Chương II Thông tư 121/2020/TT-BTC: Hoạt động quản trị, điều hành công ty chứng khoán
Số hiệu: | 121/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2021 |
Ngày công báo: | 14/03/2021 | Số công báo: | Từ số 447 đến số 448 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty chứng khoán
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 121/TT-BTC năm 2020 về hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK).
Theo đó, CTCK khi xây dựng Điều lệ công ty ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư 121/2020/TT-BTC phải thực hiện nguyên tắc sau:
(1) Điều lệ công ty không được trái với quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
(2) CTCK là công ty đại chúng căn cứ quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Thông tư 121/2020/TT-BTC để xây dựng Điều lệ;
CTCK phải tham chiếu Điều lệ mẫu đối với công ty đại chúng theo quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng khi xây dựng Điều lệ;
(3) CTCK là công ty cổ phần chưa đại chúng hoặc là công ty TNHH khi xây dựng Điều lệ phải phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp;
(4) CTCK khi xây dựng điều lệ công ty phải tham chiếu nội dung tại điểm (2), (3);
Ngoài ra, phải quy định cụ thể các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 121/2020/TT-BTC trong Điều lệ công ty;
(5) CTCK phải đăng tải toàn bộ Điều lệ công ty trên trang thông tin điện tử chính thức của CTCK.
Thông tư 121/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021.
Văn bản tiếng việt
1. Công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản trị công ty.
2. Công ty chứng khoán phải phân định rõ trách nhiệm giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc phù hợp với Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các cổ đông, thành viên để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và đối xử công bằng giữa các cổ đông, giữa các thành viên, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, của thành viên.
4. Công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan.
5. Công ty chứng khoán phải bảo đảm nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công ty chứng khoán khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Phải ban hành các quy trình hoạt động cho các nghiệp vụ.
2. Phải ban hành quy tắc đạo đức hành nghề.
3. Công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán không được thực hiện đầu tư thay cho khách hàng trừ trường hợp ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Có trách nhiệm trung thực với khách hàng, không được xâm phạm tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của khách hàng. Thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán.
5. Có trách nhiệm ký hợp đồng với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.
6. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi sau:
a) Quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng;
b) Thỏa thuận với khách hàng để chia sẻ lợi nhuận hoặc lỗ;
c) Quảng cáo, tuyên bố rằng nội dung, hiệu quả, hoặc các phương pháp phân tích chứng khoán của mình có giá trị cao hơn của công ty chứng khoán khác;
d) Có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó;
đ) Cung cấp thông tin sai lệch, gian lận, hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng;
e) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện công bố thông tin và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
9. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.
10. Thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
11. Công ty chứng khoán phải thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
12. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chứng khoán và pháp luật có liên quan.
Công ty chứng khoán khi xây dựng Điều lệ công ty ngoài việc tuân thủ các quy định của Thông tư này phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Điều lệ công ty chứng khoán không được trái với quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
2. Công ty chứng khoán là công ty đại chúng căn cứ quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Thông tư này để xây dựng Điều lệ công ty. Công ty chứng khoán phải tham chiếu Điều lệ mẫu áp dụng đối với công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng khi xây dựng Điều lệ công ty.
3. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần chưa đại chúng, công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn khi xây dựng Điều lệ phải phù hợp với các quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
4. Công ty chứng khoán khi xây dựng Điều lệ công ty phải tham chiếu Khoản 2, 3 Điều này. Ngoài ra phải quy định cụ thể các nội dung dưới đây trong Điều lệ công ty:
a) Mạng lưới hoạt động;
b) Phạm vi hoạt động kinh doanh;
c) Nguyên tắc hoạt động;
d) Thông tin về Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
đ) Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên;
e) Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc), tiêu chuẩn thành viên Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc); Ban kiểm soát nội bộ, tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát nội bộ;
g) Ủy ban kiểm toán, tiêu chuẩn thành viên Ủy ban kiểm toán;
h) Ngăn ngừa xung đột lợi ích;
i) Tổ chức lại công ty chứng khoán: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình công ty chứng khoán.
5. Công ty chứng khoán phải đăng tải toàn bộ Điều lệ công ty trên trang thông tin điện tử chính thức của công ty chứng khoán.
1. Cổ đông, thành viên góp vốn của công ty chứng khoán phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 74 Luật Chứng khoán.
2. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán không được lợi dụng ưu thế của mình gây tổn hại đến quyền và lợi ích của công ty và các cổ đông khác, thành viên khác.
3. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán phải thông báo đầy đủ cho công ty chứng khoán trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin, đối với các trường hợp sau:
a) Số cổ phần hoặc phần vốn góp bị phong tỏa, cầm cố hoặc bị xử lý theo quyết định của tòa án;
b) Cổ đông, thành viên là tổ chức quyết định thay đổi tên hoặc chia, tách, giải thể, phá sản.
4. Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cổ đông, thành viên.
1. Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình nội bộ về thủ tục, trình tự triệu tập và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên và phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên thông qua.
2. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp không tổ chức được theo thời hạn nêu trên, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn 02 tháng tiếp theo.
3. Công ty chứng khoán là công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin về quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán về công bố thông tin.
4. Công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu kèm theo nghị quyết và các tài liệu liên quan cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu.
5. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính. Trong cùng năm tài chính, công ty chứng khoán không được thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, trừ trường hợp công ty mẹ thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận hoặc tổ chức kiểm toán được chấp thuận bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán.
1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán khác.
2. Chức năng, nhiệm vụ và các nội dung ủy quyền cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, từng thành viên Hội đồng quản trị, từng thành viên Hội đồng thành viên phải được quy định tại Điều lệ công ty.
3. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải xây dựng quy trình nội bộ về thủ tục, trình tự triệu tập và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
4. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải thiết lập các bộ phận hoặc cử người thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và nhiệm vụ kiểm soát nội bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
1. Công ty chứng khoán hoạt động theo mô hình quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện các quy định dưới đây:
a) Trưởng Ban kiểm soát của công ty chứng khoán không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc người quản lý của công ty chứng khoán khác;
b) Ban kiểm soát phải xây dựng quy trình kiểm soát và phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên thông qua;
c) Đối với Ban kiểm soát có từ 02 thành viên trở lên, Ban kiểm soát phải họp tối thiểu 02 lần trong một năm. Biên bản họp phải được ghi chép trung thực, đầy đủ nội dung họp và phải được lưu giữ theo quy định;
d) Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc) vi phạm pháp luật, Điều lệ công ty, dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của công ty, cổ đông, Chủ sở hữu hoặc khách hàng, Ban kiểm soát có trách nhiệm yêu cầu giải trình trong thời gian nhất định hoặc đề nghị triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu để giải quyết. Đối với các vi phạm pháp luật, Ban kiểm soát phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện vi phạm.
2. Công ty chứng khoán hoạt động theo mô hình quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ các quy định dưới đây:
a) Đánh giá độc lập về sự phù hợp và tuân thủ các chính sách pháp luật, Điều lệ, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
b) Kiểm tra, xem xét và đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc) nhằm hoàn thiện hệ thống này;
c) Đánh giá việc tuân thủ của hoạt động kinh doanh đối với các chính sách và quy trình nội bộ;
d) Tham mưu thiết lập các chính sách và quy trình nội bộ;
đ) Đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật, kiểm soát các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản;
e) Đánh giá kiểm toán nội bộ thông qua thông tin tài chính và thông qua quá trình kinh doanh;
g) Đánh giá quy trình xác định, đánh giá và quản lý rủi ro kinh doanh;
h) Đánh giá hiệu quả của các hoạt động;
i) Đánh giá việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng;
k) Thực hiện kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin;
l) Điều tra các vi phạm trong nội bộ công ty chứng khoán;
m) Thực hiện kiểm toán nội bộ công ty chứng khoán và các công ty con của công ty chứng khoán.
3. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận khác của công ty chứng khoán, kể cả ban điều hành; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập với các hoạt động điều hành, nghiệp vụ của công ty chứng khoán; cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không được đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ, không được kiêm nhiệm công việc tại các bộ phận nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, phân tích, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản trị rủi ro;
b) Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, không định kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty chứng khoán phải bảo đảm kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện đúng nhiệm vụ của mình;
Nhân viên kiểm toán nội bộ phải thể hiện tính khách quan trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ cần đưa ra đánh giá một cách công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình;
c) Tính trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc của mình một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp;
d) Bảo mật: nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ cần tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin mà không có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của công ty.
4. Nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Người làm việc bộ phận này không phải là người đã từng bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong vòng 05 năm gần nhất tính tới năm được bổ nhiệm;
b) Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
c) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;
d) Có chứng chỉ chuyên môn Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán, và chứng chỉ chuyên môn Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.
1. Tổng Giám đốc (Giám đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chứng khoán, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) công ty chứng khoán không được đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hoặc doanh nghiệp khác; Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chứng khoán không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán khác.
3. Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 5 Điều 74 Luật Chứng khoán.
4. Công ty chứng khoán phải xây dựng các quy định làm việc của Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc) và phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty thông qua. Quy định làm việc tối thiểu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của thành viên Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc);
b) Quy định trình tự, thủ tục tổ chức và tham gia các cuộc họp;
c) Trách nhiệm báo cáo của Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc) đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty, Ban kiểm soát.
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo nguyên tắc sau:
a) Hệ thống tổ chức quản trị rủi ro tối thiểu phải quy định các nội dung sau:
- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán trong việc quản trị rủi ro;
- Trách nhiệm của Tổng Giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc quản trị rủi ro;
- Trách nhiệm của Bộ phận quản trị rủi ro và các trưởng bộ phận nghiệp vụ trong công ty chứng khoán trong việc quản trị rủi ro;
- Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch thể hiện qua chính sách rủi ro trong dài hạn và trong từng giai đoạn cụ thể được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
- Kế hoạch triển khai thông qua các chính sách, quy trình đầy đủ;
- Công tác quản lý kiểm tra, rà soát thường xuyên của Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Ban hành và triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình quản trị rủi ro và các hạn mức rủi ro, thiết lập hoạt động thông tin quản trị rủi ro phù hợp.
b) Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo công ty chứng khoán có khả năng xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý một cách hiệu quả các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ của mình tại mọi thời điểm;
c) Hệ thống quản trị rủi ro phải được xây dựng để đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất;
d) Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau và người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại.
2. Quy trình, quy chế nội bộ về quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Hệ thống quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán phải được vận hành dựa trên các quy trình, quy chế nội bộ bằng văn bản;
b) Các quy trình, quy chế nội bộ phải được trình bày một cách rõ ràng để tất cả các cá nhân liên quan hiểu được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình và có thể mô tả cụ thể, chi tiết về quy trình quản trị rủi ro liên quan. Công ty chứng khoán phải thường xuyên rà soát và cập nhật lại các quy trình, quy chế nội bộ này;
c) Các quy trình, quy chế nội bộ phải đảm bảo cơ quan quản lý nhà nước, kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát hiểu được hoạt động quản trị rủi ro của công ty;
d) Quy trình, quy chế nội bộ về quản trị rủi ro phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Cơ cấu tổ chức và mô tả chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp thẩm quyền quyết định và trách nhiệm;
- Chính sách rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo trao đổi thông tin về rủi ro và xử lý rủi ro;
- Các quy tắc phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật.
3. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quy trình quản trị rủi ro bao gồm các nội dung: xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, giám sát rủi ro, và xử lý rủi ro.
4. Xây dựng kế hoạch dự phòng
a) Công ty chứng khoán phải xây dựng kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty;
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm xây dựng, rà soát thường xuyên kế hoạch dự phòng. Kế hoạch dự phòng phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
5. Nguyên tắc lưu trữ hồ sơ, tài liệu
a) Tất cả hồ sơ, tài liệu, báo cáo, biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của Chủ sở hữu công ty, các báo cáo về rủi ro, các quyết định của Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các tài liệu khác liên quan đến quản trị rủi ro phải được lưu trữ đầy đủ và sẵn sàng cung cấp cho Cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu;
b) Thời gian lưu trữ các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này được thực hiện theo quy định pháp luật.
1. Công ty chứng khoán phải thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Tổng giám đốc (Ban Giám đốc). Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm bộ máy, nhân sự độc lập và chuyên trách, quy trình.
2. Bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Tổng giám đốc (Ban Giám đốc) có nhiệm vụ kiểm soát việc tuân thủ:
a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro của công ty, của các bộ phận có liên quan và của người hành nghề chứng khoán trong công ty;
b) Giám sát thực thi các quy định nội bộ, các hoạt động tiềm ẩn xung đột lợi ích trong nội bộ công ty, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh của bản thân công ty và các giao dịch cá nhân của nhân viên công ty; giám sát việc thực thi trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong công ty, thực thi trách nhiệm của đối tác đối với các hoạt động đã ủy quyền;
c) Kiểm tra nội dung và giám sát việc thực hiện các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp;
d) Giám sát việc tính toán và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn tài chính;
đ) Tách biệt tài sản của khách hàng;
e) Bảo quản, lưu giữ tài sản của khách hàng;
g) Kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
h) Nội dung khác theo nhiệm vụ Tổng Giám đốc (Giám đốc) giao.
3. Công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy trình, quy định nội bộ áp dụng đối với tất cả các vị trí, đơn vị, bộ phận và hoạt động của công ty nhằm bảo đảm mục tiêu:
a) Hoạt động của công ty chứng khoán tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan;
b) Bảo đảm quyền lợi khách hàng;
c) Hoạt động của công ty chứng khoán an toàn, hiệu quả; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;
d) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; trung thực trong việc lập báo cáo tài chính của công ty.
4. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ
a) Bố trí tối thiểu 01 nhân viên làm kiểm soát tuân thủ;
b) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán, có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
c) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;
d) Có chứng chỉ chuyên môn Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán, và chứng chỉ chuyên môn Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.
CORPORATE GOVERNANCE, MANAGEMENT AND OPERATIONS FUNCTIONS
Article 3. Rules of corporate governance, management and operations functions of securities companies
1. Securities companies must comply with the provisions of the Securities Law, the Enterprise Law, their charters and regulations of other relevant laws on corporate governance.
2. A securities company must clearly define the different responsibilities of the General Meeting of Shareholders, the Members’ Council, the Owner(s), the Governing Board, the Supervisory Board or the Board of Directors in accordance with the Securities Law, the Enterprise Law and other relevant laws.
3. A securities company must set up a system of communication with its shareholders or members to give them adequate information and fair treatment, and protect their rights and interests.
4. Securities companies must establish systems for internal control or audit, management of risks, surveillance, monitoring, prevention or mitigation of conflicts of interest from within or transactions with related persons.
5. Securities companies must ensure that employees working in their departments or divisions must hold suitable securities practicing certificates in accordance with regulations of securities and securities market laws.
Article 4. Rules for rendering services and business lines
When rendering their core business functions, securities companies must adhere to the following principles:
1. Designing and putting to use processes and procedures.
2. Issuing and adopting codes of ethics or practice.
3. Both securities companies and their employees are not allowed to make investments on behalf of their customers, except in case of the authorized custody of investors’ personal accounts as prescribed in Article 19 of this Circular.
4. Being honest with their customers, avoiding any infringement upon their customer’s assets, other rights and interests. Managing each customer’s assets, assets of their customers' and theirs separately.
5. Entering into contracts with customers when providing services to them; providing complete and authentic information to customers.
6. Unless otherwise provided by law, when providing services to customers, they are not allowed to perform, whether directly or indirectly, the following acts:
a) Deciding to invest in securities on behalf of customers;
b) Agreeing with customers on sharing of profits or losses;
c) Advertising or declaring that contents, effectiveness or methods of their analyses on securities are of greater value than those of other securities companies;
d) Providing false information to seduce or pester customers to buy and sell a certain type of securities;
dd) Giving false, fraudulent or misleading information to customers;
e) Performing other acts in contravention of laws.
7. Carrying out accounting, auditing, statistics regimes and financial obligations in accordance with laws.
8. Making public disclosure of information and reports in a timely, adequate and accurate manner in accordance with laws.
9. Setting up stand-by information technology systems and databases to ensure safety, prudence and continuity for their business activities.
10. Supervising securities trades or transactions according to regulations of the Minister of Finance.
11. Securities companies must set up specialized departments in charge of communicating with customers and dealing with customer's inquiries and complaints.
12. Discharging other obligations prescribed by the securities law and other relevant laws.
When formulating its corporate Charter, in addition to complying with regulations of this Circular, a securities company must adhere to the following principles:
1. Its corporate Charter is not in breach of regulations of the Law on Securities and the Law on Enterprises.
2. If it is a public company, it must consult regulations of the Law on Securities, the Law on Enterprises and this Circular to draw up its corporate Charter. When formulating its corporate Charter, it must refer to the sample Charter applicable to public companies under regulations of corporate governance laws applied to public companies.
3. If it is a joint stock business not yet going public, or a limited liability company, when formulating its corporate Charter, it must ensure that its corporate Charter is conformable to the Law on Securities and the Law on Enterprises.
4. When drawing up its corporate Charter, it must consult clause 2 and 3 of this Article. In addition, the corporate Charter must contain the following details:
a) Operating network;
b) Business scope;
c) Operating principles;
d) Licenses for establishment and operation of securities business activities;
dd) Governing Board/Members’ Council; eligibility requirements or standards of its members;
e) Board of General Directors (Board of Directors), eligibility or qualification requirements or standards of its members; the Supervisory Board or Internal Control Board, eligibility or qualification requirements or standards of its members;
g) Audit Committee, eligibility or qualification requirements or standards of its members;
h) Prevention of conflicts of interests;
i) Reorganization, comprising: business split-up, split-off, amalgamation, merger or transformation.
5. It must publish the full text of its corporate Charter on its official website.
Article 6. Shareholders and/or members
1. Shareholders and/or capital contributing members of a securities company must observe regulations laid down in subparagraphs c, d of paragraph 2 of Article 74 in the Law on Securities.
2. Shareholders and/or capital contributing members owning at least 10% of a securities company's charter capital are not allowed to improperly use their position to harm the rights and interests of the company and other shareholders and/or members.
3. Shareholders, capital contributing members owning at least 10% of a securities company's charter capital must fully notify the securities company within 24 hours after receiving information about the following situations:
a) The number of their shares or contributed capital is frozen, pledged or otherwise encumbered according to the court's decisions;
b) Shareholders and/or members that are entities decide to change their names, or are split up, split off, dissolved or bankrupted.
4. Securities companies must report to the State Securities Commission on the situations specified in Clause 3 of this Article within 05 days after receiving notices from their shareholders and/or members.
Article 7. General Meeting of Shareholders, Members’ Council and Owner(s)
1. A securities company must develop processes and procedures for convening and voting at the General Meeting of Shareholders or the meeting of the Members’ Council, and these processes and procedures must be submitted to seek approval from the General Meeting of Shareholders, the Members’ Council.
2. If a securities company is a joint stock company, it must hold the annual General Meeting of Shareholders within 4 months after the end of the fiscal year. In case of failure to do so within that time limit, the securities company must report to the State Securities Commission in writing, clearly stating the reasons, and must hold the annual General Meeting of Shareholders within the next 2 months.
3. If a securities company is a public company, it must announce the decision of the General Meeting of Shareholders in accordance with the law on securities and securities markets in terms of information disclosure.
4. The securities company must submit a post-meeting report to the General Meeting of Shareholders, the Members' Council and/or the Owner(s), enclosing the meeting resolution and relevant documents, to the State Securities Commission within 05 working days after the General Meeting of Shareholders or the meeting of the Members' Council or the Owner(s) is closed.
5. The General Meeting of Shareholders, the Members’ Council or the Owner(s) can hire an authorized auditing body to audit the company’s financial statement, and make a report on prudential ratios. In the same financial year, the securities company shall not change the authorized auditing body, except as the parent company changes the authorized auditing body, or the authorized auditing body is subject to suspension of their services or cancellation of their status of authorization for auditing services.
Article 8. Governing Board, Members’ Council
1. A member of the Governing Board or a member of the Members’ Council of a securities company are not allowed to hold office as a member of the Governing Board, a member of the Members’ Council, or a Director General (Director), of another securities company.
2. Functions, duties of and authorization granted the Governing Board, the Members’ Council, the President, every member of the Governing Board and every member of the Members’ Council must be prescribed by the corporate Charter.
3. The Governing Board and the Members’ Council must design and develop processes and procedures for concerning and voting at the General Meeting of Shareholders or the meeting of the Members’ Council.
4. The Governing Board and the Members’ Council must set up departments or divisions or assign persons in charge of risk management in accordance with Article 11 herein, and intracorporate control in accordance with Article 12 herein.
Article 9. Supervisory Board or Intracorporate Audit Committee
1. The securities company employing the operating model stipulated in point a of clause 1 of Article 137 in the Enterprise Law must comply with the following regulations:
a) The Head of the Supervisory Board of a securities company shall not hold the dual office as the member of the Supervisory Board or the executive of another securities company;
b) The Supervisory Board must formulate control or supervision procedures that are submitted to the General Meeting of Shareholders or the Members’ Council to seek its approval decision;
c) If the Supervisory Board is composed of at least 02 members, it must convene at least twice every year. The meeting minutes must contain full and accurate discussions and must be deposited or archived as legally required;
d) When finding that any member of the Governing Board, the Members’ Council, the Board of General Directors (Board of Directors) violates laws, the corporate Charter, leading to infringement upon the rights and interests of the company, shareholders, Owner(s) or customers, the Supervisory Board shall be responsible for requesting explanations to be given within a certain period of time or recommending the General Meeting of Shareholders, the Members’ Council or the Owner(s) to convene to seek solutions. In case of any violation against laws, the Supervisory Board must report in writing to the State Securities Commission within 07 working days after such violation is detected.
2. The securities company employing the operating models stipulated in point a and b of clause 1 of Article 137 in the Enterprise Law must, depending on its functions and duties, implement the following regulations:
a) Carry out the independent assessment of conformity and conformance to legislative policies, the company’s Charter, decisions of the General Meeting of Shareholders, the Owner(s), the Governing Board or the Members’ Council;
b) Examine, review and assess the adequacy, effectiveness and efficiency of the internal control system under the control of the Board of General Directors (Board of Directors) with the aim of making it become perfect;
c) Assess the conformance of its business functions to intracorporate policies and processes or procedures;
d) Take counsels on formulation of intracorporate policies, processes or procedures;
dd) Assess the conformance to laws, and take control of measures property safety measures;
e) Assess the internal audit through financial information and business process;
g) Assess the procedures for determination, review and management of business risks;
h) Assess effectiveness of business activities;
i) Assess the conformance to contractual commitments;
k) Control its information technology system;
l) Investigate internal violations;
m) Carry out the internal audit of the parent company and its subsidiaries.
3. The internal or intracorporate audit must adhere to the following principles:
a) Independence: The internal audit department or division must be independent from other departments of the securities company, including the executive board; internal audit activities must be independent from the corporate operations and business services or lines of the securities company; officers tasked with internal audit engagements are not allowed to undertake the audited work or hold multiple office at departments performing services or core business functions, such as investment brokerage, proprietary trading, investment analysis and consultancy, underwriting and risk management;
b) Objectivity: The internal audit and its staff must have an impartial, equal and unbiased attitude when performing their assigned duties. The securities company must ensure that the internal audit is free from any interference in duly performing their duties;
Internal audit staff must be impartial in the collection, assessment and communication of information about audited operations, processes, procedures or systems. Internal audit staff should give a fair assessment of all relevant issues and not be influenced by their own interests or goals or by anyone else when giving their comments or opinions;
c) Integrity: Internal audit staff must perform their duties in an honest, discreet and responsible manner; must comply with laws and perform works in an overt manner in accordance with laws and professional ethics;
d) Confidentiality: Internal audit staff should respect the value and ownership of information received, not disclosing information without valid authorization, unless they are obligated to disclose information as required by laws and the company’s internal rules and regulations.
4. Personnel of the internal audit department or division must meet the following eligibility requirements and standards:
a) Its staff have not been subject to any fine or other more severe penalties for their violations that may arise in the securities, banking and insurance sectors for five (05) recent years until the year of their appointment;
b) The Head of the internal audit department or division must have his/her professional qualification in law, accounting and auditing specialties; acquire enough experience, credibility and competence to effectively perform his/her assigned duties;
c) They are not related to heads of professional departments, persons performing core business functions, the General Director (Director), the Deputy General Director (Deputy Director), Directors of branches of the securities company;
d) They must hold professional certificates in securities and securities market fundamentals or securities practicing certificates, and professional qualifications in securities and securities market laws;
dd) They are not allowed to hold other offices of the securities company.
Article 10. Board of Directors
1. General Director (Director) is the person who runs the daily business of a securities company, is supervised by the Governing Board, the Members’ Council or the Owner, and is accountable to the Governing Board, the Members' Council or the Owner and before the law for the exercise of his/her assigned rights and duties.
2. General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) of a securities company cannot concurrently work for another securities company, fund management company or enterprise; General Director (Director) of a securities company is not allowed to hold office as a member of the Governing Board or the Members' Council of another securities company.
3. General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) in charge of core business functions must meet the requirements or standards specified in Clause 5, Article 74 of the Law on Securities.
4. A securities company must formulate the working rules and regulations of the Board of General Directors (Board of Directors) and submit them to seek approval or consent from the Governing Board, Members’ Council or the Owner of the company. These working rules and regulations must include, but not limited to, the following basics:
a) Specific responsibilities and duties of members of the Board of General Directors (Board of Directors);
b) Regulations on processes and procedures for holding and participating in a meeting;
c) Accountability of the Board of General Directors (Board of Directors) to the Governing Board, the Members’ Council, the Owner or the Supervisory Board.
1. The Governing Board, the Members’ Council or the Owner of a securities company must set up its risk management system according to the following principles:
a) The risk management system must include, but not limited to, the followings:
- Responsibilities of the Governing Board or the Members’ Council or the Owner of the securities company for management of risks;
- Responsibilities of the General Director (Director), the Supervisory Board, the Intracorporate Audit Committee and the internal control system for management of risks;
- Responsibilities of the risk management Department or Division and heads of departments in charge of core business functions of the securities company for management of risks;
- Clear and transparent risk management strategy shown through risk policies in the long term and over periods of time approved by the Governing Board or the Members’ Council or the Owner.
- Plan implemented through complete policies and procedures;
- Regular examination and review duties of the General Director (Director);
- Fully adopting and implementing risk management policies and procedures, risk limits, and organizing proper risk management information operations.
b) The risk management system to be set up must ensure that the securities company is capable of identifying, measuring, monitoring and reporting risks and effectively addressing material risks, and fully meeting its compliance obligations at all times;
c) The risk management system must ensure independence, objectivity, integrity and uniformity;
d) The risk management system must ensure that business operations departments and the risk management department are separate and independent, and any person in charge of an operations department is not concurrently in charge of the management department and vice versa.
2. Internal risk management procedures, rules and regulations of the securities company must adhere to the following principles:
a) Its risk management system must operate according to internal procedures, rules and regulations existing in the form of written documents;
b) Internal procedures, rules and regulations must be clearly represented so that all involved individuals understand their duties and responsibilities, and can describe, in detail and to the exact extent, the concerned risk management procedures. The securities company must regularly review and update these internal procedures, rules and regulations;
c) Internal procedures, rules and regulations must make the company’s risk management activities understandable to state authorities, internal auditors, internal supervisors, controllers or the supervisory board;
d) Internal risk management procedures, rules and regulations must include, but not limited to, the followings:
- Organizational structure and description of functions, duties, decision-making authority delegation mechanism and responsibilities;
- Risk policies, risk limits, procedures for identifying, measuring, monitoring, reporting and exchanging information about risks and addressing risks;
- Compulsory satisfaction of obligations to comply with regulations of laws.
3. The securities company's risk management procedures must be comprised of such steps as identifying, measuring, monitoring, supervising and addressing risks.
4. Drawing up the contingency plan
a) The securities company must develop a contingency plan to respond to emergency situations in order to ensure continuity in the company’s business operations;
b) The General Director (Director) shall be responsible for drawing up and regularly reviewing the contingency plan. This contingency plan must be submitted to the Governing Board, the Members' Council or the Owner to seek their approval.
5. Rules of retention or archival of documents and records
a) All records, documents, reports, meeting minutes and resolutions of the Governing Board or the Members’ Council or decisions of the Owner, risk reports, decisions of the General Director (Director) and other documents related to risk management must be fully archived and readily available to state authorities upon request;
b) The duration of retention or archival of documents and records prescribed in point a of clause 5 of this Article shall be subject to regulations of laws.
1. A securities company must set up an internal control department directly subordinate to the Board of General Directors (Board of Directors). The internal control system shall be composed of its operating machinery, sovereign and full-time personnel and its operating procedures.
2. The internal control department directly controlled by the Board of General Directors (Board of Directors) shall be responsible for controlling compliance, including:
a) Inspecting and supervising compliance with regulations of laws, the company’s charter, decisions of the General Meeting of Shareholders, decisions of the Governing Board, business rules, regulations and procedures, risk management procedures of the company, relevant departments or divisions and intracorporate securities practitioners;
b) Monitoring the implementation of internal regulations, activities likely to cause intracorporate conflicts of interest, especially business activities of the company itself and personal transactions of the company's employees; supervising the implementation of the responsibilities of the company’s officeholders and staff members, and the implementation of the partner's responsibilities for the trusted activities;
c) Checking contents and monitoring the implementation of rules of professional ethics;
d) Supervising the calculation and compliance with financial prudence regulations.
dd) Segregating customer’s assets;
e) Keeping and preserving customer's assets;
g) Controlling compliance with regulations of anti-money laundering laws;
h) Performing other duties assigned by the General Director (Director).
3. A securities company must establish its internal control system, including the organizational structure, internal procedures, rules and regulations applicable to all of its executives, staff members, units, departments and business activities to meet the following goals:
a) Its business activities must comply with regulations of the Securities Law and other relevant documents;
b) Customer’s interests and benefits are assured;
c) All of its business operations and functions are safe and effective; ensuring that its property and other resources are protected, managed and used in a safe and effective manner;
d) Its financial and management information system must ensure integrity, rationality, adequacy and promptness; the company's financial statements must be made according to the integrity principles.
4. Requirements of the internal control department's personnel
a) Assign at least 01 staff member to perform the tasks of control and supervision of compliance matters;
b) The Head of the internal control department must hold his/her professional qualification in legislation, accounting and auditing specialties; must be experienced, credible and competent enough to effectively perform his/her assigned duties;
c) These personnel are not related to heads of professional departments, persons performing core business functions, the General Director (Director), the Deputy General Director (Deputy Director), Directors of branches of the securities company;
d) These personnel must hold professional certificates in securities and securities market fundamentals or securities practicing certificates, and professional qualifications in securities and securities market laws;
dd) These personnel are not allowed to be in charge of the securities company’s other tasks.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực