Chương II: Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định viên
Số hiệu: | 14/2022/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 10/10/2022 | Ngày hiệu lực: | 25/11/2022 |
Ngày công báo: | 30/10/2022 | Số công báo: | Từ số 799 đến số 800 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm
Ngày 10/10/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
Trong đó, có quy định tiêu chuẩn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.
- Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.
- Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm;
Có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
- Có thể kiểm định viên còn hiệu lực.
Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.
2. Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học; có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.
3. Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
4. Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
5. Có thẻ kiểm định viên còn hiệu lực.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
b) Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Trách nhiệm
a) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;
c) Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.
3. Những việc kiểm định viên không được làm
a) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
b) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;
d) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;
đ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi:
a) Đang làm việc cho tổ chức hoặc cá nhân đầu tư của cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) đang làm việc hoặc học tập tại cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Đã hoặc đang là người học, người làm việc ở cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểm quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài đã thực hiện tư vấn tự đánh giá cho cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi có liên quan đến phản ánh, kiến nghị đang trong thời gian được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.
Chapter II
QUALIFICATIONS, TASKS AND POWERS OF ACCREDITORS
Article 4. Qualifications of accreditors
1. Have good moral qualities, stay honest, impartial and fair in work.
2. Have professional and scientific working attitude and style; responsible and cooperative in work; abide by the law.
3. Have a deep and wide understanding and practical experience in quality assurance and accreditation of higher education and pedagogical colleges; knowledgeable about policies and laws on higher education and pedagogical colleges; have the ability to independently and autonomously make comments, assessments and recommendations on quality assurance and accreditation of educational institutions and training programs according to the standards issued by the Minister of Education and Training.
4. Have 5 years or more working as a lecturer or working in the field of management of higher education, pedagogical colleges.
5. Have a valid accreditor’s card.
Article 5. Tasks, powers and responsibilities of accreditors and prohibited acts
1. Tasks and powers
a) Join the external evaluation team, the education accreditation council of the education accreditation organization as prescribed;
b) Stay independent in professional opinion, honest, objective, fair, transparent in performing tasks and powers;
c) Other tasks and powers in accordance with relevant laws and regulations and a lawful agreement with the education accreditation organization.
2. Responsibilities
a) Preserve the quality, reputation and honor of the accreditors; comply with the laws and regulations of concerned authorities, organizations and units when performing education accreditation;
b) During each 05 years (60 months) after the date of card issuance, the accreditor must participate in at least 02 (two) external evaluation teams and 01 (one) regular refresher course to improve professional capacity held by an accreditor training facility that meets the requirements of Clause 2, Article 8 of this Circular, or 01 (one) refresher course to improve the professional capacity of accreditors held by the Ministry of Education and Training;
c) Make explanations about education accreditation to regulatory bodies upon request.
3. Prohibited acts
a) Abuse the tasks and powers of accreditors to commit unprincipled acts of education accreditation in order to profit from educational institutions, education accreditation organizations and relevant organizations and individuals;
b) Connect with educational institutions and education accreditation organizations to contravene the law in negotiating and signing education accreditation consultancy contracts, affecting the interests of the public interests and legitimate interests of organizations and individuals;
c) Receive or demand any other money or benefits from educational institutions and other related organizations and individuals in addition to the remuneration and expenses agreed upon under the signed contract and under the laws;
d) Insult the honor or ruin the reputation of colleagues; take advantage of their influence to illegally interfere in the activities of colleagues;
dd) Other acts prohibited by law.
Article 6. Cases where accreditors are not allowed to join external evaluation teams or education accreditation councils
1. An accreditor may not be a member of an external evaluation team or an education accreditation council if:
a) He/she has currently worked for an investment organization or individual of a training institution registered for education accreditation;
b) He/she has a spouse, father, mother, child, biological brother, sister, or younger brother; father, mother, brother, sister, brother of the spouse; guardian; ward (collectively referred to as relatives) who are working or studying at a training institution registered for education accreditation;
c) He/she has been a learner, employee at a training institution registered for education accreditation;
d) During the 24 months preceding the decision to establish the external evaluation team, he/she has made a self-assessment and provided it for the training institution registered for education accreditation.
2. Accreditors are not allowed to join external evaluation teams or education accreditation councils when they are related to complaints and recommendations that are being considered and resolved by competent authorities according to the regulations of law.