Thông tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 18/2009/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 14/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2009 |
Ngày công báo: | 05/11/2009 | Số công báo: | Từ số 505 đến số 506 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2009/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2009 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11/6/1989;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (nhiễm các vi sinh vật gây bệnh) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân như sau:
1. Thầy thuốc, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định và đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến thăm phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác phải bảo đảm điều kiện, phương tiện và kỹ thuật vô khuẩn theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế.
2. Các dụng cụ y tế sử dụng lại phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung tại bộ phận (đơn vị) tiệt khuẩn và phải bảo đảm vô khuẩn từ khâu tiệt khuẩn, lưu trữ, vận chuyển cho tới khi sử dụng cho người bệnh.
3. Không dùng chung găng tay cho người bệnh, thay găng khi chuyển từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một người bệnh và khi thực hiện động tác kỹ thuật vô khuẩn phải mang găng vô khuẩn.
4. Nhân viên y tế tuyệt đối tuân thủ các quy định về vô khuẩn, phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa cách ly khi xâm nhập, làm việc ở các khu vực vô khuẩn.
1. Các dụng cụ, phương tiện, vật liệu y tế dùng trong phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn và được kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn trước khi sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Các dụng cụ, thiết bị, phương tiện chăm sóc và điều trị sau khi sử dụng cho mỗi người bệnh nếu sử dụng lại phải được xử lý theo quy trình thích hợp.
3. Dụng cụ nhiễm khuẩn phải được xử lý (khử nhiễm) ban đầu tại các khoa trước khi chuyển đến đơn vị (bộ phận) khử khuẩn, tiệt khuẩn.
4. Tại bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung, mọi dụng cụ phải được làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn và lưu trữ theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế.
5. Bộ phận (đơn vị) khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung phải có thiết bị làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn cần thiết; phải có xe và thùng vận chuyển chuyên dụng để nhận dụng cụ bẩn và chuyển dụng cụ vô khuẩn riêng tới các khoa phòng chuyên môn.
6. Các khoa, phòng chuyên môn phải có đủ phương tiện, xà phòng, hoá chấtkhử khuẩn cần thiết để xử lý ban đầu dụng cụ nhiễm khuẩn và có tủ để bảo quản dụng cụ vô khuẩn.
7. Dụng cụ đựng trong các bao gói, hộp đã quá hạn sử dụng, bao bì không còn nguyên vẹn hoặc đã mở để sử dụng trong ngày nhưng chưa hết thì không được sử dụng cho người bệnh mà phải tiệt khuẩn lại.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuyên truyền, huấn luyện cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cách ly thích hợp.
2. Nhân viên y tế phải áp dụng các biện pháp Phòng ngừa chuẩn khi tiếp xúc với máu, dịch sinh học khi chăm sóc, điều trị với mọi người bệnh không phân biệt bệnh được chẩn đoán và áp dụng các dự phòng bổ sung theo đường lây.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, phát hiện, xử trí và báo cáo tai nạn rủi ro nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế dự phòng cùng cấp để thông báo và xử lý dịch kịp thời.
4. Những người bệnh khi nghi ngờ hoặc xác định được căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm cần áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa cách ly thích hợp theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
5. Thầy thuốc, nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, cúm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
6. Những người bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng thuốc phải được áp dụng biện pháp phòng ngừa cách ly phù hợp với đường lây truyền của bệnh.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức, giám sát, phát hiện và thông báo, báo cáo các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
2. Tổ chức giám sát, phát hiện, báo cáo và lưu giữ số liệu về các trường hợp nhiễm khuẩn mắc phải trong mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải:
a) Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh môi trường thích hợp và chuyên dụng như tải lau, khăn lau, cây lau nhà, hoá chất vệ sinh, xe chuyên chở phương tiện vệ sinh.
b) Xây dựng lịch và quy trình vệ sinh môi trường phù hợp cho từng khu vực theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
c) Tổ chức giám sát vi sinh tối thiểu 6 tháng một lần về không khí trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, nguồn nước dùng trong điều trị và sinh hoạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d) Tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo đúng qui định.
đ) Có quy định và thực hiện vệ sinh tẩy uế buồng bệnh và các phương tiện chăm sóc liên quan ngay sau khi người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch được chuyển khoa, chuyển viện, ra viện hoặc tử vong.
e) Bảo đảm vệ sinh khoa phòng, vệ sinh ngoại cảnh và tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng định kỳ theo quy định đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
2. Hộ lý và nhân viên làm công tác vệ sinh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được đào tạo về vệ sinh trong các cơ sở y tế theo chương trình đào tạo do Bộ Y tế ban hành.
1. Người bệnh, người nhà người bệnh (khi vào thăm và tham gia chăm sóc người bệnh) phải mặc quần áo bệnh viện theo quy chế trang phục y tế và sử dụng đồ dùng riêng cho từng cá nhân.
2. Trước khi phẫu thuật, người bệnh phải được vệ sinh thân thể theo hướng dẫn quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế.
1. Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi ăn, uống, chế biến thực phẩm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở trực tiếp chế biến và phân phối thức ăn, nước uống trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và người làm việc trực tiếp trong cơ sở này được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện đúng quy chế trang phục y tế cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế; có lịch thay đồ vải và thực hiện việc thay đồ vải cho người bệnh hàng ngày và khi cần.
2. Đồ vải của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được giặt, khử khuẩn tập trung. Các đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu và dịch tiết sinh học phải thu gom, vận chuyển và xử lý riêng đảm bảo an toàn.
3. Đồ vải sạch phải được bảo quản trong các tủ sạch, đồ vải phục vụ chuyên môn phải bảo đảm quy cách, chất lượng và đáp ứng yêu cầu vô khuẩn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trang bị xe đẩy và thùng vận chuyển riêng để nhận đồ vải nhiễm khuẩn và chuyển đồ vải đã giặt sạch đến các khoa, phòng chuyên môn.
Việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi hài phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải:
1. Được thiết kế và trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi xây mới hoặc sửa chữa cải tạo có sự tham gia tư vấn của khoa hoặc cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Có bộ phận (đơn vị) khử khuẩn - tiệt khuẩn tập trung đạt tiêu chuẩn: Thiết kế một chiều; ngăn cách rõ ba khu vực nhiễm khuẩn, sạch và vô khuẩn; dựa vào phân hạng và phân cấp điều trị để trang bị các phương tiện xử lý dụng cụ phù hợp như: máy rửa-khử khuẩn, máy hấp ướt, máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp, máy sấy khô, đóng gói dụng cụ; các phương tiện làm sạch, hoá chất, các test kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn; các buồng, tủ, giá kê để bảo quản dụng cụ tiệt khuẩn.
3. Có nhà giặt thiết kế một chiều, đủ trang bị và phương tiện như máy giặt, máy sấy, phương tiện là (ủi) đồ vải, xe vận chuyển đồ vải bẩn, sạch; bể (thùng) chứa hoá chất khử khuẩn để ngâm đồ vải nhiễm khuẩn, tủ lưu giữ đồ vải; xà phòng giặt, hóa chất khử khuẩn. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể hợp đồng với Công ty có chức năng giặt khử khuẩn đồ vải y tế để bảo đảm việc giặt và cung cấp đồ vải đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh và chuyên môn.
4. Có cơ sở hạ tầng để bảo đảm xử lý an toàn chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí y tế theo Quy định về quản lý chất thải y tế.
5. Các khoa phải có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh, nước sạch, phương tiện rửa cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế.
6. Mỗi khoa phải có ít nhất một buồng để đồ bẩn và xử lý dụng cụ y tế.
7. Buồng phẫu thuật và buồng chăm sóc đặc biệt được trang bị hệ thống thông khí, lọc khí thích hợp, đảm bảo yêu cầu vô khuẩn.
8. Khoa lâm sàng phải có ít nhất một buồng cách ly được trang bị các phương tiện cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế để cách ly người bệnh có nguy cơ phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
9. Khoa lâm sàng phải có ít nhất một buồng thủ thuật có đủ trang thiết bị, thiết kế đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn: có bồn rửa tay, vòi nước, nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch rửa tay, khăn lau tay, bàn chải chà tay, bàn làm thủ thuật, tủ đựng dụng cụ vô khuẩn, thùng đựng chất thải.
10. Phòng xét nghiệm phải bảo đảm điều kiện an toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ và chỉ được tiến hành xét nghiệm trong phạm vi chuyên môn theo quy định của Luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
11. Khoa truyền nhiễm phải có đủ phương tiện phòng ngừa lây truyền bệnh và có khoảng cách an toàn với các khoa, phòng khác và khu dân cư theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
12. Cơ sở vật chất chế biến, phân phối thực phẩm trong bệnh viện phải được xây dựng và thiết kế theo đúng các quy định pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được trang bị đủ các trang thiết bị và phương tiện dưới đây để bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn:
1. Bảo đảm các phương tiện vệ sinh môi trường đầy đủ và phù hợp:
a) Phương tiện rửa tay: bồn rửa tay, phương tiện sát khuẩn tay, khăn lau tay sạch dùng một lần và hóa chất rửa tay.
b) Có đủ phương tiện vệ sinh chuyên dụng bảo đảm cho công việc vệ sinh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiệu quả.
c) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp đồng với Công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp thì hợp đồng phải xác định rõ yêu cầu về trang thiết bị, hóa chất, tiêu chuẩn vệ sinh, quy trình vệ sinh, đào tạo nhân viện vệ sinh theo chương trình tài liệu của Bộ Y tế và kiểm tra đánh giá chất lượng.
d) Có đủ phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải. Thùng, túi lưu giữ chất thải phải bảo đảm đủ số lượng, chất lượng và đúng mầu quy định.
2. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn được trang bị các phương tiện văn phòng để phục vụ công tác giám sát, đào tạo như máy vi tính, máy in; các phương tiện khác phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường và kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Cơ sở chế biến thực phẩm và phân phối xuất ăn trong bệnh viện phải có đầy đủ trang thiết bị và phương tiện theo đúng các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.
1. Thầy thuốc, nhân viên của Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn phải được đào tạo chuyên khoa và thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Thầy thuốc, nhân viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được đào tạo về các quy trình kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng đúng và thành thạo, các phương tiện phòng hộ cá nhân.
1. Các bệnh viện phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
a) Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
b) Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
c) Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 của Điều này và có cán bộ phụ trách về kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tổ chức:
a) Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn do Giám đốc (Thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định thành lập. Hội đồng bao gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một Uỷ viên thường trực và các uỷ viên.
b) Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Uỷ viên thường trực là Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc Tổ trưởng tổ kiểm soát nhiễm khuẩn hay một lãnh đạo khoa, phòng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Uỷ viên của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; các phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Vật tư thiết bị Y tế và các bộ phận liên quan khác.
2. Nhiệm vụ:
a) Xem xét, đề xuất, tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
b) Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị về kế hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, dịch bệnh; tư vấnsửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong đơn vị phù hợp với nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tổ chức huấn luyện, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và tuyên truyền thuộc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong phạm vi đơn vị quản lý.
1. Tổ chức:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh hoặc bệnh viện hạng II trở lên phải thành lập Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; nếu có dưới 150 giường bệnh thành lập Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn; các phòng khám đa khoa và các trạm y tế cần có nhân viên phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô bệnh viện có các bộ phận sau: hành chính-giám sát; khử khuẩn-tiệt khuẩn; giặt là và các bộ phận khác do Giám đốc quyết định.
c) Lãnh đạo khoa (tổ): Có Trưởng khoa (tổ trưởng), các Phó trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng khoa. Trưởng khoa (tổ trưởng) có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành y, điều dưỡng hoặc dược và được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng (ban) Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc (thủ trưởng) phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
c) Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
- Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
- Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
d) Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.
đ) Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
e) Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
g) Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
h) Tham gia cùng Khoa vi sinh, Khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
i) Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tổ chức: Gồm đại diện các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; mỗi khoa cử ít nhất một bác sĩ hoặc một điều dưỡng, hộ sinh tham gia mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn. Các thành viên thường xuyên được huấn luyện cập nhật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia, phối hợp tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
b) Tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thầy thuốc, nhân viên tại đơn vị thực hiện các quy định, quy trình chuyên môn liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm trước Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám, chữa bệnh về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong đơn vị:
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Lập kế hoạch công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thựchiện.
c) Chỉ đạo công tác giám sát, phát hiện và đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và những bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch.
d) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và chỉ đạo việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
đ) Đề xuất kế hoạch mua sắm, định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị, vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
e) Tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, huấn luyện kiến thức và kỹ năng kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học sinh, sinh viên y, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
g) Tổ chức nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
h) Phối hợp với các khoa, phòng có liên quan đánh giá hiệu quả thực hiện các kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.
i) Tổng kết, báo cáo hoạt động và kết quả công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
2. Quyền hạn:
a) Thực hiện quyền hạn chung của Trưởng Khoa.
b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân thực hiện đúng các qui định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Đề xuất với Giám đốc (thủ trưởng) khen thưởng, kỷ luật các cá nhân và tập thể có thành tích hoặc vi phạm các kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của Thông tư này.
d) Là uỷ viên thường trực Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn, uỷ viên Hội đồng quản lý chất lượng (nếu có), Hội đồng thuốc và điều trị.
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ chung của điều dưỡng trưởng khoa.
b) Giúp Trưởng khoa thực hiện các nhiệm vụ của Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Giúp Trưởng khoa lập kế hoạch quản lý trang thiết bị, sử dụng vật tư tiêu hao, hoá chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn tại khoa.
d) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
e) Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Quyền hạn:
Có quyền hạn như các Điều dưỡng trưởng khoa khác và có quyền kiểm tra giám sát các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn .
b) Tham gia xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
c) Thực hiện giám sát, phát hiện, theo dõi, tổng hợp tình hình nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế tại các khoa phòng.
d) Quản lý các trang thiết bị, vật tư, hoá chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn khi được phân công.
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa
2.Quyền hạn:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn đối với các cá nhân và các khoa theo sự phân công của Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Xây dựng và ban hành các qui định cụ thể về các kỹ thuật chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với thực tế của đơn vị theo hướng dẫn của Thông tư này.
2. Đầu tư kinh phí thường xuyên hàng năm đủ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Bảo đảm đủ nhân lực, phương tiện, thiết bị, hoá chất, vật tư cho việc thực hành chuyên môn, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải và vệ sinh, bảo đảm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xanh, sạch, đẹp.
4. Chỉ đạo việc tổ chức huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
5. Bảo đảm an toàn và phòng ngừa lây bệnh truyền nhiễm cho nhân viên y tế và cho người bệnh, nhất là trong các tình huống có dịch bệnh.
6. Phát động phong trào thi đua và thực hiện khen thưởng, kỷ luật về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Xem xét các đề xuất của Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn và thành viên Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn để tham mưu cho Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về kế hoạch, bổ sung sửa đổi các quy định, quy trình và các vấn đề liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Đưa ra những ý kiến và đề xuất liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn khi được Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh yêu cầu.
Phòng Điều dưỡng, phòng Kế hoạch tổng hợp và các phòng liên quan phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và thực hiện kiểm tra, giám sát liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tổ chức thực hiện các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Tổ chức hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến thăm thực hiện các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn người bệnh, người nhà người bệnh và khách tới thăm.
3. Phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức huấn luyện, giám sát, đánh giá công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa.
4. Phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp nhiễm khuẩn mắc phải tại khoa cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn và Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám, chữa bệnh. Phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn tiến hành giám sát, xác định các trường hợp dịch bệnh, nhiễm khuẩn bệnh viện và vi khuẩn kháng thuốc tại khoa.
1. Kiểm tra đôn đốc thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà, học sinh, sinh viên, cán bộ y tế đến học tập tuân thủ quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc và điều trị.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ rửa tay của thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và khách tới thăm.
3. Quản lý, hướng dẫn, giám sát sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân, bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn.
4. Phân công điều dưỡng hoặc hộ sinh tham gia mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Phối hợp với Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện điều tra giám sát nhiễm khuẩn mắc phải và môi trường.
2. Thông báo kịp thời cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn và khoa lâm sàng về kết quả nuôi cấy vi khuẩn và tình hình kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh theo quy định.
1. Cung cấp thông tin về hoá chất khử khuẩn, thuốc kháng sinh và tình hình sử dụng thuốc kháng sinh an toàn hợp lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Phối hợp cùng Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn đề xuất mua sắm, cung cấp và sử dụng hoá chất, vật tư tiêu hao đáp ứng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Thực hiện đúng các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Thực hiện đúng các quy định về giờ thăm, biện pháp cách ly theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân và vệ sinh bệnh viện, phân loại chất thải và các quy định khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người mắc, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phải tuân thủ chế độ điều trị, cách ly, di chuyển hoặc ra viện theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2009.
2. Bãi bỏ Quy chế Chống nhiễm khuẩn, Quy chế công tác khoa Chống nhiễm khuẩn và Quy chế chức năng, nhiệm vụ của Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn trong Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 18/2009/TT-BYT |
Hanoi, October 14, 2009 |
CIRCULAR
GUIDELINE ON THE IMPLEMENTATION OF INFECTION CONTROL IN HEALTH CARE FACILITIES
- Pursuant to the Law on people’s health protection dated 11 June 1989;
- Pursuant to the Communicable Diseases Prevention and Control Law dated 21 November 2007;
- Pursuant to Decree No. 188/2007/ND-CP dated 27 December 2007 issued by the Government stipulating the roles, responsibilities, authority and organizational structure of the Ministry of Health;
- Pursuant to Decision No. 153/2006/QD-TTg dated 30 June 2006 issued by the Prime Minister on approval of the master plan on development of Vietnam Health System for the period from 2010 to 2020.
The Ministry of Health issues these guidelines on infection control in all public and private health facilities as follows:
Chapter I
PROFESSIONAL TECHNIQUES IN INFECTION CONTROL
Article 1. Hand hygiene
1. Health care workers, staff, teachers, students and student trainees in all health facilities should wash hands with proper techniques and standards in adherence with current guidelines issued from the Ministry of Health.
2. Patients, family members and all visitors should wash hands and comply with regulations and guidelines of health care facilities.
Article 2. Execution of regulations on sterilisation
1. When conducting surgical procedures including minor surgery and other invasive techniques, sterile conditions must be maintained. All equipment/devices should be guaranteed as sterile and all sterile techniques conducetd should conform to the current technical procedures of the Ministry of Health.
2. All used medical devices that are able to be reused should be disinfected and sterilised in centrally sterilisation departments and must be sterility must be maintained until patient use.
3. Gloves must always be changed between patients and must be changed between providing care at a contaminated or unclean body area to other body areas of the same patient. Sterile gloves must be worn when conducting sterile procedures.
4. All health care workers must observe regulations on sterilisation, standard precautions, and regulations on isolation when entering and working in designated sterile areas.
Article 3. Cleaning, disinfection and sterilisation of devices and equipments for medical care and treatment
1. Medical devices, equipment and materials used in surgical procedures, minor surgery and other invasive techniques should be disinfected and sterilized.The sterilisation quality should be inspected and guaranteed before use in accordance with guidelines of the Ministry of Health.
2. Medical equipment used for providing care and treatment should be handled in compliance with proper disinfection and sterilisation procedures between patients if reused.
3. Used medical devices/equipment should be initially decontaminated at hospital wards before being transferred to central disinfection and sterilization department.
4. At the central disinfection and sterilisation departments all devices should be cleaned, disinfected, packed, sterilised and stored in compliance with procedures and guidelines issued by the Ministry of Health.
5. Central disinfection and sterilisation departments should have necessary adequate cleaning, disinfecting and sterilizing equipment and use separate designated trolleys/carts and containers for receiving unclean devices and for transporting sterilised devices to departments and wards in health care facilities.
6. Hospital departments and wards should have separate rooms, and necessary equipment, detergents and disinfecting chemicals to ensure the initial treatment of used devices. All hospital departments and wards should have adequate cabinets for safely storing sterilised devices.
7. Medical equipment must be re-sterilised before use if packages/ packets are not-intact; boxes have exceeded expiry dates; or remaining devices in opened sterilised packets and boxes and not used.
Article 4. Implementation of Standard precautions and preventive isolation
1. Health care facilities should provide training and actively promote adherence to standard precautions and additional isolation precautions to all health workers, patients, patients’ family members and visitors
2. Health workers should apply appropriate standard precautions apply to all patients receiving care in health organizations, regardless of their diagnosis or presumed infection status and apply additional precautions based on disease transmission routes.
3. Health facilities should establish a system of management, surveillance, detection, response and reporting of workplace occupational accidents/incidents; Health facilities should coordinate with the relevant preventive health system to ensure the timely reporting and response to epidemics.
4. Patients suspected or confirmed with a communicable disease should be immediately handled with proper additional precautions in compliance with regulations of the Communicable Disease Prevention and Control Law.
5. All medical doctors, health care workers and staff working in all health facilities should be vaccinated against communicable diseases including Hepatitis B, seasonal influenza, and other fatal communicable diseases.
6. Patients suffering infections caused by multi-drug resistant bacteria should be handled with appropriate additional precautions as determined by the transmission routes of the organism/s.
Article 5. Surveillance and Detection of Health Care Acquired Infections and Communicable Diseases in Health Care Facilities
1. Health facilities shall be responsible for the organization, surveillance, detection and notification of all patients with notifiable infectious and communicable diseases in compliance with regulations of the Communicable Disease Prevention and Control Law.
2. Health facilities shall be responsible conducting surveillance, case detection, reporting and maintaining records of cases of all health care acquired infections.
Article 6. Environmental Cleaning and Health Care Waste Management
1. Health care facilities shall:
a) Be equipped with adequate appropriate and specialised environmental cleaning equipment such as buckets, cleaning towels, floor mops, detergents and cleaning chemicals and trolleys/carts for mobilising cleaning equipment.
b) Establish environmental cleaning schedules and procedures appropriate to each specific area in compliance with regulations and guidelines of the Ministry of Health.
c) Conduct micro-biological surveillance at least in every six months to assess the air quality within areas high risk clinical departments and assess water supply sources to ensure compliance with national technical standards.
d) Execute medical waste management in compliance with Ministry of Health regulations.
e) Develop and execute facility regulations for cleaning and disinfection of patient wards and related care equipment immediately after patients with a communicable diseases of epidemic potential are transferred to another department, referred to another hospital, leave the hospital or die.
f) Ensure appropriate cleaning is conducted in all hospital departments/ wards, outside environment, and conduct appropriate periodic insect and rodent erradication in compliance with Ministry of Health regulations to ensure a safe, green, clean environment.
2. All nurse assistants and cleaning staff in all health facilities should be provided with training on health facility hygiene and cleaning in accordance with training programs regulated by the Ministry of Health.
Article 7. Hygiene Practices for Patients and their family members
1. Patients their family members and all visitors should wear hospital uniforms in compliance with the medical dress code including using one uniform for each individual.
2. Prior to surgery, patients should be prepared and draped in compliance with technical guidelines and procedures issued by the Ministry of Health.
Article 8. Food Safety and Hygiene
1. Infection control units are responsible for conducting surveillance and implementing the legal documents concerning food safety and hygiene for all food and beverage processing sections within health facilities.
2. Units directly processing and distributing food and drink in health facilities should have Food Safety and Hygiene Certificates, and staff directly working in those units should be provided with periodic health checks and are responsible for implementing legal regulations on food safety and hygiene.
Article 9. Laundry Management
1. Health facilities should properly follow the medical dress code for patients, their family members/ visitors and health workers. Linen change schedules should be on a daily basis and if also as necessary.
2. Linen in health facilities should be washed daily. Used linen, especially linen soiled with blood and body secretions from patients with communicable diseases should be gathered, transferred and treated on a separate basis. Standard Precautions must be followed.
3. Clean linen should be adequately stored in clean cabinets. Linen to be used for aseptic procedures should meet quality and sterilisation requirements.
4. Health facilities should be equipped with separate collection trolleys and containers for transporting contaminated linen clean linen to the relevant departments/wards.
Article 10. Hygiene practices for holding, burying/cremating and transporting corpses for coronial investigation
Holding, burying/cremating and transportation of corpse should be implemented in compliance with regulations in Circular No 02/2009/TT-BYT dated 26/05/2009 on guidelines for hygiene practices for burial and cremation issued by the Ministry of Health.
Chapter II
CONDITIONS FOR INFECTION CONTROL
Article 11. Physical facilities and equipments Health facilities shall:
1. Have architectural designs and physical facilities/equipments to meet requirements on infection control. Designing for newly-built or renovated health facilities should be based on counsel by infection control units and staff.
2. Have central disinfection and sterilization sections (units) with required standards: design on a one-way basis, separation between 3 areas (infected, clean, and sterile areas); provision of appropriate device treatment machines, based on respective medical treatment categories and levels, including disinfecting washers, wet autoclaves, low-temperature sterilizers, dryers, and device packing machines; availability of cleaning devices, chemicals, sterilization quality tests; rooms, cabinets and pallets for storing sterile devices.
3. Have own laundry houses in one-way design with adequate equipment and devices including washing machines and dryers, equipment for ironing linen, cart/trolleys for transporting clean and unclean linen, tanks or containers of disinfectant liquid for soaking contaminated linen, cabinets for storing linen; and detergents and disinfecting chemicals. Health facilities can enter outsource contracts with companies specializing in washing and disinfecting hospital linen, ensuring adequate washing and supplying of linen to meet professional and patient requirements.
4. Have appropriate infrastructure to ensure safe treatment of medical liquid waste, solid waste and gas waste in compliance with regulations on medical waste management.
5. Departments should have adequate bathrooms, toilets, clean water supply, hand washing devices and supplies for use by patients, patients’ family members and health workers.
6. Each department should have at least one room for storing unclean objects and handling medical devices.
7. Surgery rooms and special care rooms should be equipped with appropriate air ventilating and filtering systems to ensure the required sterile condition.
8. Clinical departments should have at least one isolation room equipped with isolating equipment and devices in accordance with guidelines of the Ministry of Health for isolation of patients with potential of spreading etiologic agents of fatal communicable diseases.
9. Clinical departments should have at least one minor surgery room with adequate equipments/devices and be designed to meet infection control requirements: with washing basins, water taps, clean water supply, soap or hand wash detergents, hand towels, or handrub brushes, specialised beds/tables for minor surgery, cabinets for storing sterile devices, and waste containers.
10. Laboratories should ensure biological safety conditions relevant to each degree and are allowed to conduct tests in their professional scopes in compliance with the Communicable Disease Prevention and Control Law.
11. Departments for communicable diseases should have adequate conditions for prevention of disease transmission and be in safe environmental distance from other departments, wards and populated areas in compliance with the Communicable Disease Prevention and Control Law.
12. Food processing and distributing facilities in hospitals should be designed and constructed in compliance with legal regulations on food safety and hygiene.
Article 12. Equipment and devices
Health facilities should have adequate equipments and conditions to ensure infection control requirements as follows:
1. Ensuring adequate and appropriate environmental sanitary conditions and equipement:
a) Hand washing equipments and supplies: hand washing basins, hand disinfecting materials, disposable clean hand towels and hand washing chemicals.
b) Adequate specialized sanitary equipment to ensure efficient sanitization in health facilities.
c) In the event health facilities enter outsource contracts with industrial cleaning service companies, provisions should be clearly stipulated in the contracts on requirements for equipments and devices, chemicals, sanitary standards, sanitization procedures, organization of training, and on how to coordinate in periodic sanitary quality inspections and appraisals.
d) Adequate equipment for gathering, transporting and storing waste, and containers and bags for storing waste in adequate quantity and quality with proper colour code in compliance with regulations.
2. Infection control units should be equipped with office equipments for surveillance and training including computers, printers, and other equipments for environmental quality inspection and appraisals and infection control.
3. Food processing and distributing facilities in hospitals should be equipped adequate equipment and devices to be used in food processing in compliance with legal regulations on food safety and hygiene.
Article 13. Specialised infection control human resource
Health facilities should ensure human resource for the operation of infection control units (teams): personnel for sections including disinfecting, sterilising and laundry sections. Infection surveillance sections should have at least 1 staff with specialised infection control expertise per 150 patient beds.
Article 14. Training for enhancing infection control expertise and skills of health workers
1. Medical doctors and staff of infection control units (teams) should be provided with specialised training, and regularly updated expertise and practical skills on infection control.
2. Medical doctors and health workers of health facilities should be given training on professional technical procedures on infection control and proper use of personal protection equipments.
Chapter III
ORGANIZATIONAL SYSTEM, RESPONSIBILITIES AND AUTHORITY
Article 15: Organizational system of infection control in health facilities
1. Hospitals should establish organizational systems of infection control comprising:
a) Infection control councils (committees)
b) Infection control units (teams)
c) Infection control network.
2. Other health facilities should establish organizational systems of infection control in accordance with items 1, a and c of this Article and have staff responsible for infection control.
Article 16. Organization and responsibilities of Infection control councils (committees)
1. Organization:
a) The establishment of infection control councils is decided by Directors or Heads of health facilities. An infection control council is comprised of a chairman, a vice-chairman, a standing executive member and other executive members.
b) The Chairman of the infection control council is a leader or head of the health facility. The vice-chairman and the standing executive member is either head of the infection control unit or one of the leaders of a department/ward who is experienced in infection control.
c) Executive members of the infection control council are representatives for clinical and sub-clinical departments, the general planning department, the nursing department, the administration department, the finance and accounting department, the personnel department, the medical equipment department and other relevant sections.
2. Responsibilities:
a) Reviewing, making proposals and giving counsel to Directors or Heads of the facilities for development of and amendments and supplements to professional technical regulations on infection control appropriate to regulations of the Ministry of Health.
b) Giving advice to Directors or Heads of the facilities on the development plan for infection control and prevention of healthcare associated infections, diseases and epidemics; giving advice on repair, design, new construction of medical facilities in health facilities appropriate with infection control principles.
c) Conducting training, scientific research, direction over lower levels, and promotion on infection control within the management scope of the facilities.
Article 17. Organization and responsibilities of infection control units or teams
1. Organization:
a) Health facilities with from 150 patient beds or more or hospital grade II or higher should establish infection control units; health facilities with less than 150 patient beds should establish infection control teams; general clinics and health stations should have specialized staff responsible for infection control.
b) Depending on the size of the hospital, the infection control unit should be comprised of the following sections: administration and surveillance section, disinfection and sterilization section, laundry section and other sections are decided by Director of the hospital.
c) Leaders of an infection control unit (team) include the Unit Head (Team leader), Unit Deputy-Heads, and Head nurses. The Head of the infection control unit (Team leader) must own a university or higher degree majoring in medicine, nursing or pharmacy and have been trained on specialized infection control.
2. Responsibilities:
a) Developing annual and periodic infection control plans to be submitted to infection control councils (committees) for appraisals prior to approval by Directors (Heads) and implementation.
b) Acting as a focal point in developing infection control regulations and procedures based on common regulations and guidelines of the Ministry of Health to be submitted to Directors (Heads) for approval before implementation.
c) Acting as a focal point in coordinating with relevant departments/wards for conducting infection control surveillance, including:
- Detecting, conducting surveillance and making reports on communicable diseases and epidemics in compliance with the Communicable Disease Prevention and Control Law.
- Detecting and receiving reports on healthcare associated infection cases from clinical departments and bacteria culture results from microbiology departments (laboratories) and proposing timely intervention measures.
- Monitoring and making reports on drug resistant bacteria.
d) Conducting inspections and encouraging permanent and contractual workers and staff, teachers, students, pupils, patients, patients’ family members and visitors to properly follow infection control regulations in health examination and treatment.
đ) Conducting promotion, training, scientific research and participating in direction over lower levels on specialized infection control techniques, guidance on prevention of fatal communicable disease transmission and conducting scientific research and being maintaining international cooperation on infection control.
e) Managing and supervising disinfection, sterilization, laundry work, supply of sterile devices, disinfecting and sterilizing chemicals, linen and consumable materials for infection control throughout the facility.
g) Monitoring, appraising, and reporting of exposures and workplace occupational incidents related to microbiological etiologic agents happening to health workers.
h) Cooperating with microbiology departments, pharmacy departments and clinical departments in monitoring drug resistant microorganisms and appropriate antibiotic use.
i) Coordinating with departments, wards and members of infection control network in detecting and solving problems related to infection control.
Article 18. Organization and responsibilities of infection control network members
1. Organization: The infection control network is comprised of members representing clinical and sub-clinical departments; each department appoints at least a doctor or a nursing staff or midwife as members of the infection control network operating under the professional leadership of infection control units (teams). These members shall be given regular training on updated expertise on infection control.
2. Responsibilities:
a) Participating and coordinating in implementation of infection control in the facility.
b) Participating in inspection and supervision, and encouraging medical doctors and staff in the facility to follow professional regulations and procedures related to infection control.
Article 19. Responsibilities and authority of Head of infection control units (teams).
1. Responsibilities: being accountable to the Director (Head) of the health facility for the overall infection control within the facility:
a) Organizing proper implementation of all responsibilities of infection control units.
b) Making infection control plans to be submitted to the Director for approval and organizing implementation...
c) Directing in surveillance and detection, and making proposals for timely intervention measures aimed at controlling healthcare associated infection cases and diseases of epidemic potential.
d) Participating in development of infection control regulations and procedures and directing the inspections and encouragement for execution.
đ) Making proposals on procurement plans and technical standards and specifications for equipment, consumable materials, and chemicals for infection control in the whole facility.
e) Participating in promotion, guidance, and training on expertise and skills of infection control to health workers, teachers, pupils, medical students, patients, patients’ family members and visitors.
g) Organizing scientific research and training, and giving direction over lower levels on infection control.
h) Coordinating with related departments and wards in assessing the implementation efficacy of specialized infection control techniques
i) Making reviews and reports on performance and outcomes of infection control in the whole facility.
2. Authority:
a) Executing the overall authority of the unit head.
b) Inspecting and requiring departments, wards and individuals to properly follow infection control regulations.
c) Making proposals to the Director (Head of the facility) for rewards or disciplinary actions on individuals and teams getting achievements or violating professional techniques on infection control.
d) Acting as the standing executive member of the infection control council, executive member of the quality management council (if any), and executive member of the medication and treatment council.
Article 20: Responsibility and authority of head nurses of infection control units.
1. Responsibilities:
a) Executing overall responsibilities of head nurses.
b) Assisting heads of infection control units in executing responsibilities of infection control units.
c) Assisting unit heads in making plans for management of equipment and devices, use of consumable materials, and chemicals for professional activities in the unit.
d) Participating in development of infection control regulations and procedures and inspection and supervision on execution.
e) Executing other responsibilities delegated by Heads of infection control units.
2. Authority:
Having authority similar to that of other head nurses and being authorized to conduct inspections and supervision on infection control in departments or wards within health facilities.
Article 21: Responsibilities and authority of medical doctors and specialized staff of infection control units (teams):
1. Responsibilities:
a) Strictly observing infection control regulations.
b) Participating in development of infection control regulations and procedures and inspection and supervision on execution.
c) Conducting surveillance, detection, monitoring, and reviewing of healthcare associated infections in departments.
d) Managing equipments and devices, materials and chemicals for professional work if delegated.
đ) Executing other responsibilities delegated by Heads of infection control units.
2. Authority:
Conducting inspections and supervising the execution of the circular on guidelines for implementation of infection control over individuals and departments in accordance with delegation by heads of infection control units.
Chapter IV
RESPONSIBILITIES FOR IMPLEMENTATION
Article 22. Responsibilities of Directors (Heads) of health facilities.
1. Directing and organizing the execution of the circular on guidelines for implementation of infection control in health facilities; Developing and issuing specific regulations on professional techniques on infection control appropriate to situation of particular facilities in accordance with guidelines in this Circular.
2. Allocating annual budgets sufficient for expenses on infection control.
3. Ensuring adequate human resource, equipments and devices, chemicals, materials for professional practice, infection control, waste management and sanitation to ensure green, clean and nice health facilities.
4. Directing in training, scientific research, inspections and surveillance on the implementation of infection control.
5. Ensuring safety and prevention of communicable disease transmission for health workers and patients, especially in epidemic situations.
6. Launching emulation campaigns and implementing rewarding and disciplinary actions on infection control.
Article 23: Responsibilities of infection control councils
1. Giving counsel to Directors (Heads) of health facilities on infection control.
2. Taking into consideration proposals by infection control units (teams) and members of infection control councils for providing counsel to Directors (Heads) of health facilities on plans and amendments to regulations, procedures and matters related to infection control.
3. Giving comments and making proposals related to infection control if required by Directors (Heads) of health facilities.
Article 24. Responsibilities of functional departments
Nursing departments, general planning departments, and related departments coordinate with infection control units (teams) in developing infection control regulations and procedures and conducting inspections and surveillance related to infection control.
Article 25. Responsibilities of heads of departments in health facilities
1. Organizing the execution of infection control regulations and procedures.
2. Arranging for giving guidance to patients, patients’ family members, visitors on execution of infection control regulations for patients, patients’ family members, and visitors.
3. Coordinating with infection control units (teams) in training, surveillance and assessment on infection control activities in departments.
4. Detecting and reporting in a timely manner acquired infection cases in departments to infection control units (teams) and Directors (heads) of health facilities. Coordinating with infection control units (teams) in conducting surveillance and confirming cases of epidemics, nosocomial infections, and drug resistant bacteria in departments.
Article 26. Responsibilities of head nurses
1. Inspecting and reminding medical doctors, health workers, patients, patients’ family members, learners, students, learning health workers of observing infection control regulations and procedures in health care and treatment.
2. Giving guidance and inspecting the implementation of hand wash procedures by medical doctors, health workers, patients, patient’s family members and visitors.
3. Managing, giving guidance on, and supervising the use of personal protection equipments to ensure proper use for the right purpose and the right persons to achieve the highest efficacy of infection control.
4. Delegating nursing staff or midwives to participate in the infection control network.
Article 27. Responsibilities of microbiology departments (laboratories)
1. Coordinating with infection control units (teams) in investigation and surveillance on acquired infections and environmental sanitation.
2. Reporting in a timely manner to infection control units (teams) and clinical departments on microorganism culture results and drug resistance of disease-causing bacteria in compliance with regulations.
Article 28. Responsibilities of pharmacy departments
1. Providing information on disinfecting chemicals, antibiotics, and the safe and appropriate use of antibiotics in health facilities to infection control units (teams).
2. Coordinating with infection control units (teams) in making proposals for procurement, supply and use of chemicals and consumable materials to meet the need of infection control.
Article 29. Responsibilities of medical doctors, health workers, teachers, pupils, and student trainees in health facilities
1. Participating in training courses on knowledge of infection control.
2. Properly following infection control regulations and procedures.
Article 30. Responsibilities of patients, patients’ family members and visitors
1. Strictly complying with regulations on visiting hours and isolation measures in accordance with regulations and guidelines of health facilities.
2. Executing regulations on individual hygiene and hospital sanitation, and waste classification/segregation, and other regulations of health facilities.
3. For patients contracting and people suspected of contracting epidemic-causing communicable diseases group A and some other diseases group B decided by the Ministry of Health, observing procedures on treatment, isolation, moving and leaving hospitals in accordance with regulations of health facilities.
Chapter V
ENFORCEMENT AND IMPLEMENTATION
Article 31. Effective dates
1. This Circular shall come into effect from 1 December 2009.
2. Infection control regulations, regulations on activities of infection control units, and regulations on roles and responsibilities of heads of infection control units in the Regulation on Hospitals promulgated with Decision No 1895/1997/BYT-QD dated 19 September 1997 issued by the Minister of Health shall become null and void.
Article 32. Responsibilities of implementation
Chief administrator of the Ministry of Health, Head of Department of Medical Examination and Treatment Management, Chief Inspector of the Ministry of Health, Heads of all Departments under the Ministry of Health, Directors of hospitals, Institutes involved in patient care and treatment under the Ministry of Health, Directors of centrally-run provincial and municipal Departments of Health, and heads of heath sections of different sectors shall be responsible for implementation, inspection and assessment of the execution of this Circular./.
To be sent to: |
DEPUTY MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực