Chương II Thông tư 149/2020/TT-BCA: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 149/2020/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2021 |
Ngày công báo: | 27/01/2021 | Số công báo: | Từ số 121 đến số 122 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các cơ sở bắt buộc phải thành lập đội PCCC chuyên ngành
Nội dung này được quy định tại Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, các cơ sở bắt buộc phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành gồm có:
- Cơ sở hạt nhân;
- Cảng hàng không, cảng biển;
- Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;
- Cơ sở khai thác than;
- Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;
- Kho dự trữ quốc gia;
- Kho dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ có tổng dung tích 15.000 m3 trở lên;
- Nhà máy thủy điện có công suất từ 300 MW trở lên;
- Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 200 MW trở lên;
- Cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên;
- Cơ sở dệt công suất 20 triệu mét vuông/năm;
- Cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên;
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50 héc ta trở lên.
Thông tư 149/2020/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ 20/02/2021, thay thế Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 và Thông tư 36/2018/TT-BCA ngày 05/12/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ, gồm:
a) Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
b) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
c) Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
d) Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có);
đ) Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
e) Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
g) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
h) Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
i) Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);
k) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
l) Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
2. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gồm các nội dung quy định tại điểm a, đ, e, g, h và điểm k khoản 1 Điều này.
3. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
b) Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao là khu dân cư quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi có một trong những tiêu chí như sau:
1. Có làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ.
2. Có tối thiểu 20% hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất dễ cháy, nổ trên tổng số nhà ở hộ gia đình.
3. Có cơ sở chế biến, sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ bộ máy tổ chức, biên chế, địa bàn, số lượng cơ sở theo danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP để quyết định phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh quản lý đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn và các loại hình cơ sở sau: Trụ sở cơ quan hành chính cấp tỉnh trở lên; cơ sở, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp nằm trên 02 địa bàn hành chính cấp huyện trở lên và cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Việc quản lý về phòng cháy và chữa cháy các cơ sở còn lại của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP do Công an cấp huyện thực hiện.
1. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện, thực tế hoạt động và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình.
2. Kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
a) Phạm vi được kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Ghi nhận và đánh giá các điều kiện không bảo đảm dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (nếu có), đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
c) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Các nội dung khác (nếu có).
1. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy
a) Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều lực lượng Công an trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
đ) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;
e) Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;
g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy của khu dân cư thuộc phạm vi quản lý; người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý; chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền quy định tại các điểm đ, e và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm g khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và lưu 01 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
2. Phương án chữa cháy của cơ quan Công an sau khi được phê duyệt theo quy định, đơn vị trực tiếp xây dựng phương án có trách nhiệm xây dựng Phiếu chiến thuật chữa cháy theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và sao gửi cho cơ quan Công an có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án.
1. Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
2. Phương án chữa cháy của cơ quan Công an quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.
1. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, gồm: Cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy; cơ sở hạ tầng thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, gồm: Thông tin báo sự cố (cháy, tai nạn; báo lỗi của hệ thống, thiết bị báo cháy), tình trạng hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở; đặc điểm của cơ sở có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; lực lượng, phương tiện, hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; việc thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn của cơ sở; những thay đổi của cơ sở có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các thông tin khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
3. Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm: Các thiết bị (máy chủ, thiết bị phần cứng, hệ thống kết nối) trang bị tại cơ quan Công an ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; thiết bị truyền tin báo sự cố trang bị tại cơ sở; phần mềm lưu trữ, xử lý thông tin cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy từ các cơ sở đến cơ quan Công an và giữa cơ quan Công an các cấp.
4. Kết nối, truyền dẫn dữ liệu, thông tin: Thông tin báo sự cố của cơ sở được thực hiện thông qua thiết bị truyền tin báo sự cố và dịch vụ kết nối từ các cơ sở đến cơ quan Công an do các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tin báo sự cố thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và các thông tin báo sự cố phải được kết nối đồng bộ với phần mềm quản lý của cơ quan Công an; phải bảo đảm yêu cầu về an ninh, an toàn và bảo mật theo quy định.
1. Cơ sở hạ tầng thông tin của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố được đầu tư theo quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, bảo đảm quyền của các cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận và sử dụng hạ tầng phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ sở thuộc diện phải cung cấp cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và lắp đặt thiết bị truyền tin báo sự cố:
a) Bố trí người có trách nhiệm cập nhật đầy đủ các thông tin về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở theo yêu cầu của cơ quan Công an; trường hợp có thay đổi so với thông tin ban đầu thì phải cập nhật ngay những thông tin thay đổi; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của thông tin;
b) Lựa chọn thiết bị truyền tin báo sự cố phù hợp để đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Cài đặt tối thiểu 02 số điện thoại thường trực nhận tin nhắn, cuộc gọi cảnh báo cháy, sự cố, tai nạn từ hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố;
c) Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị truyền tin báo sự cố theo đúng thông tin đã cung cấp cho cơ quan Công an. Sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị đúng kỹ thuật, đúng quy trình của đơn vị cung cấp dịch vụ và hướng dẫn của cơ quan Công an.
3. Điều kiện và trách nhiệm của đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng thông tin, đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tin báo sự cố theo phạm vi dịch vụ cung cấp của mỗi đơn vị:
a) Có giải pháp, hệ thống công nghệ, thiết bị phục vụ công tác quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và thiết bị truyền tin báo sự cố đáp ứng yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định của Bộ Công an;
b) Duy trì, xây dựng, phát triển giải pháp, hỗ trợ quản lý vận hành hệ thống theo yêu cầu của cơ quan Công an trong suốt quá trình hoạt động;
c) Có trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến 24 giờ/24 giờ; có lực lượng sửa chữa, bảo hành, thay thế thiết bị;
d) Thực hiện các yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin mạng, bảo mật hệ thống và cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật.
4. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức quản lý, khai thác, vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố; hướng dẫn chi tiết nội dung, biện pháp, quy trình triển khai, phân quyền quản lý, khai thác hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc; kiểm tra, đánh giá, thông báo công khai đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng thông tin của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 3 Điều này.
5. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai, khai thác hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố phù hợp với quy định và hướng dẫn của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Cơ sở quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở sau: Kho dự trữ cấp quốc gia; kho dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ có tổng dung tích 15.000 m3 trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 300 MW trở lên, nhà máy nhiệt điện có công suất từ 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên; cơ sở dệt công suất 20 triệu m2/năm trở lên; cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
1. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống, phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 90 tiết (tương đương 12 ngày);
b) Kiến thức cơ bản về thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy; kiến thức về phòng cháy trong đầu tư xây dựng. Thời lượng bồi dưỡng 75 tiết (tương đương 10 ngày);
c) Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy trong công tác kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiến thức cơ bản về quy trình, thiết bị phục vụ kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 30 tiết (tương đương 04 ngày);
d) Kiến thức chuyên sâu về nguyên lý, cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật của hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 75 tiết (tương đương 10 ngày);
đ) Kiến thức về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong thi công xây dựng; biện pháp thi công, lắp đặt các hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Thời lượng bồi dưỡng 45 tiết (tương đương 06 ngày).
2. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cá nhân quy định tại khoản 6 và khoản 8 Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được bồi dưỡng kiến thức theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Cá nhân hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy được bồi dưỡng kiến thức theo quy định tại điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Cá nhân hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy được bồi dưỡng kiến thức theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.
5. Cá nhân hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy được bồi dưỡng kiến thức theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này.
6. Cơ sở giáo dục quy định tại điểm a khoản 3 Điều 43 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng; công khai thông tin cấp chứng chỉ trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục. Nội dung công bố công khai gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh của cá nhân được cấp chứng chỉ, nội dung được bồi dưỡng, số chứng chỉ, ngày tháng cấp chứng chỉ.
7. Nội dung, hình thức, quy cách của Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tem kiểm định được dán trên các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
a) Tem mẫu A dùng để dán lên các loại phương tiện: Xe chữa cháy; xe cứu nạn, cứu hộ; xe thang chữa cháy; xe trạm bơm; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe hút khói; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy; máy bơm chữa cháy; dụng cụ (téc, phuy, bình, can) chứa chất chữa cháy nêu tại mục 4 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Tem mẫu B dùng để dán lên các loại phương tiện: Vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối, trụ nước chữa cháy;
c) Tem mẫu C dùng để dán lên các loại phương tiện: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy; tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy, nút ấn xả chất chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố;
d) Tem mẫu D dùng để dán lên các loại phương tiện: Van báo động, van tràn ngập, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy của hệ thống chữa cháy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy;
đ) Tem mẫu E dùng để dán lên các loại phương tiện: Bình chữa cháy các loại; chai chứa khí chữa cháy;
e) Tem mẫu G dùng để dán lên các đầu phun chất chữa cháy các loại.
2. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in, phát hành, quản lý tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Article 4. Documents on management and monitoring of fire prevention and fighting operations
1. Documents on management and monitoring of fire prevention and fighting operations of facilities included in the list in Appendix III promulgated together with the Government’s Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 providing guidelines for a number of Articles of Law on Fire Prevention and Fighting and Law on Amendments to Law on Fire Prevention and Fighting (hereinafter referred to as “Decree No. 136/2020/ND-CP”) shall be prepared and retained by heads of these facilities and include:
a) Regulations, instructional documents and guidelines on fire prevention and fighting; decisions on assignment of fire prevention and fighting tasks of the facility (if any);
b) Certificate of design appraisal, design appraisal document (if any); and written approval of fire prevention and fighting commissioning results for facilities included in the list in Appendix V enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP;
c) Copy of site plan showing roads and water supply for firefighting purpose, purpose-based space division of technological lines and items in the facility approved by competent authorities (if any);
d) Decision on establishment of internal/specialized firefighting force (if any);
dd) Decision on issuance of certificate of training in fire prevention and fighting and rescue operations or copy of certificate of training in fire prevention and fighting and rescue operations issued by the competent police authority;
e) The facility’s firefighting plan, which has been approved by the competent authority; plan for firefighting plan drills and report on results thereof;
g) Fire safety inspection records by the competent authority/person mentioned in Clause 3 Article 16 of Decree No. 136/2020/ND-CP; records of results of fire safety self-inspection; reports on results of biannual fire safety inspections by the facility head according to regulations in Point b Clause 3 Article 16 of Decree No. 136/2020/ND-CP; reports prepared upon change to fire safety conditions (if any); written propositions concerning fire prevention and fighting operations; offence notices, decisions on administrative penalty for violation against regulations on fire prevention and fighting, temporary suspension decisions, suspension decisions and operation resumption decisions (if any);
h) Fire/Explosion incident reports (if any); notifications of conclusion of investigation into fire incident by competent authorities (if any);
i) Records of results of inspection of grounding resistance for lightning protection and inspection of pressure-resistant pipes, equipment and systems (if any);
k) Certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business (if any);
l) Certificate of compulsory fire and explosion insurance for facilities mentioned in the list in Appendix II enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP.
2. Documents on management and monitoring of fire prevention and fighting operations of facilities mentioned in the list in Appendix IV enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP include the documents specified in Points a, dd, e, g, h and k Clause 1 herein.
3. Facility heads shall organize revision of documents on management and monitoring of fire prevention and fighting operations of their facilities.
Article 5. Fire safety regulations, fire escape plans, fire prevention and fighting instruction signs, signage and prohibition signs
1. Fire safety regulations must be appropriate to the operational characteristics of each facility and include the following basic contents: regulations on management and use of power, fire sources, heat sources, flammable substances, explosives, spark-generating equipment and heat-generating equipment; regulations on management and use of fire prevention and fighting equipment; prohibited acts per regulations of law on fire prevention and fighting; and actions to be taken during a fire or explosion incident.
2. Fire escape plans must show the escape route and location of firefighting equipment of each area and floor. Depending on the operational characteristics of each facility, the fire escape plan may be separated into different plans showing one or more than one of the abovementioned contents.
3. Fire prevention and fighting instruction signs, signage and prohibition signs include:
a) No fire signs, no smoking signs, signs prohibiting carry and use of matches, lighters, mobile phones, transceivers, and heat-generating, spark-generating or fire-generating equipment, objects and substances in places of manufacturing, storage and/or use of explosive materials, gas, oil, liquefied gas and flammable chemicals;
b) Fire/Explosion danger signs;
c) Fire prevention and fighting instruction signs, including escape route signs, fire exit signs; signs denoting locations of fire hydrants and fire fighting water containers.
4. Specifications and specimens of fire prevention and fighting instruction signs, signage and prohibition signs are provided for in National Standard TCVN 4879:1989 on Fire protection - Safety signs. In case where it is necessary to specify the validity period of a sign, a secondary sign shall be provided.
5. Fire safety regulations, fire escape plans and fire prevention and fighting instruction signs, signage and prohibition signs must be disseminated and placed at easily noticed locations for everyone to know and follow.
Article 6. Residential areas at high risk of fire and explosion
A residential area at high risk of fire and explosion is a residential area mentioned in Clause 1 Article 6 of Decree No. 136/2020/ND-CP and meeting any of the following criteria:
1. A handicraft village engaging in manufacturing and/or trade of goods posing fire or explosion hazard is located inside the residential area.
2. At least 20% of total households in the residential area engage in manufacturing and/or trade of goods/chemicals posing fire or explosion hazard.
3. A facility for processing, producing and/or preserving petroleum and petroleum products, gas and/or chemicals posing fire or explosion hazard; a terminal for petroleum and petroleum products, a terminal for gas and/or chemicals posing fire or explosion hazard; or a filling station is located inside the residential area.
Article 7. Decentralization of fire management of police authorities
Based on apparatus, payroll and localities under management of provincial police authorities and number of facilities mentioned in the list in Appendix III enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP, heads of provincial police authorities shall decide to delegate management of fire safety of motor vehicles subject to special fire safety requirements belonging to regulatory bodies and organizations whose premises are located in localities under their management and the following types of facilities to fire departments in accordance with fire safety requirements: premises of administrative authorities at provincial level and higher; and technical infrastructures and facilities relevant to fire prevention and fighting operations of cities, economic zones, industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and industry clusters located in 02 administrative units at district level or higher and facilities at risk of fire or explosion. Fire safety of the remaining facilities mentioned in Appendix III enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP shall be managed by district-level police authorities.
Article 8. Fire safety inspection
1. Based on capacity, real-world operations and applicable fire safety requirements, heads of facilities and owners of motor vehicles subject to special fire safety requirements, household heads and forest owners mentioned in Points a and b Clause 3 Article 16 of Decree No. 136/2020/ND-CP shall organize fire safety inspection on a regular basis intra vires. The inspected items are provided for in Clause 2 Article 16 of Decree No. 136/2020/ND-CP.
2. Inspection results must contain the following basic contents:
a) Scope of inspection;
b) Record and assessment of any failure to meet a requirement, which compromises safety and violates fire prevention and fighting regulations (if any), proposed remedial measure for such compromise and/or violation;
c) Other relevant contents (if any).
3. A report on fire safety inspection results prepared by heads of facilities mentioned in Point b Clause 3 Article 16 of Decree No. 136/2020/ND-CP and submitted to the supervisory police authority includes the following basic contents:
a) Results of self-inspection of maintenance of compliance with fire safety requirements;
b) Results of response to requests and propositions of competent authorities;
c) Other relevant contents (if any).
Article 9. Competence in firefighting plan approval
1. Competence in firefighting plan approval
a) The Minister of Public Security has the power to approve firefighting plans of police authorities involving mobilization of forces and equipment of police authorities of multiple provinces and central-affiliated cities;
b) Chairpersons of provincial People’s Committees have the power to approve firefighting plans of police authorities involving mobilization of forces and equipment of regulatory bodies and organizations under their management;
c) Heads of provincial police authorities have the power to approve firefighting plans of police authorities involving mobilization of forces and equipment of multiple police authorities in localities under their management;
d) Chairpersons of district-level People’s Committees have the power to approve firefighting plans of police authorities involving mobilization of forces and equipment of regulatory bodies and organizations under their management;
dd) Heads of fire departments have the power to approve firefighting plans of facilities and firefighting plans of police authorities for facilities under their management;
e) Heads of district-level police authorities have the power to approve firefighting plans of facilities and firefighting plans of police authorities for facilities under their management;
g) Chairpersons of commune-level People’s Committees have the power to approve firefighting plans of residential areas under their management; heads of the facilities mentioned in Appendix IV enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP have the power to approve firefighting plans of their facilities; owners of motor vehicles subject to special fire safety requirements have the power to approve firefighting plans of their vehicles.
Within 07 working days starting from the date of receipt of an application adequate and valid according to regulations in Clause 4 Article 19 of Decree No. 136/2020/ND-CP, competent persons mentioned in Points dd and e and Chairpersons of commune-level People’s Committees mentioned in Point g Clause 1 herein shall consider approving firefighting plans of facilities and retain 01 copy of each approved plan; and provide a written explanation if a plan is rejected.
2. After a firefighting plan of a police authority is approved according to regulations, the unit directly formulating the plan shall fill out the firefighting tactics sheet using Form No. 01 in the Appendix enclosed with this Circular and send a copy to the police authority/ies whose forces/equipment are/is involved in the plan.
Article 10. Time limit for firefighting plan drills
1. Drills of facility firefighting plans mentioned in Point a Clause 3 Article 19 of Decree No. 136/2020/ND-CP must take place at least once a year and on an ad hoc basis upon request for assurance of fire safety of special local political, economic, cultural and social events. Each drill may include one or more than one fire scenario but all scenarios in the plan must be featured in a drill.
2. Drills of firefighting plans of police authorities mentioned in Points b and c Clause 3 Article 19 of Decree No. 136/2020/ND-CP shall take place at the request of persons competent in approving the plans. The police authority in charge of a firefighting plan drill must notify the drill time to the Chairperson of the commune-level People’s Committee and head of the facility where the drill takes place at least 05 working days before drill day and send a request for mobilization of forces and equipment to regulatory bodies, organizations, households and individuals mobilized for the drill at least 05 working days before drill day.
Article 11. Management systems
1. Management systems include databases on fire prevention and fighting and information infrastructures.
2. A database on fire prevention and fighting includes incident notification (fires, incidents; fire alarm system/equipment errors), operational status of fire safety systems and technical systems relevant to fire prevention and fighting in the facility; characteristics of the facility related to fire prevention and fighting and rescue operations; forces, equipment, roads and water supply for firefighting and rescue operations of the facility; inspection of fire prevention and fighting and rescue operations, and handling of violations against regulations on fire prevention and fighting and rescue operations; compliance with fire prevention and fighting regulations applicable to investment in construction; firefighting plans, rescue plans; fire and explosion incidents and accidents happening in the facility; the facility’s changes related to fire prevention and fighting and rescue operations; and other information concerning fire prevention and fighting and rescue operations of the facility.
3. Information infrastructures include equipment (servers, hardware, connecting systems) located in the premises of police authorities at central, provincial and district levels; incident notification equipment located in facilities; software for storage and processing of information of databases on fire prevention and fighting sent from facilities to police authorities and between police authorities at all levels.
4. Data and information connection and transmission: incident notifications of facilities shall be sent via incident notification equipment and connecting services provided by incident notification service providers from facilities to police authorities as per the law. Databases on fire prevention and fighting and incident notifications must be synced with management software of police authorities and meet security, safety and confidentiality requirements according to regulations.
Article 12. Investment in and management and operation of management systems
1. Investment in information infrastructures of management systems shall be carried out in a manner that complies with the law and rules for provision of public services and goods, and ensures the right of individuals and organizations to access and use the infrastructures as per the law.
2. Responsibilities of facilities required to provide a database on fire prevention and fighting and install incident notification equipment:
a) Assign persons to update all information on fire prevention and fighting and rescue operations in the facility at the request of police authorities; in case any information changes, update the change immediately; and take responsibility for the accuracy and timeliness of the information;
b) Select suitable incident notification equipment in compliance with the requirements in Clause 2 Article 11 of this Circular. Have at least 02 telephone lines in constant operational readiness to receive messages and calls informing about fires, incidents and accidents from management systems;
c) Take responsibility for management of incident notification equipment according to information provided for police authorities. Operate and maintain the equipment in accordance with the procedures from service providers and instructions of police authorities.
3. Conditions for and responsibilities of information infrastructure providers and incident notification service providers within their respective scopes of service:
a) Have technology systems, solutions and equipment for management of databases on fire prevention and fighting and incident notification equipment that meet requirements provided for in technical regulations and standards or regulations of the Ministry of Public Security;
b) Maintain, formulate and develop solutions for and support management and operation of the systems at the request of police authorities throughout their operation;
c) Have a 24/7 online technical support center; and forces in charge of equipment repair, warranty and replacement;
d) Comply with requirements for cyber information security and confidentiality of systems and databases on fire prevention and fighting as per the law.
4. Police Department of Fire Prevention and Fighting and Rescue shall organize management and operation of management systems; provide guidelines on contents, measures and procedures for these tasks, and decentralization of management and operation of these systems for the purposes of preservation of public order and security, fire prevention and fighting, and rescue throughout the country; inspect, assess and publicly announce the providers of information infrastructures for management systems that meet the conditions provided for in Clause 3 herein.
5. Provincial police authorities shall launch and operate management systems in accordance with regulations and guidelines of Police Department of Fire Prevention and Fighting and Rescue.
Article 13. Establishment of specialized firefighting forces
The facilities mentioned in Points a, b, c, d and dd Clause 3 Article 44 of the Law on Fire Prevention and Fighting, which are amended in Clause 25 Article 1 of the Law on Amendments to Law on Fire Prevention and Fighting, and the following facilities must establish a specialized firefighting force: national reserve warehouses; petroleum and petroleum product terminals with total volume of 15.000 m3 or more; hydropower plants with capacity of 300 MW or more, thermal power plants with capacity of 200 MW or more; paper manufacturing facilities producing 35.000 or more tonnes per year; textile manufacturing facilities producing 20 million or more m2 per year; nitrogenous fertilizer manufacturing facilities producing 180.000 or more tonnes per year; industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and industry clusters with area of 50 ha or more.
Article 14. Content and duration of refresher courses on fire prevention and fighting operations
1. Content and duration of refresher courses on fire prevention and fighting operations include:
a) Law on fire prevention and fighting; basic knowledge about fire prevention and fighting; fire prevention and fighting systems and equipment. Duration: 90 periods (equivalent to 12 days);
b) Basic knowledge about fire prevention and fighting designs, standards and regulations; knowledge about fire prevention in investment in construction. Duration: 75 periods (equivalent to 10 days);
c) Technical standard and regulation systems and application of technical regulations and standards on fire prevention and fighting in inspection of fire prevention and fighting equipment; basic knowledge about procedures and equipment for inspection of fire prevention and fighting equipment. Duration: 30 periods (equivalent to 04 days);
d) In-depth knowledge about technical requirements, compositions and principles of fire prevention and fighting systems and equipment. Duration: 75 periods (equivalent to 10 days);
dd) Knowledge about fire safety in construction; measures for installation of fire prevention and fighting systems and equipment. Duration: 45 periods (equivalent to 06 days).
2. Heads or legal representatives of fire prevention and fighting service businesses and individuals mentioned in Clauses 6 and 8 Article 41 of Decree No. 136/2020/ND-CP shall participate in refresher courses organized according to regulations in Point a Clause 1 of this Article.
3. Individuals providing fire safety design consultancy, appraisal consultancy or supervision consultancy shall participate in refresher courses organized according to regulations in Points a, b and d Clause 1 herein.
4. Individuals providing technical fire prevention and fighting inspection consultancy shall participate in refresher courses organized according to regulations in Points a and c Clause 1 herein.
5. Individuals managing fire prevention and fighting construction shall participate in refresher courses organized according to regulations in Points a and dd Clause 1 herein.
6. Educational institutions mentioned in Point a Clause 3 Article 43 of Decree No. 136/2020/ND-CP shall formulate curricula of refresher courses on fire prevention and fighting operations for each type of participant; and announce information related to certificate issuance on their web portals. Information to be announced includes full name and date of birth of each certificate holder, content of completed refresher course, and number and date of issuance of each certificate.
7. Content, format and specifications of the certificate of completion of refresher course on fire prevention and fighting operations are provided for in Form No. 02 in the Appendix enclosed with this Circular.
Article 15. Inspection stamps for fire prevention and fighting equipment
1. Inspection stamps shall be affixed to fire prevention and fighting equipment which is mentioned in Appendix VII enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP, has undergone inspection and is issued with the equipment inspection certificate as follows:
a) Specimen stamp A shall be affixed to fire trucks; rescue vehicles; ladder trucks; pumpers; extinguishant carriers; breathing apparatus transport and charging vehicles; smoke removal vehicles; firefighting boats, canoes and motorboats; firefighting pumps; and containers (tanks, barrels, bottles, cans) of the extinguishants mentioned in Section 4 of Appendix VII enclosed with Decree No. 136/2020/ND-CP;
b) Specimen stamp B shall be affixed to fire hoses; hose nuzzles; dividing breechings and fire hydrants;
c) Specimen stamp C shall be affixed to fire alarm control panels, detectors of all types, fire alarm bells, fire alarm lights, fire alarm buttons; automated firefighting system control panels; extinguishant releasing bells, horns and lights, extinguishant manual release buttons; escape lights and emergency lights;
d) Specimen stamp D shall be affixed to alarm valves, deluge valves, selector valves, pressure switches and flow switches of firefighting systems; non-metal pipes in firefighting water supply systems, and soft pipes used for fire hoses;
dd) Specimen stamp E shall be affixed to extinguishers of all types;
e) Specimen stamp G shall be affixed to fire hoses of all types.
2. Inspection stamps for fire prevention and fighting equipment are provided for in Form No. 03 in the Appendix enclosed with this Circular.
3. Police Department of Fire Prevention and Fighting and Rescue shall print, distribute and manage inspection stamps for fire prevention and fighting equipment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực