Chương V: Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 14/2022/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 10/10/2022 | Ngày hiệu lực: | 25/11/2022 |
Ngày công báo: | 30/10/2022 | Số công báo: | Từ số 799 đến số 800 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm
Ngày 10/10/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
Trong đó, có quy định tiêu chuẩn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.
- Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.
- Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm;
Có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
- Có thể kiểm định viên còn hiệu lực.
Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên và các công việc liên quan đến kiểm định viên.
2. Thực hiện việc sát hạch kiểm định viên, cấp thẻ và thu hồi thẻ kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sát hạch và kết quả sát hạch kiểm định viên.
3. Tổ chức bảo quản, lưu trữ an toàn hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác sát hạch kiểm định viên theo quy định hiện hành.
4. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của kiểm định viên; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phải báo cáo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định.
5. Công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách người được cấp thẻ kiểm định viên và danh sách kiểm định viên đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
6. Chủ trì sử dụng, khai thác phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
1. Quản lý kiểm định viên và kết quả đánh giá của các kiểm định viên do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tuyển dụng, sử dụng theo phạm vi của hợp đồng. Hồ sơ quản lý đối với từng kiểm định viên gồm: sơ yếu lý lịch; bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan; các hợp đồng liên quan.
2. Xây dựng, ban hành văn bản quy định nội bộ để thực hiện đánh giá kiểm định viên trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên, những việc kiểm định viên không được làm quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này sau mỗi lần kiểm định viên tham gia đoàn đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm định viên đăng ký làm việc tại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để kiểm định viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo từng vị trí trong đoàn đánh giá ngoài.
4. Giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân đối với kiểm định viên khi kiểm định viên có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và những việc kiểm định viên không được làm; báo cáo kết quả giải quyết và đề xuất với Cục Quản lý chất lượng về phương án xử lý theo quy định.
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
2. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên tại địa điểm mà cơ sở đã báo cáo Cục Quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Thông tư này. Công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở.
3. Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho những người đã có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để có thể trở thành kiểm định viên.
4. Lưu trữ hồ sơ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định.
5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở bồi dưỡng gửi báo cáo đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên thực hiện trong năm, kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho năm tiếp theo và các đề xuất, kiến nghị theo mẫu tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này về Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Cử giảng viên, người làm công tác quản lý tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động bảo đảm chất lượng tại đơn vị.
2. Phản ánh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và việc thực hiện quy định những việc kiểm định viên không được làm quy định tại Điều 5 của Thông tư này trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học để Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tin phục vụ cho công tác quản lý.
1. Đối với người đang theo học chương trình đào tạo kiểm định viên theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT), tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoàn thành khóa học; đồng thời được sử dụng chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên được cấp để thay cho chứng nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 khi đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với người đã có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT thì tiếp tục được sử dụng chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên được cấp để thay cho chứng nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 khi đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này.
3. Đối với thẻ kiểm định viên đã được cấp hoặc được cấp lại theo quy định tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục (Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT) còn giá trị sử dụng thì thẻ kiểm định viên đó có giá trị sử dụng như thẻ kiểm định viên được quy định tại Thông tư này.
4. Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc và các thành viên hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đang tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục thì tiêu chuẩn kiểm định viên được tiếp tục áp dụng theo quy định tại Điều 4 của Quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp và bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng có đào tạo giáo viên; Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Chapter V
IMPLEMENTATION
Article 17. Responsibilities of the Quality Management Department
1. Perform the state management function over the professional training of accreditors and tasks related to accreditors.
2. Administer testing of accreditors, issue and revoke accreditors cards according to the provisions of this Circular. The Director of the Quality Management Department shall be held accountable to the Minister of Education and Training for the testing and the test results of the accreditors.
3. Organize the preservation and safe storage of applications and documents related to the testing of accreditors according to applicable regulations.
4. Inspect and supervise the activities of accreditors; when detecting signs of violation, it must report to the leadership of the Ministry of Education and Training for inspection and handling of violations according to regulations.
5. Publicize on the portal of the Ministry of Education and Training the list of people who are granted the accreditor’s cards and the list of accreditors who satisfy the provisions of Point b, Clause 2, Article 5 of this Circular.
6. Assume the prime responsibility for using software to manage the higher education quality assurance and accreditation system.
Article 18. Responsibilities of education accreditation organizations
1. Manage accreditors and evaluation results of accreditors recruited and used by the education accreditation organization according to the scope of the contract. Manage dossier of each accreditor including: curriculum vitae; copies of relevant diplomas and certificates; related contracts.
2. Formulate and promulgate internal regulations to assess accreditors in meeting the qualifications specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 4 of this Circular and the performance of tasks, powers and responsibilities of accreditors, and prohibited acts applied to accreditors as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Circular after each time an accreditor joins an external evaluation team with an education accreditation organization.
3. Hold refresher courses, improve capacity and professional skills for accreditors who register to work at education accreditation organizations so that accreditors can ensure the completion of assigned tasks for each position in the external evaluation team.
4. Settle citizens' complaints and petitions to accreditors when accreditors show signs of law violations in the course of performing their tasks, powers, responsibilities and prohibited acts applied to accreditors; report the settlement results and propose actions to be taken to the Quality Control Department as prescribed.
Article 19. Responsibilities of accreditor training facilities
1. Be held accountable to the Minister of Education and Training, superior agency (if any) and competent agencies for the professional training for accreditors as prescribed in Chapter III of this Circular.
2. Provide professional training for accreditors at the location where the facility has reported to the Quality Control Department as prescribed in Clauses 3 and 4, Article 8 of this Circular. Fully publicize information related to the professional training of accreditors on the facility's website.
3. Provide training to improve professional capacity and expertise for those who have obtained the certificate of professional training for accreditors to be able to become accreditors.
4. Keep records of professional training for accreditors according to given regulations.
5. Before December 31 of each year, the training facility shall send a report on assessment of the professional training results of the accreditors conducted in the year, the plan for providing the training for the next year, and proposals and recommendations according to the form in Appendix VIII attached to this Circular to Quality Management Department, Ministry of Education and Training.
Article 20. Responsibilities of training institutions
1. Appoint lecturers and administrator to participate in a professional training course for accreditors to effectively implement quality assurance activities at the training institution.
2. Report on the performance of tasks, powers and responsibilities of the accreditors and if accreditors commit prohibited acts as prescribed in Article 5 of this Circular on the system management software ensuring and accrediting the quality of higher education so that the Ministry of Education and Training has information to serve its management.
Article 21. Transitional provisions
1. For those who are studying the accreditor training program under the provisions of Circular No. 18/2013/TT-BGDDT dated May 14, 2013 of the Minister of Education and Training promulgating the training program for accreditors of higher education and professional secondary school (Circular No. 18/2013/TT-BGDDT), enrolling before the effective date of this Circular, they can continue to complete the course; at the same time, they may use the certificate of completion of the accreditor training program granted to replace the certificate specified at Point b, Clause 2, Article 11 when registering to participate in the accreditor’s test according to the provisions of this Circular.
2. Those who already have certificates of completion of the accreditor training program as prescribed in Circular No. 18/2013/TT-BGDDT may continue to use these certificates to replace the certificate specified at Point b, Clause 2, Article 11 when registering to participate in the accreditor’s test as prescribed in this Circular.
3. Any accreditor’s card issued or re-issued according to the provisions of Circular No. 60/2012/TT-BGDDT dated December 28, 2012 of the Minister of Education and Training on Regulations on education accreditors (Circular No. 60/ 2012/TT-BGDDT) that remains valid shall be used as an accreditor’s card specified in this Circular.
4. As for the director, deputy director and members of the education accreditation council of an education accreditation organization that is participating in education accreditation, the qualifications of accreditor shall keep applying Article 4 of the Regulation on education accreditors promulgated together with Circular No. 60/2012/TT-BGDDT within 12 months from the effective date of this Circular. .
Article 22. Entry in force
1. This Circular comes into force from November 25, 2022.
2. This Circular supersedes Circular No. 18/2013/TT-BGDDT dated May 14, 2013 of the Minister of Education and Training on the training program for accreditors for higher education and professional secondary schools, and annul regulations applicable to accreditors at professional secondary schools, colleges and universities in Circular No. 60/2012/TT-BGDDT dated December 28, 2012 of the Minister Education and Training on regulations on education accreditors.
3. Chief of Office, Director of Department of Quality Control, heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training, Presidents of People’s Committees in provinces and central-affiliated cities, Director of Department of Education and Training, Directors of national universities, regional universities and academies; Rectors of senior colleges; Principals of colleges with teacher training; Directors of education accreditation organizations and relevant organizations and individuals
shall implement this Circular./
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực