Số hiệu: | 17/2021/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 14/10/2021 | Ngày hiệu lực: | 30/11/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư này quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ khai thác, sử dụng nước biển) thuộc một trong các trường hợp phải có giấy phép sau đây:
1. Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 kW, bao gồm cả hồ chứa thủy lợi kết hợp với phát điện.
2. Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1 m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác.
3. Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quy mô trên 0,1 m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác.
4. Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ khai thác, sử dụng nước biển).
1. Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
2. Bảo đảm tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
3. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông tin, dữ liệu về mặt không gian và thời gian, giữa trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông.
4. Bảo đảm tính thống nhất giữa yêu cầu về giám sát với hoạt động quan trắc của cơ sở được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
5. Các thông số giám sát được quan trắc, đo đạc trực tiếp hoặc tính toán gián tiếp qua các thông số đo đạc khác nhưng phải bảo đảm tính chính xác và trung thực.
Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc giám sát quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
1. Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là hệ thống giám sát).
2. Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.
3. Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp, liên tục vào hệ thống giám sát.
This Circular provides for supervision of extraction and use of water resources by organizations and individuals (“hereinafter referred to as “establishments”) that have works for extraction/use of water resources (except for extraction/use of seawater) in one of the following cases where a license is required:
1. Surface water reservoirs serving electricity generation with an installed capacity of over 50kW and including hydropower-irrigation reservoirs;
2. Surface water reservoirs with a capacity of over 0.1 m3 per second in case of supply of water for agricultural production and aquaculture, and over 100 m3 per 24 hours in case of supply of water for other purposes.
3. Drains, pumping stations and other surface water extraction works specified in Clauses 1 and 2 of this Circular with a capacity of over 0.1 m3 per second in case of supply of water for agricultural production and aquaculture, and over 100 m3 per 24 hours in case of supply of water for other purposes.
4. Groundwater extraction works with a capacity of 10 m3 per 24 hours.
This Circular applies to regulatory bodies, organizations and individuals involved in extraction/use of water resources (except for extraction/use of seawater).
Article 3. Rules for supervision
1. Accuracy, truthfulness, objectiveness and convenience are ensured upon exploitation and use of information and data on extraction and use of water resources are ensured.
2. Information and data are systematically organized, promptly and continuously updated and adequate to serve supervision of extraction and use of water resources.
3. Uniformity in information and data is ensured in terms of space and time; between central government and local governments and in each river basin.
4. Uniformity between supervision requirements and monitoring activities carried out by the establishments issued with the license to extract/use water resources is ensured.
5. Supervision parameters are directly monitored and measured or indirectly calculated using other measuring parameters but the accuracy and truthfulness are ensured.
Article 4. Supervision methods
Supervision of extraction and use of water resources means the supervision of extraction and use of water resources that is carried out by a competent authority by monitoring the monitoring data obtained from the establishments using and extracting water resources. The supervision specified in Articles 10 through 13 of this Circular shall be carried out using the following methods:
1. Automatic and online supervision: monitor automatic and continuous measurement and monitoring data connected and transmitted directly to the system for supervision of extraction and use of water resources (below collectively referred to as “supervision system”).
2. Periodic supervision: monitor the measurement and monitoring data periodically updated to the supervision system.
3. Camera supervision: through the camera, monitor the images connected and transmitted directly and continuously to the supervision system.