trái phép;
c) Lưu trữ số liệu đã được hiệu chỉnh.
4. Quản lý thời gian, lịch đọc và thu thập số liệu.
5. Quản lý truy cập bao gồm mã số và quyền truy cập hệ thống của người sử dụng.
6. Quản lý thông tin đo đếm:
a) Quản lý danh mục các thiết bị đo đếm;
b) Quản lý khai báo thông tin điểm đo đếm và hệ thống đo đếm;
c) Quản lý thông tin kỹ thuật của thiết bị và hệ thống đo đếm.
Hệ thống thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý SLĐĐ phải có các chức năng sau đây:
1. Thu thập số liệu đo đếm từ vị trí đo đếm về Đơn vị quản lý SLĐĐ thông qua máy tính đặt tại chỗ của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ.
2. Thu thập số liệu đo đếm thông qua việc kết nối đọc số liệu trực tiếp giữa chương trình đọc số liệu công tơ của Đơn vị quản lý SLĐĐ đến công tơ thuộc phạm vi của Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ.
3. Việc thu thập số liệu đo đếm cho phép thực hiện theo hai hình thức:
a) Tự động hàng ngày tại thời điểm định trước;
b) Thực hiện bằng tay khi có yêu cầu.
4. Đồng bộ thời gian với nguồn thời gian chuẩn cho tất cả các công tơ trong hệ thống.
5. Quản lý số liệu đo đếm:
a) Lưu trữ số liệu sau khi đọc về từ công tơ;
b) Kiểm tra đối chiếu, hiệu chỉnh và bổ sung số liệu đo đếm;
c) Lưu trữ số liệu đã được hiệu chỉnh.
6. Quản lý thời gian, lịch đọc và thu thập số liệu.
7. Quản lý truy cập bao gồm mã số và quyền truy cập hệ thống của người sử dụng.
8. Quản lý thông tin đo đếm:
a) Quản lý thông tin danh sách đo đếm của các Đơn vị phát điện;
b) Quản lý khai báo thông tin vị trí đo đếm và hệ thống đo đếm;
c) Quản lý thông tin kỹ thuật của thiết bị và hệ thống đo đếm.
9. Kết nối, chia sẻ số liệu với chương trình phần mềm của Đơn vị vận hành HTĐ-TTĐ.
1. Toàn bộ hệ thống đo đếm điện năng bao gồm hộp đấu dây CT, VT, công tơ đo đếm điện năng, hàng kẹp, con nối, mạch dòng điện, mạch điện áp, thiết bị phụ trợ, mạch logic chuyển đổi, tủ công tơ, mạng thông tin phải được niêm phong kẹp chì để chống can thiệp trái phép.
2. Phần mềm của công tơ đo đếm điện năng phải có mật khẩu bảo vệ với nhiều mức phân quyền truy nhập khác nhau.
3. Số liệu đo đếm điện năng sau khi được đọc và truyền về máy chủ đặt tại vị trí đo đếm phải được mã hóa để tránh sự thay đổi trái phép trước khi được truyền về Đơn vị quản lý SLĐĐ.
4. Phần mềm quản lý hệ thống đọc, truyền và tổng hợp số liệu đo đếm điện năng phải được bảo mật bằng nhiều cấp mật khẩu để đảm bảo tính bảo mật, chính xác và tin cậy của số liệu đo đếm.
POWER METERING POSITION AND TECHNICAL REQUIREMENTS FOR POWER METERING SYSTEM
SECTION 1. SETTING POWER METERING POINT AND POWER METERING SYSTEM
Article 11. Power metering point
1. Identification principle
a) The metering point identified must be identical or adjacent to the connection point;
b) Where it is ineligible for arranging the metering system as stipulated at Point a, Clause 1 of this Article, the generating organization and the power trading organization shall negotiate about the alternative power metering point and determine the mode of power conversion from the alternative metering point to the connection point.
In case the alternative power metering point is placed at the power station of the power grid managing organization, the generating organization shall negotiate and reach an agreement with the power trading company and the power grid managing organization on the metering point and negotiate with the power trading company about the mode of power conversion from the alternative metering point to the connection point.
c) Where the metering point does not ensure the correct metering of trading power, the power generating organization and the power trading company must reach an agreement on the mode of calculation of power converted to the connection point.
2. Specific case
a) Connection point of the power plant
- The main metering point is identified at the main circuit breaker or terminals of the high, medium voltage of the booster transformer and high voltage of backup auxiliary transformer to receive power from the connection point, unless otherwise agreed.
- Backup 1 metering point is identified at the outgoing feeder of the power plant, unless otherwise agreed.
- Backup 2 metering point is identified under the agreement between the power generating organization and the power trading company;
b) The connection point does not belong to the power plant
- Where the power plant has a line in contact with the connection point and no power bypassing the busbar of the power plant, the main and backup 1 metering point is identical or adjacent to the connection point.
- The backup 2 metering point is identified under the agreement between the power generating organization and the power trading organization;
- Where the power plant has 02 or more lines with power bypassing the busbar of the power plant, the metering point is selected in accordance with provision at Point a, Clause 2 of this Article.
Article 12. Power metering system
1. At each metering point, there must be a main metering system and 02 backup metering systems (backup 1 and 2).
2. The main metering system must identify the metering quantities of power trading as a main basis for power billing through the connection point and elimination of elements affecting the metering result by the loop structure of electrical system.
3. The backup metering system has the following functions:
a) Replacing the main metering system as basis for calculating quantities of power trading in case the main metering system operates inaccurately or has breakdowns
b) Monitoring and checking the metering result of the main metering system in the normal working condition of the main metering system;
c) Combining the main metering system and other backup metering systems to calculate the power production for calculation in some special cases.
SECTION 2. TECHNICAL REQUIREMENTS FOR THE POWER METERING AND DATA TRANSMISSION SYSTEM
Article 13. Minimum configuration of power metering system
The minimum configuration of power metering system includes:
1. Current transformer.
2. Voltage transformer.
3. Power meter
4. Electrical circuit and the secondary cable
5. Devices for gathering of metering data and data transmission.
6. Safety devices, seal location and lead seal.
7. Auxiliary devices, connection switching devices, metering circuit isolator for testing, logic devices for voltage transformer and devices of voltage and current
Article 14. Technical requirements of power meter
1. General requirements
a) 3-phase 4-wire type;
b) Function-integrated electronic and programmed type;
c) With many tariffs;
d) Metering of active and reactive power by separate two ways of receiving and sending into 4 quadrants;
dd) With function of metering of maximum capacity and recording of total loading chart;
e) With function of connection to computer, gathering and reading data on the spot and from a distance;
g) Being powered from the secondary voltage metering system with required maintenance of operation upon loss of 1 or 2 phase voltage.
h) With levels of password;
i) With places of seal and lead seal to ensure impossible access to the wiring terminals and change of parameters set up in the meter without removing the lead seal;
k) With function of storing the metering information and loading chart at least 60 days with the cycle of recording the metering value not exceeding 30 minutes.
2. Requirements for accuracy level
a) The main meter must satisfy the accuracy level 0.2 with active power by standard IEC 62053-22 and 2.0 with reactive power by standard IEC 62053-23 or other equivalent standards.
b) The backup meter must satisfy the accuracy level 0.5 with the active power by standard IEC 62053-22 and 2.0 with reactive power by standard IEC 62053-23 or other equivalent standards.
Article 15. Technical requirements of current transformer for power metering
1. General requirements
a) Having a secondary winding used separately for metering devices and power meter.
b) Value of nominal secondary current is 1A or 5A;
c) Having the place of lead seal at the lid of junction box of secondary winding connecting the metering devices and power meter to ensure no impact on the connected circuit without removing the seal.
2. Requirements for accuracy level
a) The current transformer for main metering must satisfy the accuracy level 0.2 with active power by standard IEC 60044-1 or other equivalent standards.
b) The current transformer for backup metering must satisfy the accuracy level 0.5 with active power by standard IEC 60044-1 or other equivalent standards.
Article 16. Technical requirements of voltage transformer used for power metering
1. General requirements
a) Having a secondary winding used separately for metering devices and power meter.
b) Value of nominal secondary current is 100V or 110V;
c) Having a place of lead seal at the lid of junction box of secondary winding connecting the metering devices and power meter to ensure no impact on the connected circuit without removing the seal.
2. Requirements for accuracy level
a) Voltage transformer for the purpose of main metering must satisfy the accuracy level 0.2 by the standard IEC 60044-2 for inductive voltage transformer and standard IEC 60044-5 for capacitive voltage transformer or other equivalent standards.
b) Voltage transformer for the purpose of backup metering must satisfy the accuracy level 0.5 by the standard IEC 60044-2 for inductive voltage transformer and standard IEC 60044-5 for capacitive voltage transformer or other equivalent standards.
Article 17. Technical requirements of metering circuit
1. The secondary winding of CT, VT and secondary cable connected to the power meter of the main metering system must not be used for any purpose and must be independent from the backup metering system.
2. The secondary cable of the metering circuit must be wired by the shortest way and a number of connection points through circuit connector is the least and sealed on the circuit connector cabinet or connection point. The secondary cable of the main metering system must be wired separately and directly connected from the junction box of CT, the intermediate cabinet of VT to the meter box without going through the circuit connector at the intermediate box.
3. Where the meter is supplied with voltage from one of VT busbar through the voltage circuit transformer, the wiring terminals of voltage switch must ensure the condition of seal and lead seal and the power meter must be programmed to record the time and duration of the voltage switching.
4. The loading of secondary circuit of CT and VT including the power meter must not exceed the rated loading of CT and VT.
5. Where the current circuit of the backup metering system is used in conjunction with other metering devices, it is required to affect the accuracy of the metering system and be eligible for sealing with lead all current circuit, metering devices and power meter.
6. The trial junction boxes must be installed for the testing of metering devices and eligible for seal and lead seal.
Article 18. Technical requirements for the system of gathering and processing of metering data
1. The power meters must be connected with the remote data reading system in accordance with the connection standard and data gathering software of the metering data managing organization.
2. The portal and integrated communication equipment and modem in the meter must fit the connection standard of the metering data managing organization and allow the remote connection with the meter from the computer in place and from the center for gathering, processing and storing the metering data of the metering data managing organization.
3. The format of data file and connection interface standard supplied by the metering data managing organization depends on the model of information gathering and the mode of metering data transmission.
4. The data gathering system must include the computed in place and the host computer placed at the metering data managing organization. The metering data gathered from the computer in place must be transmitted to the database of the host computer.
5. The transmission environment of usable information is the wired or wireless system to ensure the compatibility with the devices of gathering, processing and storing of power metering data placed at the center for gathering, processing and storing of power metering data of the metering data managing organization. The environment and mode of information transmission must be secured to prevent unauthorized intrusion.
6. The information equipment connecting with the power meter must be installed with the appropriate lightning protection devices to prevent the effect of lightning impulse propagating through the information network causing damage to the meter.
7. The devices installed in panel cabinet must fit the safety and convenience requirements for the management work.
8. System of data transmission and format of data file and connection interface standards of the metering system must comply with the Regulation on technical standard of the system of data transmission developed by the metering data managing organization specified in Article 32 of this Circular.
Article 19. Functional requirements for the system of gathering and processing of metering data at the metering points
The system of gathering and processing of metering data at the metering points must have the following functions:
1. The gathering of metering data of meters is under the scope of the metering system operation managing organization is permitted for the implementation in 02 forms as follows:
a) Daily automation at predetermined time;
b) Manual performance upon requirement.
2. The metering data transmission to the metering data managing organization is done in the 02 forms as follows:
a) Automatic transmission to the metering data managing organization after completion of process of data reading of power meter;
b) Manual performance upon requirement
3. Management of metering data:
a) Storing the metering data in the computer in place after the reading from the meter;
b) Automatically adjusting the metering data by the mode of calculation of converted metering data as agreed between the power generating organization and the power trading organization. The metering data managing organization shall set up the program of calculation of converted metering data for the computers in place and have the encoding measures to prevent unauthorized change;
c) Storing the adjusted data.
4. Managing time, reading schedule and data gathering.
5. Managing the access including the code and user’s access right to the system.
6. Managing the metering information:
a) Managing list of metering devices;
b) Managing the declaration of information of metering points and metering system;
c) Managing the technical information of devices and metering system.
Article 20. Functional requirements for the system of gathering and processing of metering data of the metering data managing organization
The system of gathering and processing of metering data of the metering data managing organization must have the following functions:
1. Gathering the metering data from the metering points for the metering data managing organization through the computer in place of the metering system operation managing organization.
2. Gathering the metering data through the connection of direct data reading between the meter data reading program of the metering data managing organization to the meter within the scope of the metering system operation managing organization.
3. The gathering of metering data permits the implementation in two forms:
a) Daily automation at predetermined time;
b) Manual performance upon requirement.
4. Time synchronization with standard time source for all the meters in the system
5. Management of metering data:
a) Storing of data after reading from the meter;
b) Checking, comparison, adjustment and addition of metering data;
c) Storing of adjusted data.
6. Management of time, reading schedule and data gathering.
7. Management of access including code and user’s access right to system.
8. Management of metering data:
a) Management of information and metering list of generating organization;
b) Management of declaration of information, metering point and metering system;
c) Management of technical information of devices and metering system.
9. Connection and share of data with software program of the electricity system and market operating organization.
Article 21. Technical requirements for seal and lead seal and security
1. The entire system of power metering includes CT and VT junction box, power meter, circuit connector, connector, current circuit, voltage circuit, auxiliary devices, converted logic circuit, meter cabinet and information network must be sealed or sealed with lead to prevent unauthorized intervention.
2. The software of power meter must have protection password with different access permissions.
3. The metering data after being read and transmitted to the server placed at the metering point must be encoded to prevent unauthorized change before being transmitted to the metering data managing organization.
4. The system management software of reading, transmission and integration of power metering must be secured by many password levels to ensure the security, accuracy and reliability of metering data.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực