Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 132/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2019 |
Ngày công báo: | 15/02/2019 | Số công báo: | Từ số 191 đến số 192 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán được hướng dẫn theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC năm 2016.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng và được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng.
- Thông tư này có ban hành kèm theo mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế vẫn phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán.
Đồng thời, doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.
Thông tư 132/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/2018/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ
Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;
Căn cứ vào Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý, giám sát kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp siêu nhỏ phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.
1. Nội dung chứng từ kế toán, việc lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán hướng dẫn tại Phụ lục 1 Thông tư này.
1. Nội dung sổ kế toán, hệ thống sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ kế toán và sửa chữa sổ kế toán tại doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, 27 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu sổ kế toán cho riêng đơn vị mình thì được áp dụng biểu mẫu và phương pháp ghi chép sổ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này.
Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng quy định về đơn vị tính sử dụng trong kế toán theo quy định tại Điều 10 Luật kế toán và Điều 4 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
1. Chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu kế toán khác phải lưu giữ tại doanh nghiệp để phục vụ cho ghi chép hàng ngày; xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước và công tác kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu doanh nghiệp, của cơ quan thuế hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Luật kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
3. Doanh nghiệp siêu nhỏ được lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu kế toán khác trên phương tiện điện tử theo quy định của Luật kế toán.
1. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể tự tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này.
2. Việc bố trí người làm kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải đảm bảo không vi phạm quy định tại Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
3. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Danh sách đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được công bố và cập nhật định kỳ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng các chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:
STT |
Tên chứng từ |
Ký hiệu |
I |
Các chứng từ quy định tại Thông tư này |
|
1 |
Phiếu thu tiền mặt |
|
2 |
Phiếu chi tiền mặt |
|
3 |
Phiếu nhập kho |
|
4 |
Phiếu xuất kho |
|
5 |
Biên bản giao nhận tài sản cố định |
|
6 |
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động |
|
II |
Các chứng từ quy định theo pháp luật khác |
|
1 |
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng |
|
2 |
Giấy nộp thuế vào NSNN |
|
3 |
Giấy báo Nợ của ngân hàng |
|
2. Biểu mẫu chứng từ kế toán, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 1 "Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài các chứng từ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng danh mục tài khoản kế toán, nội dung, kết cấu, nguyên tắc kế toán, phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Hệ thống tài khoản kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:
STT |
Tên sổ kế toán |
Ký hiệu |
I |
Sổ kế toán tổng hợp |
|
1 |
Sổ Nhật ký sổ cái |
|
II |
Sổ kế toán chi tiết |
|
1 |
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa |
|
2 |
Sổ tài sản cố định |
|
3 |
Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán |
|
4 |
Sổ chi tiết thanh toán các khoản nợ phải trả |
|
5 |
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) |
|
6 |
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) |
|
7 |
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh |
|
8 |
Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ |
|
9 |
Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra |
|
10 |
Sổ tiền gửi ngân hàng |
2. Biểu mẫu sổ kế toán, nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 3 "Biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài các sổ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc các hình thức sổ kế toán tổng hợp khác tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ thuế với NSNN.
1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.
2. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin của doanh nghiệp siêu nhỏ về các nội dung sau:
- Tình hình Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Các khoản doanh thu và thu nhập;
- Các khoản chi phí;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
1. Hàng năm, các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế phải lập các báo cáo tài chính và phụ biểu báo cáo tài chính theo danh mục sau đây:
STT |
Tên báo cáo tài chính |
Ký hiệu |
I |
Báo cáo tài chính |
|
1 |
Báo cáo tình hình tài chính |
|
2 |
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
|
II |
Phụ biểu báo cáo tài chính |
|
1 |
Bảng cân đối tài khoản |
|
2 |
Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN |
2. Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 5 “Biểu mẫu báo cáo tài chính và phương pháp lập báo cáo tài chính” ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài các báo cáo tài chính quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng báo cáo tài chính quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 để phục vụ công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
1. Hàng năm, các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế phải lập báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
2. Báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính đồng thời phải được bảo quản, lưu trữ tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật kế toán để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau:
STT |
Tên chứng từ |
Ký hiệu |
I |
Các chứng từ quy định tại Thông tư này |
|
1 |
Phiếu thu tiền mặt |
|
2 |
Phiếu chi tiền mặt |
|
3 |
Phiếu nhập kho |
|
4 |
Phiếu xuất kho |
|
5 |
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động |
|
II |
Các chứng từ quy định theo pháp luật thuế |
|
1 |
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng |
|
2 |
Giấy nộp thuế vào NSNN |
|
3 |
Giấy báo Nợ của ngân hàng |
|
2. Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 1 "Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ
- Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ là chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành. Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có thể là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng tùy theo quy định của pháp luật thuế đối với từng phương pháp nộp thuế GTGT của doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó:
+ Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ phát hành cho khách hàng là hóa đơn GTGT.
+ Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ phát hành cho khách hàng là hóa đơn bán hàng.
- Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp siêu nhỏ phát hành cho khách hàng khi bán hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước.
4. Chứng từ thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động là cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước.
5. Chứng từ nộp thuế vào NSNN làm căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán (chỉ ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào khoản mục cần theo dõi mà không cần phản ánh các tài khoản đối ứng) để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu áp dụng các tài khoản kế toán như các doanh nghiệp nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì được vận dụng các quy định tại chương II Thông tư này để thực hiện.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phải mở các sổ kế toán để theo dõi các khoản doanh thu và các khoản thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước theo danh mục sau đây:
STT |
Tên sổ kế toán |
Ký hiệu |
1 |
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ |
|
2 |
Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động |
|
3 |
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa |
|
4 |
Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN |
2. Biểu mẫu sổ kế toán, nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 4 "Biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài các sổ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể lựa chọn áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc các hình thức sổ kế toán tổng hợp khác tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ thuế với NSNN.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện các báo cáo theo quy định của pháp luật thuế. Thời gian lập và nộp báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.
3. Ngoài báo cáo theo quy định của pháp luật về thuế, căn cứ vào các thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiền lương và các khoản nộp theo lương,... các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản trị, điều hành doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu lựa chọn áp dụng chế độ kế toán quy định tại Chương II Thông tư này để phục vụ cho nhu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vẫn lập báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính được lập không phải nộp cho cơ quan thuế mà được bảo quản, lưu trữ theo quy định và sử dụng tại doanh nghiệp để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ đang áp dụng Thông tư số 133/2016/TT-BTC nếu chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này thực hiện chuyển số dư các tài khoản kế toán như sau:
- Số dư TK 112 - Tiền gửi ngân hàng và số dư TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn được chuyển sang TK 111 - Tiền.
- Số dư các TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ được chuyển sang TK 1313- Thuế GTGT được khấu trừ;
- Số dư các TK 136 - Phải thu nội bộ, TK 138- Phải thu khác, TK 141- Tạm ứng được chuyển sang TK 1318- Các khoản nợ phải thu khác;
- Số dư các TK 152 - Nguyên vật liệu, TK 153 - Công cụ, dụng cụ được chuyển sang TK 1521- Nguyên vật liệu, dụng cụ;
- Số dư TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được chuyển sang TK 1524- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;
- Số dư các TK 155 - Thành phẩm, TK 156 - Hàng hóa và TK 157- Hàng gửi đi bán được chuyển sang TK 1526- Thành phẩm, hàng hóa trong đó có chi tiết theo yêu cầu quản lý;
- Số dư Nợ TK 211 - Tài sản cố định sau khi trừ số dư Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định được chuyển sang dư Nợ TK 211 - Tài sản cố định;
- Số dư TK 334 - Phải trả người lao động được chuyển sang TK 3311- Phải trả người lao động
- Số dư các TK 3382 – Kinh phí công đoàn, TK 3383 - Bảo hiểm xã hội, TK 3384 - Bảo hiểm y tế, TK 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp được chuyển sang TK 3312- Các khoản trích theo lương;
- Số dư các TK 331 - Phải trả người bán, TK 335 - Chi phí phải trả, TK 336 - Phải trả nội bộ, TK 3381 - Phải trả, phải nộp khác, TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược, TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện, TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác, TK 3411 - Các khoản đi vay và TK 3412 - Nợ thuê tài chính được chuyển sang TK 3318 - Các khoản nợ phải trả khác;
- Số dư các TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra, TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu được chuyển sang TK 33131- Thuế GTGT phải nộp;
- Số dư các TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt, TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu, TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân, TK 3336- Thuế tài nguyên, TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất, TK 33381- Thuế bảo vệ môi trường, TK 33382- Các loại thuế khác, TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác được chuyển sang TK 33138- Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước;
- Số dư TK 4211- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, TK 4212- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay được chuyển sang TK 4118- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
2. Các nội dung khác đang phản ánh chi tiết trên các tài khoản có liên quan nếu trái so với Thông tư này thì phải điều chỉnh lại theo quy định của Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 132/2018/TT-BTC |
Hanoi, December 28, 2018 |
CIRCULAR
PROVIDING GUIDANCE ON ACCOUNTING REGIMES OF EXTRA-SMALL ENTERPRISES
Pursuant to the Law on Accounting No. 88/2015/QH13 dated November 20, 2015;
Pursuant to the Law on Support for Small- and Medium-sized Enterprises No. 04/2017/QH14 dated June 12, 2017;
Pursuant to the Government’s Decree No.174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating certain articles of the Law on Accounting;
Pursuant to the Government's Decree No. 39/2018/ND-CP dated March 11, 2018 elaborating on certain articles of the Law on Support for Small- and Medium-sized Enterprises;
Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Upon the request of the Director of the Department of Accounting and Audit Management and Supervision,
The Ministry of Finance hereby promulgates the Circular providing guidance on accounting regimes of extra-small enterprises.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides instructions for bookkeeping, formulation and representation of financial reports of extra-small enterprises. Determination of tax obligations of these enterprises to the State Budget shall be subject to provisions of laws on taxes.
Article 2. Subjects of application
1. Subjects of application to this Circular are extra-small enterprises, including those paying corporate income taxes (CIT) by using the method of calculation of CIT based on assessable income and the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%).
2. Criteria for determination of extra-small enterprises adopting accounting regimes prescribed herein shall be subject to legislation on taxes.
Article 3. Application of accounting regimes
1. Extra-small enterprises paying their CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income shall apply the accounting regime specified in Chapter II herein.
2. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall apply the accounting regime specified in Chapter III herein or may opt to apply the accounting regime specified in Chapter II herein.
3. Extra-small enterprises may opt to apply the accounting regime to medium and small enterprises which is enshrined in the Circular No. 133/2016/TT-BTC dated August 26, 2016 of the Ministry of Finance provided that such regime is appropriate for business characteristics and managerial requirements of these enterprises.
4. Extra-small enterprises shall have the burden of applying the uniform accounting regime in a financial year. Change of the applied accounting regime may only be made in the beginning of the following financial year.
Article 4. Accounting documents
1. Contents of accounting documents, formulation and signing of accounting documents of extra-small enterprises shall be subject to provisions laid down in Article 16, Article 17, Article 18 and Article 19 of the Law on Accounting and specific instructions given herein.
2. Contents and forms of invoices, procedures for formulation, management and use of invoices (including electronic invoices) shall be subject to laws on taxes.
3. Extra-small enterprises may design forms, charts and templates of accounting documents appropriate of their own accord for their business activities provided that they ensure clarity, transparency, and are easily checked or controlled (except for sales invoices). In case where extra-small enterprises do not autonomously design these forms, charts or templates for their own use, they may use those and methods of design of accounting documents according to the instructions given in the Appendix 1 hereto.
Article 5. Accounting books
1. Contents of accounting books, financial accounting systems, opening, recording of entries into, closure, storage and custody of, and correction of data in, accounting books of extra-small enterprises shall be subject to provisions of Article 24, Article 25, Article 26 and Article 27 of the Law on Accounting, and specific instructions given herein.
2. Extra-small enterprises may, of their own accord, design forms, charts and templates of accounting books appropriate for their business activities provided that they ensure clarity, transparency, and are easily checked or controlled. In cases where extra-small enterprises do not autonomously design these forms, charts and templates for their own use, they may use those and bookkeeping methods according to the instructions given in an Appendix hereto.
Article 6. Accounting currency unit
Extra-small enterprises shall apply regulations on accounting currency units prescribed in Article 10 of the Law on Accounting and Article 4 of the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting.
Article 7. Regulations on archival, custody and safekeeping of accounting records
1. Accounting documents, accounting books and other accounting records shall have to be deposited with enterprises for posting entries on daily basis; determine tax obligations of extra-small enterprises to the state budget, and inspection and control tasks of these enterprises’ owners, tax authorities and other relevant competent authorities.
2. Storage, custody and archival of accounting records by extra-small enterprises shall be subject to the provisions of the Law on Accounting and the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting.
3. Extra-small enterprises may store and archive accounting documents, accounting books and other accounting records by electronic means as per the Law on Accounting.
Article 8. Design of accounting machinery and accountants
1. Extra-small enterprises shall be charged with performing accounting duties without being bound to appoint the chief accountant. Extra-small enterprises paying CIT in the CIT-to-sales ratio (%) can, at their discretion, undertake accounting tasks under the provisions of Chapter III herein.
2. Recruitment and appointment of a staff member as an accountant for an extra-small enterprise shall be required not to violate provisions laid down in Article 19 of the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting.
3. Extra-small enterprises shall be entitled to sign contracts with accounting service providers to hire accounting or chief accountant services in accordance with legislation in effect. The list of accounting service providers conforming to accounting service business requirements shall be published and updated on a periodic basis on the Web Portal of the Ministry of Finance.
Chapter II
ACCOUNTING REGIMES OF EXTRA-SMALL ENTERPRISES PAYING THEIR CIT CALCULATED ACCORDING TO THE METHOD OF CALCULATION OF CIT BASED ON ASSESSABLE INCOME
SECTION 1. ACCOUNTING DOCUMENTS
Article 9. Accounting documents
1. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income shall use accounting documents listed hereunder:
No. |
Description |
Code |
|
I |
Accounting documents prescribed herein |
||
1 |
Cash receipt |
Form No.01-TT |
|
2 |
Cash payment note |
Form No.02-TT |
|
3 |
Goods-received note |
Form No.01-VT |
|
4 |
Goods dispatch note |
Form No.02-VT |
|
5 |
Fixed asset handover and receipt report |
Form No.01-TSCD |
|
6 |
Wage, salary and other income payment worksheet |
Form No.01-LDTL |
|
II |
Accounting documents prescribed by other laws |
||
1 |
VAT or sales invoice |
|
|
2 |
Slip of payment of taxes to the State Budget |
|
|
3 |
Bank’s Debit note |
|
|
2. Forms, charts or templates of accounting documents, contents and methods of formulation of accounting documents, referred to in clause 1 of this Article, shall be subject to instructions given in the Appendix 1 “Forms or templates and methods of formulation of accounting documents” hereto attached.
3. In addition to accounting documents subject to instructions given in clause 1 of this Article, extra-small enterprises may opt to use accounting documents referred to in the Circular No. 133/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated August 26, 2016 providing instructions for accounting regimes of medium and small enterprises in order to meet requirements concerning management of business activities of these enterprises.
SECTION 2. BOOKKEEPING ACCOUNTS
Article 10. Bookkeeping accounts
Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income shall use the list of booking accounts, contents, accounting structure and principles, methods of making entries to record certain major business transactions according to the instructions given in the Appendix 2 "Chart of accounts” hereto in order to record and reflect business transactions classified by specific economic activities.
SECTION 3. ACCOUNTING BOOKS
Article 11. Accounting books
1. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income may use accounting books listed hereunder:
No. |
Description |
Code |
I |
General accounting books |
|
1 |
Ledger |
Form No. S01-DNSN |
II |
Detailed accounting books |
|
1 |
Book of details of raw materials, instruments, products and commodities |
Form No. S02-DNSN |
2 |
Fixed asset book |
Form No. S03-DNSN |
3 |
Book of details of payments to buyers or sellers |
Form No. S04-DNSN |
4 |
Book of details of payments of liabilities |
Form No. S05-DNSN |
5 |
Book of details of sales (applicable to extra-small enterprises paying CIT calculated according to the withholding method |
Form No. S06a-DNSN |
6 |
Book of details of sales (applicable to extra-small enterprises paying CIT calculated according to the direct method) |
Form No. S06b-DNSN |
7 |
Book of business expenses |
Form No. S07-DNSN |
8 |
Book of withholding VAT |
Form No. S08-DNSN |
9 |
Book of details of output VAT |
Form No. S09-DNSN |
10 |
Bank deposit book |
Form No. S10-DNSN |
2. Forms, charts or templates of accounting books, contents and methods of posting of entries in accounting books, referred to in clause 1 of this Article, shall be subject to instructions given in the Appendix 3 “Bookkeeping forms or templates and methods” hereto attached.
3. In addition to accounting books subject to instructions given in clause 1 of this Article, extra-small enterprises may opt to use detailed accounting books or other forms of general accounting books referred to in the Circular No. 133/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated August 26, 2016 providing instructions for accounting regimes of medium and small enterprises in order to meet requirements concerning management of business transactions of these enterprises and tax obligations to the State Budget.
SECTION 4. FINANCIAL REPORT
Article 12. Purposes of financial reports
1. Financial reports are used for providing information about financial and business situations of extra-small enterprises, and for meeting managerial requirements of owners of these enterprises and state regulatory authorities.
2. Financial reports shall provide data and information about extra-small enterprises, including:
- Assets;
- Liabilities;
- Owner’s equity;
- Revenues and incomes;
- Expenses;
- Profit, loss and distribution of business income.
Article 13. Financial reporting system
1. On an annual basis, extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income shall have to formulate financial reports and addenda thereto listed hereunder:
No. |
Description |
Code |
I |
Financial reports |
|
1 |
Financial statement |
Form No. B01 - DNSN |
2 |
Income statement |
Form No. B02 - DNSN |
II |
Addenda to financial reports |
|
1 |
Balance sheet |
Form No. F01-DNSN |
2 |
Review report on fulfillment of obligations to the State Budget |
Form No. F02-DNSN |
2. Forms and templates, contents and methods of formulation of financial reports and addenda to financial reports, referred to in clause 1 of this Article, shall be subject to instructions given in the Appendix 5 “Forms and templates and methods of formulation of financial reports” hereto.
3. In addition to financial reports specified in clause 1 of this Article, extra-small enterprises may have the option of using financial reports stated in the Circular No. 133/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated August 26, 2016 in order to serve the tasks of managing their business activities as well as determine tax obligations to the State Budget.
Article 14. Responsibilities and duration of formulation and submission of financial reports
1. On an annual basis, extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income shall have to formulate financial reports and addenda thereto under the provisions of clause 1 of Article 13 herein.
2. Financial reports and addenda thereto used by extra-small enterprises must be submitted to tax authorities having direct authority over these enterprises and registration bodies not later than 90 days from the end date of a financial year, and must be deposited with these enterprises according to laws on accounting in order to serve inspection and audit activities upon the request of competent regulatory authorities.
Chapter III
ACCOUNTING REGIMES OF EXTRA-SMALL ENTERPRISES PAYING CIT IN THE CIT-TO-SALES RATIO (%)
Article 15. Accounting documents
1. Extra-small enterprises paying CIT in the cit-to-sales ratio (%) shall use accounting documents listed hereunder:
No. |
Description |
Code |
I |
Accounting documents prescribed herein |
|
1 |
Cash receipt |
Form No. 01-TT |
2 |
Cash payment note |
Form No. 02-TT |
3 |
Goods-received note |
Form No. 01-VT |
4 |
Goods dispatch note |
Form No. 02-VT |
5 |
Wage, salary and other income payment worksheet |
Form No. 01-LDTL |
II |
Accounting documents prescribed by other laws on taxes |
|
1 |
VAT or sales invoices |
|
2 |
Slip of payment of taxes to the State Budget |
|
3 |
Bank’s Debit note |
|
2. Forms, charts or templates of accounting documents, contents and methods of formulation of accounting documents, referred to in clause 1 of this Article, shall be subject to instructions given in the Appendix 1 “Forms or templates and methods of formulation of accounting documents” hereto attached.
