Chương III Thông tư 121/2020/TT-BTC: Hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán
Số hiệu: | 121/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2021 |
Ngày công báo: | 14/03/2021 | Số công báo: | Từ số 447 đến số 448 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty chứng khoán
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 121/TT-BTC năm 2020 về hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK).
Theo đó, CTCK khi xây dựng Điều lệ công ty ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư 121/2020/TT-BTC phải thực hiện nguyên tắc sau:
(1) Điều lệ công ty không được trái với quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
(2) CTCK là công ty đại chúng căn cứ quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Thông tư 121/2020/TT-BTC để xây dựng Điều lệ;
CTCK phải tham chiếu Điều lệ mẫu đối với công ty đại chúng theo quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng khi xây dựng Điều lệ;
(3) CTCK là công ty cổ phần chưa đại chúng hoặc là công ty TNHH khi xây dựng Điều lệ phải phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp;
(4) CTCK khi xây dựng điều lệ công ty phải tham chiếu nội dung tại điểm (2), (3);
Ngoài ra, phải quy định cụ thể các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 121/2020/TT-BTC trong Điều lệ công ty;
(5) CTCK phải đăng tải toàn bộ Điều lệ công ty trên trang thông tin điện tử chính thức của CTCK.
Thông tư 121/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021.
Văn bản tiếng việt
1. Công ty chứng khoán phải bố trí người hành nghề chứng khoán làm việc tại các vị trí sau:
a) Tư vấn, giải thích hợp đồng và thực hiện các thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng;
b) Tư vấn giao dịch chứng khoán cho khách hàng;
c) Nhận lệnh, kiểm soát lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng;
d) Trưởng các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền theo các quy định pháp luật hiện hành.
3. Dữ liệu về tài khoản môi giới của khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán phải được quản lý tập trung và phải lưu giữ dự phòng tại địa điểm khác.
4. Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán không được:
a) Đưa ra ý kiến về việc tăng hay giảm giá chứng khoán mà không có căn cứ để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;
b) Thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;
c) Trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập các địa điểm cố định bên ngoài các địa điểm giao dịch đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch với khách hàng, nhận lệnh, thực hiện lệnh giao dịch chứng khoán hoặc thanh toán giao dịch chứng khoán với khách hàng, trừ trường hợp thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến;
d) Nhận lệnh, thanh toán giao dịch với người không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy quyền của người đứng tên tài khoản bằng văn bản;
đ) Tiết lộ các nội dung đặt lệnh giao dịch của khách hàng hoặc thông tin bí mật khác có được khi thực hiện giao dịch cho khách hàng mà không phải để công bố thông tin hoặc theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng tên hoặc tài khoản của khách hàng để đăng ký, giao dịch chứng khoán;
g) Xâm phạm tài sản, quyền và lợi ích khác của khách hàng.
1. Công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới phải tuân thủ quy định pháp luật tại Khoản 1, 2, 3 Điều 91 Luật Chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ cập nhật các thông tin thay đổi của khách hàng khi khách hàng có yêu cầu.
3. Công ty chứng khoán phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch với khách hàng, trực tiếp thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động này.
4. Công ty chứng khoán phải theo dõi chi tiết tiền và chứng khoán của từng khách hàng, cung cấp thông tin về số dư, số phát sinh tiền và chứng khoán cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu.
5. Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán trước khi khách hàng thực hiện giao dịch, phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán trên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Công ty chứng khoán phải thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
1. Để thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng. Hợp đồng mở tài khoản phải đáp ứng các quy định hiện hành và có các nội dung tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ giải thích nội dung hợp đồng mở tài khoản giao dịch và các thủ tục có liên quan khi thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng, tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận thu được của khách hàng.
3. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán quy định tại Khoản 1 Điều này không được chứa đựng những thoả thuận sau:
a) Thoả thuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ pháp lý công ty chứng khoán mà không có lý do chính đáng;
b) Thoả thuận hạn chế phạm vi bồi thường của công ty chứng khoán mà không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ công ty chứng khoán sang khách hàng;
c) Thoả thuận buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng;
d) Các thoả thuận gây bất lợi một cách không công bằng cho khách hàng.
4. Nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty chứng khoán phải điền đầy đủ các thông tin trên hợp đồng mở tài khoản.
1. Công ty chứng khoán nhận lệnh giao dịch của khách hàng theo các hình thức sau:
a) Nhận phiếu lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch;
b) Nhận lệnh từ xa qua điện thoại, fax, internet và các đường truyền khác.
2. Công ty chứng khoán chỉ được thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định tại Điều 201 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
3. Trường hợp nhận lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến, qua điện thoại, qua fax và các đường truyền khác, công ty chứng khoán phải tuân thủ:
a) Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn;
b) Xác thực khách hàng và đảm bảo có ghi nhận lại đầy đủ thông tin tại thời điểm nhận lệnh, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng để có thể tra cứu được khi cần thiết;
c) Đảm bảo nguyên tắc xác nhận với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch;
d) Có biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đường truyền và biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhập được lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của công ty.
4. Công ty chứng khoán chỉ được thực hiện lệnh của khách hàng khi lệnh giao dịch có đầy đủ và chính xác các thông tin về khách hàng, ngày giao dịch, thời gian nhận lệnh, mã chứng khoán, phương thức, loại lệnh, số lượng và giá giao dịch. Lệnh giao dịch của khách hàng phải được công ty chứng khoán ghi nhận thời gian (ngày, giờ, phút) nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh.
5. Công ty chứng khoán phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác lệnh giao dịch của khách hàng.
6. Công ty chứng khoán khi thực hiện thanh toán lệnh mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng phải đảm bảo đủ tiền, chứng khoán theo quy định và phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi lệnh giao dịch được thực hiện.
7. Công ty chứng khoán phải thông báo kết quả thực hiện lệnh giao dịch cho khách hàng ngay sau khi lệnh được khớp theo phương thức do khách hàng và công ty chứng khoán thỏa thuận trong hợp đồng.
8. Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký không phải là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành viên lưu ký phải ký hợp đồng thoả thuận trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc thành viên giao dịch chịu trách nhiệm thực hiện lệnh giao dịch, thành viên lưu ký chịu trách nhiệm kiểm tra tỷ lệ ký quỹ tiền, chứng khoán của khách hàng và đảm bảo thanh toán cho khách hàng theo quy định pháp luật.
1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại Điểm a Khoản này. Ngoài ra, công ty chứng khoán có thể xây dựng bổ sung hệ thống theo phương thức nêu tại Điểm b Khoản này để khách hàng lựa chọn:
a) Khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Trong phương thức này, khách hàng, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại có hợp đồng thỏa thuận về cách thức xác nhận, phong tỏa số dư tiền và chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán của khách hàng. Sau khi lệnh mua chứng khoán của khách hàng được khớp, công ty chứng khoán có quyền yêu cầu ngân hàng nơi nhà đầu tư mở tài khoản thực hiện chuyển tiền tương ứng với giá trị khớp lệnh vào tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán do công ty chứng khoán đứng tên mở tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ thay mặt cho khách hàng thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán với các bên có liên quan;
b) Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán.
Tài khoản chuyên dụng này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng, cụ thể:
- Khách hàng nộp, chuyển tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng rút, chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng ký quỹ giao dịch, nộp tiền đấu giá mua chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán thực hiện quyền mua chứng khoán;
- Các trường hợp thanh toán khác của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm thiết lập hệ thống kế toán để quản lý tiền gửi của từng nhà đầu tư. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ xác định rõ số dư tại mọi thời điểm của từng khách hàng và cung cấp sao kê chi tiết số dư tiền của từng khách hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm đảm bảo thực hiện mọi yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng khi khách hàng không còn nghĩa vụ phải trả đối với công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng.
5. Công ty chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử và tại các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán danh sách ngân hàng thương mại được lựa chọn cho hai phương thức quản lý tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng.
6. Chậm nhất trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng giữa công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại.
7. Trường hợp thực hiện báo cáo tuần, trước 16 giờ thứ hai hàng tuần hoặc ngày làm việc đầu tiên của tuần, công ty chứng khoán có tài khoản chuyên dụng phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước số lượng khách hàng, số dư tiền của khách hàng tại tài khoản chuyên dụng của công ty chứng khoán mở tại ngân hàng thương mại theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo nêu trên được chốt tại thời điểm cuối ngày làm việc liền trước ngày báo cáo.
1. Đối với chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tập trung:
a) Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng với chứng khoán thuộc sở hữu của công ty chứng khoán;
b) Công ty chứng khoán phải thực hiện tái ký gửi chứng khoán của khách hàng vào Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng;
d) Việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán thực hiện theo lệnh của khách hàng và theo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán.
2. Đối với chứng khoán chưa được đăng ký lưu ký tập trung, công ty chứng khoán được đăng ký và lưu ký chứng khoán của khách hàng tại công ty chứng khoán theo hợp đồng ký kết với khách hàng và theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
1. Nguyên tắc chung
a) Công ty chứng khoán được cấp phép nghiệp vụ môi giới chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Chứng khoán được cung cấp dịch vụ nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân;
b) Việc cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư cá nhân;
c) Công ty chứng khoán không được nhận ủy thác quyết định toàn bộ giao dịch trên tài khoản giao dịch chứng khoán thay mặt cho nhà đầu tư cá nhân. Khách hàng phải ghi rõ các nội dung ủy thác cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Chứng khoán được phép ủy thác mua, bán là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, không bao gồm chứng khoán đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom);
đ) Công ty chứng khoán chỉ định người hành nghề chứng khoán có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc quản lý quỹ thực hiện quản lý tài khoản giao dịch ủy thác. Việc chỉ định này được nêu rõ trong hợp đồng ký giữa công ty và nhà đầu tư cá nhân.
2. Phạm vi ủy thác bao gồm các nội dung sau:
a) Loại chứng khoán giao dịch;
b) Khối lượng tối đa có thể mua, bán cho từng loại chứng khoán;
c) Giá trị tối đa cho từng lệnh giao dịch;
d) Tổng giá trị giao dịch tối đa cho một ngày giao dịch;
đ) Phương thức giao dịch, loại lệnh giao dịch.
3. Công ty chứng khoán có trách nhiệm tổng hợp thông tin về khả năng tài chính, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư, danh mục chứng khoán đầu tư (nếu có) và các yêu cầu khác của khách hàng trước khi thực hiện ký kết hợp đồng. Trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác, công ty chứng khoán có quyền từ chối ký kết hợp đồng.
4. Hợp đồng ủy thác
a) Thời hạn hợp đồng ủy thác không quá 01 năm tính từ thời điểm ký kết hợp đồng;
b) Hợp đồng ủy thác tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Thông tin về khách hàng;
- Thông tin về người hành nghề được giao quản lý tài khoản của khách hàng;
- Nội dung ủy thác;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
- Phí quản lý hợp đồng và phí thưởng;
- Phương thức thanh toán và thanh lý hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
5. Trường hợp công ty chứng khoán không thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký với khách hàng, gây tổn thất cho khách hàng, công ty chứng khoán có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng ủy thác theo thoả thuận bằng văn bản giữa hai bên; trường hợp phát sinh lợi nhuận, khoản lợi nhuận này thuộc về khách hàng ủy thác.
6. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán nhận ủy thác
a) Hành động trung thực và vì lợi ích cao nhất của khách hàng, không sử dụng thông tin về khách hàng để làm lợi cho mình và gây thiệt hại cho khách hàng;
b) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết;
c) Thực hiện mua/bán chứng khoán trong phạm vi ủy thác;
d) Giải thích rõ và cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về mọi rủi ro có thể phát sinh trong việc ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán;
đ) Cung cấp cho khách hàng bảng sao kê giao dịch định kỳ hàng tháng hoặc bất thường theo yêu cầu của khách hàng ủy thác;
e) Thông báo cho khách hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi tài sản trong tài khoản giao dịch ủy thác của khách hàng ủy thác giảm xuống dưới 25% tính trên tổng giá trị hợp đồng ủy thác;
g) Báo cáo định kỳ hàng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động quản lý tài khoản giao dịch ủy thác;
h) Cung cấp danh sách người hành nghề chứng khoán đủ điều kiện để khách hàng lựa chọn để quản lý tài khoản ủy thác;
i) Thiết lập bộ phận giám sát độc lập giám sát việc quản lý, giao dịch chứng khoán trên tài khoản giao dịch ủy thác của người hành nghề chứng khoán nhằm đảm bảo việc giao dịch của tài khoản này phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và mục tiêu đầu tư của khách hàng;
k) Mọi lệnh giao dịch theo hợp đồng ủy thác phải được ghi chép chính xác thời điểm thực hiện;
l) Công ty chứng khoán phải thông báo và phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đối với trường hợp đầu tư vào chứng khoán do công ty thực hiện bảo lãnh phát hành trong thời gian công ty đang thực hiện bảo lãnh.
1. Nghĩa vụ của công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
a) Đảm bảo giao dịch liên tục, thông suốt;
b) Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu của hệ thống;
c) Có hệ thống dự phòng, phương án thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố;
d) Có sự tách biệt với các hệ thống thông tin điện tử khác của công ty;
đ) Ban hành quy trình về việc vận hành, quản lý, sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
2. Khi cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho khách hàng, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng hoặc phụ lục kèm theo hợp đồng mở tài khoản cho khách hàng, bao gồm các nội dung sau:
a) Công bố các rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch chứng khoán trực tuyến;
b) Quy định trách nhiệm của khách hàng và công ty chứng khoán về việc bảo mật thông tin về giao dịch trực tuyến của khách hàng.
3. Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, tình trạng hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến và công bố thông tin theo quy định pháp luật về hướng dẫn giao dịch điện tử.
1. Phạm vi thực hiện
a) Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán cho khách hàng;
b) Thực hiện thanh toán các giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán cho khách hàng;
c) Cung cấp dịch vụ quản lý sổ cổ đông, đại lý chuyển nhượng theo yêu cầu của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng.
2. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán
a) Mở tài khoản lưu ký cho khách hàng tại công ty chứng khoán, quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng phải tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của chính công ty;
b) Ghi chép chính xác, đầy đủ và cập nhật thông tin về khách hàng mở tài khoản lưu ký và chứng khoán sở hữu của khách hàng đã lưu ký tại công ty;
c) Bảo quản, lưu trữ, thu thập và xử lý số liệu liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán của khách hàng;
d) Xây dựng các quy trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ, quản lý sổ cổ đông, đại lý chuyển nhượng và quy trình kiểm soát nội bộ nhằm quản lý và bảo vệ quyền lợi của khách hàng hoặc người sở hữu chứng khoán;
đ) Thu phí dịch vụ hoạt động đăng ký, lưu ký chứng khoán và các loại phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
2. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
3. Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:
a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch;
b) Mua, bán cổ phiếu của chính mình.
4. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
5. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
6. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
7. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.
1. Công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không được vượt quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
2. Công ty chứng khoán không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn hoặc là người bảo lãnh chính trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty chứng khoán, độc lập hoặc cùng công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành, hoặc có quyền kiểm soát tổ chức phát hành, hoặc có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức phát hành;
b) Tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán và tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức phát hành do cùng một cá nhân hoặc một tổ chức nắm giữ;
c) Tổ chức phát hành, độc lập hoặc cùng các công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 20% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán, hoặc có quyền kiểm soát công ty chứng khoán, hoặc có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán;
d) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của công ty chứng khoán đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức phát hành;
đ) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của tổ chức phát hành là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán;
e) Công ty chứng khoán và tổ chức phát hành có chung người đại diện theo pháp luật.
3. Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán phải mở tài khoản riêng biệt tại ngân hàng thương mại để nhận tiền đặt mua chứng khoán của nhà đầu tư.
1. Để cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán phải ký kết hợp đồng với khách hàng với các nội dung tối thiểu như sau:
a) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng;
b) Phạm vi tư vấn đầu tư chứng khoán;
c) Phương thức cung cấp dịch vụ;
d) Phí dịch vụ.
2. Công ty chứng khoán phải thu thập và quản lý thông tin về khách hàng, bao gồm:
a) Tình hình tài chính của khách hàng;
b) Mục tiêu đầu tư của khách hàng;
c) Khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng;
d) Kinh nghiệm và hiểu biết về đầu tư của khách hàng.
3. Các nội dung tư vấn đầu tư chứng khoán phải có cơ sở hợp lý và phù hợp dựa trên thông tin đáng tin cậy, phân tích lôgic. Khuyến nghị đầu tư chứng khoán được đưa ra phải liên quan và phù hợp với nội dung phân tích chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các báo cáo phân tích chứng khoán và thị trường, khuyến nghị đầu tư phải ghi rõ nguồn trích dẫn số liệu và tên người chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, khuyến nghị đầu tư chứng khoán.
4. Công ty chứng khoán tư vấn đầu tư cho khách hàng phải đảm bảo rằng khách hàng đưa ra quyết định đầu tư trên cơ sở được cung cấp thông tin đầy đủ bao gồm cả nội dung và rủi ro của sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
5. Công ty chứng khoán phải bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
6. Công ty chứng khoán phải tư vấn đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về kết quả phân tích và độ tin cậy của thông tin cung cấp cho khách hàng.
7. Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho công ty mà mình nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ.
1. Công ty chứng khoán khi thực hiện dịch vụ tài chính khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 86 Luật Chứng khoán phải có liên quan và hỗ trợ cho các nghiệp vụ đã được cấp phép của công ty chứng khoán và phải đảm bảo không được ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, của chính công ty chứng khoán và của thị trường.
2. Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ tư vấn chào bán, tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho công ty mà mình nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ.
3. Công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định của pháp luật hoặc gây rủi ro hệ thống thị trường chứng khoán.
SERVICES, BUSINESS LINES OR CORE BUSINESS FUNCTIONS
Article 13. Responsibilities of securities companies for rendering securities brokerage services
1. Securities companies must designate securities practitioners to hold the following positions:
a) Providing counsels and explanations about contracts, and helping customers in opening accounts used for trades in stocks;
b) Offering counsels on stock trades or transactions to customers;
c) Receiving orders from customers, controlling customers' orders;
d) Acting as heads of departments or divisions involved in securities brokerage services.
2. Securities companies must comply with regulations on anti-money laundering regulations under laws currently in effect.
3. Data on customers’ brokerage accounts at securities companies must be managed according to the centralization principles, and must be kept in reserve at other locations.
4. When rendering securities brokerage services, securities companies shall be prohibited from:
a) Advising on any increase or decrease in the stock prices without any ground to entice customers to participate in trades;
b) Agreeing on or proposing a specific interest rate or sharing of profits or losses with customers in order to entice customers to participate in stock trades;
c) Directly or indirectly setting up fixed locations outside those approved by the State Securities Commission to sign contracts to open accounts with customers, receive, execute orders from customers or pay for trades with customers, except for trading stocks online;
d) Receiving orders, making payment for stock trades with persons other than account holders without written authorization from account holders;
dd) Disclosing the contents of customers' orders or other confidential information obtained when performing trades or transactions on behalf of customers if such disclosure neither serves public announcement purposes nor meets inspection or examination demands as legally required;
e) Using customer’s names or accounts for registering or trading stocks;
g) Infringing upon other assets, rights and interests of customers.
Article 14. Responsibilities of securities companies to customers for rendering their securities brokerage services
1. When rendering securities brokerage services, securities companies must comply with regulations laid down in clause 1, 2 and 3 of Article 91 in the Law on Securities.
2. Securities companies are obligated to update customers on any change upon customer's request.
3. Securities company must sign contracts to open accounts with customers, directly performing stock trades or transactions on customers’ behalf, and being held legally liable for these activities.
4. Securities companies must fully keep track of money and stocks of each customer, providing information about balance, increased or decreased amount of money and securities to customers upon their request.
5. Securities companies must quote customers stock trading fees before performing transactions, securities and must published such fees on their websites.
6. Securities companies must set up specialized departments in charge of communicating with customers and dealing with customer's inquiries and complaints.
Article 15. Opening securities trading accounts
1. Before buying and selling stocks on customers’ behalf, securities companies must take steps in opening accounts for each customer on the basis of contracts to open stock trading accounts with customers. These contracts must meet current regulations and at least contain required information shown in the form given in the Appendix III hereto.
2. Securities companies must give explanations about contractual terms and conditions and relevant documents when rendering stock trades or transactions on customers’ behalf, learning about financial capacity, risk tolerance and expectations of profits earned by customers.
3. An account opening contract prescribed in clause 1 of this Article shall not include any of the following agreements:
a) Agreement for avoidance of legal obligations of a securities company without plausible reasons;
b) Agreement for limitation on the scope of compensation of the securities company without plausible reasons, or transfer of risk from the securities company to customers;
c) Agreement that binds customers to fulfill compensation obligations in an unfair manner;
d) Agreements made unfairly to the detriment of customers.
4. Investors opening accounts at securities companies must fill out all information required on account opening contracts.
Article 16. Receiving and executing orders
1. Securities companies can receive orders from customers according to the following approaches:
a) Receiving orders directly at counters;
b) Receiving orders via phone, fax, internet and other transmission modes.
2. Securities companies are only allowed to perform online stock transactions according to the provisions of Article 201 of the Decree, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Securities.
3. In case of receiving orders online, via phone, fax and other transmission modes, securities companies must comply with the following rules:
a) Complying with the Law on Electronic Transactions and other instructional documents;
b) Providing customer authentication and recording full information at the time of receiving orders, and retaining evidence of the customer’s placement of orders that are accessible when necessary;
c) Conforming to the rule under which confirmation is sent to customers before entering orders into the trading system;
d) Taking measures to ensure the safety and security of transmission modes and applying appropriate remedies when the customer's order cannot be entered into the trading system through the company's fault.
4. Securities companies shall only be allowed to execute customers' orders when these orders contain complete and accurate information about customers, trading dates, order receipt time, stock codes, methods, order types, quantity and trading prices. The time (day, hour, minute) of receipt of customers’ trading orders must be recorded by securities companies at the time of receipt of these orders.
5. Securities companies must execute customers' trading orders in a fast and accurate manner.
6. When making payment for purchase or sale of securities to their customers, securities companies must provide sufficient money and securities as prescribed and must take necessary measures to ensure customers are capable of making payments for the orders to be executed.
7. Securities companies must notify the results of the execution of orders to their customers right after these orders are matched according to the method agreed upon between the customers and securities companies under binding contracts.
8. In case clients open depository accounts at the depository members who are not trading members, trading members and depository members must enter into contracts under which trading members are bound to execute trading orders; depository members are bound to examine the percentage of customers’ margins and stock pledges, ensuring their customers are paid in accordance with laws.
Article 17. Custody of funds of customers
1. Securities companies must hold customers’ funds for purchase of stocks separately, and customers' funds separately from money of securities companies.
2. Securities companies are not allowed to directly receive and pay cash for customers' stock trades, but must do so through commercial banks.
3. Securities companies are not allowed to abuse customers' money in any form. Trades or transactions related to customers' money are only allowed if they meet regulations of laws.
4. Securities companies must set up systems to give customers custody of their funds separately according to the methods or approaches specified at Point a of this Clause. In addition, securities companies may build additional systems according to the methods or approaches specified at Point b of this Clause for customers’ choice as follows:
a) Clients of securities companies open accounts directly at commercial banks selected by these securities companies to hold their funds used for securities trades or transactions. On employing this method, customers, securities companies and commercial banks shall enter into contracts on methods of confirmation, freezing of balances and money transfer for payments for stock trades or transactions of customers. After a customer's securities purchase order is matched, a securities company shall have the right to request the bank where the investor opens account to transfer money corresponding to the value of the matched order to the checking account for securities trades or transactions opened in the name of the securities company at the commercial bank designated by the securities company. The securities company is obliged to act on its customer’s behalf to pay for securities trades or transactions to interested parties;
b) Customers of securities companies open special-purpose accounts at commercial banks to hold funds used for their securities trades or transactions. Special-purpose accounts must be opened separately and independently from other securities company’s accounts.
These special-purpose accounts are only intended for customer’s transactions, specifically including:
- Paying or transferring money into accounts;
- Withdrawing or transferring money from accounts;
- Paying for trading of stocks;
- Putting up margin payments for stock trades or paying money for purchase of stocks at auction;
- Paying for exercise of call options;
- Other payments made upon customer’s request and in compliance with laws.
Securities companies shall be responsible for establishing accounting systems to provide each investor with safe custody for funds. Securities companies shall be obligated to clearly determine each customer’s balance at all times and provide customers or competent state authorities, upon their request, with detailed statements of balance at any time.
A securities company shall be responsible for guaranteeing that any request of a customer for withdrawal or transfer of funds within their balance will be accommodated when that requesting customer no longer owe any payment obligation to the securities company.
Securities companies are not allowed to receive authorization from their customers for intracorporate money transfer between their accounts.
5. Securities companies must publish the list of commercial banks designated to perform two methods of custody of customers' funds for securities transactions on their websites and at their branches and transaction offices.
6. Within the maximum duration of 03 working days from the contract signing date as prescribed at Points a and b, Clause 4 of this Article, securities companies must submit reports, enclosing valid copies of contracts between securities companies and commercial banks, to the State Securities Commission.
7. In case of using weekly reports, before 16:00 every Monday or the first working day of the week, securities companies with special-purpose accounts must report to the State Securities Commission on the number of customers, the balance of customers’ funds existing at the securities companies’ special-purpose accounts opened at commercial banks by using the form specified in Appendix II to this Circular. These reports must use data available at the end of the working day immediately preceding the reporting date.
Article 18. Custody of securities of customers
1. Regulations on custody of securities registered for the centralized deposit:
a) Securities companies must hold customers’ stocks separately from securities companies’ stocks;
b) Securities companies must re-deposit customers’ securities into Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation in accordance with laws on registration, depositing or clearing of stock trades;
c) Securities companies are responsible for promptly and fully notifying customers of rights associated with customers' securities;
d) Entrustment for depository, withdrawal and transfer through accounts of securities must be subject to orders from customers and regulations on registration, depositing and clearing of stocks.
2. As for securities not yet registered for centralized depository, securities companies are allowed to register and deposit customers' securities at securities company under their contracts with customers and in accordance with Article 21 of the Circular.
Article 19. Entrustment for custody of stock trading accounts of individual investors
1. General principles
a) Securities companies obtaining securities brokerage service licenses as prescribed in Clause 1, Article 86 of the Law on Securities may render the service of authorized custody of securities trading accounts of individual investors;
b) Services are provided to investors under contracts between securities companies and individual investors;
c) Securities companies are not entitled to take on fiduciary duties to decide all transactions on securities trading accounts on behalf of individual investors. Customers must clarify the scope of entrustment or authorization prescribed in Clause 2 of this Article:
d) Securities purchased and sold in trust are stocks and fund certificates listed on the Stock Exchange, excluding those registered on the stock trading system of unlisted public companies (UpCom);
dd) Securities company may appoint securities practitioners holding certificates of financial analysis or fund management practice to hold trust trading accounts. Such appointment must be specified in the contract between a securities company and an individual investor.
2. The scope of entrustment or authorization covers the followings:
a) Types of securities to be traded;
b) Maximum volume of securities of specific kinds that can be bought or sold;
c) Maximum value of each order;
d) Maximum total value per a transaction day;
dd) Trading approaches and types of orders.
3. Securities companies shall be responsible for keeping themselves updated with information about financial capacity, investment term, investment objectives, acceptable risk level, investment restrictions, investment portfolio (if any) and other requirements of customers before entering into contracts. In case where any customer does not provide sufficient information or provide inaccurate information, securities companies shall have the rights to refuse to sign contracts.
4. Trust agreements
a) A trust agreement has the maximum term of 1 year and commences on the signature date;
b) Each trust agreement must include, but not limited to, the followings:
- Customer’s particulars;
- Information about the securities practitioner trusted to have custody of a customer’s account;
- Fiduciary activities;
- Rights and obligations of contracting parties;
- Retention fees and rewards;
- Methods of contractual payment and settlement;
- Dispute resolution methods.
5. In case where a securities company fails to comply with the contract with its customer, causing damage to the customer, the securities company shall compensate the trustor according to the written agreement between both parties; in case of earning any profit, this profit must belong to the trustor.
6. Rights and obligations of the securities company acting as the trustee
a) Act honestly and in the best interests of customers, and avoid racketeering on customer’s information and cause any loss or damage to customers;
b) Request customers to provide required information;
c) Sell or purchase securities intra vires or within its delegated authority;
d) Clearly explain and fully provide information to customers about all of the potential risks in the entrustment for custody of securities trading accounts;
dd) Provide customers with statements of monthly or irregular transactions at the trustor’s request;
e) Notify the customer in advance within 24 hours from the time when the assets in the trustor’s trading account fall below 25% of total value of the trust agreement;
g) Make a monthly report using the form provided in Appendix II to this Circular, or at the request of the State Securities Commission, on the account custodial activities;
h) Provide a list of qualified securities practitioners that customers designate to hold their trust accounts;
i) Set up an independent supervisory division to supervise the custody of securities and securities trades on accounts held in trust by securities practitioners to ensure that trades performed through these accounts conform to terms and conditions of trust agreements and investment goals of customers;
k) The time of execution of all trading orders under the trust agreement must be recorded exactly;
l) Securities companies must notify and seek written consent from customers in case of making investment in securities that they underwrite during the underwriting period.
Article 20. Online trading of securities
1. Obligations of securities companies to provision of online securities trading services
a) Ensuring continuous and smooth services;
b) Ensuring security, safety and confidentiality for data of the trading system;
c) Having a standby system or an alternative in case of failure or emergency;
d) Separating from their other electronic information systems;
dd) Issuing the procedures for operation, management and operation of the online securities trading system.
2. When providing online securities trading services to customers, securities companies must sign contracts or annexure to contracts to have customer’s accounts opened, including the following terms and conditions:
a) Disclosure of the risks that can occur when trading securities online;
b) Stipulations as to the responsibility of customers and securities companies for the confidentiality of information about customers' online transactions.
3. Securities companies must report to the State Securities Commission on online securities trading activities, the condition of the online securities trading system and disclose information in accordance with the laws on instructions about electronic trading activities.
Article 21. Registration, depository and clearing of securities
1. Scope of services
a) Providing securities registration and depository services to customers;
b) Paying for securities transactions on the Stock Exchanges on customers’ behalf;
c) Rendering the service of management of shareholder, transfer agent registries at the request of issuers other than public companies.
2. Rights and obligations of securities companies
a) Opening depository accounts for customers at securities companies, managing customers' securities depository accounts in accordance with the provisions of law. Customer's securities depository accounts must be separate from the company's securities depository accounts;
b) Recording accurate, complete and updated information about customers opening depository accounts and securities under customers’ ownership who are deposited at securities companies;
c) Preserving, storing, collecting and processing data on customers' securities registration, depository and clearing activities;
d) Designing procedures for registration, depository, clearing and management of registries of shareholders, transfer agents, and internal control procedures, in order to manage and protect the interests of customers or owners of securities;
dd) Collecting fees for securities registration and depository services and other service fees in accordance with laws.
Article 22. Proprietary trading of securities
1. Securities companies must ensure that they have enough money and securities to pay for trading orders on their own accounts.
2. Proprietary trading functions of securities companies must be performed in their own name, not in the name of other person or performed by using the individual’s name or letting others use their proprietary trading accounts.
3. The following activities are not deemed as the proprietary trading of securities:
a) Buying or selling securities due to post-trading error correction.
b) Buying or selling stocks of one’s own.
4. Securities companies must prioritize the execution of customer’s orders before executing their own orders.
5. Securities companies must inform customers of the case in which they are partners to contractual transactions with customers.
6. In case where customer’s buy or sell orders can considerably affect the prices of securities, securities companies shall be prohibited from the pre-market trading of securities of the same kind with themselves, or the disclosure of information to any third party wishing to buy and sell these securities.
7. When customers place limit orders, securities companies are not allowed to buy or sell the same security for or to themselves at a price equal to or better than the price applied before these customers' orders are executed.
Article 23. Securities underwriting services
1. If securities companies underwrite the public offering of securities by way of buying part or all of the securities of issuers, they shall only be allowed to underwrite that total issuance of securities is not greater than equity and is not over 15 times more than the difference between the value of short-term assets and short-term liabilities according to the latest quarterly financial statements.
2. A securities company is not allowed to underwrite the issue of its securities by entering into a firm commitment or becoming a principal underwriter in the following cases:
a) Securities company operating independently or joining with its subsidiaries or related persons owns at least 10% of the charter capital of an issuer, or has control over an issuer, or has the right to appoint the General Director (Director) of the issuer;
b) At least 30% of the charter capital of a securities company and at least 30% of the charter capital of the issuer are held by the same individual or entity;
c) Issuer that is independent or joins with its subsidiaries or related persons, owns at least 20% of the charter capital of a securities company, or has control over a securities company, or has the right to appoint the General Director (Director) of the securities company;
d) Any member of the Governing Board, General Director (Director) and related persons of a securities company is also a member of the Governing Board or the General Director (Director) of another issuer;
dd) Any member of the Governing Board, General Director (Director) and related persons of an issuer is also a member of the Governing Board or the General Director (Director) of a securities company;
e) A securities company and an issuer have the same legal representative.
3. Any securities company underwriting securities must open standalone accounts at commercial banks to receive money to buy securities from investors.
Article 24. Securities investment counseling service
1. In order to provide securities investment counseling services to customers, securities companies must enter into contracts with customers, including but not limited to the followings:
a) Rights, obligations and responsibilities of contracting parties;
b) Scope of service;
c) Method of rendering the service;
d) Service charge.
2. Securities companies must collect and manage customer’s information, including:
a) Financial health;
b) Investment objectives;
c) Risk tolerance;
d) Investment experience and knowledge.
3. Securities investment counsels must be provided on a reasonable and appropriate basis by using reliable information and logical analysis. Investment recommendations must relate and correspond to analyses of securities and stock markets. Stock and market analysis reports and investment recommendations must clarify the sources of data to be cited and the names of the persons in charge of implications of reports and investment recommendations.
4. When providing investment counsels to customers, securities companies must ensure that customers make their investment decisions after being provided with information in full, including implications and risks of provided products or services.
5. Securities companies must ensure that information received from users of counseling services is kept confidential during the process of providing counseling services, unless otherwise agreed by customers or otherwise provided by law.
6. Securities companies must provide investment counsels relevant to investment objectives and financial health of customers and shall be responsible for analysis results and reliability of information to be provided to customers.
7. A securities company is not allowed to provide its securities investment counseling services for another company of which at least 10% of the charter capital is held by the former.
Article 25. Other financial services
1. When performing other financial services as prescribed in Clause 5, Article 86 of the Law on Securities, a securities company must ensure that these services relate to and support other licensed business functions; must ensure that the interests of its customers or its own and the stock market are not affected.
2. A securities company is not allowed to provide counseling services related to offering and listing of securities, equitization and valuation of another company of which at least 10% of the charter capital is held by the former.
3. Securities companies are only allowed to provide other financial services in accordance with laws after making written reports to the State Securities Commission. The State Securities Commission has the right to request temporary suspension or termination of the provision of other financial services by any securities company if the provision of such services is in breach of the provisions of law or poses risks to the stock market.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực