Chương V Thông tư 17/2011/TT-BTP hướng dẫn quy định Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật: Kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động luật sư
Số hiệu: | 17/2011/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Đức Chính |
Ngày ban hành: | 14/10/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2011 |
Ngày công báo: | 12/11/2011 | Số công báo: | Từ số 583 đến số 584 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện việc kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư theo thẩm quyền.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương.
Hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm lập Kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương. Kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư cần xác định rõ danh sách đối tượng kiểm tra, thời gian và nội dung kiểm tra; nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra; quyền, nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra; trình tự, thủ tục kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư được thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
Sở Tư pháp có thể thực hiện kiểm tra đột xuất theo ủy quyền của Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong tổ chức, hoạt động luật sư.
Trong thời gian mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Tư pháp gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra.
Việc kiểm tra tổ chức, hoạt động luật sư cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Công khai, khách quan, minh bạch và đúng kế hoạch đã được phê duyệt, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Bảo đảm tính bảo mật trong hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam và Điều lệ Đoàn luật sư;
b) Việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản pháp luật có liên quan;
c) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê;
d) Việc báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan.
đ) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế và các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
2. Đối với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Việc thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; việc xin cấp Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; xin cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;
b) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong trường hợp có thuê lao động;
c) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, thống kê;
d) Việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật;
đ) Việc báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
e) Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
3. Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, nội dung kiểm tra tập trung vào các nội dung ghi trong Giấy đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Việc thực hiện các quy định của Luật Luật sư và quy định của pháp luật có liên quan về việc cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Việc báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, việc lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
1. Đoàn kiểm tra gồm có Trưởng đoàn và các thành viên. Trưởng Đoàn kiểm tra là đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Các thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư.
2. Trưởng Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Lập biên bản kiểm tra; xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
đ) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức, hoạt động luật sư;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi hành chính, quyết định hành chính liên quan đến các thành viên của Đoàn kiểm tra.
3. Các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra và có trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng kiểm tra.
1. Đối tượng kiểm tra có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra;
c) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra;
d) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc bí mật của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành Quyết định kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo và sổ sách theo quy định tại Điều 31, 32, 33 và 36 của Thông tư này; các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
d) Ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra;
đ) Chấp hành quyết định của Đoàn kiểm tra;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Công bố quyết định kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư.
2. Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.
3. Lập biên bản kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư sau khi kết thúc kiểm tra.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động luật sư theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc thanh tra về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương theo quy định của pháp luật về thanh tra.
EXAMINATION AND INSPECTION OF LAW PRACTICE ORGANIZATION AND ACTIVITIES
Article 24. Tasks and powers of the Ministry of Justice and provincial- level People’s Committees in examination of law practice organization and activities
1. The Ministry of Justice and provincial-level People’s Committees shall examine law practice organization and activities according to their competence.
2. Provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committees in examining law practice organization and activities in their localities.
Annually, provincial-level Justice Departments shall elaborate plans on examination of law practice organization and activities in their localities. These plans must clearly identify examinees and time and contents of examination; tasks and powers of the heads and members of examination teams; rights and obligations of examinees; and examination order and procedures. A plan on examination of law practice organization and activities shall be notified in writing to examinees at least seven working days before the examination.
Provincial-level Justice Departments may conduct irregular examination as authorized by the Ministry of Justice or provincial-level People’s Committees when detecting signs of violation of law in law practice organization and activities.
Within 15 days after completing an examination, a provincial-level Justice Department shall submit an examination report to the provincial-level People’s Committee and the Ministry of Justice.
Article 25. Principles of examination of law practice organization and activities
Examination of law practice organization and activities should adhere to the following principles:
1. Publicity, objectivity, transparency and compliance with approved plans, except cases of irregular examination.
2. Assurance of confidentiality in law practice under the Law on Lawyers and related laws.
3. Compliance with the law on lawyers and related laws.
Article 26. Examination contents
1. Examination of a lawyers’ socio-professional organization covers the following major issues:
a/ The lawyers’ socio-professional organization’s performance of its rights and obligations under the Law on Lawyers and its guiding documents, the Charter of the Vietnam Bar Federation and the Charter of the concerned bar association;
b/ Settlement of complaints and denunciations under the Law on Lawyers and related laws;
c/ Compliance with the laws on finance, accounting and statistical work;
d/ Regular and irregular reporting; book making and document keeping under the Law on Lawyers and related laws;
e/ Compliance with the law on international cooperation and other laws on lawyers and law practice.
2. Examination of a Vietnamese law-practicing organization or a foreign law-practicing organization in Vietnam covers the following major issues:
a/ Compliance with regulations on operation registration by Vietnamese law-practicing organizations; application for establishment licenses and operation registration certificates by foreign law-practicing organizations in Vietnam; application for permits for law practice in Vietnam by foreign lawyers;
b/ Compliance with the labor law, for cases of hiring employees;
c/ Compliance with the laws on taxes, finance, accounting and statistical work;
d/ Conclusion and performance of legal service contracts under law;
e/ Regular and irregular reporting; book making and document keeping under the Law on Lawyers and related laws;
f/ Compliance with other laws on lawyers and law practice.
3. Examination of an independent law practitioner focuses on the operations stated in the lawyer’s professional practice registration certificate and compliance with the law on lawyers and law practice and other related laws.
4. For provincial-level Justice Departments, examination focuses on the following major issues:
a/ Compliance with the Law on Lawyers and related laws on grant, modification and withdrawal of operation registration certificates of Vietnamese law-practicing organizations and foreign law-practicing organizations in Vietnam;
b/ Regular and irregular reporting; book making and document keeping under the Law on Lawyers and related laws;
c/ Compliance with other laws on lawyers and law practice.
Article 27. Tasks and powers of examination teams
1. An examination team is composed of the head and members. The team head is a representative of the leadership of a state management agency of lawyers and law practice. Team members are representatives of agencies and organizations involved in the examination of law practice organization and activities.
2. An examination team head has the following tasks and powers:
a/ To direct the proper implementation of examination contents and deadline stated in the examination decision;
b/ To extend the examination when necessary;
c/ To request examinees to provide examination-related information and documents;
d/ To make an examination record and an examination report and take responsibility for their accuracy, truthfulness and objectivity;
e/ To sanction according to his/her competence or propose a competent person to sanction administrative violations in law practice organization and activities;
f/ To settle complaints and denunciations about administrative acts or decisions involving examination team members.
3. Examination team members shall perform their tasks assigned by the team head and keep confidential information on examinees.
Article 28. Tasks and obligations of examinees
1. An examinee has the following rights:
a/ To request examination team members and related agencies and organizations to keep information confidential under law;
b/ To receive the examination record and request explanation about its contents;
c/ To reserve his/her/its opinions in the examination record;
d/ To reject examination when there is no examination decision; to refuse to provide information and documents not related to examination contents, information and documents of state secrets or secrets of clients, unless otherwise provided by law;
e/ To denounce acts of violation of law in the course of examination;
f/ To have other rights under law.
2. An examinee has the following obligations:
a/ To comply with the examination decision of a competent state agency;
b/ To fully prepare reports and books under Articles 31, 32, 33 and 36 of this Circular; and other related dossiers and documents under law;
c/ To promptly, fully and accurately provide examination-related information and documents at the examination team’s request; to take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of those information and documents;
d/ To sign the examination record after the examination is completed;
e/ To comply with the examination team’s decision;
f/ To have other obligations under law.
Article 29. Examination order and procedures
1. To announce the examination decision when commencing examination of law practice organization and activities.
2. To compare, examine and evaluate contents of reports and produce books, papers and documents under law.
3. To make a record on examination of law practice organization and activities after completing the examination.
4. To handle according to competence or propose a competent authority to handle violations of law.
Article 30. Inspection of law practice organization and activities
The Ministry of Justice and provincial-level People’s Committees shall inspection law practice organization and activities under the inspection law.
Provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committees in inspecting law practice organization and activities in their localities under the inspection law.