In addition to accounting documents referred to in clause 1 of this Article, extra-small enterprises may opt to use accounting documents referred to in clause 1 of Article 9 herein or the Circular No. 133/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated August 26, 2016 providing instructions for accounting regimes of medium and small enterprises in order to meet requirements concerning management of business activities of these enterprises.
3. Sales invoices
- Sales invoice is an accounting documents recording completed sales of goods or services. Sales invoices may be either VAT invoices or sales receipts depending on legislative regulations on taxes applied to specific methods of payment of VAT employed by extra-small enterprises, including:
+ With respect to extra-small enterprises paying VAT according to the withholding method, sales invoices issued to clients shall be VAT invoices.
+ With respect to extra-small enterprises paying VAT according to the income method, sales invoices issued to clients shall be sales receipts.
- Sales invoices issued by extra-small enterprises to clients upon sale of goods or services shall serve as a basis for determining their CIT obligations to the State Budget.
4. Documents evidencing payment of wages, salaries and other incomes to employees shall serve as a basis for determining PIT obligations of these enterprises’ employees to the State Budget.
5. Documents evidencing payment of taxes to the State Budget shall serve as a basis for assessing fulfillment of tax obligations of extra-small enterprises to the State Budget.
Article 16. Accounting methods
1. If extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) do not wish to open accounts, they shall not be bound to do so, but may make entries by using the single-entry bookkeeping method in accounting books (in a way of only recording business transactions into entries or accounts for monitoring purposes and not needing to post corresponding and opposite entries to different accounts) in order to keep track of revenues and incomes, taxes payable to the State, salaries, wages or other amounts retained from salaries or wages, etc. for the purposes of determining their tax obligations to the State Budget.
2. If extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) wish to use bookkeeping accounts like those paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income in order to meet the demands of management of their business activities, they shall be entitled to do so by applying regulations set forth in Chapter II hereof.
Article 17. Accounting books
1. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall be required to create accounting books to keep track of revenues and other incomes, taxes payable to the State, salaries, wages and other amounts retained from salaries and wages, etc., for the purposes of determining their tax obligations to the State Budget according to the list hereunder:
No. |
Description |
Code |
1 |
Book of details of sales |
Form No. S1-DNSN |
2 |
Book on monitoring of payment of salaries, wages and contributions associated with salaries and wages of employees |
Form No. S2-DNSN |
3 |
Book of details of raw materials, instruments, products and commodities |
Form No. S3-DNSN |
4 |
Book on monitoring of discharge of tax obligations to the State Budget |
Form No. S4-DNSN |
2. Forms, charts or templates of accounting books, contents and methods of posting of entries in accounting books, referred to in clause 1 of this Article, shall be subject to instructions given in the Appendix 4 “Bookkeeping forms or templates and methods” hereto attached.
3. In addition to accounting books subject to instructions given in clause 1 of this Article, extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) may opt to use detailed accounting books or other forms of general accounting books referred to in the Circular No. 133/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated August 26, 2016, providing instructions for accounting regimes of medium and small enterprises in order to meet requirements concerning management of business transactions of these enterprises and tax obligations to the State Budget.
Article 18. Financial reports
1. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall not be required to submit financial reports to tax authorities.
2. Extra-small enterprises CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall implement reports required under laws on taxes. Duration and submission of preparation of reports shall be subject to laws on taxes.
3. In addition to legislative regulations on taxes, based on information about sales, salaries, wages and other contributions associated with salaries and wages, etc., extra-small enterprises may prepare accounting reports for business management and administration purposes.
4. If extra-small enterprises CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) choose to apply the accounting regime specified in Chapter II herein to meet their demands of management of their business activities, they shall have to prepare financial reports in accordance with regulations in force. Financial reports shall not need to be submitted to tax authorities, but shall be archived and deposited in accordance with regulations in force, and shall be used by these enterprises for inspection and audit purposes upon the request of competent authorities.
Chapter IV
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 19. Carryforward of balances in accounting books
1. If extra-small enterprises applying accounting regimes specified the Circular No. 133/2016/TT-BTC change to the accounting regime specified in Chapter II hereof, they shall be required to transfer account balances as follows:
- Balances in A/C 112 – Bank deposits and A/C 1281 - Term deposits shall be carried forward to A/C 111 – Cash.
- Balances in A/C 1331 – Withholding VAT on goods and services, A/C 1332 – Withholding VAT on fixed assets shall be carried forward to A/C 1313 – Withholding VAT;
- Balances in A/C 136 - Internal receivables, A/C 138 – Other receivables, A/C 141 – Advances shall be carried forward to A/C 1318 – Other debts receivable;
- Balances in A/C 152 – Raw materials, A/C – Instruments and devices shall be carried forward to A/C 1521 – Raw materials and instruments;
- Balances in A/C 154 – In-progress production and business costs shall be carried forward to A/C 1524 – In-progress production and business expenses;
- Balances in A/C 155 – Finished products, A/C 156 – Goods and A/C 157 – Goods on consignment shall be carried forward to A/C 1526 – Finished products and goods including details provided to meet the managerial demands;
- The difference between Debit balances in A/C 211 – Fixed assets and Credit balances in A/C 214 - depreciation of fixed assets shall be carried forward to Debit balances in A/C 211 – Fixed assets;
- Balances in A/C 334 – Payables to employees shall be carried forward to A/C 3311 – Employee’s payables;
- Balances in A/C 3382 – Trade Union’s budget, A/C 3383 – Social insurance, A/C 3384 – Health insurance and A/C 3385 – Unemployment insurance shall be carried forward to A/C 3312 – Amounts retained from salaries and wages;
- Balances in A/C 331 – Payables to sellers, A/C 335 – Costs payable, A/C 336 – Internal payables, A/C 3381 – Other payables, A/C 3386 – Acceptance of deposits or pledges, A/C 3387 – Unearned sales, A/C 3388 – Other payables, A/C 3411 – Borrowed funds and A/C 3412 – Finance lease debts shall be carried forward to A/C 3318 – Other debts payable;
- Balances in A/C 33311 – Output VAT and A/C 33312 – VAT on imports shall be carried forward to A/C 33131 – VAT payable;
- Balances in A/C 3332 – Special consumption duties, A/C 3333 – Import and export duties, A/C 3335 – PIT, A/C 3336 – Natural resource taxes, A/C 3337 – Land levies and rents, A/C 33381 – Environmental protection taxes and A/C 33382 – Other taxes, A/C 3339 – Fees, charges and other payables shall be carried forward to A/C 33138 – Other taxes, fees, charges and other payables to the State;
- Balances in A/C 4211 - Undistributed after-tax profits in the preceding year and A/C 4212 - Undistributed after-tax profits in the current year shall be carried forward to A/C 4118 - Undistributed after-tax profits.
2. If other business transactions recorded in detail to related accounts are in breach of this Circular, they must be adjusted in accordance with provisions hereof.
Article 20. Entry into force
1. This Circular shall enter into force from February 15, 2019 and apply in the financial year starting on or after April 1, 2019.
2. In case where legislative documents used as references in this Circular have been amended or supplemented or replaced, new versions of these documents shall apply.
3. Ministries, sectoral administrations, People’s Committees, Departments of Finance, and Tax Departments of provinces and centrally-affiliated cities, shall be responsible for instructing extra-small enterprises to implement this Circular.
4. In the course of implementation hereof, if there is any difficulty arising, the Ministry of Finance should be promptly informed to find possible solutions./.
|
PP. MINISTER |