Chương III: Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế toán tại doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế tndn theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Số hiệu: | 132/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2019 |
Ngày công báo: | 15/02/2019 | Số công báo: | Từ số 191 đến số 192 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán được hướng dẫn theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC năm 2016.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng và được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng.
- Thông tư này có ban hành kèm theo mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế vẫn phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán.
Đồng thời, doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.
Thông tư 132/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau:
STT |
Tên chứng từ |
Ký hiệu |
I |
Các chứng từ quy định tại Thông tư này |
|
1 |
Phiếu thu tiền mặt |
|
2 |
Phiếu chi tiền mặt |
|
3 |
Phiếu nhập kho |
|
4 |
Phiếu xuất kho |
|
5 |
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động |
|
II |
Các chứng từ quy định theo pháp luật thuế |
|
1 |
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng |
|
2 |
Giấy nộp thuế vào NSNN |
|
3 |
Giấy báo Nợ của ngân hàng |
|
2. Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 1 "Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ
- Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ là chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành. Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có thể là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng tùy theo quy định của pháp luật thuế đối với từng phương pháp nộp thuế GTGT của doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó:
+ Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ phát hành cho khách hàng là hóa đơn GTGT.
+ Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ phát hành cho khách hàng là hóa đơn bán hàng.
- Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp siêu nhỏ phát hành cho khách hàng khi bán hàng hóa, dịch vụ làm cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước.
4. Chứng từ thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động là cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước.
5. Chứng từ nộp thuế vào NSNN làm căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán (chỉ ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào khoản mục cần theo dõi mà không cần phản ánh các tài khoản đối ứng) để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu áp dụng các tài khoản kế toán như các doanh nghiệp nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì được vận dụng các quy định tại chương II Thông tư này để thực hiện.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phải mở các sổ kế toán để theo dõi các khoản doanh thu và các khoản thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước theo danh mục sau đây:
STT |
Tên sổ kế toán |
Ký hiệu |
1 |
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ |
|
2 |
Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động |
|
3 |
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa |
|
4 |
Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN |
2. Biểu mẫu sổ kế toán, nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 4 "Biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài các sổ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể lựa chọn áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc các hình thức sổ kế toán tổng hợp khác tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ thuế với NSNN.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện các báo cáo theo quy định của pháp luật thuế. Thời gian lập và nộp báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.
3. Ngoài báo cáo theo quy định của pháp luật về thuế, căn cứ vào các thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiền lương và các khoản nộp theo lương,... các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản trị, điều hành doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu lựa chọn áp dụng chế độ kế toán quy định tại Chương II Thông tư này để phục vụ cho nhu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vẫn lập báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính được lập không phải nộp cho cơ quan thuế mà được bảo quản, lưu trữ theo quy định và sử dụng tại doanh nghiệp để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chapter III
ACCOUNTING REGIMES OF EXTRA-SMALL ENTERPRISES PAYING CIT IN THE CIT-TO-SALES RATIO (%)
Article 15. Accounting documents
1. Extra-small enterprises paying CIT in the cit-to-sales ratio (%) shall use accounting documents listed hereunder:
No. |
Description |
Code |
I |
Accounting documents prescribed herein |
|
1 |
Cash receipt |
Form No. 01-TT |
2 |
Cash payment note |
Form No. 02-TT |
3 |
Goods-received note |
Form No. 01-VT |
4 |
Goods dispatch note |
Form No. 02-VT |
5 |
Wage, salary and other income payment worksheet |
Form No. 01-LDTL |
II |
Accounting documents prescribed by other laws on taxes |
|
1 |
VAT or sales invoices |
|
2 |
Slip of payment of taxes to the State Budget |
|
3 |
Bank’s Debit note |
|
2. Forms, charts or templates of accounting documents, contents and methods of formulation of accounting documents, referred to in clause 1 of this Article, shall be subject to instructions given in the Appendix 1 “Forms or templates and methods of formulation of accounting documents” hereto attached.
In addition to accounting documents referred to in clause 1 of this Article, extra-small enterprises may opt to use accounting documents referred to in clause 1 of Article 9 herein or the Circular No. 133/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated August 26, 2016 providing instructions for accounting regimes of medium and small enterprises in order to meet requirements concerning management of business activities of these enterprises.
3. Sales invoices
- Sales invoice is an accounting documents recording completed sales of goods or services. Sales invoices may be either VAT invoices or sales receipts depending on legislative regulations on taxes applied to specific methods of payment of VAT employed by extra-small enterprises, including:
+ With respect to extra-small enterprises paying VAT according to the withholding method, sales invoices issued to clients shall be VAT invoices.
+ With respect to extra-small enterprises paying VAT according to the income method, sales invoices issued to clients shall be sales receipts.
- Sales invoices issued by extra-small enterprises to clients upon sale of goods or services shall serve as a basis for determining their CIT obligations to the State Budget.
4. Documents evidencing payment of wages, salaries and other incomes to employees shall serve as a basis for determining PIT obligations of these enterprises’ employees to the State Budget.
5. Documents evidencing payment of taxes to the State Budget shall serve as a basis for assessing fulfillment of tax obligations of extra-small enterprises to the State Budget.
Article 16. Accounting methods
1. If extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) do not wish to open accounts, they shall not be bound to do so, but may make entries by using the single-entry bookkeeping method in accounting books (in a way of only recording business transactions into entries or accounts for monitoring purposes and not needing to post corresponding and opposite entries to different accounts) in order to keep track of revenues and incomes, taxes payable to the State, salaries, wages or other amounts retained from salaries or wages, etc. for the purposes of determining their tax obligations to the State Budget.
2. If extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) wish to use bookkeeping accounts like those paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income in order to meet the demands of management of their business activities, they shall be entitled to do so by applying regulations set forth in Chapter II hereof.
Article 17. Accounting books
1. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall be required to create accounting books to keep track of revenues and other incomes, taxes payable to the State, salaries, wages and other amounts retained from salaries and wages, etc., for the purposes of determining their tax obligations to the State Budget according to the list hereunder:
No. |
Description |
Code |
1 |
Book of details of sales |
Form No. S1-DNSN |
2 |
Book on monitoring of payment of salaries, wages and contributions associated with salaries and wages of employees |
Form No. S2-DNSN |
3 |
Book of details of raw materials, instruments, products and commodities |
Form No. S3-DNSN |
4 |
Book on monitoring of discharge of tax obligations to the State Budget |
Form No. S4-DNSN |
2. Forms, charts or templates of accounting books, contents and methods of posting of entries in accounting books, referred to in clause 1 of this Article, shall be subject to instructions given in the Appendix 4 “Bookkeeping forms or templates and methods” hereto attached.
3. In addition to accounting books subject to instructions given in clause 1 of this Article, extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) may opt to use detailed accounting books or other forms of general accounting books referred to in the Circular No. 133/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated August 26, 2016, providing instructions for accounting regimes of medium and small enterprises in order to meet requirements concerning management of business transactions of these enterprises and tax obligations to the State Budget.
Article 18. Financial reports
1. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall not be required to submit financial reports to tax authorities.
2. Extra-small enterprises CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall implement reports required under laws on taxes. Duration and submission of preparation of reports shall be subject to laws on taxes.
3. In addition to legislative regulations on taxes, based on information about sales, salaries, wages and other contributions associated with salaries and wages, etc., extra-small enterprises may prepare accounting reports for business management and administration purposes.
4. If extra-small enterprises CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) choose to apply the accounting regime specified in Chapter II herein to meet their demands of management of their business activities, they shall have to prepare financial reports in accordance with regulations in force. Financial reports shall not need to be submitted to tax authorities, but shall be archived and deposited in accordance with regulations in force, and shall be used by these enterprises for inspection and audit purposes upon the request of competent authorities.