Chương II Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường
Số hiệu: | 26/2022/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Nguyễn Quốc Trị |
Ngày ban hành: | 30/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2023 |
Ngày công báo: | 18/01/2023 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng lập bảng kê lâm sản
Đây là nội dung tại Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Trong đó, đối tượng lập bảng kê lâm sản bao gồm:
- Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;
- Chủ lầm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;
- Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;
- Cơ quan được giao xử lý tài sản sau khi xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.
Ngoài ra việc lập Bảng kê lâm sản được lập tương ứng với các Mẫu số 01, 02, 03, 04 và 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT .
Xem chi tiết các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản tại Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Văn bản tiếng việt
1. Trường hợp phê duyệt Phương án khai thác:
a) Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
b) Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
c) Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng;
d) Thu thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ từ rừng đặc dụng;
đ) Khai thác gỗ rừng trồng loài thực vật rừng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu;
e) Khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này đối với diện tích rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Hồ sơ:
a) Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án khai thác theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này.
4. Trình tự thực hiện:
a) Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.
b) Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan phê duyệt xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác lâm sản và trả kết quả cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác gửi bản sao Phương án khai thác được phê duyệt đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
2. Hồ sơ:
a) Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP;
b) Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại phê duyệt Phương án khai thác và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ:
a) Khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng: Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt;
b) Khai thác trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác: Bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh; bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thông thường rừng tự nhiên được phê duyệt.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản chính Bảng kê lâm sản gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
1. Hồ sơ: Bản sao Phương án khai thác tận thu gỗ loài thông thường rừng tự nhiên được phê duyệt.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản chính Bảng kê lâm sản gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
1. Hồ sơ:
a) Bản sao Phương án khai thác được phê duyệt đối với trường hợp khai thác thực vật rừng ngoài gỗ, dẫn xuất của thực vật rừng đối với loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng.
b) Bản sao Phương án khai thác do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác lập theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai thác thực vật rừng ngoài gỗ, dẫn xuất của thực vật rừng loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.
1. Hồ sơ:
a) Bản sao Phương án khai thác được phê duyệt đối với trường hợp khai thác gỗ hoặc bản sao Phương án khai thác do chủ rừng lập theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai thác thực vật rừng ngoài gỗ, bộ phận, dẫn xuất từ thực vật rừng;
b) Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.
1. Hồ sơ: Bản chính Phiếu thông tin khai thác lâm sản do chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền gửi bản sao hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.
1. Hồ sơ:
a) Bản sao chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bản sao Phương án thu thập mẫu vật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản sao Bảng kê lâm sản gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp.
1. Hồ sơ: Bản sao Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được phê duyệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản chính Bảng kê lâm sản gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
PROCEDURES FOR HARVESTING ORDINARY FOREST PLANTS AND ORDINARY FOREST ANIMALS
Section 1. Approval for harvesting plans
Article 6. Approval for plans for harvesting ordinary forest plants
1. Cases of approval for a harvesting plan:
a) Salvage logging of ordinary forest plant species from natural forests;
b) Full utilization of ordinary forest plant species from natural forests;
c) Harvesting of non-timber forest plants from ordinary forest plant species from natural forests which are classified as reserve forests;
d) Collection of ordinary forest plant specimens serving scientific and technological researches from reserve forests;
dd) Harvesting of ordinary forest plant species from planted forests whose ownership is represented by the State;
e) Harvesting of ordinary forest plant species from planted protection forests whose investment is stimulated by organizations, individuals, household businesses, and residential community.
2. Authorities having power to approve (hereinafter referred to as “approving authorities”):
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve the harvesting plan in the cases prescribed in Points a, b, c, d and dd Clause 1 of this Article for forest area controlled by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) The district-level People’s Committees shall approve the harvesting plan in the case prescribed in Point dd Clause 1 of this Article invested by individuals, household businesses, residential community; plans for salvage logging and full utilization of timber from production forests which are natural forests managed by individuals, household businesses, residential community;
c) The Department of Agriculture and Rural Development shall approve the harvesting plan in cases other than those prescribed in Points a and b of this Clause;
3. A dossier shall include:
a) The original application for approval for harvesting plan using Form No. 10 in the Appendix enclosed herewith;
b) The original harvesting plan using Form No. 11 in the Appendix enclosed herewith;
c) A copy of the decision on forest repurposing or copy of the decision on approval for the silviculture project or documents proving the implementation of silviculture measures or scientific research program/project that has been approved by a competent authority in the cases prescribed in Points a and d Clause 1 of this Article.
4. Procedures:
a) The forest owner or the organization/individual who is authorized by the forest owner shall submit in person or via postal service or by an electronic mean 01 dossier prescribed in Clause 3 of this Article to the approving authority prescribed in Clause 2 of this Article. In case the dossier is submitted via an electronic mean, it shall comply with the regulations in Decree No. 45/2020/ND-CP.
b) Time limit for informing the applicant of the validity of the dossier:
In case the dossier is submitted in person, the aproving authority shall check documents of the dossier and immediately inform the forest owner or the organization/individual authorized by the forest owner of the validity of the dossier.
In case the dossier is submitted via postal service or an electronic mean, within 01 working day after receiving the dossier, the approving authority shall consider the validity of the documents of the dossier; if the dossier is invalid as prescribed, a written notification specifying reasons for the invalidity shall be sent.
c) Within 10 working days from the day on which a valid dossier is received, the approving authority shall approve the harvesting plan and return results to the forest owner or the organization/individual authorized by the forest owner. In case of rejection, a written notification specifying reasons thereof shall be given.
4. The approving authority which has approved the harvesting plan shall send a copy of the approved harvesting plan to the local forest protection authority where the harvesting is carried out for monitoring, inspection and supervision.
Article 7. Approval for plans for harvesting ordinary forest animals from nature
1. Approving authorities: local forest protection authorities.
2. A dossier shall include:
a) The original application for approval for a plan for harvesting of ordinary forest animals from nature, which is made using the Form No. 10 hereof.
b) The original plan for harvesting of ordinary forest animals from nature, which is made using the Form No. 12 hereof.
3. Procedures:
a) Organization/individual/household business/residential community (applicant) harvesting ordinary forest animals from nature shall submit in person or via postal service or by an electronic mean 01 dossier as prescribed in Clause 2 of this Article to a local forest protection authority. In case the dossier is submitted via an electronic mean, it shall comply with the regulations in Decree No. 45/2020/ND-CP.
b) Time limit for informing the applicant of the validity of the dossier:
In case the dossier is submitted in person, the local forest protection authority shall check documents of the dossier and immediately inform the applicant of the validity of the dossier.
In case the dossier is submitted via postal service or an electronic mean, within 01 working day after receiving the dossier, the local forest protection authority shall consider the validity of the documents of the dossier; if the dossier is invalid as prescribed, a written notification specifying reasons for the invalidity shall be sent;
c) Within 10 working days from the day on which a valid dossier is received, the local forest protection authority shall approve the harvesting plan and return results to the applicant. In case of rejection, a written notification specifying reasons thereof shall be given.
Section II. PROCEDURES FOR HARVESTING ORDINARY FOREST PLANTS AND ORDINARY FOREST ANIMALS
Article 8. Salvage logging of ordinary forest plant species from natural forests
1. A dossier shall include:
a) Harvesting carried out in the area of site clearance: a copy of the decision on forest repurposing; a copy of the approved plan for salvage logging of ordinary forest plant species from natural forests;
b) Harvesting carried out during adjustment of forest composition, forest cultivation and implementation of other silviculture measures: Copies of documents proving the implementation of silviculture measures for full utilization during adjustment of forest composition, forest cultivation, and implementation of other silviculture measures. 2. Within 05 working days from the day on which the harvesting is completed, the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner shall submit 01 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and the original packing list to the local forest protection authority for certification as prescribed in Article 5 of this Circular.
Article 9. Full utilization of ordinary forest plant species from natural forests
1. A dossier shall include a copy of the approved plan for full utilization ordinary forest plant species from natural forests.
2. Within 05 working days from the day on which the harvesting is completed, the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner shall submit 01 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and the original packing list to the local forest protection authority for certification as prescribed in Article 5 of this Circular.
Article 10. Harvesting of non-timber forest plants from ordinary forest plant species from natural forests
1. A dossier shall include:
a) A copy of the approved harvesting plan in case of harvesting of non-timber forest plants, derivatives of ordinary forest plant species from natural forests which are reserve forests.
b) A copy of the harvesting plan made by an organization/household business/ individual/residential community using Form No. 11 in the Appendix enclosed herewith in case of harvesting of non-timber forest plants, derivatives of ordinary forest plant species from natural forests which are protection and production forests.
2. Within 05 working days from the day on which the harvesting is completed, the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner shall submit 01 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and a copy of the packing list to the local forest protection authority for monitoring and consolidation.
Article 11. Harvesting of ordinary forest plants from planted forests whose ownership is represented by the State; Harvesting of ordinary forest plants from planted protection forests whose investment is stimulated by organizations, individuals, household businesses, and residential community
1. A dossier shall include:
b) A copy of the approved harvesting plan in case of harvesting of timber or a copy of the harvesting plan made by the forest owner using Form No. 11 in the Appendix enclosed herewith in case of harvesting of non-timber forest plants, parts and derivatives from forest plants;
b) A copy of the decision on forest repurposing in case of salvage logging of the repurposed area or a copy of the decision on approval of the silviculture project or copies of documents proving the implementation of silviculture measures for forest utilization during adjustment of forest composition, forest cultivation, and implementation of other silviculture measures.
2. Within 05 working days from the day on which the harvesting is completed, the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner shall submit 01 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and a copy of the packing list to the local forest protection authority for monitoring and consolidation.
Article 12. Harvesting of ordinary forest plants from planted production forests whose investment is stimulated by organizations, individuals, household businesses, residential community; scattered trees, garden plants whose names are the same as those of timber trees from ordinary forest plant species from natural forests
1. A dossier shall include an original forest product harvesting information sheet made by the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner using Form No. 13 in the Appendix enclosed herewith.
2. Within 05 working days from the day on which the harvesting is completed, the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner shall submit 01 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and a copy of the packing list to the local forest protection authority for monitoring and consolidation.
Article 13. Collection of ordinary forest plant specimens serving scientific and technological researches from reserve forests
1. A dossier shall include:
a) A copy of the scientific research program/project which has been approved by a competent authority;
b) A copy of the plan for collection of specimens approved by a competent authority.
2. Within 05 working days from the day on which the harvesting is completed, the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner shall submit 01 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and a copy of the packing list to the local forest protection authority for monitoring and consolidation.
Article 14. Harvesting of ordinary forest animals, parts and derivatives of ordinary forest animals from nature
1. A dossier shall include a copy of the approved plan for harvesting ordinary forest animals from nature as prescribed in Article 7 of this Circular..
2. Within 05 working days from the day on which the harvesting is completed, the forest product owner or organization/individual authorized by the forest product owner shall submit 01 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and the original packing list to the local forest protection authority for certification as prescribed in Article 5 of this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực