Chương I: Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định chung
Số hiệu: | 132/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2019 |
Ngày công báo: | 15/02/2019 | Số công báo: | Từ số 191 đến số 192 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán được hướng dẫn theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC năm 2016.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng và được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng.
- Thông tư này có ban hành kèm theo mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế vẫn phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán.
Đồng thời, doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.
Thông tư 132/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp siêu nhỏ phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.
1. Nội dung chứng từ kế toán, việc lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán hướng dẫn tại Phụ lục 1 Thông tư này.
1. Nội dung sổ kế toán, hệ thống sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ kế toán và sửa chữa sổ kế toán tại doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, 27 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu sổ kế toán cho riêng đơn vị mình thì được áp dụng biểu mẫu và phương pháp ghi chép sổ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này.
Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng quy định về đơn vị tính sử dụng trong kế toán theo quy định tại Điều 10 Luật kế toán và Điều 4 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
1. Chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu kế toán khác phải lưu giữ tại doanh nghiệp để phục vụ cho ghi chép hàng ngày; xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ với ngân sách nhà nước và công tác kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu doanh nghiệp, của cơ quan thuế hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Luật kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
3. Doanh nghiệp siêu nhỏ được lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu kế toán khác trên phương tiện điện tử theo quy định của Luật kế toán.
1. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể tự tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này.
2. Việc bố trí người làm kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải đảm bảo không vi phạm quy định tại Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
3. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Danh sách đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được công bố và cập nhật định kỳ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides instructions for bookkeeping, formulation and representation of financial reports of extra-small enterprises. Determination of tax obligations of these enterprises to the State Budget shall be subject to provisions of laws on taxes.
Article 2. Subjects of application
1. Subjects of application to this Circular are extra-small enterprises, including those paying corporate income taxes (CIT) by using the method of calculation of CIT based on assessable income and the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%).
2. Criteria for determination of extra-small enterprises adopting accounting regimes prescribed herein shall be subject to legislation on taxes.
Article 3. Application of accounting regimes
1. Extra-small enterprises paying their CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on assessable income shall apply the accounting regime specified in Chapter II herein.
2. Extra-small enterprises paying CIT calculated according to the method of calculation of CIT based on the CIT-to-sales ratio (%) shall apply the accounting regime specified in Chapter III herein or may opt to apply the accounting regime specified in Chapter II herein.
3. Extra-small enterprises may opt to apply the accounting regime to medium and small enterprises which is enshrined in the Circular No. 133/2016/TT-BTC dated August 26, 2016 of the Ministry of Finance provided that such regime is appropriate for business characteristics and managerial requirements of these enterprises.
4. Extra-small enterprises shall have the burden of applying the uniform accounting regime in a financial year. Change of the applied accounting regime may only be made in the beginning of the following financial year.
Article 4. Accounting documents
1. Contents of accounting documents, formulation and signing of accounting documents of extra-small enterprises shall be subject to provisions laid down in Article 16, Article 17, Article 18 and Article 19 of the Law on Accounting and specific instructions given herein.
2. Contents and forms of invoices, procedures for formulation, management and use of invoices (including electronic invoices) shall be subject to laws on taxes.
3. Extra-small enterprises may design forms, charts and templates of accounting documents appropriate of their own accord for their business activities provided that they ensure clarity, transparency, and are easily checked or controlled (except for sales invoices). In case where extra-small enterprises do not autonomously design these forms, charts or templates for their own use, they may use those and methods of design of accounting documents according to the instructions given in the Appendix 1 hereto.
Article 5. Accounting books
1. Contents of accounting books, financial accounting systems, opening, recording of entries into, closure, storage and custody of, and correction of data in, accounting books of extra-small enterprises shall be subject to provisions of Article 24, Article 25, Article 26 and Article 27 of the Law on Accounting, and specific instructions given herein.
2. Extra-small enterprises may, of their own accord, design forms, charts and templates of accounting books appropriate for their business activities provided that they ensure clarity, transparency, and are easily checked or controlled. In cases where extra-small enterprises do not autonomously design these forms, charts and templates for their own use, they may use those and bookkeeping methods according to the instructions given in an Appendix hereto.
Article 6. Accounting currency unit
Extra-small enterprises shall apply regulations on accounting currency units prescribed in Article 10 of the Law on Accounting and Article 4 of the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting.
Article 7. Regulations on archival, custody and safekeeping of accounting records
1. Accounting documents, accounting books and other accounting records shall have to be deposited with enterprises for posting entries on daily basis; determine tax obligations of extra-small enterprises to the state budget, and inspection and control tasks of these enterprises’ owners, tax authorities and other relevant competent authorities.
2. Storage, custody and archival of accounting records by extra-small enterprises shall be subject to the provisions of the Law on Accounting and the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting.
3. Extra-small enterprises may store and archive accounting documents, accounting books and other accounting records by electronic means as per the Law on Accounting.
Article 8. Design of accounting machinery and accountants
1. Extra-small enterprises shall be charged with performing accounting duties without being bound to appoint the chief accountant. Extra-small enterprises paying CIT in the CIT-to-sales ratio (%) can, at their discretion, undertake accounting tasks under the provisions of Chapter III herein.
2. Recruitment and appointment of a staff member as an accountant for an extra-small enterprise shall be required not to violate provisions laid down in Article 19 of the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting.
3. Extra-small enterprises shall be entitled to sign contracts with accounting service providers to hire accounting or chief accountant services in accordance with legislation in effect. The list of accounting service providers conforming to accounting service business requirements shall be published and updated on a periodic basis on the Web Portal of the Ministry of Finance.