Chương II Thông tư 21/2010/TT-BTP Quy chế tập sự hành nghề luật sư: Tập sự hành nghề luật sư
Số hiệu: | 21/2010/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Đức Chính |
Ngày ban hành: | 01/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 20/12/2010 | Số công báo: | Từ số 723 đến số 724 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Những người sau đây được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:
a) Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư;
b) Người được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:
a) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Không còn thường trú tại Việt Nam;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (kể cả trong trường hợp được xoá án tích);
d) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
đ) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
e) Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
1. Người muốn tập sự hành nghề luật sư lựa chọn và thoả thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự cấp cho người muốn tập sự hành nghề luật sư Giấy xác nhận về việc nhận tập sự tại tổ chức mình và cử luật sư đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này hướng dẫn người đó.
Giấy xác nhận về việc nhận tập sự gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
b) Họ, tên, địa chỉ cư trú của người được nhận tập sự hành nghề luật sư;
c) Họ, tên, địa chỉ cư trú và số Thẻ luật sư của luật sư hướng dẫn;
d) Trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, quyền và nghĩa vụ của người tập sự hành nghề luật sư trong quá trình tập sự.
Giấy xác nhận có chữ ký của người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn và người tập sự hành nghề luật sư.
Người muốn tập sự hành nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự có thể ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. Hợp đồng có giá trị tương đương Giấy xác nhận về việc nhận tập sự.
2. Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thoả thuận được với một tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban Chủ nhiệm một Đoàn luật sư giới thiệu một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm xem xét, phân công một tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự; trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư từ chối phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư và nêu rõ lý do.
Tổ chức hành nghề luật sư được phân công có Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hoặc ký hợp đồng với người muốn tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều này và cử luật sư hướng dẫn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
a) Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật;
b) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam được nhận người tập sự hành nghề luật sư khi được sự ủy quyền bằng văn bản của người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư hoặc Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
1. Việc đăng ký tập sự được thực hiện tại Đoàn luật sư nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
2. Hồ sơ đăng ký tập sự gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sư;
b) Giấy xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự hoặc hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Luật sư.
Trong trường hợp người tập sự được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư thì phải gửi kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư ra Quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư và ghi tên người tập sự vào danh sách người tập sự của Đoàn luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 36 của Quy chế này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Quyết định cho tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và Liên đoàn luật sư Việt Nam.
4. Người được ghi tên vào danh sách người tập sự của Đoàn luật sư được gọi là người tập sự hành nghề luật sư (sau đây gọi tắt là người tập sự). Người tập sự có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Quy chế này.
1. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười tám tháng; người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là sáu tháng; người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là chín tháng.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính kể từ ngày có Quyết định của Đoàn luật sư về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư.
2. Trong trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này thì thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề luật sư.
3. Tổng thời gian tập sự được tính theo quy định tại khoản 2 của Điều này khi người tập sự có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề luật sư ít nhất là sáu tháng và phải có xác nhận bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, nhận xét bằng văn bản của luật sư hướng dẫn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy chế này.
4. Người tập sự tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư có thời gian tập sự từ một tháng đến dưới sáu tháng thì chỉ được tính thời gian này vào tổng thời gian tập sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Luật sư;
b) Luật sư hướng dẫn chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư;
c) Luật sư hướng dẫn không còn đủ một trong các điều kiện hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này;
d) Luật sư hướng dẫn không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại Điều 14 của Quy chế này;
đ) Người tập sự thay đổi nơi cư trú;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Người tập sự thay đổi việc tập sự hành nghề luật sư từ tổ chức hành nghề luật sư này sang tổ chức hành nghề luật sư khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải báo cáo bằng văn bản về việc thay đổi đó cho Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự. Báo cáo phải có nhận xét và chữ ký của luật sư hướng dẫn, xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư mà người tập sự đã tập sự và tổ chức hành nghề luật sư mà người tập sự xin chuyển đến.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư ra Quyết định về việc thay đổi nơi tập sự; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 36 của Quy chế này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định về việc thay đổi nơi tập sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Quyết định cho tổ chức hành nghề luật sư mà người tập sự đã tập sự, tổ chức hành nghề luật sư mà người tập sự xin chuyển đến và Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Người tập sự thay đổi việc tập sự hành nghề luật sư từ tổ chức hành nghề luật sư tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tổ chức hành nghề luật sư tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải rút tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư nơi mình đã đăng ký và làm thủ tục đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình chuyển đến theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này. Kèm theo hồ sơ đăng ký tập sự, người tập sự phải gửi báo cáo về kết quả tập sự theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
1. Người tập sự có thể tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư sau khi thoả thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng tập sự cho Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
Thời gian tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư không quá ba tháng, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trong trường hợp tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư quá ba tháng hoặc không có lý do chính đáng thì người tập sự phải đăng ký lại việc tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư;
b) Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
e) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư.
Trong trường hợp người tập sự chấm dứt tập sự theo quy định điểm e khoản 2 Điều này, sau thời hạn ba năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật, thì được đăng ký lại việc tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Trong trường hợp quá thời hạn tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này và các trường hợp chấm dứt tập sự quy định tại khoản 2 Điều này, thì thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính kể từ ngày đăng ký lại việc tập sự hành nghề luật sư và phải đảm bảo đủ thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này.
1. Người tập sự được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gia hạn tập sự hành nghề luật sư theo đề nghị của tổ chức hành nghề luật sư khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đạt yêu cầu tập sự theo đánh giá của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
b) Không đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của tổ chức hành nghề luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư ra Quyết định về việc gia hạn tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định về việc gia hạn tập sự hành nghề luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Quyết định cho tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, người tập sự và Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Người tập sự được gia hạn tập sự hành nghề luật sư tối đa không quá hai lần, mỗi lần từ sáu tháng đến mười hai tháng. Trong trường hợp gia hạn tập sự lần thứ hai mà người tập sự vẫn không đạt yêu cầu tập sự hoặc yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự ra Quyết định xoá tên người đó khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư. Người bị xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 36 của Quy chế này.
Người bị xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư đăng ký lại việc tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
1. Người tập sự được luật sư hướng dẫn về kỹ năng hành nghề luật sư và cách thức ứng xử theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
2. Người tập sự giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc sau đây theo sự phân công của luật sư hướng dẫn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc;
b) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc;
c) Chuẩn bị luận cứ hoặc văn bản tư vấn;
d) Liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức để thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các hoạt động có liên quan đến việc bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng hoặc hoạt động tư vấn pháp luật;
đ) Giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác khi được khách hàng đồng ý.
3. Người tập sự được tham dự phiên toà hoặc các buổi tư vấn pháp luật cùng luật sư hướng dẫn; ghi chép, thực hiện các công việc khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
4. Người tập sự được tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tập sự hành nghề luật sư.
5. Người tập sự có các quyền khác theo thoả thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
2. Tuân theo Điều lệ Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
3. Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn.
4. Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận.
5. Tuân theo nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
6. Báo cáo kết quả tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
7. Không được ký văn bản tư vấn pháp luật và các văn bản khác khi được phân công giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác.
8. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này, người tập sự có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
Báo cáo kết quả tập sự hành nghề luật sư gồm những nội dung chính sau đây:
a) Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tập sự;
b) Số lượng, nội dung, thời gian và địa điểm thực hiện các vụ việc được tham gia theo sự phân công của luật sư hướng dẫn và kinh nghiệm thu nhận được;
c) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập sự và đề xuất, kiến nghị.
2. Báo cáo kết quả tập sự hành nghề luật sư của người tập sự phải có nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy chế này và xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
1. Luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đang hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư;
b) Đã hành nghề luật sư từ ba năm trở lên;
c) Có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có uy tín và trách nhiệm trong lĩnh vực mà mình hướng dẫn;
d) Không trong thời gian bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều lệ của Đoàn luật sư.
Trong trường hợp luật sư hướng dẫn bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, thì sau thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, mới được hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.
2. Tại cùng một thời điểm, mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn không quá ba người tập sự.
1. Hướng dẫn người tập sự về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, quyền và nghĩa vụ của người tập sự.
2. Giám sát người tập sự trong quá trình tập sự.
3. Nhận xét báo cáo của người tập sự, trong đó nêu rõ các ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, ý thức kỷ luật, việc thực hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của người tập sự.
4. Chịu trách nhiệm toàn bộ về những vụ việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công và hướng dẫn của mình.
1. Luật sư hướng dẫn có thể từ chối hướng dẫn người tập sự khi người tập sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định của Luật Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và Quy chế này;
b) Không tuân theo sự phân công, hướng dẫn của luật sư hướng dẫn.
2. Khi từ chối hướng dẫn người tập sự, luật sư hướng dẫn có trách nhiệm thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư.
Người tập sự có quyền đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn nếu luật sư hướng dẫn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Luật sư hướng dẫn không còn đủ một trong các điều kiện hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
2. Luật sư hướng dẫn không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
3. Luật sư hướng dẫn vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.
Trong trường hợp người tập sự đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn thì tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư khác trong tổ chức mình đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này tiếp tục hướng dẫn người tập sự đó và thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư không có luật sư khác đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này thì tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo cho Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư; Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm phân công tổ chức hành nghề luật sư khác cử luật sư hướng dẫn người tập sự đó.
1. Phân công luật sư đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này hướng dẫn người tập sự và chịu trách nhiệm về việc phân công đó.
2. Phân công luật sư khác trong tổ chức mình đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này hướng dẫn người tập sự trong trường hợp luật sư đang hướng dẫn từ chối hướng dẫn người tập sự theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này hoặc người tập sự đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này.
3. Tạo điều kiện cho luật sư hướng dẫn, người tập sự thực hiện việc tập sự tại tổ chức mình.
4. Lập sổ theo dõi quá trình tập sự của người tập sự tại tổ chức mình. Sổ theo dõi gồm những nội dung chính sau đây:
a) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh và nơi cư trú của người tập sự;
b) Thời gian tập sự hành nghề luật sư;
c) Nội dung các công việc (vụ việc) được phân công thực hiện trong quá trình tập sự;
d) Tiến độ và chất lượng thực hiện từng công việc (vụ việc).
5. Giám sát việc thực hiện trách nhiệm của luật sư hướng dẫn, quyền và nghĩa vụ của người tập sự theo quy định của Quy chế này.
6. Từ chối nhận người tập sự trong trường hợp không có hoặc không còn luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
7. Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư nơi có trụ sở về việc tập sự hành nghề luật sư của người tập sự tại tổ chức mình định kỳ hàng năm. Báo cáo gồm những nội dung chính sau đây:
a) Số lượng người tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư;
b) Đánh giá chất lượng tập sự của người tập sự;
c) Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn và người tập sự theo quy định của Quy chế này;
d) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận tập sự và đề xuất, kiến nghị.
8. Chấm dứt việc hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp người tập sự vi phạm quy định của Luật Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và Quy chế này.
9. Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với người tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Đoàn luật sư có các trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ và đăng ký tập sự cho người tập sự theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
b) Phân công tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 3 Điều 16 của Quy chế này;
c) Giám sát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn và người tập sự trong quá trình tập sự hành nghề luật sư;
d) Gia hạn tập sự cho người tập sự theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
đ) Đề nghị cho người tập sự tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này;
e) Xử lý kỷ luật người tập sự, luật sư hướng dẫn có hành vi vi phạm quy định của Quy chế này;
g) Hoà giải các mâu thuẫn phát sinh giữa người tập sự với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hướng dẫn trong quá trình tập sự;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Quy chế này, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Điều lệ của Đoàn luật sư;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam có các trách nhiệm sau đây:
a) Giám sát các Đoàn luật sư trong việc thực hiện Quy chế này;
b) Tổng hợp tình hình tập sự hành nghề luật sư trong cả nước, đánh giá chất lượng tập sự hành nghề luật sư;
c) Đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư; hỗ trợ Đoàn luật sư ở các tỉnh khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội để phát triển số lượng người tập sự và nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư;
d) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
đ) Hoà giải mâu thuẫn phát sinh giữa các Đoàn luật sư trong quá trình giám sát tập sự;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Quy chế này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
g) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Article 3. Law-practicing probationers
1. The following persons may register for law-practicing probation:
a/ Persons possessing certificates of lawyer profession training;
b/ Persons exempt from law practice training but subject to law-practicing probation under Clause 2. Article 16 of the Law on Lawyers.
2. Persons falling in any of the following cases may not register for law-practicing probation:
a/ Incumbent cadres, civil servants or public employees; professional officers, soldiers or defense workers in agencies or units of the People's Army: professional or technically specialized officers or non-commissioned officers in agencies and units of the People's Public Security Force;
b/ No longer permanently residing in Vietnam;
c/ Being currently examined for penal liability: having been convicted for unintentional crimes or intentional less serious crimes but not yet having previous convictions remitted; having been convicted for intentional serious crimes, very serious crimes or exceptionally serious crimes (even in case previous convictions have been remitted);
d/ Being subject to the administrative measure of confinement to a medical or educational establishment or being on administrative probation;
e/ Having lost the civil act capacity or having limited civil act capacity;
f/ Persons specified at Point a of this Clause who are dismissed within 3 years after the it-dismissal decisions take effect.
Article 4. Admission of law-practicing probationers
1. A person wishing to practice law on probation shall select and reach agreement with a law-practicing organization so as to be admitted as a law-practicing probationer. A law-practicing organization shall issue to such person a certificate of admission of law-practicing probationer and appoint a lawyer who is qualified under Article 13 of this Regulation to instruct such person.
A certificate of admission of law-practicing probationer must contain the following principal details:
a/ Name and office address of the law-practicing organization admitting the law-practicing probationer;
b/ Full name and address of the person admitted as a law-practicing probationer;
c/ Full name, address and serial number of the lawyer card of the instructing lawyer;
d/ Responsibility of the law-practicing organization and instructing lawyer, rights and obligations of the law-practicing probationer during the period of probation.
Such a certificate must bear the signatures of the head of the law-practicing organization. instructing lawyer and law-practicing probationer.
Persons wishing to practice law on probation and law-practicing organizations admitting law-practicing probationers may sign contracts under law. Such contract is as valid as the certificate of admission of law-practicing probationer.
2. In case a person wishing to practice law on probation fails to reach agreement with a law-practicing organization to admit him/her as a law-practicing probationer, he/she may request the management board of a bar association to recommend a law-practicing organization willing to admit him/her for probation. Within 10 working days after being requested, the bar association's management board shall consider and designate a law-practicing organization to admit him/her for probation. In case such law- practicing organization refuses to do so, it shall reply in writing to the bar association, clearly stating the reason.
The designated law-practicing organization shall issue a certificate of admission of law-practicing probationer to or sign a contract with the person wishing to practice law on probation under Clause 1 of this Article and appoint an instructing lawyer qualified under Article 13 of this Regulation.
3. Law-practicing organizations which can admit law-practicing probationers include:
a/ Lawyer offices and law firms; subsidiaries of lawyer offices and law firms:
b/ Vietnam-based subsidiaries of foreign law-practicing organizations and Vietnam-based foreign law firms: Vietnam-based subsidiaries of foreign law firms.
Subsidiaries of Vietnamese law-practicing organizations and Vietnam-based foreign law firms may admit law-practicing probationers when they are authorized in writing by heads of their organizations or directors of their Vietnam-based foreign law firms.
Article 5. Registration of law-practicing probation
1. Probation registration shall be conducted at bar associations in localities in which law-practicing organizations admitting law-practicing probationers are based.
2. A probation registration comprises dossier:
a/ An application for registration for law-practicing probation:
b/ The law-practicing organization's certificate of admission of law-practicing probationer or law-practicing probation contract specified in Clause I. Article 4 of this Regulation:
c/ Copy of the certificate of law practice training or document evidencing exemption from law practice training, for the cases specified in Clause 4, Article 13 of the Law on Lawyers.
In case a law-practicing probationer is entitled to a reduction of the law-practicing probation duration specified in Clause 3. Article 16 of the Law on Lawyers, he/she shall also enclose copies of documents evidencing the reduction of the law-practicing probation duration.
3. Within 5 working days after receiving a complete dossier, the management board of a bar association shall issue a decision on registration of law-practicing probation and record the name of the probationer in the list of probationers of the bar association. In case of refusal, it shall reply in writing, clearly staling the reason. The refused person may lodge a complaint under Article 36 of this Regulation.
Within 7 working days after the issuance of a decision on registration of law-practicing probation, the management board of the bar association shall send such decision to the law-practicing organization admitting the law-practicing probationer and the Vietnam Bar Federation.
4. A person whose name is recorded in the list of probationers of a bar association is called law-practicing probationer (below referred to as probationer). Probationers have the rights and obligations provided in this Regulation.
Article 6. Law-practicing probation duration
1. The law-practicing probation duration is 18 months. For a person entitled to a reduction of the law-practicing probation duration under Clause 2. Article 16 of the Law on Lawyers, such duration is 6 months. For a person entitled to a reduction of the law-practicing probation duration under Clause 3. Article 1.6 of the Law on Lawyers, such duration is 9 months.
The law-practicing probation duration shall be counted from the date of issuance of a decision on registration of law-practicing probation by a bar association.
2. In case a probationer changes his/her place of law-practicing probation under Article 7 of this Regulation, the law-practicing probation duration is equal to the total duration of his/her probation in law-practicing organizations.
3. The total duration of probation shall be counted under Clause 2 of this Article if the probationer has a probation period of at least 6 months in each law-practicing organization as certified in writing by such organization and a written assessment of the instructing lawyer under Clause 3, Article 14 of this Regulation.
4. For a probationer in a law-practicing organization who has a probation period of between 1 and under 6 months, this period may be counted into the total probation duration only in any of the following cases:
a/ The law-practicing organization admitting the probationer suspends or terminates its operation under the Law on Lawyers;
b/ The instructing lawyer dies or cannot continue instructing the probationer due to poor health or for another objective reason:
c/ The instructing lawyer no longer satisfies any of the conditions for instructing law-practicing probationers under Article 13 of this Regulation:
d/ The instructing lawyer fails to fulfill his/ her responsibilities specified in Article 14 of this Regulation;
e/ The probationer changes his/her place of residence;
f/ Other cases specified by law.
Article 7. Change of places of law-practicing probation
1. A probationer who changes his/her place of Jaw-practicing probation from a law-practicing organization to another within the same province or centrally run city shall report in writing on such change to the bar association with which he/she has registered the probation. Such report must contain the assessment and signature of the instructing lawyer and certification of the law-practicing organization in which the probationer works and the law-practicing organization to which the probationer wishes to move.
Within 5 working days after receiving a probationer's report, the management board of the bar association shall issue a decision on change of the place of probation. In case of refusal, it shall reply in writing, clearly slating the reason. The refused person may lodge a complaint under Article 36 of this Regulation.
Within 7 working days after the issuance of a decision on change of the place of probation, the management board of the bar association shall send such decision to the law-practicing organization in which the probationer works, the law-practicing organization to which the probationer wishes to move, and the Vietnam Bar Federation.
2. A probationer who changes his/her place of probation from a law-practicing organization in a province or centrally run city to another in another province or centrally run city shall withdraw his/her name from the list of probationers of the bar association with which he/she has registered and carry out probation registration procedures with the bar association in the locality in which the new law-practicing organization is based under Article 5 of this Regulation. Enclosed with the probation registration dossier must be a report on law-practicing probation results made by the probationer under Article 12 of this Regulation.
Article 8. Suspension or termination of law-practicing probation
1. A probationer may suspend his/her probation after reaching a written agreement with the law-practicing organization having admitted him/her as a probationer and shall report in writing on such suspension to the bar association with which he/she has registered for probation.
The probation suspension must not exceed 3 months and may be prolonged for plausible reasons.
In case the probation suspension exceeds 3 months or the probation is suspended without any plausible reason, the probationer shall reregister his/her probation under Article 5 of this Regulation.
2. A probationer may terminate his/her probation in any of the following cases:
a/ He/she terminates his/her probation on his/ her own will:
b/ He/she is employed as an officer, civil servant or public employee: or a career officer. professional army man or defense worker in an agency or unit of the People's Army; a professional or technical officer or noncommissioned officer in an agency or unit of the People's Public Security Force:
c/ He/she no longer permanently resides in Vietnam:
d/ He/she is sentenced and his/her sentence has taken legal effect;
e/ He/she is subject to the administrative measure of confinement to a medical or educational establishment or administrative probation;
f/ He/she is disciplined by having his/her name deleted from the list of probationers of the bar association.
In case the probationer terminates his/her probation under Point f. Clause 2 of this Article. 3 years after the date of issuance of the disciplining decision, he/she may re-register his/ her probation under Article 5 of this Regulation.
3. In case of expiration of the probation suspension duration specified in Clause I of this Article and in the cases of probation termination specified in Clause 2 of this Article, the law-practicing probation duration shall be counted from the date of re-registration for the probation and must be long enough as required in Clause 1. Article 6 of this Regulation.
Article 9. Prolongation of the law-practicing probation duration
1. A probationer may have his/her probation duration prolonged by the management board of the bar association at the request of the law-practicing organization in any of the following cases:
a/ He/she fails to meet probation requirements as assessed by the instructing lawyer and the law-practicing organization having admitted him/her for probation:
b/ He/she fails to pass the final probation examination.
Within 5 working days after receiving a request of the law-practicing organization, the management board of the bar association shall issue a decision lo prolong the probation duration.
Within 7 working days after the issuance of a decision to prolong the probation, the management board of the bar association shall send the decision to the law-practicing organization admitting the probationer, the probationer and the Vietnam Bar Federation.
2. A probationer may have his/her probation duration prolonged twice at most for between 6 and 12 months each. In case his/her probation duration has been prolonged twice but the probationer still fails to satisfy probation requirements or fails the final probation examination, the management board of the bar association with which he/she has registered for probation shall issue a decision to delete his/her name from the bar association's list of probationers. Persons whose names are deleted from the list of probationers of a bar association may lodge complaints under Article 36 of this Regulation.
Persons whose names are deleted from the list of probationers of a bar association may reregister for probation under Article 5 of this Regulation.
Article 10. Rights of probationers
1. To be provided by instructing lawyers with instructions on law-practicing skills and manners according to the professional code of conduct of lawyers.
2. To assist their instructing lawyers in performing the following jobs as assigned by the latter:
a/ Studying case files:
b/ Collecting documents, objects and circumstances involved in cases;
c/ Preparing counseling grounds or documents:
d/ Contacting individuals, agencies and organizations for exercising the rights and performing the obligations and activities related to the defense, representation and protection of the lawful rights and interests of clients, or providing law counseling;
e/ Performing the extra-procedural representation and providing other legal services with the consent of clients.
3. To attend court hearings or law counseling sessions together with their instructing lawyers; to take notes and perform other jobs as assigned by their instructing lawyers with the consent of clients.
4. To be assisted by the law-practicing organization and their instructing lawyers in the course of probation.
5. To have other rights as agreed upon with the law-practicing organization admitting them or as specified by law.
Article 11. Obligations of probationers
1. To comply with the law on lawyers and law practice.
2. To comply with the charter of the bar association with which they have registered for probation and the professional code of conduct of lawyers.
3. To perform jobs assigned by their instructing lawyers.
4. To be accountable to their instructing lawyers and the law-practicing organization admitting them for probation for the quality of jobs they perform.
5. To comply with the regulations of the law-practicing organization admitting them for probation.
6. To report on law-practicing probation results under Article 12 of this Regulation.
7. To refrain from signing legal counseling documents and other documents when assisting their instructing lawyers in conducting extra-procedural representation and providing other legal services.
8. To perform other obligations as agreed upon with the law-practicing organization admitting them for probation or as specified by law.
Article 12. Reports on law-practicing probation results
1. Upon the expiration of the probation duration specified in Clause 1. Article 6 of this Regulation, probationers shall report in writing on law-practicing probation results to the bar association with which they have registered for probation.
A report on law-practicing probation results must contain the following principal details:
a/ The exercise of the rights and performance of the obligations of the probationer;
b/ Number, contents, lime and places of cases the probationer has been assigned by his/her instructing lawyer to handle and lessons learned:
c/ Problems and difficulties arising in the course of probation, proposals and recommendations.
2. A report on law-practicing probation results must have assessments and the signature of the instructing lawyer under Clause 3, Article 14 of this Regulation and certification of the law-practicing organization in which the probationer works.
Article 13. Conditions on instructing lawyers
1. An instructing lawyer must fully satisfy the following conditions:
a/ Currently practicing law in a law-practicing organization;
b/ Having practiced law for 3 years or more;
c/ Being fully capable, professionally qualified, prestigious and responsible for ai ea(s) of instruction;
d/ Not being subject to any discipline prescribed in the bar association's charter.
Lawyers who have been sanctioned for administrative violations in law practicing activities under the Governments Decree No. 60/2009/ND-CP of July 23.2009, on sanctioning of administrative violations in the judicial domain, may only instruct law-practicing probationers one year after they completely execute sanctioning decisions.
2. At a lime, a lawyer may instruct not more than 3 probationers.
Article 14. Responsibilities of instructing lawyers
1. To instruct probationers on professional knowledge, practicing skills, observance of the professional code of conduct of lawyers, and rights and obligations of probationers.
2. To supervise probationers throughout the course of probation.
3. To give assessments in reports of probationers, clearly indicating probationers' strengths and limitations in their professional capacity and qualifications, practicing skills, sense of discipline and observance of the professional code of conduct of lawyers.
4. To take full responsibility for cases handled by probationers according to their assignment and instructions.
Article 15. Refusal to instruct probationers
1. An instructing lawyer may refuse to instruct a probationer in any of the following cases:
a/ The probationer violates the Law on Lawyers, the professional code of conduct of lawyers and this Regulation;
b/ The probationer fails to obey his/her assignments and instructions.
2. When refusing to instruct probationers, instructing lawyers shall notify the refusal to law-practicing organizations.
Article 16. Change of instructing lawyers
A probationer may request change of his/her instructing lawyer if the latter falls into any of the following cases:
1. He/she no longer satisfies any of the conditions for instructing law-practicing probationers specified in Article 13 of this Regulation.
2. He/she fails to fulfill his/her responsibilities specified in Article 14 of this Regulation.
3. He/she cannot continue instructing the probationer due to poor health or for other objective reasons.
Should a probationer request change of his/ her instructing lawyer, the law-practicing organization shall assign another lawyer who fully satisfies the conditions specified in Article 13 of this Regulation to further instruct this probationer and notify such in writing to the bar association.
In case the law-practicing organization has no other lawyer who fully satisfies the conditions specified in Article 13 of this Regulation, it shall notify such to the management board of the bar association, which shall designate another law-practicing organization to assign another instructing lawyer.
Article 17. Rights and obligations of law-practicing organizations
1. To assign lawyers who fully satisfy the conditions specified in Article 13 of this Regulation to instruct probationers and take responsibility for the assignment.
2. To assign other lawyers in their organizations who fully satisfy the conditions specified in Article 13 of this Regulation to instruct probationers in case incumbent instructing lawyers refuse to instruct probationers under Article Li of this Regulation or probationers request change of instructing lawyers under Article 16 of this Regulation.
3. To create conditions for instructing lawyers and probationers to work in their organizations.
4. To keep books for monitoring the probation of probationers in their organizations. A monitoring book contains the following principal details:
a/ Full name, date of birth and place of residence of the probationer;
b/ Probation duration:
c/ Contents of jobs (cases) assigned to the probationer in the course of probation;
d/ Progress and quality of performance of each job (case).
5. To supervise the performance of the responsibilities of instructing lawyers and the exercise of the rights and performance of the obligations of probationers provided in this Regulation.
6. To refuse to admit probationers in case they have no lawyers qualified for instructing probationers under Article 13 of this Regulation.
7. To report annually in writing to provincial-level Justice Departments and bar associations in localities in which they are based on the probation of probationers in their organizations. A report contains the following principal details:
a/ Number of probationers in the law-practicing organization;
b/ Assessment of probation quality;
c/ Exercise of the rights and performance of the obligations of the law-practicing organization, instructing lawyer and probationer provided in this Regulation;
d/ Difficulties and problems related to the admission of probationers, and proposals and recommendations.
8. To terminate the probation instruction in case probationers violate the Law on Lawyers, the professional code of conduct of lawyers and this Regulation.
9. To exercise other rights and perform other obligations as agreed upon with probationers or provided by law.
Article 18. Responsibilities of socio-professional organizations of lawyers
1. Bar associations have the following responsibilities:
a/ To receive dossiers and register probation for probationers under Article 5 of this Regulation:
b/ To designate law-practicing organizations to admit probationers in cases specified in Clause 2. Article 4 and Clause 3 Article 16 of this Regulation;
c/ To supervise law-practicing organizations, instructing lawyers and probationers in the course of probation;
d/ To prolong the probation duration for probationers under Article 9 of this Regulation;
e/ To ask for permission for probationers to sit examinations of law-practicing probation results specified in Article 22 of this Regulation;
f/ To discipline probationers and instructing lawyers who violate this Regulation;
g/ To conciliate disputes between probationers and law-practicing organizations and instructing lawyers in the course of probation;
h/ To settle complaints and denunciations about probation under this Regulation, the charter of the Vietnam Bar Federation and charters of bar associations;
i/ Other responsibilities provided by law.
2. The Vietnam Bar Federation has the following responsibilities:
a/ To supervise bar associations in implementing this Regulation;
b/ To review the situation of law-practicing probation throughout the country and to assess probation quality;
c/ To propose and apply measures to raise the quality of law-practicing probation: to assist bar associations in provinces with socio-economic difficulties in increasing the number of probationers and raising probation quality;
d/ To propose to competent state agencies measures to develop law practice:
e/ To conciliate disputes among bar associations in the course of probation supervision;
f/ To settle complaints and denunciations about probation under this Regulation and the charter of the Vietnam Bar Federation;
g/ Other responsibilities provided by [aw.