Chương IV Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Đánh dấu mẫu vật
Số hiệu: | 26/2022/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Nguyễn Quốc Trị |
Ngày ban hành: | 30/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2023 |
Ngày công báo: | 18/01/2023 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng lập bảng kê lâm sản
Đây là nội dung tại Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Trong đó, đối tượng lập bảng kê lâm sản bao gồm:
- Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;
- Chủ lầm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;
- Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;
- Cơ quan được giao xử lý tài sản sau khi xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.
Ngoài ra việc lập Bảng kê lâm sản được lập tương ứng với các Mẫu số 01, 02, 03, 04 và 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT .
Xem chi tiết các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản tại Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Văn bản tiếng việt
1. Sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất, chế biến từ cá sấu, loài thuộc Nhóm IIB theo Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, loài thuộc Phụ lục II, III CITES khi mua, bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển.
2. Mẫu vật của loài thuộc các Phụ lục CITES xuất khẩu mà CITES đã có quy định đánh dấu thì thực hiện theo quy định của CITES.
1. Việc đánh dấu mẫu vật có thể thực hiện bằng tem, mã số, mã vạch, mã QR, hoặc vật liệu khác (sau đây gọi chung là nhãn đánh dấu) có chứa đựng đầy đủ thông tin quy định tại Điều 24 Thông tư này để quản lý và truy xuất nguồn gốc.
2. Chủ mẫu vật tự quyết định chất liệu, kích thước, hình thức của nhãn đánh dấu, phù hợp với tính chất, chủng loại của mẫu vật và đảm bảo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
3. Một sản phẩm được đánh dấu bằng một nhãn đánh dấu. Nhãn đánh dấu mẫu vật được gắn trực tiếp lên sản phẩm hoặc trên bao bì, vật dụng lưu giữ, đảm bảo có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường hoặc thiết bị đọc và tránh làm giả.
4. Nhãn đánh dấu gắn trực tiếp lên mẫu vật phải đảm bảo khi bóc nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại. Trường hợp các mẫu vật được chứa đựng cùng một bao bì, vật dụng lưu giữ, nhãn lâm sản phải gắn ở những vị trí mà khi mở bao bì, vật dụng đó thì nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại.
5. Chủ mẫu vật thực hiện đánh dấu mẫu vật trước khi vận chuyển, mua bán, chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật.
6. Sau khi hoàn thành đánh dấu mẫu vật, trong thời hạn 01 ngày làm việc, chủ lâm sản ghi đủ các thông tin đánh dấu vào Sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật bằng sổ giấy hoặc sổ điện tử theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin của nhãn đánh dấu; gửi Thông báo đánh dấu mẫu vật theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý.
1. Thông tin của nhãn đánh dấu:
a) Tên mẫu vật;
b) Tên loài: Tên phổ thông và tên khoa học. Trường hợp mẫu vật được sản xuất từ nhiều loài động vật, thực vật khác nhau, phải ghi đầy đủ tên phổ thông và tên khoa học của từng loài;
c) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân bán, chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân mua, nhận chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật;
d) Định lượng mẫu vật: Là lượng mẫu vật được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm tùy theo đặc điểm của từng loại mẫu vật;
đ) Số Sê-ri của nhãn, gồm: Số của nhãn đánh dấu, tên viết tắt của tỉnh, mã số đơn vị hành chính cấp huyện, tên viết tắt của chủ mẫu vật, viết tắt 2 số của năm cấp mã số. Trong đó:
Số của nhãn đánh dấu: Được ghi bằng chữ số Ả-rập, theo số thứ tự tăng dần từ số 01 trở đi đến khi kết thúc năm.
Tên viết tắt của tỉnh tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Tên viết tắt của chủ mẫu vật: Do chủ mẫu vật tự quyết định và thông báo với Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh. Trường hợp chủ mẫu vật thay đổi tên, chủ mẫu vật lựa chọn tên viết tắt mới và thông báo cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để biết và quản lý.
Mã số đơn vị hành chính cấp huyện là mã số tương ứng với từng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được mã hóa bằng 3 chữ số theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân đánh dấu mẫu vật gửi thông báo kèm với mẫu nhãn đánh dấu mẫu vật cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để tổng hợp theo dõi.
Article 22. Specimens to be marked
1. Finished products which are produced or processed from crocodilia, a species named in group-IIB of the list of endangered/rare forest plants and animals and species listed in Appendices II and III of CITES when being traded or transferred or transported.
2. If specimens of species listed in Appendices export CITES are subject to CITES marking requirements, such requirements shall be complied with.
Article 23. Forms, methods and responsibilities for specimen marking
1. A specimen can be marked with a stamp, code, bar code, QR code or another material (hereinafter referred to as "marking label") linked to all information prescribed in Article 24 hereof for management and tracing thereof.
2. The specimen owner shall decide on the material, size, form of the marking label in conformity with the characteristic and type of the specimen and regulations of the law on goods labels.
3. A product shall be marked with a marking label. The marking label shall be attached directly to the product or its packing, container in a manner that is easily identified with the naked eye or the reader and avoids counterfeiting.
4. The marking label attached directly to the specimen must be torn, damaged and unable to be reused after the label is removed. In case specimens are contained in the same packing or container, forest product labels must be attached to positions at which such labels will be torn, damaged and unable to be reused after the labels are removed.
5. The specimen owner shall carry out specimen marking before transporting, trading or transferring their specimens.
6. After the marking is completed, within 01 working day, the forest product owner shall specify all marking information in a physical or electronic specimen marking log book, which is made using Form No. 14 in the Appendix enclosed herewith and take responsibility for the accuracy of the information of the marking label; send a notification of specimen marking, which is made using Form No. 15 in the Appendix enclosed herewith to a local forest protection authority for monitoring and management.
Article 24. Information on and registration of marking label
1. Information on a marking label:
a) Name of the specimen;
b) Name of the species: common name and scientific name. In case a specimen is produced from various types of animals and plants, the common name and scientific name of each type must be clearly specified;
c) Name and address of the organization/individual selling or transferring the specimen and name and address of the organization/individual purchasing or receiving the specimen;
d) Amount of the specimen: expressed in units of measurement or cardinal numbers, depending on characteristics of each specimen;
dd) Serial number of the label, including: number of the marking label, abbreviation of the province, code of the district, abbreviation of the specimen owner, the last 2 digits of the year in which the code is granted. Of which:
Number of the marking label: Inscribed in Arabic numerals, in ascending order from number 01 on to the end of the year.
Abbreviation of the province is included in the Appendix enclosed with the Decree of the Government on management of endangered/rare forest plants and animals and implementation of CITES.
Abbreviation of the specimen owner shall be decided by himself or herself and notified to the provincial forest protection authority. The specimen owner shall choose another abbreviation and inform the provincial forest protection authority for information and management in case of change of abbreviation.
Code of the district which is corresponding to each district, ward, town and city affiliated to the province is encoded with 03 digits according to Decision No. 124/2004/QD-TTg dated July 08, 2004 of the Prime Minister on promulgation of the list and codes of administrative units of Vietnam.
2. Organization/individual who marks the specimen shall submit a notification together with a model label of the specimen to the provincial forest protection authority for consolidation and monitoring.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Xác định số lượng, khối lượng lâm sản
Điều 6. Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
Mục II. TRÌNH TỰ KHAI THÁC THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG, ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Điều 8. Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên
Điều 9. Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên
Điều 10. Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ đối với loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên