Chương III: Thông tư 18/2009/TT-BYT Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
Số hiệu: | 18/2009/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 14/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2009 |
Ngày công báo: | 05/11/2009 | Số công báo: | Từ số 505 đến số 506 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các bệnh viện phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
a) Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
b) Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
c) Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 của Điều này và có cán bộ phụ trách về kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tổ chức:
a) Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn do Giám đốc (Thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định thành lập. Hội đồng bao gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một Uỷ viên thường trực và các uỷ viên.
b) Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Uỷ viên thường trực là Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc Tổ trưởng tổ kiểm soát nhiễm khuẩn hay một lãnh đạo khoa, phòng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Uỷ viên của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; các phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Vật tư thiết bị Y tế và các bộ phận liên quan khác.
2. Nhiệm vụ:
a) Xem xét, đề xuất, tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
b) Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị về kế hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, dịch bệnh; tư vấnsửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong đơn vị phù hợp với nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tổ chức huấn luyện, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và tuyên truyền thuộc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong phạm vi đơn vị quản lý.
1. Tổ chức:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh hoặc bệnh viện hạng II trở lên phải thành lập Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; nếu có dưới 150 giường bệnh thành lập Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn; các phòng khám đa khoa và các trạm y tế cần có nhân viên phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô bệnh viện có các bộ phận sau: hành chính-giám sát; khử khuẩn-tiệt khuẩn; giặt là và các bộ phận khác do Giám đốc quyết định.
c) Lãnh đạo khoa (tổ): Có Trưởng khoa (tổ trưởng), các Phó trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng khoa. Trưởng khoa (tổ trưởng) có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành y, điều dưỡng hoặc dược và được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng (ban) Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc (thủ trưởng) phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
c) Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
- Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
- Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
d) Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.
đ) Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
e) Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
g) Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
h) Tham gia cùng Khoa vi sinh, Khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
i) Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tổ chức: Gồm đại diện các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; mỗi khoa cử ít nhất một bác sĩ hoặc một điều dưỡng, hộ sinh tham gia mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn. Các thành viên thường xuyên được huấn luyện cập nhật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia, phối hợp tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
b) Tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thầy thuốc, nhân viên tại đơn vị thực hiện các quy định, quy trình chuyên môn liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm trước Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám, chữa bệnh về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong đơn vị:
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Lập kế hoạch công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thựchiện.
c) Chỉ đạo công tác giám sát, phát hiện và đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và những bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch.
d) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và chỉ đạo việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
đ) Đề xuất kế hoạch mua sắm, định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị, vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
e) Tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, huấn luyện kiến thức và kỹ năng kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học sinh, sinh viên y, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
g) Tổ chức nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
h) Phối hợp với các khoa, phòng có liên quan đánh giá hiệu quả thực hiện các kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.
i) Tổng kết, báo cáo hoạt động và kết quả công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
2. Quyền hạn:
a) Thực hiện quyền hạn chung của Trưởng Khoa.
b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân thực hiện đúng các qui định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Đề xuất với Giám đốc (thủ trưởng) khen thưởng, kỷ luật các cá nhân và tập thể có thành tích hoặc vi phạm các kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của Thông tư này.
d) Là uỷ viên thường trực Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn, uỷ viên Hội đồng quản lý chất lượng (nếu có), Hội đồng thuốc và điều trị.
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ chung của điều dưỡng trưởng khoa.
b) Giúp Trưởng khoa thực hiện các nhiệm vụ của Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Giúp Trưởng khoa lập kế hoạch quản lý trang thiết bị, sử dụng vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn tại khoa.
d) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
e) Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Quyền hạn:
Có quyền hạn như các Điều dưỡng trưởng khoa khác và có quyền kiểm tra giám sát các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn .
b) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
c) Thực hiện giám sát, phát hiện, theo dõi, tổng hợp tình hình nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế tại các khoa phòng.
d) Quản lý các trang thiết bị, vật tư, hoá chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn khi được phân công.
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa
2.Quyền hạn:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn đối với các cá nhân và các khoa theo sự phân công của Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
Chapter III
ORGANIZATIONAL SYSTEM, RESPONSIBILITIES AND AUTHORITY
Article 15: Organizational system of infection control in health facilities
1. Hospitals should establish organizational systems of infection control comprising:
a) Infection control councils (committees)
b) Infection control units (teams)
c) Infection control network.
2. Other health facilities should establish organizational systems of infection control in accordance with items 1, a and c of this Article and have staff responsible for infection control.
Article 16. Organization and responsibilities of Infection control councils (committees)
1. Organization:
a) The establishment of infection control councils is decided by Directors or Heads of health facilities. An infection control council is comprised of a chairman, a vice-chairman, a standing executive member and other executive members.
b) The Chairman of the infection control council is a leader or head of the health facility. The vice-chairman and the standing executive member is either head of the infection control unit or one of the leaders of a department/ward who is experienced in infection control.
c) Executive members of the infection control council are representatives for clinical and sub-clinical departments, the general planning department, the nursing department, the administration department, the finance and accounting department, the personnel department, the medical equipment department and other relevant sections.
2. Responsibilities:
a) Reviewing, making proposals and giving counsel to Directors or Heads of the facilities for development of and amendments and supplements to professional technical regulations on infection control appropriate to regulations of the Ministry of Health.
b) Giving advice to Directors or Heads of the facilities on the development plan for infection control and prevention of healthcare associated infections, diseases and epidemics; giving advice on repair, design, new construction of medical facilities in health facilities appropriate with infection control principles.
c) Conducting training, scientific research, direction over lower levels, and promotion on infection control within the management scope of the facilities.
Article 17. Organization and responsibilities of infection control units or teams
1. Organization:
a) Health facilities with from 150 patient beds or more or hospital grade II or higher should establish infection control units; health facilities with less than 150 patient beds should establish infection control teams; general clinics and health stations should have specialized staff responsible for infection control.
b) Depending on the size of the hospital, the infection control unit should be comprised of the following sections: administration and surveillance section, disinfection and sterilization section, laundry section and other sections are decided by Director of the hospital.
c) Leaders of an infection control unit (team) include the Unit Head (Team leader), Unit Deputy-Heads, and Head nurses. The Head of the infection control unit (Team leader) must own a university or higher degree majoring in medicine, nursing or pharmacy and have been trained on specialized infection control.
2. Responsibilities:
a) Developing annual and periodic infection control plans to be submitted to infection control councils (committees) for appraisals prior to approval by Directors (Heads) and implementation.
b) Acting as a focal point in developing infection control regulations and procedures based on common regulations and guidelines of the Ministry of Health to be submitted to Directors (Heads) for approval before implementation.
c) Acting as a focal point in coordinating with relevant departments/wards for conducting infection control surveillance, including:
- Detecting, conducting surveillance and making reports on communicable diseases and epidemics in compliance with the Communicable Disease Prevention and Control Law.
- Detecting and receiving reports on healthcare associated infection cases from clinical departments and bacteria culture results from microbiology departments (laboratories) and proposing timely intervention measures.
- Monitoring and making reports on drug resistant bacteria.
d) Conducting inspections and encouraging permanent and contractual workers and staff, teachers, students, pupils, patients, patients’ family members and visitors to properly follow infection control regulations in health examination and treatment.
đ) Conducting promotion, training, scientific research and participating in direction over lower levels on specialized infection control techniques, guidance on prevention of fatal communicable disease transmission and conducting scientific research and being maintaining international cooperation on infection control.
e) Managing and supervising disinfection, sterilization, laundry work, supply of sterile devices, disinfecting and sterilizing chemicals, linen and consumable materials for infection control throughout the facility.
g) Monitoring, appraising, and reporting of exposures and workplace occupational incidents related to microbiological etiologic agents happening to health workers.
h) Cooperating with microbiology departments, pharmacy departments and clinical departments in monitoring drug resistant microorganisms and appropriate antibiotic use.
i) Coordinating with departments, wards and members of infection control network in detecting and solving problems related to infection control.
Article 18. Organization and responsibilities of infection control network members
1. Organization: The infection control network is comprised of members representing clinical and sub-clinical departments; each department appoints at least a doctor or a nursing staff or midwife as members of the infection control network operating under the professional leadership of infection control units (teams). These members shall be given regular training on updated expertise on infection control.
2. Responsibilities:
a) Participating and coordinating in implementation of infection control in the facility.
b) Participating in inspection and supervision, and encouraging medical doctors and staff in the facility to follow professional regulations and procedures related to infection control.
Article 19. Responsibilities and authority of Head of infection control units (teams).
1. Responsibilities: being accountable to the Director (Head) of the health facility for the overall infection control within the facility:
a) Organizing proper implementation of all responsibilities of infection control units.
b) Making infection control plans to be submitted to the Director for approval and organizing implementation...
c) Directing in surveillance and detection, and making proposals for timely intervention measures aimed at controlling healthcare associated infection cases and diseases of epidemic potential.
d) Participating in development of infection control regulations and procedures and directing the inspections and encouragement for execution.
đ) Making proposals on procurement plans and technical standards and specifications for equipment, consumable materials, and chemicals for infection control in the whole facility.
e) Participating in promotion, guidance, and training on expertise and skills of infection control to health workers, teachers, pupils, medical students, patients, patients’ family members and visitors.
g) Organizing scientific research and training, and giving direction over lower levels on infection control.
h) Coordinating with related departments and wards in assessing the implementation efficacy of specialized infection control techniques
i) Making reviews and reports on performance and outcomes of infection control in the whole facility.
2. Authority:
a) Executing the overall authority of the unit head.
b) Inspecting and requiring departments, wards and individuals to properly follow infection control regulations.
c) Making proposals to the Director (Head of the facility) for rewards or disciplinary actions on individuals and teams getting achievements or violating professional techniques on infection control.
d) Acting as the standing executive member of the infection control council, executive member of the quality management council (if any), and executive member of the medication and treatment council.
Article 20: Responsibility and authority of head nurses of infection control units.
1. Responsibilities:
a) Executing overall responsibilities of head nurses.
b) Assisting heads of infection control units in executing responsibilities of infection control units.
c) Assisting unit heads in making plans for management of equipment and devices, use of consumable materials, and chemicals for professional activities in the unit.
d) Participating in development of infection control regulations and procedures and inspection and supervision on execution.
e) Executing other responsibilities delegated by Heads of infection control units.
2. Authority:
Having authority similar to that of other head nurses and being authorized to conduct inspections and supervision on infection control in departments or wards within health facilities.
Article 21: Responsibilities and authority of medical doctors and specialized staff of infection control units (teams):
1. Responsibilities:
a) Strictly observing infection control regulations.
b) Participating in development of infection control regulations and procedures and inspection and supervision on execution.
c) Conducting surveillance, detection, monitoring, and reviewing of healthcare associated infections in departments.
d) Managing equipments and devices, materials and chemicals for professional work if delegated.
đ) Executing other responsibilities delegated by Heads of infection control units.
2. Authority:
Conducting inspections and supervising the execution of the circular on guidelines for implementation of infection control over individuals and departments in accordance with delegation by heads of infection control units.