Chương XVII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra
Số hiệu: | 15/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 02/09/2016 | Số công báo: | Từ số 899 đến số 900 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chuẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
Thông tư số 15/2016 quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, đồng thời hướng dẫn chẩn đoán, giám định đối với các bệnh sau:
- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bụi phổi amiăng, bụi phổi bông, bụi phổi talc, phổi than, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh hen nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, nhiễm độc nghề nghiệp do benzen, nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc mangan, nhiễm độc trinitrotoluen,nhiễm độc asen, nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật, nhiễm độc nicotin, nhiễm độc cacbon monoxit, nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, giảm áp nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, rung cục bộ, bệnh phóng xạ nghề nghiệp, bệnh đục thủy tinh thể, nốt dầu, sạm da, viêm da tiếp xúc, bệnh da nghề nghiệp do môi trường ẩm ướt và lạnh, do tiếp xúc với cao su, bệnh Leptospira, viêm gan B, bệnh lao, nhiễm HIV, viêm gan C, bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Thông tư 15/2016 hướng dẫn nguyên tắc chuẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
- Sau khi chẩn đoán bị mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động cần được:
+ Hạn chế tiếp xúc yếu tố gây bệnh nghề nghiệp đó.
+ Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời.
+ Điều dưỡng phục hồi và giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Một số bệnh nghề nghiệp và bệnh ung thư nghề nghiệp mà không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
- Việc chẩn đoán bệnh nhiễm độc nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải xét nghiệm xác định chất độc trong cơ thể.
Việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động đối với từng bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội được hướng dẫn cụ thể tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15.
Thông tư 15/2016/TT-BYT có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
3. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.
1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.
1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.
2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).
Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.
3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.
1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.
2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.
4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan.
1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.
2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
SUSPENSION AND CLOSURE OF INVESTIGATION
Article 229. Suspension of investigation
1. Investigation authorities shall decide to suspend investigative activities in one of the following events:
a) Suspects are unidentified or their whereabouts are unknown despite the expiration of the investigation time limit. If the location of suspects is unknown, investigation authorities must issue wanted notices before suspending the investigation;
b) If judicial expert examination finds that suspects suffer from mental illness or fatal diseases, the investigation may be suspended ahead of schedule;
c) Time limit for investigation expires while expert examination, property valuation or judicial assistance, though requested, does not progress. In such event, expert examination, valuation process and judicial assistance shall continue until results are achieved.
2. If there are several suspects in one case but the reason for suspension of investigation does not apply to all of them, the investigative activities against each suspect shall be suspended separately.
3. Investigation authorities, in 02 days upon deciding to suspend the investigation, shall send such decision to the equivalent Procuracy, suspects, their defense counsels or representatives and deliver notices to the crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights.
Article 230. Termination of investigation
1. Investigation authorities shall decide to terminate investigative activities in one of the following events:
a) As per justifications as defined in Section 2, Article 155 and Article 157 of this Law or in Article 16 or Article 29 or Section 2, Article 91 of the Criminal Code;
b) Time limit for investigation expires though suspects are not proved to commit crimes.
2. A decision to terminate investigation shall specify time and issuing place of the decision, reasons and justifications, termination of preventive and coercive measures, return of documents and items impounded (if any), handling of evidences and relevant matters.
If there are several suspects in one case but the reason for suspension of investigation does not apply to all of them, the investigative activities against each suspect shall be terminated separately.
3. The procuracy, in 15 days upon receiving the decision to terminate investigation and case files from investigation authorities, shall consider justifications of such decision and return case files to investigation authorities that handle intra vires matters. If the suspension decision is deemed unjustified, it shall be abrogated and investigation authorities shall be requested to resume investigative activities. If justifications of prosecution suffice, the Procuracy shall nullify the decision on investigation suspension and decide to prosecute according to the time limit, sequence and formalities as stated in this Law.
Article 231. Seeking of suspects
1. Investigative authorities shall decide to issue wanted notices against suspects on the loose or in unknown places.
2. A wanted notice shall specify full name, date of birth, residential address of suspects, their traits for identification, crimes against which suspects are charged and other details as per Section 2, Article 132 of this law; and suspects' photos (if available).
A wanted notice for a suspect shall be sent to the equivalent Procuracy and publicly announced for everyone to detect and detain the wanted person.
3. Upon the capture of the suspect as per the wanted notice, the investigation authority issuing such notice shall terminate it. A decision to terminate wanted notice shall be sent to the equivalent Procuracy and publicly announced.
Article 232. Closure of investigation
1. Investigation authorities, when closing an investigation, must conclude the investigation in writing.
2. The investigation ends when the investigation authorities concluding the investigation requisition charges or terminate the investigation.
3. The written conclusion of investigation shall specify date, full name and position of the person concluding the investigation and bear his signature.
4. Investigation authorities, in 02 days upon concluding the investigation in writing, shall send such conclusion to requisition charges or enclose a decision to terminate investigation and case files to the equivalent Procuracy. Suspects or their representative or defense counsels shall be given a copy of the conclusion of investigation for charges or suspension of investigation. Crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights shall be informed.
Article 233. Conclusion of investigation during the stage of prosecution
During the stage of prosecution, the written conclusion of investigation shall specify the progress of crimes; evidences of suspects' commission of crimes, their artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by the crimes; preventive and coercive measures enforced, altered or terminated; factors aggravating and mitigating criminal liabilities, traits and personal record of suspects; seizure and impoundment of documents and items, handling of evidences; reasons and circumstances leading to the crimes and other facts significant to the case; reasons and justifications of prosecution; offence titles, Articles, Sections and Points quoted from the Criminal Code; recommendations for the settlement of the case.
The written conclusion of investigation shall specify issue date, full name and position of the person concluding the investigation and bear his signature.
Article 234. Conclusion of an investigation terminated
When an investigation is terminated, the written conclusion of investigation shall specify events, process of investigation, reasons and justification of investigation suspension.
The written conclusion of investigation shall specify issue date, full name and position of the person concluding the investigation and bear his signature.
A decision to terminate investigation shall specify time and issuing place of the decision, reasons and justifications, termination of preventive and coercive measures, return of documents and items impounded (if any), handling of evidences and relevant matters.
Article 235. Resumption of investigation
1. Investigation authorities, when having justifications to annul the decision to terminate or suspend investigation, shall decide to resume the investigation if the prescriptive period for criminal prosecution remains effective.
If the investigation is terminated according to Section 5 and Section 6, Article 157 of this Law without the consent of the suspect who petitions for repetition of investigation, investigation authorities or equivalent procuracies shall decide to resume the investigation.
2. Investigation authorities, in 02 days upon deciding to resume the investigation, shall send such decision to the equivalent Procuracy, suspects, their defense counsels or representatives and deliver notices to the crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn