Phần II: Thông tư 105/2010/TT-BTC Căn cứ tính thuế thuế tài nguyên
Số hiệu: | 105/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 23/07/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 21/08/2010 | Số công báo: | Từ số 499 đến số 500 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/11/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế đơn vị tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, trong đó giá tính thuế đơn vị tài nguyên được áp dụng tương ứng với loại tài nguyên chịu thuế của kỳ tính thuế.
Số thuế tài nguyên phải nộp được tính như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ |
= |
Sản lượng tài nguyên tính thuế |
x |
Giá tính thuế đơn vị tài nguyên |
x |
Thuế suất thuế tài nguyên |
Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ |
= |
Sản lượng tài nguyên tính thuế |
x |
Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác |
Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế và giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 4, Điều 6 Thông tư này.
Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế tài nguyên và được xác định như sau:
1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Đối với loại tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tính thuế được phân loại theo sản lượng tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy đổi ra đơn vị sản lượng tài nguyên để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác.
Ví dụ 1: Đơn vị khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly khác nhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để xác định sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp, sau khai thác bán một phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào nghiền để sản xuất xi măng thì phải quy đổi sản lượng đá dăm ra đá hộc để xác định sản lượng đá hộc thực tế khai thác chịu thuế tài nguyên.
2. Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên được xác định trong một số trường hợp như sau:
a. Đối với tài nguyên khai thác phải chuyển qua khâu sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại. Tài nguyên qua sàng tuyển, phân loại vẫn ở trạng thái quặng, chưa thành sản phẩm khác. Đối với đất, đá, phế thải, bã xít ... thu được qua sàng tuyển nếu bán ra thì xác định sản lượng tính thuế tài nguyên theo từng loại chất tương ứng.
Ví dụ 2: Đối với than khai thác từ mỏ chứa tạp chất, đất, đá phải vận chuyển đến khâu sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản lượng than thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên là sản lượng đã qua sàng tuyển, phân loại.
Trường hợp khai thác quặng phải sàng tuyển một khối lượng đất, đá lớn (không thể xác định được cụ thể sản lượng) để thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được này. Đồng thời xác định sản lượng loại tài nguyên khác có khai thác sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, như nước khai thác sử dụng cho hoạt động sàng, tuyển.
b. Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau nhưng không qua sàng, tuyển, phân loại và không xác định được sản lượng từng chất khi bán ra thì sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định theo sản lượng tài nguyên thực tế khai thác và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên đã được kiểm định theo mẫu quặng tài nguyên khai thác.
Ví dụ 3: Đơn vị khai thác quặng tại mỏ đồng, với sản lượng quặng đồng khai thác trong tháng là 1000 tấn, có lẫn nhiều chất khác nhau. Theo Giấy phép khai thác và hồ sơ thiết kế khai thác tài nguyên đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và tỷ lệ tài nguyên đã được kiểm định đối với từng chất trong quặng đồng khai thác là: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%.
Sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định như sau:
- Quặng đồng: 1.000 tấn x 60% = 600 tấn.
- Quặng bạc : 1.000 tấn x 0,2% = 2 tấn.
- Quặng thiếc: 1.000 tấn x 0,5% = 5 tấn
Căn cứ sản lượng của từng chất trong quặng đồng đã xác định để áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên của từng chất tương ứng khi tính thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại điểm 2.2, khoản 2, Điều 6 Thông tư này.
3. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
Định mức sử dụng tài nguyên phải tương ứng với tiêu chuẩn công nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm đang ứng dụng và được người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế vào kỳ khai thuế đầu tiên. Trường hợp mức tiêu hao tài nguyên để sản xuất một đơn vị sản phẩm cao hơn 5% so với tiêu chuẩn công nghệ thiết kế thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan liên quan để thẩm định làm cơ sở ấn định sản lượng tài nguyên khai thác chịu thuế.
Ví dụ 4: Để sản xuất ra 1.000 viên gạch mộc (chưa nung) thì phải sử dụng 1 m3 đất sét. Trong tháng, cơ sở khai thác đất sét sản xuất được 100.000 viên gạch thì sản lượng đất sét khai thác chịu thuế tài nguyên là 100.000 viên chia (:) 1.000 viên = 100 m3.
4. Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
5. Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
Người nộp thuế tài nguyên phải lắp đặt thiết bị đo đếm sản lượng nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên khai thác để làm căn cứ tính thuế. Thiết bị lắp đặt phải có giấy kiểm định của cơ quan quản lý đo lường chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và thông báo lần đầu với cơ quan thuế kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên trong kỳ khai thuế gần nhất kể từ ngày lắp đặt xong thiết bị.
Trường hợp do điều kiện khách quan không thể lắp đặt được thiết bị đo đếm sản lượng nước khai thác sử dụng và không trực tiếp xác định được sản lượng tính thuế thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo kỳ tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế tài nguyên theo hướng dẫn tại khoản 6 điều này.
6. Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.
Việc khoán thuế phải căn cứ vào tình hình khai thác thực tế, quy trình công nghệ sử dụng khai thác, sản xuất sản phẩm theo hồ sơ thiết kế, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật ngành hoặc sản lượng khai thác sử dụng của tổ chức, cá nhân khác tương đương.
Cơ quan Thuế căn cứ hồ sơ đăng ký thuế tài nguyên, hồ sơ thiết kế kỹ thuật công nghệ khai thác tài nguyên, hồ sơ khai thuế tài nguyên, mức độ hạn chế về điều kiện khai thuế tài nguyên để phân tích, phối hợp với các cơ quan quản lý ngành liên quan xác định sản lượng và giá trị tài nguyên khai thác trong năm để xác định thuộc diện khoán sản lượng tài nguyên chịu thuế.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thu mua tài nguyên từ các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ lẻ và tổ chức, cá nhân đầu mối thu mua cam kết bằng văn bản chấp thuận kê khai nộp thuế thay thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế thu mua.
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP và phải được thể hiện trên chứng từ bán hàng, nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp giá bán tài nguyên khai thác thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định. Giá tính thuế tài nguyên được xác định đối với từng trường hợp như sau:
1. Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên.
1.1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (không phân biệt địa bàn tiêu thụ) và được áp dụng làm giá tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên cho Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty để tập trung một đầu mối tiêu thụ theo hợp đồng thoả thuận giữa các bên thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên do UBND cấp tỉnh tại địa phương khai thác tài nguyên quy định theo khoản 4, Điều 6 Thông tư này.
1.2. Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác, nhưng không phát sinh doanh thu bán tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định theo giá tính thuế đơn vị tài nguyên bình quân gia quyền của tháng trước liền kề, nhưng nếu tính thuế bình quân gia quyền của tháng trước liền kề thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 4, Điều 6 Thông tư này thì tính thuế tài nguyên theo giá UBND cấp tỉnh quy định.
2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán tài nguyên khai thác theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:
2.1. Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại, có giá trị tương đương, nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.
2.2. Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác, nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Ví dụ 5: Trường hợp đơn vị khai thác 1.000 tấn quặng tại mỏ đồng (tiếp theo ví dụ 3). Theo Giấy phép khai thác, hồ sơ thiết kế khai thác tài nguyên, hồ sơ kiểm định được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và tỷ lệ tài nguyên đã được kiểm định đối với từng chất trong quặng đồng khai thác như sau: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%. Giá tính thuế đơn vị tài nguyên nguyên chất do UBND cấp tỉnh quy định như sau: Đồng 8.000.000 đồng/tấn; bạc: 600.000.000 đồng/ tấn; thiếc 40.000.000 đồng/tấn.
Căn cứ giá tính thuế đơn vị tài nguyên nguyên chất do UBND cấp tỉnh quy định và sản lượng của từng chất để xác định giá tính thuế tài nguyên của từng chất, cụ thể:
- Quặng đồng là: 600 tấn x 8.000.000 đồng/tấn = 4.800.000.000 đồng
- Quặng bạc là: 2 tấn x 600.000.000 đồng/tấn = 1.200.000.000 đồng
- Quặng thiếc là: 5 tấn x 40.000.000 đồng/tấn = 200.000.000 đồng
Căn cứ giá tính thuế tài nguyên của từng chất có trong quặng đồng để áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên của từng chất tương ứng.
Trường hợp tài nguyên khai thác đưa vào chế biến, sản xuất sản phẩm và thu được sản phẩm tài nguyên đồng hành thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên theo từng trường hợp cụ thể nêu tại Điều này.
Ví dụ 6: Trường hợp trong quá trình luyện quặng sắt thu được 0,05 tấn tinh quặng đồng trên 01 tấn gang và giá bán đồng là 8.500.000 đồng/tấn thì giá tính thuế tài nguyên đối với 0,05 tấn quặng đồng là: 0,05 x 8.500.000 đồng = 425.000 đồng. Trường hợp không bán ra thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định.
2.3. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thông báo với cơ quan thuế việc áp dụng phương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên có khai thác theo quy định tại khoản 2, Điều này và được gửi một lần kèm theo hồ sơ đăng ký thuế hoặc hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên có khai thác. Trường hợp có thay đổi phương pháp xác định giá tính thuế thì gửi thông báo lại với cơ quan thuế trong tháng có thay đổi phương pháp xác định giá tính thuế.
3. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
3.1. Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân.
Giá bán điện thương phẩm bình quân để tính thuế tài nguyên đối với các cơ sở sản xuất thủy điện do Bộ Tài chính công bố.
3.2. Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao (kho, bãi nơi khai thác); trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều này.
3.3. Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu đơn vị sản phẩm tài nguyên (theo giá FOB); trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì đối với phần tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, đối với phần xuất khẩu là giá xuất khẩu.
Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải kê riêng sản lượng tài nguyên tiêu thụ nội địa, sản lượng tài nguyên xuất khẩu để khai thuế tài nguyên phải nộp trong tháng, khai quyết toán thuế tài nguyên theo quy định.
3.4. Đối với dầu thô, khí thiên nhiên là giá bán được xác định theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư này.
3.5. Đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng vào sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ, mà không có giá bán ra thì giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 4, Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không bán ra; hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo chế độ quy định; tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên theo phương pháp ấn định hoặc trường hợp loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng do mô hình tổ chức, khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ qua nhiều khâu độc lập nên không có đủ căn cứ để xác định giá bán tài nguyên khai thác thì áp dụng giá bán đơn vị tài nguyên do UBND cấp tỉnh tại địa phương có khai thác tài nguyên quy định cho từng thời kỳ để tính thuế tài nguyên.
Đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên khai thác không có căn cứ xác định giá tính thuế đơn vị tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được áp dụng giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định theo quy định tại khoản này.
Căn cứ đặc điểm, yêu cầu về xây dựng giá tính thuế tài nguyên tại địa phương, UBND cấp tỉnh có văn bản chỉ đạo, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án giá tính thuế tài nguyên trình UBND cấp tỉnh quyết định.
Việc xây dựng giá tính thuế tài nguyên phải đảm bảo phù hợp với hàm lượng, chất lượng, sản lượng của loại tài nguyên, tỷ lệ thu hồi tài nguyên, giá tài nguyên bán ra trên thị trường địa phương có tài nguyên khai thác và tham khảo thêm giá bán tài nguyên trên thị trường của địa phương lân cận.
Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng hoặc giảm 20% trở lên thì phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên. Sở Tài chính tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát tình hình về giá bán tài nguyên trên thị trường địa phương và lập phương án điều chỉnh giá tính thuế trình UBND cấp tỉnh quyết định và báo cáo về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế tài nguyên niêm yết công khai giá tính thuế đơn vị tài nguyên tại trụ sở cơ quan thuế.
Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên khai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Riêng việc áp dụng thuế suất thuế tài nguyên đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên khai thác, sử dụng tại Mục V Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 trong một số trường hợp được xác định như sau:
- Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp (kể cả đóng bình, đóng thùng có thể chiết ra thành chai, thành hộp) đều áp dụng cùng mức thuế suất thuế tài nguyên như loại được đóng chai, đóng hộp.
- Mức thuế suất thuế tài nguyên áp dụng đối với nước thiên nhiên khai thác dùng cho sản xuất thuỷ điện tại điểm 2, Mục V; nước thiên nhiên dùng cho sản xuất kinh doanh tại điểm 3, Mục V, có lẫn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nhưng căn cứ hồ sơ thiết, quy trình công nghệ sản xuất, cung ứng dịch vụ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt xác định không thuộc diện sản xuất sản phẩm nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, nước tinh lọc đóng chai, đóng hộp thì áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên theo mục đích sử dụng tương ứng.
Part II
ROYALTY BASES
Article 4. Royalty bases
Royalty bases include the output of royalty-liable natural resources, royaltiable price of a unit of natural resource and royalty rate, in which the royaltiable price of a unit of natural resource shall be applied correspondingly to the kind of the royalty-liable natural resource in the royalty period.
The payable royalty amount shall be calculated as follows:
Royalty amount payable in a period |
= |
Output of royalty liable natural resources |
x |
Royaltiable price of a unit of natural resource |
x |
Royalty rate |
In case a slate agency assesses a royalty amount payable on a unit of exploited natural resource, the payable royalty amount shall be determined as follows:
Royalty amount payable in a period |
= |
Output of royalty- liable natural resources |
x |
Royalty amount assessed on a unit of exploited natural resource |
Payable royalty amounts shall be assessed based on tax offices' database in conformity with regulations on tax assessment for enterprises that fail to properly comply with accounting regimes and regulations on invoices and vouchers, or with regulations on handling of tax-related violations, and on royaltiable prices provided by provincial-level People's Committees under Clause 4, Article 6 of this Circular.
Article 5. Natural resource output used for royalty calculation
The natural resource output used for royalty calculation is the output of actually exploited natural resources provided in Article 5 of the Law on Royalties, which shall be determined as follows:
1. In case the quantity, weight or volume of the actually exploited natural resources can be determined, the natural resource output used for royalty calculation is the quantity, weight or volume of natural resources actually exploited in the royalty period.
For exploited natural resources which can be classified into natural resource products of different grades, qualities or commercial values, the natural resource output used for royalty calculation shall be classified by their grade, quality or commercial value or converted into an unit of natural resource to serve the determination of the natural resource output used for calculation of royalties for the whole volume of exploited natural resources.
Example 1: In case the products obtained from the process of rock exploitation by the blasting method are rubble stone and broken stone of different sizes, these stones will be classified by their grade and quality for determining the royalty-calculation output of each type of stone. In case a part of the exploited rubble stone is sold while the remaining volume of rubble stone and broken stone are crushed for cement production, the output of broken stone must be converted into rubble stone so as to determine the output of actually exploited rubble stone used for royalty calculation.
2. For natural resources of which the actually exploited quantity, weight or volume cannot be determined because they contain different substances and impurities, the output of natural resources in some specific cases shall be determined as follows:
a/ For exploited natural resource which must be sorted or classified before sale, the natural resource output used for royalty calculation shall be determined based on the quantity, weight or volume of each substance obtained after sorting or classification. Sorted or classified natural resources must be ores and have not yet been processed into other products. In case the soil, rock and waste obtained through the sorting and classification process are sold, their royalty-calculation output shall be determined corresponding to each substance.
Example 2: For coal exploited from a mine which contains impurities, soil and rock and must be sorted and classified before sale, the actually exploited output of coal used for royally calculation is the amount of sorted and classified coal.
In case a large volume of soil and rock (the amount of which cannot be determined) must be sorted and sieved to obtain 2 kg of gold nugget and 100 tons of iron ore. royalty shall be calculated on this amount of gold nugget and iron ore. At the same time, the amount of other natural resources exploited and used for mining activities, such as water exploited and used for sorting and sieving activities, must also be determined.
b/ For exploited natural resources which contain different substances but are not sorted and classified and the volume of each substance cannot be determined upon sale, the royalty-calculation output of each substance shall be determined based on the output of natural resources actually exploited and the proportion of each substance in these natural resources according to the results of assessment of sample ores.
Example 3: The volume of copper ore exploited in a month is 1.000 tons, which contains different substances. According to the natural resource exploitation license and exploitation design dossier approved by competent authorities and the assessed proportions of substances in the exploited copper ore are as follows: copper: 60%, silver: 0.2% and zinc: 0.5%.
The output of each substance used for royalty calculation shall be determined as follows:
- Copper ore: 1.000 tons x 60% = 600 tons.
- Silver ore: 1,000 tons x 0.2% = 2 tons.
- Zinc ore: 1,000 tons x 0.5% = 5 tons.
The royaltiable price of each substance shall be determined based on the output of each substance in copper ore when calculating royalties under the guidance at Point 2.2, Clause 2, Article 6 of this Circular.
3. For exploited natural resources which are not sold but used for producing other products, if the quantity, weight or volume of the actually exploited natural resources cannot be determined, the natural resource output used for royalty calculation shall be determined based on the output of products produced in the royalty period and the norm of used natural resource per product unit.
The norm of used natural resource must conform with the applied production and processing technology registered by royalty payers with tax offices in the first royalty declaration period. In case the amount of natural resource used for the production of a product unit is over 5% higher than the designed norm, the tax office shall coordinate with relevant agencies in appraising this amount for assessing the royalty-liable output of exploited natural resources.
Example 4: To produce 1,000 unbaked bricks, it is necessary to use 1 m3 of clay. In a month, if a clay-exploiting establishment produces 100,000 bricks, the output of exploited clay liable to royalty will be: 100.000 bricks divided by (:) 1,000 bricks = 100 m3.
4. For natural water used for hydropower generation, the output of natural resource used for royalty calculation is the output of electricity sold by the electricity producer to electricity buyers under electricity sale and purchase contracts or the output of transmitted electricity in case no electricity sale and purchase contract is made. This electricity output shall be determined by a metering system up to Vietnam's measurement and quality standards and certified by the seller and buyer or the deliverer and recipient.
5. For natural mineral water, natural thermal water and natural water used for industrial purposes, the natural resource output used for royalty calculation shall be determined in cubic meter (m3) or liter (1) according to the measuring system up to Vietnam's measurement and quality standards.
Royalty payers shall install devices to measure the output of exploited natural mineral water, natural thermal water and natural water for use as grounds for royalty calculation. Installed devices must have inspection certificates of a Vietnamese agency in charge of measurement and quality and notified to tax offices, together with the royalty declaration dossier of the royalty period after they are installed.
If it is impossible for objective reasons to install devices for measuring the exploited and used output of water or to directly determine the output used for royalty calculation, a presumptive output of exploited natural resources may be determined in a royalty period. Tax offices shall coordinate with concerned local agencies in determining the presumptive output of exploited natural resources for royalty calculation under Clause 6 of this Article.
6. In case of manual, scattered or mobile, irregular exploitation, if the projected output of exploited natural resource in a year is valued at under VND 200 million, a presumptive output of exploited natural resource may be determined on a seasonal or regular basis. Tax offices shall coordinate with concerned local agencies in determining the presumptive output of exploited natural resources for royalty calculation.
The determination of presumptive royalty amounts must be based on the practical exploitation situation, technologies of exploiting natural resources and producing products according to design dossiers, branch technical standard norms or the output of natural resources exploited by other similar organizations or individuals.
Tax offices shall, basing themselves on royalty registration dossiers, technical design dossiers of natural resource exploitation technologies, royalty declaration dossiers and limitations of the royalty declaration, analyze and coordinate with relevant line management agencies in determining the output and value of natural resources exploited in a year in order to determine cases in which a presumptive royalty-liable output of natural resources is applied.
7. In case an organization or individual signs a contract to purchase natural resources from organizations and individuals exploiting natural resources on a small scale and commits in writing to declare and pay royalties on behalf of the sellers, the output of natural resources used for royalty calculation is the output of natural resources actually purchased.
Article 6. Royaltiable prices
The royaltiable price is the exploiter's selling price of a unit of natural resource product, exclusive of value-added tax. as specified in Article 4 of Decree No. 50/2010/ND-CP. which is indicated in sale documents but must not be lower than the royaltiable price set by the provincial-level People's Committee. In case the selling price of an exploited natural resource is lower than the royaltiable price set by the provincial-level People's Committee, royalties shall be calculated based on the price set by the provincial-level People's Committee. The royaltiable price shall be determined specifically as follows:
1. In case the selling price of a unit of natural resource product can be determined:
1.1. For natural resources of the same grade and quality which are exploited in a month, regardless of whether part of which is transported elsewhere for sale or is put into production, processing, sorting or classification, the royaltiable price is the selling price of a unit of exploited natural resource product, exclusive of value-added tax (regardless of the place of consumption). The selling price of a unit of natural resource shall be calculated by dividing the total turnover (exclusive of value-added tax) earned from the sold natural resource by the total output of the natural resource sold in the month.
In case organizations and individuals exploit a natural resource for a group, corporation or company for consumption under a contract between them, the royaltiable price of a unit of natural resource is the price set by the provincial-level People's Committee of the locality in which the natural resource is exploited as specified in Clause 4, Article 6 of this Circular.
1.2. If an output of natural resources is exploited in a month but no turnover is earned from the sale thereof, the royaltiable price of a unit of natural resource shall be determined to be the weighted average royaltiable price of a unit of natural resource in the preceding month. If this weighted average price is lower than the royaltiable price set by the provincial-level People's Committee under Clause 4, Article 6 of this Circular, the royaltiable price set by the provincial-level People's Committee shall be used.
2. In case the selling price of an exploited natural resource cannot be determined under Clause 1 of this Article, the royaltiable price shall be determined on any of the following grounds:
2.1. The regional market's selling price of a unit of natural resource product of the same grade or equivalent value which must not be lower than the royaltiable price set by the provincial-level People's Committee under Clause 4 of this Article.
2.2. In case the exploited natural resource contains different substances, the royaltiable price shall be determined based on the selling price of a unit and the content of each substance in the exploited natural resource which must not be lower than the royaltiable price set by the provincial-level People's Committee.
Example 5: The volume of copper ore exploited by a unit is 1.000 tons (following Example 3). According to the natural resource exploitation license, natural resource exploitation design dossier and appraisal dossier approved by competent authorities, the proportion of each substance in the exploited copper ore is as follows: copper: 60%: silver: 0.2%; and zinc: 0.5%. The royaltiable price of a unit of pure natural resource set by the provincial-level People's Committee is VND 8,000.000/ton of copper; VND 600,000,000/ton of silver; and VND 40.000.000/ton of zinc.
Based on the royaltiable price of a unit of pure natural resource set by the provincial-level People's Committee and the output of each substance, the royaltiable price of a unit of each substance shall be determined as follows:
- For copper ore: 600 tons x VND 8.000.000/ ton = VND 4,800.000.000
- For silver ore: 2 tons x VND 600.000.000/ ton = VND 1,200,000,000
- For zinc ore: 5 tons x VND 40.000.000/ton = VND 200.000.000
The royalty rate applicable to each element in copper ore shall be determined based on its royaltiable price.
In case the exploited natural resource is put into processing or production and after processing, an associated natural resource product is obtained, the royaltiable price shall be determined as appropriate in each specific case defined in this Article.
Example 6: If in the course of iron ore refinement, 0.05 ton of refined copper ore is obtained per ton of cast iron and sold at VND 8,500.000/ton, the royaltiable price of 0.05 ton of copper ore will be: 0.05 x VND 8,500.000 = VND 425.000. If such refined copper ore is not sold, the royaltiable price is the price set by the provincial-level People's Committee.
2.3. Natural resource exploiters shall notify tax offices of the applied method of determining the royaltiable price of each exploited natural resource under Clause 2 of this Article. This notice shall be sent together with the royalty registration dossier or the royalty declaration dossier of the first month of natural resource exploitation. Any change in the method of determining the royaltiable price must be promptly notified to tax offices in the month in which such change occurs.
3. In some cases, the royaltiable price is specifically as follows:
3.1. For natural water used for hydropower generation, it is the average selling price of commodity electricity.
The average selling price of commodity electricity used for calculating royalties applicable to hydropower producers shall be announced by the Ministry of Finance.
3.2. For timber, it is the selling price at the place of delivery (warehouse or yard at the place of exploitation); if the selling price at the place of delivery cannot be determined yet, the royaltiable price is that set by the provincial-level People's Committee under Clause 4 of this Article.
3.3. For exploited natural resources which are exported, it is the export price (FOB price) of a unit of natural resource product. For exploited natural resources which are both domestically consumed and exported, the royaltiable price for the domestically sold natural resources is the selling price of a unit of natural resource product, exclusive of value-added tax. while that for the exported natural resource is the export price.
Natural resource exploiters shall separately declare outputs of domestically sold natural resources and exported natural resources in monthly declarations of payable royalty amounts and royalty finalization declarations according to regulations.
3.4. For crude oil and natural gas. it is the selling price determined under Article 14 of this Circular.
3.5. For natural mineral water, natural thermal water and natural water used for production or service provision without a selling price, the royaltiable price shall be set by the provincial-level People's Committee on the principle guided in Clause 4 of this Article.
4. For exploiters that do not sell exploited natural resources or fail to fully observe regulations on accounting books and documents; payers of royalties according to the assessment method; or for cases in which the output of a natural resource can be determined at the stage of exploitation but grounds for determining the market selling price of such natural resource are insufficient because it has undergone many sorting and consumption stages, the royaltiable price is the selling price set by the provincial-level People's Committee in each period.
For exploited natural mineral water, natural thermal water and natural water lacking grounds for determining the royaltiable price of a unit of natural resource, the royaltiable price is that set by the provincial-level People's Committee under this Clause.
Based on local characteristics and requirements of formulating royaltiable prices, provincial-level People's Committees shall direct and assign provincial-level Finance Departments to assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Tax Departments and Natural Resources and Environment Departments in, drawing up royaltiable price plans for submission to provincial-level People's Committees for decision.
The formulation of royaltiable prices must be based on the content, quality and output of natural resources, the rate of recovered natural resources, and market selling prices of natural resources in localities where natural resources are exploited, with reference to the selling prices of natural resources in surrounding areas.
When the selling price of a natural resource fluctuates by 20% or more, the royaltiable price must be adjusted accordingly. Provincial-level Finance Departments shall assume the prime responsibility for. and coordinate with provincial-level Tax Departments and Natural Resources and Environment Departments in, surveying local market prices of natural resources and make plans to adjust royaltiable prices, then submit them to provincial-level People's Committees for decision and reporting to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation).
Tax offices directly managing royalty collection shall post up royaltiable prices of natural resources at their head offices.
Article 7. Royalty rates
The royalty rate used for calculating royalties for each exploited natural resource complies with the Royalty Tariff promulgated together with the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 928/2010/UBTVQH12 of April 19, 2010.
Particularly, the application of royalty rates to mineral water, natural thermal water and natural water specified in Section V of the Royalty Tariff promulgated together with the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 928/2010/UBTVQH12 in some cases is specified as follows:
- Mineral water, natural thermal water and refined natural water, bottled or canned (including water in large containers which may be bottled or canned) are liable to the royalty rate applicable to bottled and canned water.
- In case natural water used for hydropower generation specified at Point 2. Section V and natural water used for production and business specified at Point 3, Section V also contains mineral water or natural thermal water, but the design dossier and the production or service provision process approved by competent authorities show that these production and service provision activities do not produce bottled or canned mineral water, natural thermal water or refined water, the applicable royalty rate will correspond to the use purpose.