Chương IV Thông tư 121/2020/TT-BTC: Quy định về tài chính áp dụng đối với công ty chứng khoán
Số hiệu: | 121/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2021 |
Ngày công báo: | 14/03/2021 | Số công báo: | Từ số 447 đến số 448 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty chứng khoán
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 121/TT-BTC năm 2020 về hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK).
Theo đó, CTCK khi xây dựng Điều lệ công ty ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư 121/2020/TT-BTC phải thực hiện nguyên tắc sau:
(1) Điều lệ công ty không được trái với quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
(2) CTCK là công ty đại chúng căn cứ quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Thông tư 121/2020/TT-BTC để xây dựng Điều lệ;
CTCK phải tham chiếu Điều lệ mẫu đối với công ty đại chúng theo quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng khi xây dựng Điều lệ;
(3) CTCK là công ty cổ phần chưa đại chúng hoặc là công ty TNHH khi xây dựng Điều lệ phải phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp;
(4) CTCK khi xây dựng điều lệ công ty phải tham chiếu nội dung tại điểm (2), (3);
Ngoài ra, phải quy định cụ thể các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 121/2020/TT-BTC trong Điều lệ công ty;
(5) CTCK phải đăng tải toàn bộ Điều lệ công ty trên trang thông tin điện tử chính thức của CTCK.
Thông tư 121/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021.
Văn bản tiếng việt
1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 05 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây:
a) Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng;
b) Quỹ khen thưởng phúc lợi;
c) Dự phòng trợ cấp mất việc làm;
d) Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.
2. Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.
3. Công ty chứng khoán chào bán trái phiếu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Chứng khoán, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và phải đảm bảo tuân thủ tỷ lệ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Chứng khoán, công ty chứng khoán không được cho vay tiền, chứng khoán dưới mọi hình thức.
2. Công ty chứng khoán không được dùng tiền, tài sản của công ty hoặc của khách hàng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba.
3. Công ty chứng khoán không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào đối với Chủ sở hữu, cổ đông lớn, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các chức danh quản lý khác do Hội đồng quản trị công ty chứng khoán bổ nhiệm và người có liên quan của những đối tượng nêu trên.
4. Công ty chứng khoán đã được thực hiện giao dịch ký quỹ theo quy định pháp luật được cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán dưới hình thức giao dịch ký quỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Công ty chứng khoán được cho vay chứng khoán để sửa lỗi giao dịch, hoặc cho vay để thực hiện các giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán mua, đầu tư vào bất động sản theo quy định tại Khoản 1 Điều này và tài sản cố định theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản không được vượt quá 50% giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán.
3. Tổng giá trị đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán không được vượt quá 70% vốn chủ sở hữu. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được mua bán lại trái phiếu niêm yết theo quy định có liên quan về giao dịch mua bán lại trái phiếu.
4. Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện:
a) Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng;
b) Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;
c) Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
d) Đầu tư quá 15% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức chưa niêm yết, quy định này không áp dụng đối với chứng chỉ quỹ thành viên, quỹ hoán đổi danh mục và quỹ mở;
đ) Đầu tư hoặc góp vốn quá 10% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc dự án kinh doanh;
e) Đầu tư hoặc góp vốn quá 15% vốn chủ sở hữu vào một tổ chức hoặc dự án kinh doanh;
g) Đầu tư quá 70% vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu, phần vốn góp và dự án kinh doanh, trong đó không được đầu tư quá 20% vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu chưa niêm yết, phần vốn góp và dự án kinh doanh.
5. Công ty chứng khoán được thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ làm công ty con. Trong trường hợp này, công ty chứng khoán không phải tuân thủ quy định tại điểm c, d và đ Khoản 4 Điều này. Công ty chứng khoán dự kiến thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ làm công ty con phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vốn chủ sở hữu sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ tối thiểu phải bằng vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh công ty đang thực hiện;
b) Tỷ lệ vốn khả dụng sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ tối thiểu phải đạt 180%;
c) Công ty chứng khoán sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ phải đảm bảo tuân thủ hạn chế vay nợ quy định tại Điều 26 Thông tư này và hạn chế đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều này và Điểm e Khoản 4 Điều này.
