Chương II Thông tư 17/2021/TT-BTNMT giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước: Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Số hiệu: | 17/2021/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 14/10/2021 | Ngày hiệu lực: | 30/11/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước là một hệ thống thống nhất, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước với cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, bao gồm các thành phần sau:
a) Hệ thống hạ tầng mạng, máy chủ; phần mềm quản lý giấy phép, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở trung ương, địa phương (sau đây gọi chung là phần mềm giám sát);
b) Cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát, bao gồm: thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương và địa phương; tập hợp các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc của công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các thông tin, dữ liệu khác phục vụ giám sát (sau đây gọi chung là cơ sở dữ liệu giám sát) ở trung ương, địa phương;
c) Thiết bị đo đạc, kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu từ cơ sở có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu giám sát thông qua hệ thống hạ tầng mạng, máy chủ và phần mềm giám sát.
2. Đầu tư, xây dựng hệ thống giám sát:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường đầu tư xây dựng hệ thống giám sát ở trung ương quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đầu tư xây dựng hệ thống giám sát ở địa phương quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Thông tin dữ liệu từ hệ thống giám sát là một trong những căn cứ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ quy định của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước.
1. Hệ thống hạ tầng mạng, máy chủ và các thiết bị phụ trợ khác dùng để cài đặt, triển khai phần mềm giám sát phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Hạ tầng mạng phải bảo đảm an toàn, bảo mật và hoạt động ổn định; đáp ứng yêu cầu kết nối, truyền dữ liệu, cập nhật số liệu từ các thiết bị đo đạc, quan trắc của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu giám sát; đáp ứng yêu cầu tác nghiệp của cán bộ quản lý và các yêu cầu kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống giám sát ở trung ương và hệ thống giám sát ở địa phương;
b) Hệ thống máy chủ phải bảo đảm khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu theo thiết kế của phần mềm giám sát; bảo đảm số lượng máy chủ để triển khai theo cơ chế dự phòng, sẵn sàng phục vụ.
2. Phần mềm giám sát được thiết kế chạy trên nền Web, có giao diện tương thích với thiết bị truy cập (máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh); đảm bảo khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các hệ thống khác qua dịch vụ dữ liệu (webservice); đảm bảo quy định của Chính phủ về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và đáp ứng các yêu cầu cụ thể quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
1. Cơ sở dữ liệu giám sát được tổ chức, sắp xếp hợp lý để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên.
2. Cơ sở dữ liệu giám sát bao gồm:
a) Thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương và địa phương quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Đối với cơ sở dữ liệu của các công trình khai thác, sử dụng nước mặt: tập hợp thông tin, dữ liệu về lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy, lưu lượng xả qua tràn, mực nước hồ chứa đối với hoạt động khai thác tài nguyên nước mặt để phát điện; lưu lượng khai thác, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, mực nước hồ, lưu lượng xả qua tràn, chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có) của công trình khai thác đối với hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt cấp cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác;
c) Đối với cơ sở dữ liệu của các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất: mực nước trong các giếng quan trắc, mực nước trong giếng khai thác, lưu lượng khai thác, chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có);
d) Dữ liệu về camera (nếu có).
1. Thiết bị đo đạc tại công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Có dải đo phù hợp với giá trị cần đo;
b) Hoạt động liên tục, kết nối, truyền thông tin, số liệu tới thiết bị thu nhận, lưu trữ của cơ sở dữ liệu giám sát;
c) Đối với các thiết bị đo đạc tự động mực nước, lưu lượng thì thời gian đo đảm bảo không quá 15 phút 01 lần; đối với camera giám sát, tốc độ ghi hình không nhỏ hơn 01 khung hình/phút;
d) Các loại thiết bị đo đạc trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng, sản phẩm hàng hóa và phải được kiểm soát về đo lường (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường.
2. Sai số phép đo khi đo đạc phải đảm bảo sai số tuyệt đối không vượt quá 01 cm đối với thông số mực nước; sai số tương đối không vượt quá 5% so với giá trị thực đo đối với thông số lưu lượng.
3. Các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu phải có chuẩn dữ liệu kết nối phù hợp được quy định cụ thể tại Phụ lục III của Thông tư này.
1. Hệ thống giám sát tài nguyên nước ở trung ương và ở địa phương bảo đảm yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
2. Hệ thống giám sát ở trung ương bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường; chia sẻ dữ liệu với hệ thống giám sát ở địa phương đối với các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn.
3. Hệ thống giám sát ở địa phương bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống giám sát ở trung ương; chia sẻ dữ liệu giám sát với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.
1. The supervision system is a uniform system that is designed to connect and share information and data of the establishments extracting and using water resources with regulatory authorities from central to local governments, including:
a) Network infrastructure and servers; software for managing licenses, monitoring the extraction and use of water resources at central and local levels (hereinafter referred to as “supervision software”);
b) Database of the supervision system, including: information on shared water resources licenses of central and local governments; measurement and monitoring information and data obtained from works for extraction and use of water resources and other information and data serving supervision (hereinafter referred to as “supervision database”) at central and local levels;
c) Equipment for measuring, connecting, directly transmitting and updating data from establishments having works for extraction/use of water resources to the supervision database through network infrastructure, servers and supervision software.
2. Building supervision systems:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall build a central supervision system as prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article;
b) People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees) shall build local supervision systems as prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article.
3. Information and data obtained from the supervision system shall serve as one of the bases for carrying out inspections and handling of administrative violations during compliance with regulations specified in the licenses to extract/use water resources and other regulations of law on water resources.
Article 6. Requirements applicable to network infrastructure, servers and supervision software
1. Network infrastructure, servers and other ancillary equipment used for installing and running supervision shall satisfy the following requirements:
a) Network infrastructure shall ensure safety, confidentiality and stable operation; satisfy the requirements for connecting, transmitting and updating data from measurement and monitoring equipment of works for extraction/use of water resources to the supervision database; satisfy the professional requirements of managers and requirements for connection, exploitation and sharing of data between the central supervision system and the local supervision systems;
b) Servers must ensure its ability to process and store data according to the design of the supervision software; ensure adequate number of servers in case of emergency.
2. Supervision software must be designed to run on web, integrate with access devices (computers, tablets, smartphones); ensure its ability to connect and share information and data with other systems through webservices; comply with the Government’s regulations on level information systems security and the requirements set out in the Appendix I hereof.
Article 7. Requirements applicable to supervision software
1. Supervision software must be organized and set up in a reasonable manner for access, use, management and regular update.
2. The database must include:
a) Information about shared water resources licenses central and local governments specified in the Appendix II hereof;
b) Regarding database of works for extraction/use of surface water: information and data on the minimum discharge flow, plant overflow rate, weir overflow rate, water level at reservoirs in case of extraction of surface water for electricity generation; capacity, minimum discharge flow, water level at reservoirs, quality of water during extraction (if any) in the case of extraction/use of surface water for agriculture, aquaculture and other purposes;
c) Regarding database of works for extraction/use of groundwater: water level in production wells; water level in extraction wells; capacity, quality of water during extraction (if any);
d) Camera data (if any).
Article 8. Requirements applicable to equipment for measuring, connecting and transmitting data of establishments having works
1. The measuring equipment used in works for extraction/use of water resources must satisfy the following main requirements:
a) The value to be measured must be within the measurement range;
b) The measuring equipment must operate continuously, connect and transmit information and data to the data logger of the supervision database;
c) Regarding water level and discharge meters, the measurement range must not exceed 15 minutes at a time; regarding surveillance cameras, the shutter speed must be at least 01 frame per minute;
d) Before being put into use, the measuring equipment must ensure quality, comply with standards and technical regulations in accordance with prevailing regulations on quality, products and goods, and be kept under metrological control (inspection, calibration, testing) in accordance with prevailing regulations on measurement.
2. Upon carrying out measurement of water level, the absolute error must not exceed 01 cm; regarding the flow meter, the relative error must not exceed 5% of the actually measured value.
3. The equipment for measuring, connecting and transmitting data must comply with connect data standard specified in the Appendix III hereof.
Article 9. Sharing and exploitation of water resources supervision data
1. Central and local water resources supervision systems must comply with the requirements for connecting and sharing data in accordance with regulations on management, connection and sharing of digital data of regulatory bodies.
2. The central supervision system must connect and share data with the national natural resources and environment monitoring database and other information systems and database according to the e-Government architecture in the natural resources and environment sector; share data with local supervision systems for the local works for extraction/use of water resources.
3. Local supervision systems must connect and share data with the central supervision system; share supervision data with other information systems and database according to the provincial e-government architecture.