Chương I Thông tư 07/2019/TT-BNV: Những quy định chung
Số hiệu: | 07/2019/TT-BNV | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ | Người ký: | Lê Vĩnh Tân |
Ngày ban hành: | 01/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2019 |
Ngày công báo: | 25/06/2019 | Số công báo: | Từ số 507 đến số 508 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về chế độ báo cáo thống kê hồ sơ viên chức
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
Theo đó, định kỳ trước ngày 30 tháng 6 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện các báo cáo dưới đây:
- Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức gửi về Bộ Nội vụ bằng văn bản và qua file điện tử theo địa chỉ vuccvc@moha.gov.vn (theo Biểu mẫu số 01 Ban hành kèm theo Thông tư 07);
- Báo cáo danh sách và tiền lương viên chức gửi Bộ Nội vụ qua file điện tử theo địa chỉ vuccvc@moha.gov.vn (theo Biểu mẫu số 02 Ban hành kèm theo Thông tư 07).
Quy cách lập báo cáo thống kê phải đảm bảo theo đúng thứ tự tiêu chí cột thông tin thể hiện trong biểu mẫu, trường hợp cột nào không có thông tin thì để trống.
Biểu mẫu báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức, danh sách và tiền lương viên chức được xây dựng thống nhất trên nền ứng dụng phần mềm "Microsoft Excel" và kiểu phông chữ "Times New Roman".
Thông tư 07/2019/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định chế độ báo cáo thống kê về đội ngũ viên chức; biểu mẫu báo cáo thống kê viên chức; thành phần hồ sơ viên chức; chế độ quản lý hồ sơ viên chức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ là cơ quan quản lý hồ sơ viên chức.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập là cơ quan quản lý hồ sơ viên chức.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ được cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phân cấp quản lý hồ sơ viên chức là cơ quan quản lý hồ sơ viên chức trong phạm vi được phân cấp.
1. Chế độ báo cáo thống kê viên chức là thực hiện tổng hợp, thống kê về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Hồ sơ viên chức là tập hợp các văn bản pháp lý về viên chức kể từ ngày được tuyển dụng, phản ánh các thông tin cơ bản nhất về "Sơ yếu lý lịch" của viên chức, văn bằng, chứng chỉ, các loại văn bản có liên quan và được bổ sung trong quá trình công tác của viên chức.
3. Hồ sơ gốc của viên chức là hồ sơ do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền lập và xác nhận lần đầu tiên khi viên chức được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý hồ sơ viên chức là hoạt động liên quan đến việc lập, bổ sung, sắp xếp, bảo quản, sử dụng, lưu trữ hồ sơ viên chức phục vụ công tác sử dụng và quản lý viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Giấy khai sinh gốc là giấy khai sinh lập lần đầu được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp từ khi viên chức mới sinh.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này gửi báo cáo, như sau:
a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan Trung ương thành lập: Gửi báo cáo về Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập: Gửi báo cáo về Sở Nội vụ.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Thông tư này gửi báo cáo về cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập tổng hợp báo cáo, gửi như sau:
a) Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Trung ương gửi về Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Sở Nội vụ.
This Circular provides for statistical reporting on public employees; forms for statistical reporting on public employees; components of public employee dossiers; management of public employee dossiers and responsibilities of regulatory bodies, organizations, units and individuals for statistical reporting and management of dossiers on public employees.
This Circular is applicable to public service providers mentioned in Clause 2 Article 9 of the Law on Public Employees.
Article 3. Public employee dossier management authorities (hereinafter referred to as “management authorities”)
1. Public service providers having autonomy have the power to manage their public employee dossiers.
2. For public service providers without autonomy, their supervisory bodies shall manage their public employee dossiers.
3. For public service providers without autonomy and authorized to manage public employee dossiers by their supervisory bodies, they shall manage public employee dossiers as authorized.
1. Statistical reporting on public employees means consolidation and production of statistics on quantity and quality of public employees on a periodic basis or at the request of competent authorities.
2. Public employee dossier means a collection of legal documents on a public employee starting from the date upon which they are recruited, containing the most basic information on the curriculum vitae, degrees, certificates and relevant documents of the public employee and supplemented throughout their employment.
3. Original public employee dossier (hereinafter referred to as “original dossier”) means a dossier compiled by the competent regulatory body, organization or unit and first confirmed when the public employee is recruited to a regulatory body, organization or unit of the State according to regulations of law.
4. Public employee dossier management means activities related to compilation, supplementation, organization, preservation, use and retention of public employee dossiers for the purposes of employment and management of public employees in regulatory bodies, organizations and units of the State according to regulations of law.
5. Original birth certificate means the birth certificate first issued by the competent authority at the time of a public employee’s birth.
Article 5. Regulations on reporting
1. Regulations on reporting for the public service providers mentioned in Clause 1 Article 3 of this Circular:
a) Public service providers established by central government authorities shall submit reports to Organization and Personnel Department;
b) Public service providers established by governments of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial governments”) shall submit reports to Departments of Home Affairs;
2. The public service providers mentioned in Clauses 2 and 3 Article 3 of this Circular shall submit reports to their supervisory bodies. These supervisory bodies shall submit consolidated reports as follows:
a) Regulatory bodies and units affiliated to central government authorities shall submit the reports to Organization and Personnel Department.
b) Regulatory bodies and units affiliated to provincial governments shall submit the reports to Departments of Home Affairs.