6. Trường hợp công ty chứng khoán đầu tư vượt quá hạn mức do thực hiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, do hợp nhất, sáp nhập hoặc do biến động tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán hoặc tổ chức góp vốn, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều này tối đa trong thời hạn 01 năm.
FINANCIAL REGULATIONS APPLICABLE TO SECURITIES COMPANIES
Article 26. Restrictions on borrowing
1. Total liability of a securities company is not over 5 times more than its equity. Total liability prescribed herein does not include the followings:
a) Customers' funds held in trust for trading of stocks;
b) Reward and welfare fund;
c) Redundancy or lay-off provisions;
d) Provisions for compensation for investor’s losses.
2. The maximum short-term liability of a securities company is equal to total short-term asset.
3. Securities companies offering securities for sale shall comply with regulations laid down in Article 31 in the Law on Securities, the Decree elaborating on the implementation of several articles of the Law on Securities, laws on issuance of corporate securities, and must comply with the ratio prescribed in clause 1 and 2 of this Article.
Article 27. Restrictions on lending
1. Except as provided by clause 1 of Article 86 in the Law on Securities, securities companies are not allowed to lend money or securities in any form.
2. Securities companies are not allowed to put up money or assets in their or customers’ ownership as security for third-party payment obligations.
3. Securities companies are not allowed to offer loans in any form to owners, major shareholders, members of the Supervisory Boards, members of the Governing Boards, members of the Members' Councils, members of the Boards of Directors, Chief Accountants, other officeholders appointed by the Governing Boards and related persons of the aforesaid persons.
4. Any securities company which is allowed to perform trades on margin in accordance with laws, can lend money to customers to buy securities in the form of margin trading under the guidance of the Ministry of Finance.
5. Securities company may lend securities to correct transaction errors, or perform swaps of exchange traded funds or other transactions in accordance with relevant laws.
Article 28. Restrictions on investment
1. Securities companies shall not be allowed to buy, contribute capital to buy real estate, unless they are not used as head offices, branches or transaction offices directly performing services or core business functions of securities companies.
2. Securities companies can buy and invest in real property as prescribed in Clause 1 of this Article and fixed assets on condition that the residual value of fixed assets and real property does not exceed 50% of their total asset.
3. Total investment in corporate bonds by a securities company does not exceed 70% of its equity. Securities companies obtaining licenses for the proprietary trading of securities may buy back listed bonds according to relevant regulations on bond repurchases.
4. A securities company is not allowed to directly perform, or give trust to other entity or person to perform the following acts:
a) Holding stocks of or making capital contribution to any company owning more than 50% of the former’s charter capital, except in case of buying the odd lot of stocks upon the customer’s request;
b) Joining with related persons to own at least 5% of the charter capital of another securities company;
c) Holding over 20% of total number of outstanding shares or fund certificates of a listed entity;
d) Holding over 15% of total outstanding shares or fund certificates of an unlisted entity. This restriction shall not be applied to member fund certificates, exchange traded funds and open-ended funds;
dd) Investing in or contributing to over 10% of total contributed capital of a limited liability company or business project;
e) Investing in or contributing to over 15% of total equity of a business entity or project;
g) Investing more than 70% of equity in stocks, share capital and business projects, including more than 20% of equity which is invested in unlisted stocks, share capital and business projects.
5. Securities companies may establish or acquire fund management companies as their subsidiaries. In this case, securities companies are not required to comply with regulations laid down in point c, d and dd of clause 4 of this Article. Securities companies wishing to establish or acquire fund management companies as their subsidiaries must meet the following requirements:
a) The equity existing after contributing capital to establish or acquiring fund management companies as subsidiaries must be equal to the minimum charter capital required for parent companies’ current business activities;
b) The minimum liquidity ratio existing after contributing capital to establish or acquiring fund management companies as subsidiaries must be 180%;
c) After contributing capital to establish or acquiring fund management companies as subsidiaries, parent securities companies must obey restrictions on borrowing prescribed in Article 26 herein and restrictions on investment prescribed in clause 3 of this Article and point e of clause 4 of this Article
6. Where any securities company makes investments in excess of the prescribed limit due to its underwriting in the form of firm commitment, amalgamation, merger or any change in assets or equity of its own or capital contributors, it must take necessary actions to comply with the limits specified in Clause 2, 3 and 4 of this Article for a maximum period of 01 year.