Chương 3 THÔNG TƯ 24/2022/TT-BNNPTNT: Vùng an toàn dịch bệnh động vật
Số hiệu: | 24/2022/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 31/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ quan thẩm định, cấp GCN cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 30/12/2022.
Theo đó, cơ quan thẩm định, cấp GCN cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
- Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật đối với:
+ Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
+ Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
+ Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp tỉnh.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc thẩm quyền cấp giấy của Cục Thú y.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023 và thay thế Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Mục 1. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Điều 22. Điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y
a) Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;
b) Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
c) Có biện pháp kiểm soát đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng;
d) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này;
đ) Các cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định của pháp luật về thú y.
2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại vùng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
Điều 23. Tình trạng dịch bệnh trong vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Có kết quả giám sát đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Điều 24. Quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc
1. Các cơ sở trong vùng tuân thủ việc lưu giữ thông tin theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổng hợp lưu giữ các tài liệu liên quan đến hoạt động chung của vùng.
3. Tài liệu lưu giữ tại vùng phải cung cấp được các bằng chứng rõ ràng về việc áp dụng thường xuyên và có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh.
4. Thông tin, dữ liệu phải được ghi chép, lưu giữ minh bạch, thuận lợi cho việc kiểm tra, truy xuất.
Điều 25. Hoạt động thú y trong vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật
Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và Điều 27 Luật Thú y (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc các Điều 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản), các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật (trong phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y) và các quy định tại Thông tư này.
Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Điều 26. Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường, thị trấn), Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương), Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp vùng chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 29, Ủy ban nhân dân gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 27. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
Điều 28. Tổ chức đánh giá vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
2. Thành phần Đoàn đánh giá gồm:
a) Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan thú y;
b) Thành viên: Là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cấp phòng của Cơ quan thú y và các đơn vị khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá: Không quá 07 người.
Điều 29. Nội dung đánh giá tại vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Tại thời điểm đánh giá, Đoàn lựa chọn ngẫu nhiên một số cơ sở trong vùng để đánh giá các nội dung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Thông tư này và điều kiện an toàn sinh học các khu vực chung trong vùng.
2. Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư này.
3. Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
4. Trong quá trình đánh giá, nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, Đoàn đánh giá lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
5. Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, đánh giá tại vùng, Đoàn đánh giá:
a) Lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục VIII (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục IX (đối với vùng đăng ký an toàn bệnh Dại động vật) hoặc Phụ lục XI (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo kết quả đánh giá cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
c) Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
6. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
Điều 30. Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư này:
a) Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
b) Cơ quan thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do với trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu.
2. Mẫu Giấy chứng nhận: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
Điều 31. Hiệu lực Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 năm kể từ ngày cấp;
b) Ủy ban nhân dân có văn bản gửi Cơ quan thú y thông báo không có nguyện vọng duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh của vùng;
c) Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại vùng;
d) Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện vùng an toàn dịch bệnh quy định tại Điều 34 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y;
đ) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
3. Cơ quan thú y đưa tên vùng ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với các vùng quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 32. Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Cơ quan thú y thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau:
a) Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
b) Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận;
c) Đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh đối với trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
d) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại vùng; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Vùng thuộc trường hợp có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư này, Ủy ban nhân dân gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận;
b) Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với vùng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với vùng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), hoặc báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh và giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này) Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu Giấy chứng nhận được cấp lại: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại
a) Đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận là 05 năm kể từ ngày cấp lại;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận được giữ nguyên như Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Điều 33. Đánh giá định kỳ, đột xuất tại vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Đánh giá định kỳ
Định kỳ hằng năm, theo kế hoạch quy định tại khoản 4 Điều 35 hoặc khoản 4 Điều 36 Thông tư này, Cơ quan thú y thông báo và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 lần đối với vùng đã được công nhận an toàn, nội dung đánh giá bao gồm:
a) Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Thông tư này và kết quả triển khai các kế hoạch hoạt động của vùng trong năm;
b) Kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này và việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật.
2. Đánh giá đột xuất
Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện vùng an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh;
b) Theo yêu cầu của nước nhập khẩu (đối với các trường hợp vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu hoặc hỗn hợp);
c) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ tại vùng an toàn dịch bệnh được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá. Các trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan thú y phải có thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thành khắc phục sai lỗi.
4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh thực hiện đánh giá theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
Điều 34. Duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Duy trì điều kiện đối với vùng an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này. Thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được công nhận an toàn, bao gồm cả việc lấy mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 lần/12 tháng và gửi mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại vùng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.
3. Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào vùng theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y
a) Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;
b) Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
c) Có biện pháp kiểm soát đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng;
d) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này;
đ) Các cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định của pháp luật về thú y.
2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại vùng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
1. Các cơ sở trong vùng tuân thủ việc lưu giữ thông tin theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổng hợp lưu giữ các tài liệu liên quan đến hoạt động chung của vùng.
3. Tài liệu lưu giữ tại vùng phải cung cấp được các bằng chứng rõ ràng về việc áp dụng thường xuyên và có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh.
4. Thông tin, dữ liệu phải được ghi chép, lưu giữ minh bạch, thuận lợi cho việc kiểm tra, truy xuất.
Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và Điều 27 Luật Thú y (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc các Điều 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản), các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật (trong phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y) và các quy định tại Thông tư này.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường, thị trấn), Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương), Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp vùng chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 29, Ủy ban nhân dân gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
2. Thành phần Đoàn đánh giá gồm:
a) Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan thú y;
b) Thành viên: Là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cấp phòng của Cơ quan thú y và các đơn vị khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá: Không quá 07 người.
1. Tại thời điểm đánh giá, Đoàn lựa chọn ngẫu nhiên một số cơ sở trong vùng để đánh giá các nội dung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Thông tư này và điều kiện an toàn sinh học các khu vực chung trong vùng.
2. Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư này.
3. Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
4. Trong quá trình đánh giá, nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, Đoàn đánh giá lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
5. Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, đánh giá tại vùng, Đoàn đánh giá:
a) Lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục VIII (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục IX (đối với vùng đăng ký an toàn bệnh Dại động vật) hoặc Phụ lục XI (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo kết quả đánh giá cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
c) Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
6. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư này:
a) Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
b) Cơ quan thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do với trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu.
2. Mẫu Giấy chứng nhận: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 năm kể từ ngày cấp;
b) Ủy ban nhân dân có văn bản gửi Cơ quan thú y thông báo không có nguyện vọng duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh của vùng;
c) Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại vùng;
d) Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện vùng an toàn dịch bệnh quy định tại Điều 34 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y;
đ) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
3. Cơ quan thú y đưa tên vùng ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với các vùng quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan thú y thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau:
a) Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
b) Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận;
c) Đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh đối với trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
d) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại vùng; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Vùng thuộc trường hợp có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư này, Ủy ban nhân dân gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận;
b) Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với vùng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với vùng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), hoặc báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh và giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này) Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu Giấy chứng nhận được cấp lại: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại
a) Đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận là 05 năm kể từ ngày cấp lại;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận được giữ nguyên như Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
1. Đánh giá định kỳ
Định kỳ hằng năm, theo kế hoạch quy định tại khoản 4 Điều 35 hoặc khoản 4 Điều 36 Thông tư này, Cơ quan thú y thông báo và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 lần đối với vùng đã được công nhận an toàn, nội dung đánh giá bao gồm:
a) Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Thông tư này và kết quả triển khai các kế hoạch hoạt động của vùng trong năm;
b) Kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này và việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật.
2. Đánh giá đột xuất
Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện vùng an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh;
b) Theo yêu cầu của nước nhập khẩu (đối với các trường hợp vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu hoặc hỗn hợp);
c) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ tại vùng an toàn dịch bệnh được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá. Các trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan thú y phải có thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thành khắc phục sai lỗi.
4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh thực hiện đánh giá theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
1. Duy trì điều kiện đối với vùng an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này. Thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được công nhận an toàn, bao gồm cả việc lấy mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 lần/12 tháng và gửi mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại vùng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.
3. Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào vùng theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.