Chương 4 THÔNG TƯ 24/2022/TT-BNNPTNT: Trách nhiệm các bên liên quan
Số hiệu: | 24/2022/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 31/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan thẩm định, cấp GCN cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 30/12/2022.
Theo đó, cơ quan thẩm định, cấp GCN cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
- Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật đối với:
+ Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
+ Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
+ Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp tỉnh.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc thẩm quyền cấp giấy của Cục Thú y.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023 và thay thế Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
1. Tổ chức hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
2. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Thông tư này.
3. Công bố danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cổng thông tin điện tử của Cục Thú y.
4. Tổ chức quản lý và hằng năm xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ các cơ sở, vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
6. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về:
a) Lấy mẫu, bảo quản mẫu cho cơ quan thú y cấp tỉnh và các cơ sở, vùng có nhu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
7. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, bao gồm hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm mẫu giám sát dịch bệnh động vật trên phạm vi toàn quốc.
8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá đột xuất khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
9. Tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến quốc gia, ứng dụng công nghệ thông tin và có lộ trình chuyển đổi số trong công tác thú y, quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
Điều 36. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
1. Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y trong quá trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, kiểm tra, thanh tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật trên địa bàn.
3. Công bố công khai danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cổng thông tin điện tử hoặc tại trụ sở của đơn vị.
4. Tổ chức quản lý và hằng năm xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ các cơ sở, vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh. Tổ chức kiểm tra, đánh giá đột xuất theo thẩm quyền khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
6. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo thẩm quyền, bao gồm cả lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật tại các cơ sở do Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận.
7. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về lấy mẫu, bảo quản mẫu cho các cơ sở, vùng có nhu cầu.
8. Báo cáo Cục Thú y
a) Những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý hoặc chưa có quy định;
b) Danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật có Giấy chứng nhận hết hiệu lực ở địa phương;
c) Thông tin, số liệu về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
Điều 37. Cơ sở, vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
1. Tuân thủ các hướng dẫn, kế hoạch giám sát dịch bệnh đã được phê duyệt.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thẩm định, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tại cơ sở, vùng đăng ký an toàn dịch bệnh.
3. Thực hiện duy trì điều kiện của cơ sở, vùng theo quy định tại Điều 21 hoặc Điều 34 Thông tư này sau khi được công nhận an toàn dịch bệnh.
4. Thông báo kịp thời và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của nước nhập khẩu.
5. Cung cấp, báo cáo đầy đủ thông tin, dữ liệu về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh thông qua hệ thống báo cáo trực tuyến quốc gia.
6. Chi trả các chi phí liên quan theo quy định hiện hành.
1. Tổ chức hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
2. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Thông tư này.
3. Công bố danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cổng thông tin điện tử của Cục Thú y.
4. Tổ chức quản lý và hằng năm xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ các cơ sở, vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
6. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về:
a) Lấy mẫu, bảo quản mẫu cho cơ quan thú y cấp tỉnh và các cơ sở, vùng có nhu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
7. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, bao gồm hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm mẫu giám sát dịch bệnh động vật trên phạm vi toàn quốc.
8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá đột xuất khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
9. Tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến quốc gia, ứng dụng công nghệ thông tin và có lộ trình chuyển đổi số trong công tác thú y, quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
1. Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y trong quá trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, kiểm tra, thanh tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật trên địa bàn.
3. Công bố công khai danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cổng thông tin điện tử hoặc tại trụ sở của đơn vị.
4. Tổ chức quản lý và hằng năm xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ các cơ sở, vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh. Tổ chức kiểm tra, đánh giá đột xuất theo thẩm quyền khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
6. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo thẩm quyền, bao gồm cả lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật tại các cơ sở do Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận.
7. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về lấy mẫu, bảo quản mẫu cho các cơ sở, vùng có nhu cầu.
8. Báo cáo Cục Thú y
a) Những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý hoặc chưa có quy định;
b) Danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật có Giấy chứng nhận hết hiệu lực ở địa phương;
c) Thông tin, số liệu về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
1. Tuân thủ các hướng dẫn, kế hoạch giám sát dịch bệnh đã được phê duyệt.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thẩm định, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tại cơ sở, vùng đăng ký an toàn dịch bệnh.
3. Thực hiện duy trì điều kiện của cơ sở, vùng theo quy định tại Điều 21 hoặc Điều 34 Thông tư này sau khi được công nhận an toàn dịch bệnh.
4. Thông báo kịp thời và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của nước nhập khẩu.
5. Cung cấp, báo cáo đầy đủ thông tin, dữ liệu về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh thông qua hệ thống báo cáo trực tuyến quốc gia.
6. Chi trả các chi phí liên quan theo quy định hiện hành.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực