Chương 2 THÔNG TƯ 24/2022/TT-BNNPTNT: Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Số hiệu: | 24/2022/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 31/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan thẩm định, cấp GCN cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 30/12/2022.
Theo đó, cơ quan thẩm định, cấp GCN cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
- Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật đối với:
+ Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
+ Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
+ Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp tỉnh.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc thẩm quyền cấp giấy của Cục Thú y.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023 và thay thế Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Mục 1. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Điều 10. Điều kiện được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y
a) Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;
b) Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;
d) Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
đ) Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;
g) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật
a) Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư này;
b) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 11. Tình trạng dịch bệnh tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn toàn dịch bệnh
1. Đối với các cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi đáp ứng:
a) Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận;
b) Địa bàn cấp xã nơi có cơ sở đăng ký không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;
c) Tần suất, phương pháp lấy mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Thông tư này. Mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Đối với các cơ sở không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này: Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký và mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
Điều 12. Quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc
1. Thông tin, dữ liệu phải lưu giữ
a) Thực hành an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, ứng phó dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc và quản lý của cơ sở;
b) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào cơ sở;
c) Hoạt động phòng bệnh cho động vật nuôi (loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin); nguồn thức ăn (loại, số lượng); hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc (loại hóa chất khử trùng, liều lượng); nhật ký người ra, vào cơ sở;
d) Thông tin về tình trạng dịch bệnh tại cơ sở và các biện pháp xử lý động vật mắc bệnh (nếu có): Thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo từng ngày, kết quả xét nghiệm (phòng xét nghiệm, loại mẫu, số lượng mẫu, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm); thuốc, vắc xin thú y và thời gian sử dụng; biện pháp xử lý động vật mắc bệnh; cấp nước, xử lý nước thải; xử lý môi trường và biện pháp chống dịch;
đ) Tài liệu đào tạo, tập huấn;
e) Hồ sơ gốc đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.
2. Thời gian lưu giữ dữ liệu, tài liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Đảm bảo lưu giữ đầy đủ các loại thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có biện pháp đánh dấu, nhận diện đối với từng cá thể hoặc có biện pháp truy xuất phù hợp đối với cơ sở chăn nuôi, ao nuôi, đợt nuôi theo hướng dẫn của Cơ quan thú y;
c) Hệ thống dữ liệu phải bảo đảm truy xuất được động vật đưa vào, ra khỏi cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tình trạng sức khỏe động vật và các hoạt động thú y có liên quan trong suốt quá trình nuôi;
d) Có hệ thống quản lý, nhận diện nguồn gốc, xuất xứ toàn bộ các lô thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm nhập vào và sử dụng trong cơ sở.
Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Điều 13. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp cơ sở chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 16, chủ cơ sở gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
Điều 15. Tổ chức đánh giá cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
2. Thành phần Đoàn đánh giá gồm:
a) Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan thú y;
b) Thành viên: Là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cấp phòng của Cơ quan thú y và các đơn vị khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá: Không quá 05 người.
Điều 16. Nội dung đánh giá tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư này. Đối với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó.
2. Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở.
4. Trong quá trình đánh giá tại cơ sở, nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, Đoàn đánh giá thực hiện lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
5. Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá:
a) Lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục VII (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục X (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
c) Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.
6. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y
a) Đoàn đánh giá áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình). Cơ quan thú y cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đối với cơ sở đạt yêu cầu theo quy định;
b) Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
c) Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật;
d) Tạm hoãn tối đa 06 tháng hoạt động đánh giá định kỳ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
Điều 17. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này:
a) Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
b) Cơ quan thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do với trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu.
2. Mẫu Giấy chứng nhận
a) Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 1 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 2 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải thực hiện các kế hoạch an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Thông tư này; thực hiện đăng ký công nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 và Điều 14 Thông tư này. Cơ quan thú y thực hiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Điều 15, 16, 17 và Điều 18 Thông tư này.
Điều 18. Hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 năm kể từ ngày cấp;
b) Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với loại động vật đã được công nhận an toàn dịch bệnh;
c) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại cơ sở;
d) Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 21 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y;
đ) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
3. Cơ quan thú y đưa tên cơ sở ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 19. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Cơ quan thú y thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
b) Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;
c) Cơ sở quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư này đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
d) Cơ sở quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư này; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Thông tư này, chủ cơ sở gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận;
b) Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với cơ sở quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều này);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này) hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu Giấy chứng nhận được cấp lại: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại
a) Đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận là 05 năm kể từ ngày cấp lại;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì hiệu lực của Giấy chứng nhận được giữ nguyên như Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Điều 20. Đánh giá định kỳ, đột xuất cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Đánh giá định kỳ
Định kỳ hằng năm, theo kế hoạch quy định tại khoản 4 Điều 35 hoặc khoản 4 Điều 36 Thông tư này, Cơ quan thú y thông báo và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 lần tại cơ sở đã được công nhận an toàn, nội dung đánh giá bao gồm:
a) Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Thông tư này và kết quả triển khai các kế hoạch của cơ sở trong năm;
b) Kết quả xét nghiệm bệnh của phòng thử nghiệm theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này và việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật.
2. Đánh giá đột xuất
Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh;
b) Theo yêu cầu của nước nhập khẩu (đối với các trường hợp cơ sở an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu hoặc hỗn hợp);
c) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ tại cơ sở an toàn dịch bệnh được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá. Các trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan thú y phải có thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thành khắc phục sai lỗi.
4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh thực hiện đánh giá theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
Điều 21. Duy trì điều kiện của cơ sở sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Duy trì điều kiện đối với cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được công nhận an toàn, bao gồm cả việc lấy mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 lần/12 tháng và gửi mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.
3. Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào cơ sở theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y
a) Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;
b) Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;
d) Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
đ) Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;
g) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật
a) Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư này;
b) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
1. Đối với các cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi đáp ứng:
a) Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận;
b) Địa bàn cấp xã nơi có cơ sở đăng ký không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;
c) Tần suất, phương pháp lấy mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Thông tư này. Mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Đối với các cơ sở không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này: Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký và mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
1. Thông tin, dữ liệu phải lưu giữ
a) Thực hành an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, ứng phó dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc và quản lý của cơ sở;
b) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào cơ sở;
c) Hoạt động phòng bệnh cho động vật nuôi (loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin); nguồn thức ăn (loại, số lượng); hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc (loại hóa chất khử trùng, liều lượng); nhật ký người ra, vào cơ sở;
d) Thông tin về tình trạng dịch bệnh tại cơ sở và các biện pháp xử lý động vật mắc bệnh (nếu có): Thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo từng ngày, kết quả xét nghiệm (phòng xét nghiệm, loại mẫu, số lượng mẫu, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm); thuốc, vắc xin thú y và thời gian sử dụng; biện pháp xử lý động vật mắc bệnh; cấp nước, xử lý nước thải; xử lý môi trường và biện pháp chống dịch;
đ) Tài liệu đào tạo, tập huấn;
e) Hồ sơ gốc đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.
2. Thời gian lưu giữ dữ liệu, tài liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Đảm bảo lưu giữ đầy đủ các loại thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có biện pháp đánh dấu, nhận diện đối với từng cá thể hoặc có biện pháp truy xuất phù hợp đối với cơ sở chăn nuôi, ao nuôi, đợt nuôi theo hướng dẫn của Cơ quan thú y;
c) Hệ thống dữ liệu phải bảo đảm truy xuất được động vật đưa vào, ra khỏi cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tình trạng sức khỏe động vật và các hoạt động thú y có liên quan trong suốt quá trình nuôi;
d) Có hệ thống quản lý, nhận diện nguồn gốc, xuất xứ toàn bộ các lô thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm nhập vào và sử dụng trong cơ sở.
1. Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp cơ sở chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 16, chủ cơ sở gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
2. Thành phần Đoàn đánh giá gồm:
a) Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan thú y;
b) Thành viên: Là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cấp phòng của Cơ quan thú y và các đơn vị khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá: Không quá 05 người.
1. Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư này. Đối với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó.
2. Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở.
4. Trong quá trình đánh giá tại cơ sở, nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, Đoàn đánh giá thực hiện lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
5. Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá:
a) Lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục VII (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục X (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
c) Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.
6. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y
a) Đoàn đánh giá áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình). Cơ quan thú y cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đối với cơ sở đạt yêu cầu theo quy định;
b) Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
c) Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật;
d) Tạm hoãn tối đa 06 tháng hoạt động đánh giá định kỳ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này:
a) Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
b) Cơ quan thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do với trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu.
2. Mẫu Giấy chứng nhận
a) Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 1 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 2 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải thực hiện các kế hoạch an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Thông tư này; thực hiện đăng ký công nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 và Điều 14 Thông tư này. Cơ quan thú y thực hiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Điều 15, 16, 17 và Điều 18 Thông tư này.
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 năm kể từ ngày cấp;
b) Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với loại động vật đã được công nhận an toàn dịch bệnh;
c) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại cơ sở;
d) Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 21 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y;
đ) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
3. Cơ quan thú y đưa tên cơ sở ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan thú y thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
b) Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;
c) Cơ sở quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư này đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
d) Cơ sở quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư này; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Thông tư này, chủ cơ sở gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận;
b) Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với cơ sở quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều này);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này) hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu Giấy chứng nhận được cấp lại: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại
a) Đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận là 05 năm kể từ ngày cấp lại;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì hiệu lực của Giấy chứng nhận được giữ nguyên như Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
1. Đánh giá định kỳ
Định kỳ hằng năm, theo kế hoạch quy định tại khoản 4 Điều 35 hoặc khoản 4 Điều 36 Thông tư này, Cơ quan thú y thông báo và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 lần tại cơ sở đã được công nhận an toàn, nội dung đánh giá bao gồm:
a) Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Thông tư này và kết quả triển khai các kế hoạch của cơ sở trong năm;
b) Kết quả xét nghiệm bệnh của phòng thử nghiệm theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này và việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật.
2. Đánh giá đột xuất
Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh;
b) Theo yêu cầu của nước nhập khẩu (đối với các trường hợp cơ sở an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu hoặc hỗn hợp);
c) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ tại cơ sở an toàn dịch bệnh được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá. Các trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan thú y phải có thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thành khắc phục sai lỗi.
4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh thực hiện đánh giá theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
1. Duy trì điều kiện đối với cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được công nhận an toàn, bao gồm cả việc lấy mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 lần/12 tháng và gửi mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.
3. Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào cơ sở theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực