Chương XXV Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Thủ tục giám đốc thẩm
Số hiệu: | 15/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 02/09/2016 | Số công báo: | Từ số 899 đến số 900 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chuẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
Thông tư số 15/2016 quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, đồng thời hướng dẫn chẩn đoán, giám định đối với các bệnh sau:
- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bụi phổi amiăng, bụi phổi bông, bụi phổi talc, phổi than, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh hen nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, nhiễm độc nghề nghiệp do benzen, nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc mangan, nhiễm độc trinitrotoluen,nhiễm độc asen, nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật, nhiễm độc nicotin, nhiễm độc cacbon monoxit, nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, giảm áp nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, rung cục bộ, bệnh phóng xạ nghề nghiệp, bệnh đục thủy tinh thể, nốt dầu, sạm da, viêm da tiếp xúc, bệnh da nghề nghiệp do môi trường ẩm ướt và lạnh, do tiếp xúc với cao su, bệnh Leptospira, viêm gan B, bệnh lao, nhiễm HIV, viêm gan C, bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Thông tư 15/2016 hướng dẫn nguyên tắc chuẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
- Sau khi chẩn đoán bị mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động cần được:
+ Hạn chế tiếp xúc yếu tố gây bệnh nghề nghiệp đó.
+ Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời.
+ Điều dưỡng phục hồi và giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Một số bệnh nghề nghiệp và bệnh ung thư nghề nghiệp mà không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
- Việc chẩn đoán bệnh nhiễm độc nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải xét nghiệm xác định chất độc trong cơ thể.
Việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động đối với từng bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội được hướng dẫn cụ thể tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15.
Thông tư 15/2016/TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.
3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
1. Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).
2. Văn bản thông báo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật;
d) Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện;
đ) Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.
3. Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.
1. Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.
2. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
3. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.
1. Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.
2. Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.
Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính:
1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
2. Người có thẩm quyền ra quyết định;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
4. Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
5. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
6. Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định;
7. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
8. Yêu cầu của người kháng nghị.
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.
3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho những người quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này và Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
2. Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
3. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương tham gia, do Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị.
5. Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
6. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.
Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.
1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
5. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
6. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhưng bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 371 của Bộ luật này. Nếu hủy để xét xử lại thì tùy trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm.
Trường hợp xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện:
1. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;
2. Việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.
1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm có các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;
b) Họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm;
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
CASSATION PROCEDURE
Article 370. Nature of cassation procedure
The cassation procedure reviews a Court’s effective sentences and rulings under protest upon the exposure of a serious breach of law in the settlement of the case.
Article 371. Grounds for protest through the cassation procedure
A court’s sentences and rulings in effect shall be protested according to the cassation procedure in the presence of one of the following grounds:
1. The court’s sentences and rulings do not correspond with objective facts of the case;
2. A serious breach of legal proceedings for investigation, prosecution and adjudication resulted in a serious error in the settlement of the case;
3. An error in the application of the law occurred.
Article 372. Detection of effective sentences and rulings to be reviewed through the cassation procedure
1. The sentenced person, authorities, organizations and every person shall be entitled to expose violations of the laws in a Court’s sentences and rulings that have come into force, and inform individuals authorized to lodge protests.
2. The provincial People’s Court shall examine the effective sentences and rulings passed by a district People’s Court in order to detect violations of laws and propose the President of the Higher People’s Court or the Supreme People’s Court to lodge protests.
The military court of the military zone shall examine the effective sentences and rulings passed by a local military court to detect violations of laws and propose the President of the Central military court to lodge protests.
3. Individuals authorized to lodge protests shall be informed promptly in writing upon the Court’s or Procuracy's detection of violations of laws in a Court's judgments and rulings through the cassation review or administration of the process of adjudication or through other sources of information.
Article 373. Right to lodge protests through the cassation procedure
1. The president of the Supreme People’s Court and the head of the Supreme People’s Procuracy shall have the right to lodge protests through the cassation procedure, when deemed necessary, against the effective sentences and rulings passed by a Higher People’s Court or other Courts, except for the rulings pronounced by the Judicial panel of the Supreme People’s Court.
2. The president of the Central military court and the head of the Central military procuracy shall have the right to lodge protests through the cassation procedure against the effective sentences and rulings passed by a military Court of a military zone or a local military Court.
3. The president of the Higher People’s Court and the head of the Higher People’s Procuracy shall have the right to lodge protests through the cassation procedure against the effective sentences and rulings passed by a provincial People’s Court or a district People’s Court in conformity to the territorial jurisdiction.
Article 374. Procedures for notice of a Court’s effective rulings and sentences to be reviewed through the cassation procedure
1. The sentenced person, authorities and entities, when exposing violations of laws in the Court’s effective sentences and rulings, shall submit a written notice or give a direct presentation and evidences, documents and items, if available, to the individuals authorized to lodge protests or to the nearest Court or Procuracy.
2. A written notice shall contain these primary details:
a) Date;
b) Name and address of the authority or entity issuing the notice;
c) The court’s effective sentences or rulings in violation of the laws;
d) The details of violations exposed;
dd) The petition for the competent individuals' protests.
3. Such notice must bear the signature or fingerprint of the informing person or the corporate seal and signature of the legal representative of the authority or organization issuing the notice.
Article 375. Procedures for acquisition of notices of a Court’s effective rulings and sentences to be reviewed through the cassation procedure
1. The court or procuracy, when acquiring the written notice, shall input details into the notice receipt journal.
2. When the sentenced person, authorities or entities directly state the violations of laws in a Court’s effective sentences and rulings, the Court or Procuracy must record details stated in writing. If the informing person provides evidences, documents and items, the Court and Procuracy must execute a written record of custody. Such written record shall be made according to Article 133 of this Law.
3. The court or procuracy that receives the written notice and execute written records must send such notice and records with evidences, documents and items, if available, to the individuals authorized to lodge protests. Moreover, the sentenced person, authorities and entities making requests shall be informed in writing.
Article 376. Transfer of case files for contemplation of protests through the cassation procedure
1. The court or procuracy, if in need of examining the case file to contemplate protests through the cassation procedure, shall be entitled to request in writing the Court managing such file to have it transferred.
The court managing the case file, in 07 days upon receiving the written request, must have it transferred to the Court or Procuracy making such request.
2. If the Court and Procuracy simultaneously issue their written requests, the Court managing the case file shall have it transferred on first-come basis and inform the later one.
Article 377. Suspension of the enforcement of sentences and rulings protested through the cassation procedure
The individual issuing the decision to protest sentences and rulings in effect through the cassation procedure shall be entitled to suspend the enforcement of such rulings and sentences.
The decision to suspend the enforcement of sentences and rulings protested through the cassation procedure must be sent to the Court and Procuracy, which held the trials at first and second instance, and competent sentence enforcement authorities.
Article 378. Decision to lodge protests through the cassation procedure
A decision to lodge protests through the cassation procedure shall contain these primary details:
1. The number and date of the decision;
2. The individual authorized to make the decision;
3. The number and date of the sentence or ruling protested;
4. Remarks and analysis of violations and errors in the sentence or ruling protested;
5. Legal grounds that lead to the decision to protest;
6. The decision to protest the whole or parts of the sentence or ruling;
7. The name of the Court empowered to perform the cassation review of the case;
8. The requests by the individual initiating protests.
Article 379. Time limit for protests through the cassation procedure
1. The time limit for protests against the sentenced person shall be 01 year upon the effect of the sentence or ruling.
2. Protests in favor of the sentenced person shall be initiated any time, even for the exoneration of the sentenced person who passed away.
3. Protests on litigants’ civil matters in a criminal case shall abide by the Civil procedure code.
4. If there is no ground to lodge protests through the cassation procedure, the individual authorized to protest must inform the requesting authorities and entities in writing of his decision not to protest and reasons.
Article 380. Delivery of decisions to protest through the cassation procedure
1. The decision to protest through the cassation procedure must be promptly delivered to the Court that passed the effective sentence and ruling protested, the sentenced person, competent authorities enforcing criminal or civil sentences, and other people having interests and duties related to the protests.
2. If the President of the Supreme People’s Court initiates protests, the decision to protest and case file must be promptly delivered to the Court empowered to conduct cassation procedure.
If the President of the Higher People’s Court or Central military court initiates protests, the decision to protest and case file must be promptly delivered to the competent Procuracy.
The court empowered to conduct cassation procedure must deliver the decision to protest and case file to the equivalent Procuracy. The procuracy, in 30 days upon receiving the case file, must send back the file to the Court.
3. If the head of the Supreme People’s Procuracy or Higher People’s Procuracy or Central military procuracy initiates protests, the decision to protest and case file must be promptly delivered to the Court empowered to conduct the cassation procedure.
Article 381. Amendment or revocation of protests
1. Before trial or at the court of cassation, the protesting individual shall be entitled to supplement and amend protests if the time limit for protests is still effective. Amendments to the protests before trial must be executed through written decisions and delivered according to Section 1, Article 380 of this Law. Amendments to the protests in court shall be inputted into the court record.
2. Before trial or in the court of cassation, the protesting individual shall be entitled to withdraw parts or the whole of the protests. The withdrawal of protests before trial must be executed through written decisions. The withdrawal of protests in court shall be inputted into the court record.
3. If all protests are withdrawn before trial, the President of the Court empowered to conduct the cassation procedure shall decide to dismiss the trial of cassation. If all protests are withdrawn in court, the Trial panel shall decide to dismiss the trial of cassation.
The court, in 02 days upon issuing its decision to dismiss the trial of cassation, shall send such decision to the persons as stated in Section 1, Article 380 of this Law and to the equivalent Procuracy.
Article 382. Jurisdiction over cassation procedure
1. Committee of Judges of the Higher People’s Court conducts the cassation procedure through a Judicial panel of three judges to review effective sentences and rulings passed by provincial People’s Courts or district People's Courts in conformity to the territorial jurisdiction.
2. Plenary assembly of the Committee of Judges of the Higher People’s Court conducts the cassation review of effective rulings and sentences passed by a People’s Court as per Section 1 of this Article, which comprise complex elements, or sentences and rulings reviewed by the 3-judge Judicial panel established the Committee of Judges of the Supreme People’s Court through the cassation procedure without reaching an agreement on the settlement of the case through voting.
When the Plenary assembly of the Committee of Judges of the Higher People’s Court holds the trial of cassation, two thirds of its members must be attend the trial, which is chaired by the President of the Supreme People’s Court. Rulings of the Plenary assembly of the Committee of Judges must be approved by more than half of its members; otherwise, the trial shall be adjourned. Plenary assembly of the Committee of Judges, in 30 days upon adjournment of the trial, must resume the trial.
3. Committee of Judges of the Central military court conducts the cassation review of effective sentences and rulings passed by a military court of a military zone or local military court. More than two thirds of members of the Committee of Judges of the Central military court must attend the trial of cassation, which is chaired by the President of the Central military court. Rulings of the Committee of Judges must be approved by more than half of its members; otherwise, the trial shall be adjourned. Committee of Judges, in 30 days upon adjournment of the trial, must resume the trial.
4. Justices’ Council of the Supreme People’s Court assigns a Judicial panel of five Judges to conduct the cassation review of effective rulings and sentences passed the Higher People’s Court or Central military court.
5. Plenary assembly of Judges of the Supreme People’s Court conducts the cassation review of effective rulings and sentences as stated in Section 4 of this Article, which comprise complex elements, or effective rulings and sentences reviewed by the Judicial panel of five Judges of the Justices’ Council of the Supreme People’s Court through the cassation procedure without reaching an agreement on the settlement of the case by voting.
More than two thirds of members of the Plenary assembly of Judges of the Supreme People’s Court must be present at the trial of cassation, which is chaired by the President of the Supreme People’s Court. Rulings of the Plenary assembly of Judges of the Supreme People’s Court must be approved by more than half of its members; otherwise, the trial shall be adjourned. Plenary assembly of Judges, in 30 days upon adjournment of the trial, must resume the trial.
6. Justices’ Council of the Supreme People’s Court shall conduct the cassation review of the entire lawsuit, whose effective sentences and rulings protested fall into different levels of jurisdiction over cassation procedure.
Article 383. Participants in a trial of cassation
1. The procurator assigned by the equivalent Procuracy must attend the trial of cassation.
2. The court, when perceiving the necessity or grounds to amend parts of an effective sentence or ruling, must summon the sentenced person, defense counsel and individuals having interests and duties related to the protests to the court of cassation. The trial of cassation shall occur despite the absence of the said people.
Article 384. Preparation for a trial of cassation
The court president shall assign a Judge from the Judicial panel of cassation to prepare an verbal report on the case. Such report shall summarize the details of the case, the Courts’ sentences and ruling, and particulars of the protests.
The verbal report and relevant documents must be sent to the members of the Judicial panel of cassation not later than 07 days before trial.
Article 385. Time limit for the start of a trial of cassation
The court given authority to conduct the cassation procedure, in 04 months upon receiving the decision to protest and case file, must start the trial.
Article 386. Procedures for a trial of cassation
1. After the presiding judge commences the trial, a member of the Judicial panel of cassation shall present the verbal report on the case. Other members of the Judicial panel of cassation, before discussing and expressing their opinions on the settlement of the case, shall address questions about unclear details to the Judge delivering the verbal report. If the protests are lodged by the Procuracy, the Procurator shall present the details of such protests.
2. If the sentenced person, defense counsel or individuals having duties and interests related to the protests appear in court, they shall be permitted to state opinions at the requests for the Judicial panel of cassation.
The procurator shall present the Procuracy’s opinions on the decision to protest and the settlement of the case/
The procurator and participants in the trial of cassation shall present their oral arguments on relevant issues in connection with the settlement of the case. The presiding judge must allow the Procurator and participants in legal proceedings to express all opinions in just and equal manners before the court.
3. Members of the Judicial panel of cassation shall present their opinions and converse. The judicial panel of cassation shall take vote and announce its rulings on the settlement of the case.
Article 387. Scope of cassation procedure
The judicial panel of cassation must review the entire case beyond the boundary of the protests.
Article 388. Powers of the Judical panel of cassation
1. Reject the protests and sustain the effective sentences and rulings that have been protested.
2. Abrogate the sentences and rulings in effect and sustain lawful judgments and decisions of the Court of first instance or second instance, which were annulled or modified unlawfully.
3. Abrogate sentences and rulings in effect for re-investigation or retrial.
4. Abrogate sentences and rulings in effect and dismiss the case.
5. Redress sentences and rulings in effect.
6. Terminate the cassation procedure.
Article 389. Rejection of protests and sustainment of effective sentences and rulings under protest
The judicial panel of cassation shall reject the protests and sustain the effective sentences and rulings under protest if such rulings and sentences are deemed justified and statutory.
Article 390. Abrogation of sentences and rulings in effect and sustainment of lawful judgments and decisions of a Court of first instance or second instance, which were annulled or modified unlawfully
The judicial panel of cassation shall decide to abrogate the sentences and rulings in effect and sustain the lawful judgments and decisions of the Court of first instance or second instance, which were annulled or modified unlawfully.
Article 391. Abrogation of sentences and rulings in effect for re-investigation or retrial
The judicial panel of cassation shall abrogate the effective sentences and rulings, partly or wholly, for re-investigation or retrial in the presence of one of the grounds as defined in Article 371 of this Law. In the event of retrial, the Judicial panel of cassation shall, as the case may be, decide to have the case retried in the first or second instance.
If the continued detention of the defendant is deemed necessary, the Judicial panel of cassation shall order such detention until a Procuracy or Court handles the case again.
Article 392. Abrogation of sentences and rulings in effect and dismissal of the case
The judicial panel of cassation shall abrogate the sentences and rulings in effect and dismiss the case in the presence of one of the grounds as defined in Article 157 of this Law.
Article 393. Rectification of sentences and rulings in effect
The judicial panel of cassation shall redress the sentences and rulings in effect upon the fulfillment of all conditions below:
1. Documents and evidences in the case file are sufficient and explicit;
2. The rectification of the sentences and rulings does not alter the nature of the case or worsen the sentenced person's circumstances or put the crime victims and litigants at disadvantage.
Article 394. Decision to institute the cassation procedure
1. A judicial panel of cassation shall issue a decision to institute the cassation procedure in the name of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The decision to institute the cassation procedure shall comprise:
a) The date and location of the trial;
b) The full name of members of the Judicial panel of cassation;
c) The full name of the Procurator exercising the prosecution rights and administering the trial;
d) The name of the case reviewed by the Judicial panel through the cassation procedure;
dd) The name, age and address of the sentenced person and individuals having interests and duties in connection with the decision to institute the cassation procedure;
e) Summarize the case and parts of the effective sentences and rulings under protest;
g) The decision to protest and justifications;
h) Remarks by the Judicial panel of cassation, including the analysis of the said justifications for the approval or rejection of the protests;
i) Points, sections and articles of the Criminal Procedure Law and Criminal Code, which are adduced by the Judicial panel of cassation in its decisions;
k) The decisions by the Judical panel of cassation.
Article 395. Effect of rulings from the cassation procedure and delivery of such rulings
1. The rulings by the Judical panel of cassation shall come into force as of the date of pronouncement.
2. The judicial panel of cassation, in 10 days upon pronouncing its rulings, must have them delivered to the sentenced person, individuals filing protests, equivalent Procuracy, Procuracy and Court that held the first-instance or appellate trial. Moreover, competent authorities enforcing criminal or civil sentences, individuals having interests and duties related to the protests or their representatives shall receive such rulings. Furthermore, a written notice shall be sent to the local authorities at the commune, ward and town where the sentenced person resides or his workplace of educational facility.
Article 396. Time limit for transfer of case file for re-investigation or retrial
If the Judicial panel of cassation decides to abrogate a sentence or ruling in effect for re-investigation, the case file, in 15 days upon the issuance of such decision, must be transferred to the equivalent Procuracy for re-investigation according to this Law.
If the Judicial panel of cassation decides to abrogate a sentence or ruling in effect for retrial in the first or second instance, the case file, in 15 days upon the issuance of such decision, must be transferred to a competent Court for retrial according to this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn