Chương II Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Số hiệu: | 26/2017/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 20/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2017 |
Ngày công báo: | 19/02/2018 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, ngừng việc, chờ việc.
2. Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động được người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội vào các quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người lao động.
1. Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động, không kể thời gian đóng trùng của các hợp đồng lao động; thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian người lao động giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 mà được tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này khi bị tạm giam, bị tạm đình chỉ công tác mà phải tạm dừng tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu sau đó được đóng bù theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bù được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
a) Đối với trường hợp bị tai nạn lao động là tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động;
b) Đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp là tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp.
Một năm tính đủ 12 tháng.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trùng nhau của các hợp đồng lao động chỉ được tính một lần.
7. Tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; là tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công việc đã làm mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì bằng tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của chính tháng đó. Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.
1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp |
|
= |
{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} |
+ |
{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2017. Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.300.000 = 15.225.600 (đồng).
- Mức trợ cấp một lần của ông A là:
16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 (đồng)
Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động ngày 12 tháng 5 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 10 tháng 8 năm 2017. Ông B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.
Ông B bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2016 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có 01 năm 4 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4 năm 2017 với hệ số là 2,34; Với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng tại thời điểm tháng 8 năm 2017, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông B được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 2.831.400 = 1.415.700 (đồng)
(mức đóng bảo hiểm xã hội tháng 4 năm 2017 của ông B là: 2,34 x 1.210.000 = 2.831.400 đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông B là:
16.250.000 + 1.415.700 = 17.665.700 (đồng)
Ví dụ 3: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông Đ có 14 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 01 năm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, 02 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 01 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hai chế độ hưu trí, tử tuất và 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.200.000 đồng; mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng.
Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.210.000+ (20- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 = 10.240.000 (đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:
15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 (đồng).
Ví dụ 4: Ông B tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn lao động vào ngày 16 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 20%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2016 là 3.200.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông B thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.210.000+ (20-5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 3.200.000 = 1.600.000 (đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông B là:
15.125.000 + 1.600.000 = 16.725.000 (đồng)
2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Trong đó:
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ 5: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.
Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 (đồng/tháng).
Ví dụ 6: Ông M tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn lao động vào ngày 05 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 40%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông M thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,005 x 3.400.000 = 17.000 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 17.000 đồng/tháng = 597.800 (đồng/tháng)
Ví dụ 7: Ông Q có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 với mức lương là 17.000.000 đồng/tháng. Có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Z từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 và với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng.
Ngày 09 tháng 01 năm 2017 ông Q bị tai nạn lao động. Như vậy, Doanh nghiệp Z vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng 01 năm 2017 đối với ông Q và thời gian, tiền lương làm căn cứ để tính khoản trợ cấp tai nạn lao động theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ông Q như sau:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động của ông Q chỉ được tính từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016.
- Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của ông Q được xác định:
+ Là tổng tiền lương của tháng 12 năm 2016 tại Doanh nghiệp X và tiền lương của tháng 01 năm 2017 tại Doanh nghiệp Z nếu ông Q bị tại nạn lao động tại doanh nghiệp Z;
+ Là tiền lương của tháng 12/2016 tại Doanh nghiệp X nếu ông Q bị tai nạn lao động tại Doanh nghiệp X.
Ví dụ 8: Ông A giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X. Đồng thời, Ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Y. Tháng 8 năm 2016, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì Ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.
Ông A có 12 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 1.210.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 13.400.000 = 509.200 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 + 509.200 = 1.090.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.
Ví dụ 9: Tháng 8 năm 2016, ông A đồng thời có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y. Ngày 20 tháng 8 năm 2016, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.
Tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 = 67.000 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 đồng/tháng + 67.000 đồng/tháng = 647.800 đồng/tháng.
Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.
3. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.
Ví dụ 10: Bà A đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2016 là 2.000.000 đồng. Tháng 01 năm 2017 bà A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần bằng: 3 x 2.000.000 đồng = 6.000.000 đồng.
4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa.
Trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn thì mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động tại kết luận của Hội đồng Giám định y khoa và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.
1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:
Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại |
Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại |
Mức trợ cấp một lần |
Từ 5% đến 10% |
Từ 10% trở xuống |
Không hưởng khoản trợ cấp mới |
Từ 11% đến 20% |
4 tháng lương cơ sở |
|
Từ 21% đến 30% |
8 tháng lương cơ sở |
|
Từ 11% đến 20% |
Từ 20% trở xuống |
Không hưởng khoản trợ cấp mới |
Từ 21% đến 30% |
4 tháng lương cơ sở |
|
Từ 21% đến 30% |
Từ 30% trở xuống |
Không hưởng khoản trợ cấp mới |
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.
Ví dụ 11: Ông B bị tai nạn lao động tháng 10/2006 với mức suy giảm khả năng lao động là 21%, đã nhận trợ cấp một lần là 5.400.000 đồng. Tháng 3/2017, do thương tật tái phát ông B được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Ông B có mức suy giảm khả năng lao động thuộc nhóm 2, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 mức lương cơ sở.
Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 0,6 x 1.210.000 = 720.000 (đồng/tháng).
b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:
Mức suy giảm khả năng lao động |
Mức trợ cấp hàng tháng |
Nhóm 1: Từ 31% đến 40% |
0,4 tháng lương cơ sở |
Nhóm 2: Từ 41% đến 50% |
0,6 tháng lương cơ sở |
Nhóm 3: Từ 51% đến 60% |
0,8 tháng lương cơ sở |
Nhóm 4: Từ 61% đến 70% |
1,0 tháng lương cơ sở |
Nhóm 5: Từ 71% đến 80% |
1,2 tháng lương cơ sở |
Nhóm 6: Từ 81% đến 90% |
1,4 tháng lương cơ sở |
Nhóm 7: Từ 91% đến 100% |
1,6 tháng lương cơ sở |
2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:
a) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó.
Ví dụ 12: Ông C bị tai nạn lao động tháng 8/2013 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tháng 10/2016, do thương tật tái phát ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 30%. Mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp một lần như sau:
{5 x Lmin + (30 - 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin + (20 - 5) x 0,5 x Lmin} =
= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) - (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =
= 5 x 1.210.000 đồng = 6.050.000 đồng
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó.
Ví dụ 13: Ông P bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tính đến trước tháng bị tai nạn lao động, ông P có 10 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động là 3.500.000 đồng. Do thương tật tái phát, tháng 10/2018, ông P được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.300.000 đồng/tháng. Ông P được hưởng mức trợ cấp hằng tháng tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp hàng tháng |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH |
|
= |
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} |
+ |
{0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:
0,3 x Lmin + (32 - 31) x 0,02 x Lmin = 0,3 x Lmin + 0,02 x Lmin = 0,32 x Lmin
= 0,32 x 1.300.000 = 416.000 đồng
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là:
0,005 x L + (10 - 1) x 0,003 x L = 0,005 x L + 0,027 x L = 0,032 x L
= 0,032 x 3.500.000 = 112.000 đồng
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông P là:
416.000 đồng + 112.000 đồng = 528.000 đồng
3. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng.
Ví dụ 14: Ông D bị tai nạn lao động tháng 9/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo số năm tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện hưởng là 112.000 đồng/tháng. Do thương tật tái phát, tháng 11/2018, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.300.000 đồng/tháng.
Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp hàng tháng |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH |
Trong đó:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:
0,3 x 1.300.000+ (45-31) x 0,02 x 1.300.000= 754.000 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng bằng 112.000 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:
754.000 đồng + 112.000 đồng = 866.000 đồng
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5.
5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.
6. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ (là bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.
d) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
đ) Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.
e) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
1. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới thì tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp để giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó:
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa hoặc tại tháng được cấp giấy xác nhận nhiễm HIV/AIDS.
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp được tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng và mức tiền lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này của lần bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp sau cùng.
Ví dụ 15: Bà K có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017 với mức lương là 15.000.000 đồng/tháng. Ngày 09/7/2016 bà K bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động là 20%, bà K đã được hưởng chế độ tai nạn lao động một lần. Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 bà K có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z với mức lương là 4.000.000 đồng/tháng. Ngày 21/3/2017, Bà K tiếp tục bị tai nạn lao động và được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động tổng hợp là 27%.
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:
5 x 1.210.000 + (27- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 19.360.000 đồng
- Mức trợ cấp tính theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: từ tháng 01/2015 đến tháng 02/2017 và từ tháng 01/2017 đến tháng 02 năm 2017 bằng 28 tháng. Do thời gian tham gia trùng từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2017, nên thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 26 tháng bằng 2 năm 2 tháng
+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 15.000.000 đồng + 4.000.000 đồng = 19.000.000 đồng
+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:
0,5 x 19.000.000 + (2-1) x 0,3 x 19.000.000 = 15.200.000 đồng
- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:
19.360.000 đồng + 15.200.000 đồng = 34.560.000 đồng
Ví dụ 16: Ông G bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Tháng 10/2016 ông G lại bị tai nạn lao động, được điều trị tại bệnh viện. Sau khi điều trị ổn định, tháng 11/2016 ông G ra viện và tháng 12/2016 ông được giám định tổng hợp tại Hội đồng giám định y khoa với mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp là 45%. Tính đến tháng 9/2016, ông G có 13 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9/2016 là 3.680.000 đồng. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng Giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp hằng tháng của ông G được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi được giám định tổng hợp:
0,3 x 1.210.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 701.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.680.000 + (13 - 1) x 0,003 x 3.680.000 = 150.880 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông G là:
701.800 đồng/tháng + 150.880 đồng/tháng = 852.680 (đồng/tháng)
Ví dụ 17: Ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến tháng 10 năm 2015 với mức lương là 20.000.000 đồng/tháng. Ngày 01/3/2014 ông bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định tỷ lệ thương tật là 45%, được hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng. Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Y với mức lương 24.200.000 đồng/tháng. Đồng thời, ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.
Ngày 01/12/2016, ông A bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 58%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông A được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:
0,3 x 1.210.000 + (58-31) x 0,02 x 1.210.000= 1.016.400 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
24.200.000 + 3.000.000 = 27.200.000 (đồng) lớn hơn 20 lần lương cơ sở nên chỉ được tính bằng 20 lần lương cơ sở = 24.200.000 đồng.
+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 11 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 11 năm 2016) = 45 tháng = 3 năm 09 tháng
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:
0.005 x 24.200.000 + (3-1) x 0.003 x 24.200.000 = 266.200 đồng
- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:
1.016.400 + 266.200 = 1.282.600 (đồng/tháng)
2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nhiều hợp đồng lao động, sau đó tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số lượng hợp đồng lao động ít hơn số lượng hợp đồng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần trước mà mức trợ cấp theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi tính theo Khoản 1 Điều này thấp hơn mức hiện hưởng thì giữ nguyên mức hiện hưởng.
Ví dụ 18: Trường hợp ông A nêu tại ví dụ 17, giả sử hợp đồng của Ông A với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.
Ngày 01/3/2018, ông A tiếp tục bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 70%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng của ông A được tính như sau:
- Mức trợ cấp hiện hưởng của Ông A là: 1.282.600 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:
0,3 x 1.210.000 + (70-31) x 0,02 x 1.210.000= 1.306.800 (đồng/tháng)
- Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 26 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 02 năm 2018) = 60 tháng = 5 năm
+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 3.000.000 (đồng).
+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động mới là: 5 năm.
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:
0.005 x 3.000.000 + (5 - 1) x 0.003 x 3.000.000 = 51.000 đồng
Như vậy mức trợ cấp mới tính theo số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đang hưởng, nên giữ nguyên như mức hiện hưởng là 266.200 đồng
- Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:
1.306.800 + 266.200 = 1.573.000 (đồng)
3. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú hoặc trong trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện.
4. Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội; Bản sao hợp lệ (là bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau cùng.
c) Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
d) Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
đ) Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó.
e) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu đối với lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đó nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước.
g) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).
2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn
a) Tay giả;
b) Máng nhựa tay;
c) Chân giả;
d) Máng nhựa chân;
đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
g) Áo chỉnh hình;
h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
i) Nạng;
k) Máy trợ thính;
l) Lắp mắt giả;
m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;
n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;
o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.
3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả niên hạn sử dụng được thực hiện cùng một lần.
1. Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội
a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đề nghị.
1. Trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.
2. Trường hợp người lao động chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động.
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.
3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.
4. Sau khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo mẫu quy định tại Khoản 4, Điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
5. Thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Ví dụ 19: Ông T có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp H với công việc là công nhân khai thác đá thủ công từ tháng 01 năm 1990 đến tháng 6 năm 2016; từ tháng 7 năm 2016 chuyển sang làm việc công việc văn phòng. Ông T bị bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp do ảnh hưởng của điều kiện lao động khi làm công nhân khai thác đá thủ công. Tháng 7 năm 2017, ông T được Hội đồng giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao động 20% do bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.
Như vậy, tiền lương tháng làm căn cứ tính khoản phụ cấp theo thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp của ông T được xác định là tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm tại tháng 6 năm 2016; thời điểm hưởng trợ cấp kể từ tháng 7 năm 2017.
Các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và một số trường hợp cá biệt quy định tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động về, như sau:
1. Đối với trường hợp người lao động sau khi về hưu mới đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động nơi người bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ theo quy định chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp đơn vị đang làm thủ tục giải thể thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ; nếu đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ.
2. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động khi chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác mà được xác định là tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
4. Tai nạn do các yếu tố bệnh lý trong quá trình lao động thì căn cứ kết quả điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động sau khi được thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt để giải quyết chế độ cho người lao động.
5. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo Khoản 4 Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
6. Các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động
a) Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất hoặc chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
OCCUPATIONAL ACCIDENTS AND DISEASES
Article 3. Contributions to insurance fund associated with occupational accidents and diseases
1. If an employee prescribed in Clause 1 Article 2 of this Circular has been sent on study, probation, or business within Vietnam or abroad with paid wages or has been temporarily laid-off with paid wages, the employer is still required to make contributions to the insurance fund associated with occupational accidents and diseases (herein after referred to as the insurance fund) during such a period.
2. If an employee meets with an occupational accident within the first month of contribution to the insurance fund or within the first month of re-contribution to the insurance fund after an interrupted contribution period due to termination of labor contract, the employer must make contribution to the insurance fund of that month.
3. While an employee has taken leave period due to an occupational accident or occupational disease for treatment and functional rehabilitation, his/her employer must pay full wages under the labor contract prescribed in Clause 3 Article 38 of Law on Occupational Safety and Hygiene and make full contribution to social insurance funds as prescribed.
4. The employer must make full contribution to the insurance fund, including interests as prescribed associated with an employee eligible for occupational accident and disease benefit or termination of labor contract to give benefit payment to the employee in a timely manner.
Article 4. Period and monthly salary set forth calculation of occupational accident and disease benefit
1. The period set forth the calculation of occupational accident and disease benefit of an employee is total contribution period to the insurance fund by such employee, except for the overlapping contribution period of labor contracts; if the contribution period has intervals, they shall be accumulated; if a period of time that the employee held title prescribed in Decree No. 09/1998/ND-CP dated January 23, 1998 before January 1, 21998 is entitled to social insurance benefit, such period shall be also entitled to occupational accident and disease benefit.
2. If an employee has taken sickness leave prescribed in the Law on Social insurance, the loss of working time or unpaid leave for at least 14 days in a month, the employer is not required to make contribution to the insurance fund in such month, and that month is not included in the contribution period to the insurance fund except for regulations in Clause 2 Article 3 of this Circular.
3. If an employee has taken parental leave as prescribed in the Law on Social insurance for at least 14 days in a month, the employer is not required to make contribution to the insurance fund, but that month is included in the contribution period, in particular:
a) If the labor contract of an employee expires while he/she has taken parental leave, the parental leave ranging from the time off to the expiry of labor contract shall be included in the contribution period, but the parental leave after the expiry of labor contract shall not be included in the contribution period.
b) If the employee terminates the labor contract or leaves employment before the time of birth or adoption of baby aged under 6 months prescribed in Clause 4 Article 31 of the Law on Social Insurance while he/she has taken parental leave, such leave period shall not be included in the contribution period.
c) If the female employee goes back from maternity leave before its expiry as prescribed, the maternity leave ranging from the time off to the return to work before the expiry of leave shall be included in the contribution period, the maternity benefit after the return of work still remains valid as prescribed in Clause 1 or Clause 3 Article 34 of the Law on Social Insurance and the employer is still required to make equivalent contribution to the insurance fund.
d) If a father or fosterer carer, intended mother, or intended father who has taken parental leave benefit without taking time off, the employer is still required to make contribution to the insurance fund.
4. If an employee prescribed in Clause 1 Article 2 of this Circular who must suspend the contribution to the insurance fund since he was detained or imposed suspension from work is entitled to make make-up contribution as prescribed in law on social insurance, the make-up contribution period shall be included in the contribution period.
5. A contribution period is taken to receive lump-sum social insurance payout shall not be included in the period of time set forth the calculation of insurance for occupational accidents and diseases.
6. Total years of contribution to the insurance fund:
a) If an employee meets with an occupational accident, his/her total years of contribution to the insurance fund are determined until the month preceding the month of occupational accident;
b) If an employee suffers from an occupational disease, his/her total years of contribution to the insurance fund shall be determined until the month preceding the month that he/she had been working the job causing such an occupational disease.
A year means a period of 12 months.
If an employee enters into multiple labor contracts simultaneously with multiple employers, his/her overlapping contribution periods to the insurance fund of the labor contracts shall be only considered once.
7. Monthly salary set forth calculation of occupational accident or disease benefit shall be understood as the salary of month preceding the month in which the employee meets with occupational accident or suffers from occupational disease; or as the salary of the last month of contribution associated with the job causing occupational disease if the employee retired or no longer did the job at risk of occupational diseases. If an employee meets with an occupational accident within the first month of contribution to the insurance fund or within the first month of re-contribution to the insurance fund after an interrupted payment period due to termination of labor contract, the monthly salary set forth calculation of benefit shall be salary of such month. If an employee subject to pay regime stipulated by the state starts making contributions to social insurance fund before January 1, 2016, the monthly salary set forth calculation of benefit shall be determined according to his/her pay step and allowances (if any) multiplied by (x) statutory base salary at the allowance receipt time.
If an employee enters into multiple labor contracts simultaneously with multiple employers, the amount of salary set forth calculation of benefit shall be equal to total amounts of salary as basis for contribution to the insurance fund of all labor contracts in the month preceding the month of last occupational accident or disease but not exceeding 20 months' base salary.
Article 5. Occupational accident or disease benefit paid to employees undergoing first impairment assessment
1. A lump sum occupational accident or disease benefit prescribed in Clause 2 Article 48 of the Law on Occupational Safety and Hygiene shall be determined as follows:
Lump-sum benefit |
= |
Benefit calculated according to the degree of impairment |
+ |
Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund |
|
= |
{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} |
+ |
{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Where:
- Lmin: statutory base salary at the benefit receipt time.
- m: degree of impairment as result of occupational accident or disease (absolute number 5≤ m ≤ 30).
- L: Monthly salary set forth calculation of contribution that is prescribed in Clause 7 Article 4 of this Circular.
- t: Total years of contribution to insurance fund that is prescribed in Clause 6 Article 4 of this Circular.
Example 1: Mr. A, a public employee, met with an occupational accident on June 16, 2017. On July 5, he was discharged from the hospital after treatment of injury. Upon impairment assessment result, his degree of impairment caused by the occupational injuries is determined 20%. Mr. A has made 10 years’ contribution to the insurance fund; his salary set forth calculation of contribution in May, 2017, subject to pay regime stipulated by the state goes with pay step of 3,66. The statutory base salary in July, 2017 is VND 1.300.000, so, Mr.A’s lump sum occupational accident benefit is calculated as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 = VND 16.250.000
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund:
0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.300.000 = VND 15.225.000.
- Mr. A’s lump-sum benefit is:
16.250.000 + 15.225.600 = VND 31.475.600
Example 2: Mr. B met with an occupational accident on May 12, 2017. On August 10, 2017 he was discharged from the hospital after treatment of injury. Upon impairment assessment result, his degree of impairment caused by the occupational injuries is determined 20%.
Mr. B has made 1 year and 4 months of contributions to the social insurance fund from January, 2016 and has been subject to pay regime stipulated by the state, his salary set forth calculation of contribution in April 2017 goes with pay step of 2,34. The statutory base salary in August, 2017 is VND 1.300.000, so, Mr.B’s lump sum occupational accident benefit is calculated as follows:
- Benefit rate calculated according to the degree of impairment:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0.5 x 1.300.000 = VND 16.250.000
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund: 0,5 x 2.831.400 = VND 1.415.700
(Mr.B's contribution to social insurance in April 2017 is: 2,34 x 1.210.000 = VND 2.831.400)
- Mr. B’s lump-sum benefit is:
16.250.000 x 1.415.700 = VND 17.665.700
Example 3: Mr. D met with an occupational accident in August 2016. After treatment of injury, his degree of impairment caused by the occupational injuries is determined 20%. Mr. D has made 14 years’ contribution to social insurance fund (in which 1 year’s contribution prescribed in Decree No. 09/ND-CP dated January 23, 1998, 2 years’ contribution to voluntary insurance fund and 1 year’s statutory contribution to statutory insurance fund associated with pension and death benefit and 10 years’ contribution to insurance fund for occupational accidents and diseases); the monthly salary set forth calculation of contribution in July, 2016 is VND 3.200.000; the statutory base salary in the month that the benefit is paid is VND 1.210.000 million per month.
Mr.D is eligible for a lump sum occupational accident benefit as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment:
5 x 1.210.000 + (20-5) x 0,5 x 1.210.000 = VND 15.125.000
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund:
0.5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 = VND 10.240.000
- Mr. D’s lump-sum benefit is:
15.125.000 + 10.240.000 = VND 25.365.000.
Example 4: Mr. B has made contributions to the insurance fund at enterprise X from September 2016 and met with an occupational accident on September 16, 2016. After treatment of injuries, he underwent an impairment assessment and the Medical Examination Council gave a conclusion that his degree of impairment is 20%, his monthly salary set forth calculation of contribution in September 2016 is VND 3.200.000. The statutory base salary in the month that the benefit is paid is VND 1.210.000 per month. Mr.B is eligible for a lump sum occupational accident benefit as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment:
5 x 1.210.000 + (20-5) x 0,5 x 1.210.000 = VND 15.125.000
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund: 0,5 x 3.200.000 = VND 1.600.000
- Mr. B’s lump-sum benefit is:
15.125.000 + 1.600.000 = VND 16.725.000
2. Monthly occupational accident or disease benefit prescribed in Clause 2 Article 49 of the Law on Occupational Safety and Hygiene shall be determined as follows:
Monthly benefit |
= |
Benefit calculated according to the degree of impairment |
+ |
Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund |
|
= |
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} |
+ |
{0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Where:
- Lmin: statutory base salary at the benefit receipt time.
- m: degree of impairment as result of occupational accident or disease (absolute number 31≤ m ≤ 100).
- L: Monthly salary set forth calculation of contribution that is prescribed in Clause 7 Article 4 of this Circular.
- t: total years of contribution to insurance fund that is prescribed in Clause 6 Article 4 of this Circular.
Example 5: Mr. E met with a traffic accident on the way to a meeting in August 2016. After treatment of injury, his degree of impairment caused by the occupational injuries is determined 40%.
Mr. E has made 12 years’ contribution to the insurance fund, his salary set forth calculation of contribution in July 2016 is VND 3.400.000. The statutory base salary in the month that the benefit is paid is VND 1.210.000 per month. Mr.E is eligible for monthly occupational accident benefit as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment:
0,3 x 1.210.000 + (40-31) x 0,02 x 1,210,000 = VND 580,800
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund:
0,005 x 3.400.000 + (12-1) x 0,003 x 3.400.000 = VND 129.200
- Mr.E’s monthly benefit is:
580.800 VND/month + 129.200 VND/month = 710.000 VND/month.
Example 6: Mr. M has made contributions to the insurance fund at enterprise X from September 2016 and met with an occupational accident on September 5, 2016. After treatment of injuries, he underwent an impairment assessment and the Medical Examination Council gave a conclusion that his degree of impairment is 40%, his monthly salary set forth calculation of contribution in September 2016 is VND 3.400,000. The statutory base salary in the month that the benefit is paid is VND 1.210.000 per month. Mr.M is eligible for monthly occupational accident benefit as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment:
0,3 x 1.210.000 + (40-31) x 0,02 x 1,210,000 = 580,800 VND/month
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund: 0,005 x 3.400.000 = 17.000 VND/month
- Mr.E’s monthly benefit is:
580.800 VND/month + 17.000 VND/month = 597.800 VND/month
Example 7: Mr.Q has made contributions to the insurance fund at enterprise X from January 2015 to December, 2017 with the salary of VND 17.000.000 per month. He subsequently has made contributions to the insurance fund at enterprise Z from January 2017 to December 2018 with the salary of VND 5.000.000 per month.
On January 9, 2017, Mr.Q met with an occupational accident. Accordingly, enterprise Z is still required to make a matching contribution to the insurance fund in January 2017 together with Mr.Q and period of time and salary set forth calculation of benefit according to Mr.Q’s total years of contribution to the insurance fund as follows:
- The period of time set forth calculation of benefit only ranges from January 2015 to December 2016.
- The salary set forth calculation of benefit according to Mr.Q’s total years of contribution to the insurance fund is equal to:
+ total salary of December 2016 at enterprise X and salary of January 2017 at enterprise Z in the event that Mr. Q met with the occupational accident at enterprise Z;
+ salary of December 2016 at enterprise X in the event that Mr. Q met with the occupational accident at enterprise X.
Example 8: Mr.A has entered into a labor contract and applied for contribution to the insurance fund at enterprise X. Concurrently, Mr. A also has entered into a labor contract and applied for contribution to the insurance fund at enterprise Y. In August 2016, on the way to a meeting as designated by the enterprise X, Mr. A met with a traffic accident. After treatment of injuries, he underwent an impairment assessment which indicates that his degree of impairment is 40%.
Mr. A has made 12 years’ contribution to the insurance fund, his total salary set forth calculation of contribution at both enterprise X and enterprise Y is VND 13.400.000. The statutory base salary in the month that the benefit is paid is VND 1.210.000 per month. Mr.A is eligible for monthly occupational accident benefit as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment = 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 VND/month.
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund = 0,005 x 13.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 13.400.000 = 509.200 VND/month.
- Monthly benefit is 580.800 + 509.200 = 1.090.000 VND/month. Enterprise X shall file a claim on Mr. A's occupational accident benefit to the social security agency to which the contributions have been paid.
Example 9: In August 2016, Mr.A has entered into a labor contract and applied for contribution to the insurance fund at both enterprise X and enterprise Y. On August 20, 2016, on the way to a meeting as designated by the enterprise X, Mr. A met with a traffic accident. After treatment of injuries, he underwent an impairment assessment which indicates that his degree of impairment is 40%.
Mr. A’s total salary set forth calculation of contribution at both enterprise X and enterprise Y is VND 13.400.000. It is assumed that the statutory base salary in the month that the benefit is paid is VND 1.210.000 per month. Mr. A is eligible for monthly occupational accident benefit as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment = 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 VND/month.
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund = 0,005 x 13.400.000 = 67.000 VND/month.
- Monthly benefit is 580.800 + 67.000 = 647.800 VND/month.
Enterprise X shall file a claim on Mr. A’s occupational accident benefit with the social security agency to which the contributions have been paid.
3. If a person who has been on monthly benefit intends to go aboard and applies for a lump-sum benefit, the lump-sum benefit shall be equal to 3 months of current benefit amount.
Example 10: Mrs. A has been on monthly benefit of VND 2.000.000 (as recorded in December 2016). In January 2017, Mrs. A plans to reside abroad, she is entitled to receive a lump-sum benefit equal to: 3 x 2.000.000 = VND 6.000.000.
4. In a case where an employee is infected with HIV/AIDS as a result of occupational accident or risks from work activity, he/she is entitled to receive monthly benefit associated with occupational disease equal to benefit to be paid to any employee suffering at least 61% impairment as result of an occupational disease without medical assessment.
If the medical assessment result shows that the employee suffers higher degree of impairment, the amount of benefit shall be calculated according to the degree of impairment assessed by Medical Examination Council and the claim on occupational disease benefit in such situation must have a medical assessment report.
Article 6. Payment of benefit to employees undergoing re-assessment after occurrence of relapse
1. With regard to employees who have been on benefit as prescribed in law on social insurance before January 1, 2007:
a) In case of an employee who had received a lump-sum benefit as prescribed in law on social insurance before January 1, 2007:
- If the degree of impairment shown in re-assessment result is under 31%, the employee shall be entitled to a lump-sum benefit stipulated as follows:
Degree of impairment before re-assessment |
Degree of impairment after re-assessment |
Lump-sum benefit |
From 5% to 10% |
less than or equal to 10% |
Not qualified for a new benefit |
From 11% to 20% |
4 months’ statutory base salary |
|
From 21% to 30% |
8 months’ statutory base salary |
|
From 11% to 20% |
less than or equal to 20% |
Not qualified for a new benefit |
From 21% to 30% |
4 months’ statutory base salary |
|
From 21% to 30% |
less than or equal to 30% |
Not qualified for a new benefit |
- If the degree of impairment shown in re-assessment result is at least 31%, the employee shall be entitled to monthly benefit. The amount of benefit is prescribed in Point b of this Clause.
Example 11: Mr. B met with an occupational accident in October 2006 with degree of impairment 21%, he had received a lump-sum benefit of VND 5.400.000. In March 2017, he relapsed into bodily injury, his new degree of impairment as shown in the re-assessment result is 45%. Accordingly, his degree of impairment is classified into the category 2, which means that he is eligible for 0,6 of statutory base salary.
It is assumed that the statutory base salary in the month that the Medical Examination Council gives re-assessment result is VND 1.210.000 per month. Mr. E’s monthly benefit is: 0,6 x 1.210.000 = 720.000 VND/month.
b) With regard to an employee who has been on monthly benefit as prescribed in law on social insurance before January 1, 2007 and underwent a re-assessment, his/her monthly benefit according to the new degree of impairment is stipulated as follows:
Degree of impairment |
Monthly benefit |
Category 1: from 31% to 40% |
0,4 months’ statutory base salary |
Category 2: from 41% to 50% |
0,6 months’ statutory base salary |
Category 3: from 51% to 60% |
0,8 months’ statutory base salary |
Category 4: from 61% to 70% |
1,0 months’ statutory base salary |
Category 5: from 71% to 80% |
1,2 months’ statutory base salary |
Category 6: from 81% to 90% |
1,4 months’ statutory base salary |
Category 7: from 91% to 100% |
1,6 months’ statutory base salary |
2. In case of an employee who had received a lump-sum benefit from January 1, 2007:
a) Upon the re-assessment, if his/her new degree of impairment shows an increase but under 31%, he/she shall qualify for a lump-sum benefit. The lump-sum benefit shall be equal to the benefit calculated according to the new degree of impairment minus (-) the benefit calculated according to the former degree of impairment.
Example 12: Mr. C met with an occupational accident in August 2013 with degree of impairment 20%. In October 2016, he relapsed into bodily injury, his new degree of impairment as shown in the re-assessment result is 30%. The statutory base salary in the month that the Medical Examination Council gives re-assessment result is VND 1.210.000 per month. Mr. C's lump-sum benefit is:
{5 x Lmin + (30 - 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin + (20 - 5) x 0,5 x Lmin} =
= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) - (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =
= 5 x 1.210.000 VND = 6.050.000 VND
Where:
- Lmin: statutory base salary at the benefit receipt time.
b) Upon the re-assessment, if his/her new degree of impairment shows at least 31%, he/she shall qualify for monthly benefit, in which the benefit shall be calculated according to the new degree of impairment; the benefit calculated according to total years of contribution to insurance fund and the salary equivalent to the calculation of previous lump-sum benefit.
Example 13: Mr. P met with an occupational accident in August 2016 with degree of impairment 20%. Until the month of occupational accident, Mr. P has made 10 years’ contribution to the insurance fund and the salary set forth calculation of contribution of the month preceding the month of occupational accident is VND 3.500.000. In October 2018, he relapsed into bodily injury, his new degree of impairment as shown in the re-assessment result is 32%. It is assumed that the statutory base salary in the month that the Medical Examination Council gives re-assessment result is VND 1.300.000 per month. Mr. P is entitled to receive monthly benefit as follows:
Monthly benefit |
= |
Benefit calculated according to the degree of impairment |
+ |
Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund |
|
= |
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} |
+ |
{0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Where:
- Lmin: statutory base salary at the benefit receipt time.
- m: degree of impairment as result of occupational accident or disease (absolute number 31≤ m ≤ 100).
- L: Monthly salary set forth calculation of contribution is prescribed in Clause 7 Article 4 of this Circular.
- t: total years of contribution to insurance fund that is prescribed in Clause 6 Article 4 of this Circular.
- Benefit calculated according to the new degree of impairment:
0,3 x Lmin + (32 - 31) x 0,02 x Lmin = 0,3 x Lmin + 0,02 x Lmin = 0,32 x Lmin
= 0,32 x 1.300.000 = VND 416.000
- Benefit calculated according to total years’ contribution to the insurance fund is:
0,005 x L + (10 - 1) x 0,003 x L = 0,005 x L + 0,027 x L = 0,032 x L
= 0,032 x 3.500.000 = VND 112.000
- Mr. P’s monthly benefit is:
416.000 + 112.000 = VND 528.000
3. In case of an employee who has received monthly benefit from January 1, 2007 onwards, if his/her degree of impairment, upon a re-assessment, varies, his/her new monthly benefit shall be calculated as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Circular, in which the benefit shall be calculated according to the new degree of impairment. Benefit calculated according to total years’ contribution to the insurance fund is the current amount of benefit.
Example 14: Mr. D met with an occupational accident in September 2016 with the degree of impairment 40%, then, he has been on monthly benefit. His benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund is VND 112.000 per month. In November 2018, he relapsed into bodily injury, his new degree of impairment as shown in the re-assessment result is 45%. It is assumed that the statutory base salary in the month that the Medical Examination Council gives re-assessment result is VND 1.300.000 per month.
Mr. D is entitled to receive monthly benefit as follows:
Monthly benefit |
= |
Benefit calculated according to the degree of impairment |
+ |
Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund |
Where:
- Benefit calculated according to the new degree of impairment is:
0,3 x 1.300.000+ (45-31) x 0,02 x 1.300.000= 754.000 VND/month
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund is 112.000 VND/month.
- Mr. D’s new monthly benefit is:
754.000 + 112.000 = VND 866.000
4. If an employee who met with an occupational accident or suffered from an occupational disease and whose degree of impairment is not qualified for benefit at first relapses into bodily injury and his/her new degree of impairment shows that he/she qualifies for the benefit, his/her amount of benefit shall be calculated according to Clause 1 and Clause 2 Article 5.
5. The benefit paid to the employee undergoing the re-assessment of degree of impairment prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be calculated according to the statutory base salary in the month that Medical Examination Council gives the re-assessment result.
6. A claim on benefit associated with employee undergoing re-assessment after occurrence of relapse includes:
a) A social insurance book, if the employee's degree of impairment is not qualified for benefit; a valid copy (a certified true copy from master register or original or a copy along with original for comparison) of claim on benefit that has been filed before.
c) An occupational accident investigation report or a measurement report indicating that the environment has harmful factors, if the employee whose degree of impairment under the previous assessment is not qualified for benefit was discharged from hospital before July 1, 2016; in a case where the employee met with a traffic accident which was considered as occupational accident, the one of following documents must be also provided: A scene examination report, a traffic accident scene diagram or a traffic accident report of police authority or military criminal investigation body.
d) The latest degree of impairment assessment report issued by Medical Examination Council, if the employee’s previous degree of impairment was not qualified for benefit.
dd) A degree of impairment re-assessment report after occurrence of relapse issued by Medical Examination Council.
e) An indication issued by the health facility or orthopaedic and functional rehabilitation facility in accordance with the laws and regulations on supply of daily living aids, and orthopaedic devices (if any).
Article 7. Payment of benefit to employees received lump-sum benefit or on monthly benefit but having new occupational accidents or diseases or being infected with HIV as result of occupation risks or accidents under general assessment
1. If an employee who received a lump-sum benefit or has been on monthly benefit has new occupational accident or disease at a point of time from January 1, 2007 onwards, his/her new benefit shall be calculated depending on the new degree of impairment determined in a general assessment, in which:
a) Benefit calculated according to the new degree of impairment shall be determined according to the statutory base salary in the month that Medical Examination Council gives the general assessment result or a certificate of HIV infection is issued.
b) Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund after general assessment shall be determined according to total years of contribution to the insurance fund until the last time of occupational accident or disease and the salary set forth calculation of contribution prescribed in Clause 7 Article 4 of this Circular of the last time of occupational accident or disease.
Example 15: Mrs. K has made contributions to the insurance fund at enterprise X from January 1 2015 to October 2017 with the salary of VND 15.000.000 per month. On July 9, 2016, Mrs. K met with an occupational accident, Medical Examination Council gave the assessment result that her degree of impairment was 20%, Mrs. K received a lump-sum occupational accident benefit. From January 1, 2017 to December 31, 2017, Mrs. K entered into a labor contract and has made contributions to the insurance fund with enterprise Z with the salary VND 4.000.000 per month. On March 21, 2017, Mrs. met with an occupational accident again, Medical Examination Council gives the general assessment result that her degree of impairment is 27%.
- Benefit calculated according to the degree of impairment after general assessment is:
5 x 1.210.000 + (27- 5) x 0,5 x 1.210.000 = VND 19.360.000
- Benefit calculated according to total period of time of contribution to the insurance fund:
+ Period of time set forth calculation of benefit is: 28 months from January 2015 to February 2017 and from January 2017 to February 2017. There is an overlapping period of time ranging from January 2017 to February 2017, therefore, the period of time set forth calculation of benefit is 26 months, equivalent to 2 years and 2 months.
+ Salary set forth calculation of benefit is: 15.000.000 + 4.000.000 = VND 19.000.000
+ Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund is:
0,5 x 19.000.000 + (2-1) x 0,3 x 19.000.000 = VND 15.200.000
- New benefit is:
19.360.000 + 15.200.000 = VND 34.560.000
Example 16: Mr. G met with an occupational accident in August 2016 with degree of impairment 40%. In October 2016 Mr. G met with an occupational accident against and was hospitalized for treatment. After treatment, in November 2016, Mr. G was discharged from the hospital, and in December 2016, he underwent general assessment and Medical Examination Council gave the result that his new degree of impairment is 45%. Until September 2016, Mr. G has made 13 years’ contribution to the insurance fund, his salary set forth calculation of contribution in September 2016 is VND 3,680,000. It is assumed that the statutory base salary in the month that the Medical Examination Council gives the general assessment result is VND 1.210.000 per month. Mr. G’s monthly benefit is calculated as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment upon general assessment is:
0,3 x 1.210.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 701.800 VND/month
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund is:
0,005 x 3.680.000 + (13 - 1) x 0,003 x 3.680.000 = 150.880 VND/month
- Mr. G’s new monthly benefit is:
VND 701.800 /month+ VND 150.880/month= 852.680 VND/month
Example 17: Mr. A has made contributions to the insurance fund at enterprise X from January 1 2013 to October 2015 with the salary of VND 15.000.000 per month. On March 1, 2014, he met with an occupational accident, his degree of impairment was determined 45% by Medical Examination Council, accordingly, he has been on monthly occupational accident benefit. He has made contributions to the insurance fund at enterprise Y from January 1 2016 to December 2016 with the salary of VND 24.200.000 per month. Concurrently, he entered into a labor contract and has made contributions to the insurance fund with enterprise Z from July 2016 to December 2016 with the salary VND 3.000.000 per month.
On December 1, 2016, he met with an occupational accident again, his degree of impairment was determined 58% by Medical Examination Council. It is assumed that the statutory base salary in the month that the Medical Examination Council gives re-assessment result is VND 1.210.000 per month. Mr. A’s monthly benefit is calculated as follows:
- Benefit calculated according to the degree of impairment upon general assessment is:
0,3 x 1.210.000 + (58-31) x 0,02 x 1.210.000= 1.016.400 VND/month
- Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund is:
+ Salary set forth calculation of benefit is:
24.200.000 + 3.000.000 = VND 27.200.000, which is greater than 20 months' statutory base salary, therefore, 20 months' statutory base salary shall prevail, equivalent to VND 24.200.000.
+ Period of time eligible for benefit is: 34 months (from January 1, 2013 to October 2015) +11 months (from January 2016 to November 2016) = 45 months = 3 years 9 months
Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund is:
0.005 x 24.200.000 + (3-1) x 0.003 x 24.200.000 = VND 266.200
- New benefit is:
1.016.400 + 266.200 = 1.282.600 VND/month
2. An employee had an occupational accident or disease when contributing the insurance fund with multiple labor contracts and has received a certain amount of benefit; then, he had an occupational accident or disease again with less labor contracts but the benefit calculated according to total years of contributions to the insurance fund prescribed in Clause 1 of this Article is less than the current amount of benefit, the current amount of benefit shall remain.
Example 18: In case of Mr. A specified in example 17, it is assumed that the labor contract concluded between Mr. A and enterprise Z from July 1 2016 to December 2018 agrees the salary VND 3.000.000 per month.
On March 1, 2018, he met with an occupational accident again, his degree of impairment was determined 70% by Medical Examination Council. It is assumed that the statutory base salary in the month that the Medical Examination Council gives re-assessment result is VND 1.210.000 per month. Mr. A’s monthly benefit is calculated as follows:
- Mr. A's current benefit is: 1.282.600 VND/month
- Benefit calculated according to the degree of impairment upon general assessment is:
0,3 x 1.210.000 + (70-31) x 0,02 x 1.210.000= 1.306.800 VND/month
- + Period of time set forth calculation of benefit is: 34 months (from January 1, 2013 to October 2015) +26 months (from January 2016 to February 2018) = 60 months = 5 years
+ Salary set forth calculation of benefit is: VND 3.000.000.
+ Period of time set forth calculation of new benefit is: 5 years.
Benefit calculated according to total years of contribution to the insurance fund is:
0.005 x 3.000.000 + (5 - 1) x 0.003 x 3.000.000 = VND 51.000.
The new benefit calculated according to total years’ contribution to the insurance fund is less than the current benefit, therefore, the current benefit of VND 266.200 shall prevail.
- New benefit is:
1.306.800 + 266.200 = VND 1.573.000
3. The benefit receipt time shall begin from the month that the employee's treatment ends he/she is discharge from the hospital of the last occupational accident or disease or the month that the Medical Examination Council gives the assessment result in case where the employee has not received inpatient care or it is unable to identify the ending of treatment or patient discharge.
4. A claim on benefit associated with employee undergoing general assessment as a result of having occupational accident or disease again includes:
a) A social insurance book; a valid copy (a certified true copy from master register or original or a copy along with original for comparison) of claim on benefit that has been filed before.
b) A hospital discharge note or copy of medical record after ending of treatment of the last inpatient care.
c) An occupational accident investigation report; if the employee meets with a traffic accident which is considered as occupational accident, one of the following documents is also required: A scene examination report, a traffic accident scene diagram or a traffic accident report of police authority or military criminal investigation body in case of an employee who ends treatment and is discharged from hospital before July 1, 2016 but has not undergone an impairment assessment.
d) A measurement report showing the environment has harmful factors in case of an employee who ends treatment and is discharged from the hospital before July 1, 2016 but has not undergone an impairment assessment.
dd) A general assessment result issued by Medical Examination Council; if the employee's previous degree of impairment has not been qualified for benefit, such an assessment result is also required.
e) A claim on occupational accident or disease benefit using the prescribed form as to the last occupational accident or disease; if the claim on benefit made for the previous occupational accident or disease has not been settled, a claim made by the employer associated with occurrence of previous occupational accident or disease is also required.
g) An indication issued by the health facility or orthopaedic and functional rehabilitation facility in accordance with the laws and regulations on supply of daily living aids, and orthopaedic devices (if any).
Article 8. Funding for purchase of daily living aids, orthopaedic devices and shelf life
1. An employee who had occupational accident or disease resulting in injuries to body functions is, depending on his/her current state, allocated fund to buy daily living aids and orthopaedic devices as indicated by a health facility or orthopaedic and functional rehabilitation facility affiliated to Labor, War Invalids and Social Affairs agency or a hospital of province or higher level (hereinafter referred to as health facility or orthopaedic and functional rehabilitation facility).
2. Categories of daily living aids, orthopaedic devices and grant period
a) Prosthetic arms;
b) plastic arm braces;
c) Prosthetic legs;
d) plastic leg braces;
dd) a pair of orthopaedic shoes or sandals;
e) Thigh splints, leg splints;
g) Trunk orthosis;
h) Wheelchairs or lever powered wheelchairs or alternative facilities with equivalent costs;
i) Crutches;
k) Hearing aids;
l) Ocular prosthesis;
m) Making dentures by number of missing teeth; removable dentures;
n) Purchase of daily living aids in case of hemiplegia, diplegia, or psychotic agitation.
If the employee both suffers from psychotic agitation and hemiplegia or diplegia, he/she is only entitled to receive fund once to buy daily living aids;
o) If both wheelchair/lever powered wheelchair and prosthetic legs/foot are provided, the shelf life of each facility is 6 years.
3. Funding for purchase of daily living aids, orthopaedic devices (including auxiliary articles and maintenance kits) and shelf life are stipulated in Appendix I issued herewith.
4. The funding for purchase of daily living aids, orthopaedic devices (including auxiliary articles and maintenance kits) for the whole shelf life shall be provided once.
Article 9. Provision of funding for purchase of daily living aids, orthopaedic devices
1. A person eligible for daily living aids or orthopaedic devices shall submit an indication of the orthopaedic and functional rehabilitation facility as prescribed in Clause 1 Article 8 of this Circular to the competent social security agency as to use of daily living aids or orthopaedic devices.
2. Social security agency
a) Within 10 working days from the date on which valid documents prescribed in Clause 1 of this Article are received, the social security agency shall verify documentation and consider approving the funding for daily living aids or orthopaedic devices within shelf life or service life to the applicant.
b) If the documents are considered invalid, it shall provide explanation in writing within 3 working days enclosed with submitted documentation.
Article 10. Procedures and claims on occupational disease benefit as to employees retired or no longer working jobs taking risks of occupational diseases
1. If an employee retired or left employment during the monitoring period , he/she shall apply for examination of occupational disease enclosed with personal health record to an occupational disease examination facility; if an occupational disease is found thereafter, the facility shall complete the employee’s occupational disease examination record and equivalent result as prescribed by the Ministry of Health.
2. If the employee transfers to a job not taking risks of occupational diseases, he/she shall apply for examination of occupational disease enclosed with personal health record to an occupational disease examination facility; if the occupational disease is found thereafter, the employee or current employer shall complete the employee’s occupational disease examination record according to the employee's personal health record.
The insurance fund shall pay all occupational diseases examination costs in the circumstances prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article after payment of health insurance.
3. After completing the occupational disease examination record, the employee shall, in person or with recommendation of the former or current employer, apply for assessment of impairment.
4. If the assessment result shows a degree of impairment of at least 5%, the employee shall file a claim on occupational disease benefit as prescribed in Clause 3 Article 6 of Decree No. 37/2016/ND-CP to the social security agency of province. The form of claim on occupational disease benefit is prescribed in Clause 4 Article 58 of Law on Occupational Safety and Hygiene.
5. Benefit receipt time shall commence from the month that Medical Examination Council gives the assessment result.
Example 19: Mr. T has made contributions to the insurance fund at enterprise H as a stone mine worker from January 1990 to June 2016 and as an officer worker from July 2016. He suffered from silicosis as a result of exposure to working conditions as a stone mine worker. In July 2017, he underwent an impairment assessment and Medical Examination Council gives the result that his degree of impairment is 20% as a result of silicosis.
Accordingly, the monthly salary set forth calculation of benefit according to contribution period shall be determined as equal to the monthly salary set forth calculation of contribution in June 2016; benefit receipt time will commence from July 2017.
Article 11. Circumstances of ineligibility for occupational accident benefit and occupational accident or disease benefit paid to special circumstances
Circumstances of ineligibility for occupational accident benefit and benefit paid to special circumstances prescribed in Article 40:
1. If an employee makes a claim on occupational accident benefit after retiring, the employer relevant to the employee’s occupational accident shall file the claim to the social security agency that has paid pension; in this case, the claim shall exclude the social insurance book. If the employer has been being dissolved, the dissolution council shall make such a claim; if the employer was dissolved, Its superior agency shall make such a claim.
2. If an employee had an occupational accident or disease while he/she was performing a duty assigned by an employer among employers with which he/she entered into multiple labor contracts, such employer shall make a claim on occupational accident or disease benefit.
3. If an employee met with a traffic accident on the way from an employer to another employer which is considered as occupational accident since he/she entered into multiple labor contracts with multiple employers, the latter employer shall be determined as employer associated with the employee’s occupational accident, such employer shall make a claim on occupational accident benefit.
4. Benefit claimed for an employee who had an accident caused by pathological signs in the course of work shall be paid according to the occupational accident investigation report issued by occupational accident investigation delegation with approval of inspectorate of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.
5. If an employee who has not made contributions to the insurance fund has an occupational accident or disease, the employer shall pay the benefit to the employee as prescribed in Clause 4 Article 39 of Law on Occupational Safety and Hygiene.
6. Circumstances of ineligibility for occupational accident benefit
a) An accident by reason of a conflict between the victim and the attacker, which is unrelated to the course of work;
b) An accident owning the fact that the employee intentionally destroyed his/her health;
c) An accident involving abuse of alcohol or drugs or drug precursors enumerated in the Appendix issued together with Government's Decree No. 82/2013/ND-CP dated July 19, 2013 on promulgation of drugs and drug precursors and Government's Decree No. 126/2015/ ND-CP dated December 9, 2015 on amendments to the Appendix of drugs and precursors issued together with Government's Decree No. 82/2013/ ND-CP dated July 19, 2013 on promulgation of lists of drugs and precursors or other addictive substances in contravention of laws and regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực