Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về Quy tắc ứng xử của công, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 07/2014/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 25/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2014 |
Ngày công báo: | 28/03/2014 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sẽ lắp camera giám sát các bệnh viện, cơ sở y tế
Bộ Y tế vừa mới ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT về quy tắc ứng xử của y bác sỹ và người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
Theo quy tắc, các đối tượng này phải niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn người bệnh; khám bệnh và chỉ định xét nghiệm một cách phù hợp; không được lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi…
Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm niêm yết công khai nội dung Quy tắc này; xây dựng hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh; lắp đặt camera giám sát hoạt động của các bộ phận trong đơn vị.
Nếu để nhân viên của mình vi phạm bộ Quy tắc này, thủ trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trên.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ Quy tắc sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc hàng năm của các công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/5/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2014/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
Căn cứ Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 09 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
Thông tư này quy định nội dung Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế và trách nhiệm tổ chức thực hiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở y tế trong toàn quốc (sau đây gọi chung là công chức, viên chức y tế).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế.
1. Những việc phải làm:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức;
b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị;
d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả;
g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).
2. Những việc không được làm:
a) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
b) Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi;
c) Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
1. Những việc phải làm:
a) Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau;
b) Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng;
c) Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao;
d) Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.
2. Những việc không được làm:
a) Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp;
b) Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.
1. Những việc phải làm:
a) Lịch sự, hòa nhã, văn minh khi giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin;
b) Bảo đảm thông tin trao đổi đúng với nội dung công việc mà cơ quan, tổ chức, công dân cần hướng dẫn, trả lời;
c) Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm nội quy đơn vị, quy trình, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cơ quan, bí mật cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Những việc không được làm:
a) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với tổ chức, cá nhân;
b) Cố ý kéo dài thời gian khi thi hành công vụ, nhiệm vụ liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Có thái độ, gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
a) Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định;
c) Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết;
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh;
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.
3. Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
a) Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của bệnh viện và của khoa;
b) Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
c) Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
d) Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
đ) Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.
4. Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
a) Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
c) Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định;
d) Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
5. Những việc không được làm:
a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;
b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
1. Những việc phải làm:
a) Phân công công việc cho từng viên chức trong đơn vị công khai, hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ và năng lực chuyên môn của từng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
b) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử của công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; khen thưởng kịp thời công chức, viên chức có thành tích, xử lý kỷ luật nghiêm, khách quan đối với công chức, viên chức vi phạm theo quy định của pháp luật;
c) Nắm chắc nhân thân, tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức để có cách thức sử dụng, điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của từng cá nhân trong việc thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao;
d) Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện trong học tập, nâng cao trình độ và phát huy tư duy sáng tạo, sáng kiến của từng công chức, viên chức;
đ) Tôn trọng, tạo niềm tin cho công chức, viên chức khi giao nhiệm vụ; có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, tạo thuận lợi để công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ;
e) Lắng nghe ý kiến phản ánh của công chức, viên chức; bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý;
g) Xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết và môi trường văn hóa trong đơn vị.
2. Những việc không được làm:
a) Chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, xem thường cấp dưới, không gương mẫu, nói không đi đôi với làm;
b) Khen thưởng, xử lý hành vi vi phạm thiếu khách quan;
c) Cản trở, xử lý không đúng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin khác về người tố cáo;
d) Những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1. Hướng dẫn, chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế), Y tế các bộ, ngành và các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nội dung quy định về Quy tắc ứng xử, trách nhiệm tổ chức thực hiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân cho Sở Y tế, Y tế bộ, ngành và các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế.
3. Phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam phát động và tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện Quy tắc ứng xử với Lãnh đạo Sở Y tế và Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế Bộ, ngành và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
4. Hướng dẫn các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế, căn cứ quy định tại Thông tư này ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của đơn vị; xây dựng tiêu chí thi đua, xác định hình thức xử lý đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo thực hiện của Sở Y tế tỉnh, thành phố, Y tế bộ, ngành và việc triển khai thực hiện của các cơ sở y tế trong toàn quốc.
6. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
7. Bộ Y tế giao Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
1. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, tập huấn các nội dung trong Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế cho Lãnh đạo các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý.
2. Phối hợp với Công đoàn cùng cấp phát động phong trào thi đua trong toàn ngành; tổ chức ký cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử với Lãnh đạo và Chủ tịch công đoàn các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Hướng dẫn các cơ sở y tế, căn cứ quy định tại Thông tư này ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của đơn vị; xây dựng tiêu chí thi đua, xác định hình thức xử lý đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra việc triển khai tại các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; thiết lập đường dây nóng trong hệ thống các đơn vị trực thuộc để tiếp nhận, xử lý những thông tin phản ánh của công dân.
5. Khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình, tiên tiến; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Quy tắc ứng xử theo quy định của pháp luật.
6. Sơ kết 6 tháng, tổng kết một năm về kết quả triển khai thực hiện Thông tư này; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế.
1. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật cho hội viên.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, đôn đốc nhắc nhở hội viên về Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề thuộc lĩnh vực ngành Y tế.
3. Kiểm tra, giám sát việc hành nghề của hội viên; phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo quy định của hội; kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư này, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Phối hợp với Sở Y tế trong công tác tuyên truyền, quán triệt, tập huấn, thảo luận các nội dung trong Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế cho Lãnh đạo các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý.
1. Triển khai thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế trong đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Quán triệt, tập huấn, trao đổi thảo luận các nội dung về quy tắc ứng xử, trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định trong Thông tư.
3. Căn cứ các quy định tại Thông tư này, ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế làm việc tại cơ sở y tế phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của đơn vị.
4. Niêm yết công khai nội dung Quy tắc ứng xử tại cơ sở y tế.
5. Ban hành quy chế, tiêu chí về thi đua, khen thưởng, chế tài xử lý các trường hợp vi phạm; khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình, tiên tiến xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm việc thực hiện Quy tắc ứng xử.
6. Phối hợp với Công đoàn cơ sở phát động các phong trào thi đua; tổ chức ký cam kết thực hiện tốt Quy tắc ứng xử với Trưởng các khoa, phòng (và tương đương) trong đơn vị.
7. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của từng đơn vị trực thuộc và của từng viên chức; lắp đặt hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin phản ánh của công dân và hệ thống camera giám sát hoạt động của các bộ phận trong đơn vị.
8. Sơ kết 6 tháng, tổng kết một năm về kết quả triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử đơn vị; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên:
a) Về việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong đơn vị;
b) Nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy tắc ứng xử của viên chức thuộc quyền quản lý.
1. Nghiêm túc triển khai thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử.
2. Thảo luận, bàn bạc, trao đổi cách thức triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong khoa, phòng cho phù hợp.
3. Hưởng ứng các phong trào thi đua trong đơn vị.
4. Kiểm tra, đôn đốc các hoạt động trong khoa, phòng.
5. Ký cam kết thi đua với Thủ trưởng đơn vị, với các khoa, phòng khác; giữa các viên chức trong khoa, phòng.
6. Quán triệt, phổ biến cho nhân dân: Không đưa tiền, quà biếu trong khi viên chức y tế thi hành nhiệm vụ.
7. Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy tắc ứng xử của viên chức thuộc quyền quản lý.
1. Học tập, nghiêm túc chấp hành đầy đủ các quy định về những việc công chức, viên chức y tế phải làm và những việc công chức, viên chức y tế không được làm. Ngoài các quy định tại Thông tư này, công chức, viên chức y tế còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ký cam kết với trưởng khoa, phòng trong đơn vị về thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế theo hướng dẫn của đơn vị.
3. Gương mẫu chấp hành và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện.
4. Vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật để nhân dân tạo điều kiện giúp viên chức thực thi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị nếu vi phạm quy định về Quy tắc ứng xử.
1. Tập thể, cá nhân thực hiện tốt các quy định của Thông tư này sẽ được khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng và quy chế thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị.
2. Các hình thức khen thưởng do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định:
a) Biểu dương tập thể, cá nhân trước toàn thể cơ quan, đơn vị;
b) Tăng thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng;
c) Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm;
d) Các hình thức khen thưởng phù hợp khác theo quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị.
1. Tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với công chức, viên chức và quy chế xử lý vi phạm của cơ quan, đơn vị.
2. Thủ trưởng các cơ sở y tế xây dựng Tiêu chí xử lý vi phạm theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm Quy tắc ứng xử phù hợp với đặc điểm của từng loại hình hoạt động của đơn vị.
3. Những hình thức xử lý vi phạm do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định:
a) Phê bình trước hội nghị giao ban toàn đơn vị;
b) Cắt thưởng hoặc giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng;
c) Điều chuyển vị trí công tác;
d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm;
đ) Không xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân vi phạm;
e) Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp khác do cơ quan, đơn vị quy định.
4. Thủ trưởng các cơ sở y tế không kiên quyết tổ chức thực hiện Thông tư này, không đề ra những biện pháp, giải pháp phù hợp để viên chức, người lao động trong đơn vị thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy tắc ứng xử tại cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2014.
2. Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về chế độ giao tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan y tế các bộ, ngành, Chủ tịch các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, Thủ trưởng các cơ sở y tế trong toàn quốc, Trưởng phòng Y tế các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF HEALTH |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 07/2014/TT-BYT |
Hanoi, February 25, 2014 |
PROMULGATING THE CODE OF CONDUCT FOR OFFICIALS, CIVIL SERVANTS AND EMPLOYEES WORKING AT HEALTHCARE ESTABLISHMENTS
Pursuant to the Law on Cadres and Officials No. 22/2008/QH12 dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on Civil Servants No. 58/2010/QH12 dated November 15, 2010;
Pursuant to the Law on Anti-corruption Law No. 55/2005/QH11 dated December 09, 2005;
Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 dated November 23, 2009;
Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Director of Organization and Staff Department -the Ministry of Health;
The Minister of Health hereby promulgates the Circular on the code of conduct for officials, civil servants and employees working at healthcare establishments.
Article 1. Scope of application
This Circular provides for contents of the code of conduct for officials, civil servants and employees working at healthcare establishments, and enforcement responsibility that relevant institutions, organizations or individuals must take on.
Article 2. Applicable entities
This Circular shall apply to:
1. Officials, civil servants and employees working at healthcare establishments nationwide (hereinafter referred to as health workers).
2. Institutions, organizations or individuals in relation to implementation of the code of conduct that health workers must abide by.
Article 3. Conduct of health workers upon performance of assigned duties or tasks
1. List of Dos:
a) Strictly comply with legal regulations on obligations that officials and civil servants must assume;
b) Demonstrate strong ethics, moral characters and healthy lifestyles which a medical practitioner, who are guided by diligence, frugality, justice and integrity, accepts as their ethical standards;
c) Have firm self-discipline; adhere to accepted standards of professional conduct and practice, and abide by internal rules and regulations applied to each sector or organization;
d) Unceasingly improve professional knowledge, competence, ethics, communication and interpersonal skills;
dd) Submit to and comply with assignments; be proactive in and bear responsibility for carrying out work;
e) Contribute ideas about their organization’s operating activities and managerial work in order to ensure high efficiency in work performance;
g) Enhance the prestige and uphold the honor of organizations, management and colleagues;
h) Wear clothes and name badges intended for specific officials and civil servants in conformity with regulations; put insignia on their clothes if they are permitted by laws.
2. List of Don’ts:
a) Seek to evade responsibility or find an excuse for their failure to perform assigned tasks or duties;
b) Abuse delegated powers, authority and reputation of their organizations in dealing with personal work; exaggerate their position for the purpose of acting in their own self-interest;
c) Discriminate on the grounds of ethnicity, sex, social stratification, belief and religion in any shape or form.
Article 4. Conduct of health workers towards colleagues
1. List of Dos:
a) Build up a(n) honest, earnest, strong and cooperative relationship in which shared responsibility and mutual support are required;
b) Stick to the principle of criticism and self-criticism in a(n) unbiased, serious, straightforward and constructive manner;
c) Respect and listen to opinions of colleagues; collaborate and exchange experience and knowledge with other colleagues in performing assigned tasks and duties;
d) Reveal any officials and civil servants in breach of legal regulations on obligations that they have to take on, and report this to competent authorities as well as bear personal responsibility for what they have reported.
2. List of Don’ts:
a) Evade or pass responsibilities and mistakes onto another colleague;
b) Form the faction and create divisions among members in an organization or area.
Article 5. Conduct of health workers towards institutions, organizations and individuals
1. List of Dos:
a) Show their polite, friendly and decent attitudes or behaviors in directly or indirectly contacting the media;
b) Provide appropriate information about work that agencies, organizations or the public need to be advised on in their instructions and responses;
c) Raise people’s awareness of and provide guidance on strict compliance with an organization’s professional rules, regulations and procedures;
d) Protect the confidentiality of information about the State, agency, organization and individual in accordance with laws.
2. List of Don’ts:
a) Show an authoritative, imperious, inconsiderate, unmindful and trouble-making attitude towards an organization or individual;
b) Deliberately procrastinate during their performance of tasks or duties relating to institutions, organizations and individuals;
c) Solicit, accept or receive improper gifts, including money, from institutions, organizations and individuals.
Article 6. Conduct of health workers working at healthcare establishments
1. Strictly comply with 12 Provisions on medical ethics issued together with the Decision No. 2088/QD-BYT of the Minister of Health dated November 6, 1996.
2. List of Dos towards those who have their health examined at healthcare establishments:
a) Treat them in a friendly manner and provide them with careful instructions on how to go through necessary procedures;
b) Carry out the preliminary classification of patients, arrange medical care services provided for patients in numerical order and in order of priority in accordance with regulations;
c) Perform health examination in a private place and show respect to patients; keep patients or their legal representatives informed of health condition or disease status, along with thoughtful explanation;
d) Give medical check-up, indication of undergoing medical tests, prescriptions appropriate for specific diseases and patient’s payment ability;
dd) Provide careful instructions and advices for patients or their legal representatives on use of prescription drugs, care practices and disease surveillance and outpatient’s health re-examination when necessary;
e) Help patients quickly complete hospitalization or admission procedures on receipt of indications from physicians.
3. List of Dos towards inpatients:
a) Promptly admit patients to a healthcare establishment, and reserve and arrange medical beds, and provide clear instructions on internal rules of the hospital and department;
b) Regularly carry out the health examination, and study and find out any change in patient’s health as well as meet any necessary demands of patients; give on-time explanations for any request or query of patients or their legal representatives;
c) Provide health-related counseling and guide for patients or their legal representatives in the process of health care and medical treatment;
d) Promptly solve any issue relating to professional requirements; timely turn up at the request of patients or their legal representatives;
dd) With respect to patients who receive indications for surgeries, inform and explain this to them or their legal representatives in advance about their disease, surgical method, potential risks, and make comprehensive pre-operative preparation as stipulated by regulations. It is vital for giving clear explanation to patients and their legal representatives in case such surgery needs to be suspended or delayed.
4. List of Dos towards patients who are discharged from the hospital or transferred to another hospital:
a) Advise patients and their legal representatives on what to do after discharge from the hospital. It is vital for giving clear explanation to patients and their legal representatives in case the hospital transfer is needed;
b) Publicize healthcare service charges that patients must pay; prove willing to give comprehensive explanation requested by patients and their legal representatives;
c) Promptly process required procedures that patients must follow before hospital discharge or transfer in accordance with legal regulations;
d) Collect feedbacks from patients and their legal representatives after hospital discharge or transfer.
5. List of Don’ts:
a) Fail to comply with professional regulations when on duty;
b) Be motivated by self-interest during their medical practice;
c) Hinder and ignore patients or their legal representatives.
Article 7. Conduct of leadership or management of healthcare establishments
1. List of Dos:
a) Assign work to their officials and civil servants working at healthcare establishments provided that such assignment is publicly disclosed and corresponds to their duties and professions;
b) Expedite and oversee performance of their employee’s duties and tasks, conformity with professional ethics, and behaviors and conduct of officials and civil servants under their supervision; immediately provide rewards for those who gain excellent achievements as well as impose strict penalties without bias on those who commit legal regulations;
c) Thoroughly know legal records, thoughts and desires in order to find the method for employing and managing them in a suitable manner, which shall help enhance the capability, experience, creativity and initiative of each employee in performing assigned tasks and duties;
d) Comply with grassroots democracy statutes, and facilitate learning and intellectual improvement, and promote creative thoughts and new ideas of each official and civil servant;
dd) Respect and make their employees become confident to perform their assigned tasks; draw up the plan to monitor, inspect and provide favorite conditions for their employees to perform their assigned tasks and duties in the most efficient manner;
e) Listen to any complaint from their employees; protect honors and lawful rights and interests of the employees under their supervision;
g) Maintain and foster the solidarity and cultural environment of an organization.
2. List of Don’ts:
a) Prove authoritarian towards, look down on their inferiors, be not a good exemplary and become a person who says much but does little;
b) Make a decision on rewards or impose penalties for any violation in a prejudiced manner;
c) Hinder and fail to follow procedures for dealing with complaints or denunciations; reveal personal identity, address, autograph or other information about the witness;
d) Carry out work relating to production, trading and human force as prescribed in the Anti-corruption Law, the Law on Thrift Practice and Waste Prevention as well as others stipulated by laws and adopted by competent agencies.
RESPONSIBILITY FOR IMPLEMENTATION
Article 8. Responsibility of the Ministry of Health
1. Guide and direct the Department of Health located in centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as the Department of Health), health departments of Ministries, governmental agencies and non-business health service providers affiliated to the Ministry of Health to enforce this Circular.
2. Arrange training sessions for the Ministry of Health, health departments of Ministries and governmental agencies and non-business health service providers affiliated to the Ministry of Health, which is aimed at enhancing their employee's awareness of this Code of Conduct, emphasizing the responsibility for implementation.
3. Cooperate with Vietnam National Union of Health Workers in encouraging the leadership of the Department of Health and Chairperson of Health Unions located in cities or provinces, health departments of Ministries and governmental agencies and non-business health service providers affiliated to the Ministry of Health to enter into the commitment to competing in compliance with the Code of Conduct.
4. Provide the guide for the health affiliates of the Ministry of Health, and refer to the provisions hereof to introduce the Code of Conduct for health workers which is required to meet the practical demands of each organization; set criteria for competition and identification of penalties imposed on each violation in accordance with laws.
5. Examine, supervise the direction of how the Department of Health in cities or provinces, and health departments of Ministries and governmental agencies enforce this Code and how healthcare establishments nationwide conform to this Code as well.
6. Organize a meeting about preliminary, final report or assessment on compliance of health workers, employees working at healthcare establishments with this Code.
7. Assign the Organization and Staff Department to act as the focal point in implementing this Circular.
Article 9. Responsibility of the Director of the Health Departments located in cities or provinces, and Heads of Health Departments of Ministries and governmental agencies
1. Organize propagation events where entities concerned shall be trained to be well aware of provisions laid down in this Circular on providing the Code of Conduct for officials, civil servants and employees working at health establishments under their management.
2. Cooperate with Unions at the same level to encourage employees working in the health system to participate in competitions; work with the leadership and Chairperson of their affiliates' unions to request their employees to sign their commitment to complying with this Code.
3. Provide guidance for healthcare establishments and refer to the provisions hereof to introduce the Code of Conduct for health workers which is required to meet the practical demands of each organization; set criteria for competition and identification of penalties for each violation in accordance with laws.
4. Examine the implementation of this Circular at their affiliates; make a hotline available at their affiliates in order to accept and deal with any complaint from the public.
5. Give rewards in a timely manner to exemplary and excellent health workers; impose strict penalties for any violation against this Code as stipulated by laws.
6. Hold a meeting about half-year or annual assessment of how this Circular is implemented; submit a report on the implementation result to the Ministry of Health.
Article 10. Responsibility of professional associations affiliated to health authorities
1. Cooperate with competent State management agencies to promulgate the Rules of Professional Ethics for their members in accordance with laws.
2. Provide guidance or training sessions for their members with the aim of propagating and enhancing their member's awareness of the Code of Conduct and Rules of Professional Ethics for medical practitioners.
3. Examine and monitor their member's medical practice; detect and handle any violation against the Code of Conduct, Rules of Professional Ethics in accordance with each association's regulations; request State management agencies to handle such violation in accordance with laws.
Article 11. Responsibility of Heads of Health Divisions located at districts, towns or provincial cities
1. Set the plan to implement this Circular for submission to district-level People’s Committee for approval.
2. Cooperate with the Department of Health in organizing propagation events where entities concerned shall be trained to be well aware of provisions laid down in this Circular on providing the Code of Conduct for officials, civil servants and employees working at health establishments under their management.
3. Cooperate with relevant organizations in inspecting and controlling implementation of this Circular applied to healthcare establishments under their management.
Article 12. Responsibility of Heads of healthcare establishments
1. Implement this Circular on providing the Code of Conduct for officials, civil servants and employees working at health establishments under their management.
2. Thoroughly grasp, train and confer with related entities about the contents given in the Code of Conduct, responsibility for implementation stipulated by this Circular.
3. Given provisions enshrined in this Circular, promulgate the Code of Conduct for officials, civil servants working at health establishments which must correspond to the practical requirement of each organization.
4. Publicly attach this Code at healthcare establishments.
5. Promulgate rules and criteria for competition, reward, commendation, penalties for specific violations; give rewards to exemplary and excellent employees as well as impose strict penalties for any violation against this Code.
6. Cooperate with Trade Unions of each organization to attract many employees to participate in competitions; collect signatures from Heads of hospital departments and offices (or equivalents) of each organization to commitment to strict compliance with this Code.
7. Examine, monitor operating activities of each division and health worker; launch a hotline to receive complaints from the public and install surveillance cameras at all of divisions in an organization.
8. Hold a meeting about half-year or annual assessment of how this Code is implemented; submit a full report on the implementation result to competent authorities as stipulated by laws.
9. Bear legal responsibility and be held accountable to the superior for:
a) Implementing the Code of Conduct in each organization;
b) Letting violations against this Code occur amongst health workers under their supervision.
Article 13. Responsibility of Heads of departments, divisions and equivalents of a healthcare establishment (hereinafter referred to as department or division)
1. Strictly implement this Code of Conduct.
2. Confer with staff of departments and divisions about the proper method for implementing the Code of Conduct.
3. Support competitions that take place in an organization.
4. Examine, expedite operating activities in a division or department.
5. Collect signatures from Heads of organizations, and other division and department, employees of the same division or department, on commitment to participating in competitions.
6. Help the public grasp thoroughly and be aware of Don'ts such as giving on-duty health workers gifts or sums of money.
7. Bear responsibility for letting any violations against this Code occur amongst health workers under their supervision.
Article 14. Responsibility of health workers
1. Learn and strictly comply with regulations on Dos and Don’ts for health workers. In addition to regulations laid down in this Circular, health workers are also required to implement other relevant regulations.
2. Enter into the commitment to heads of departments or divisions on strict compliance with the Code of Conduct for health workers in accordance with instructions of specific organizations.
3. Prove proactive and encourage colleagues to comply with this Code.
4. Encourage people to strictly comply with laws so that health workers shall be provided the best condition for their good performance of assigned tasks and duties.
5. Assume their personal responsibility to be subject to laws, internal rules and regulations of an organization in case of breach of this Code of Conduct.
COMMENDATION AND VIOLATION HANDLING
1. Any collective or individual who strictly complies with this Circular shall deserve rewards in accordance with regulations laid down in the Law on competition and commendation, and rules of competition and commendation in an organization.
2. Types of commendation decided by the Head of a healthcare establishment shall include:
a) Commending collectives or individuals in front of the whole staff of an organization;
b) Making an increase in commending those who obtain excellent achievements in competitions, depending on the annual rating of employees;
c) Be ranked as excellent performers in the year-end evaluation report for employees;
d) Receive other proper types of commendation in accordance with rules and regulations of an organization.
Article 16. Violation handling
1. Any collective, individual committing violations against this Circular, depending on the severity, shall be disciplined in accordance with laws on officials and civil servants and rules of violation handling of an organization.
2. Heads of healthcare establishments shall set criteria for handling violations, depending on the nature and severity of these violations, and type of operating activities of each organization.
3. Types of violation handling decided by the Head of a healthcare establishment shall include:
a) Being criticized or berated in front of all of employees of an organization;
b) Withholding or reducing rewards, depending on the monthly rating of employee’s performance;
c) Being reassigned;
d) Being ranked as bad performers in the year-end evaluation report for employees;
dd) Fail to obtain or access to titles or types of commendation for collectives or individuals committing violations;
e) Be subject to other proper types of penalties stipulated by an organization.
4. In case Heads of healthcare establishments, who fail to enforce this Circular, do not find out proper approaches or solutions to making all of employees comply with this Code, let any violation against this Code take place, they shall be subject to regulations on imposition of penalties applied to heads of an organization.
1. This Circular comes into force as from May 1, 2014.
2. The Decision No. 4031/2001/QD-BYT of the Minister of Health dated September 27, 2001 on promulgating regulations on communication rules at healthcare establishments, and the Decision No. 29/2008/QD-BYT of the Minister of Health dated August 18, 2008 on promulgating the Code of Conduct for health officials and civil servants, shall become ineffective as from the effective date of this Circular.
The Chief of the Ministry Office, Director of Organization and Staff Department, Director of Healthcare Management Department, the Chief Inspector of Ministries, Director of governmental bodies, departments, general department affiliated to the Ministry of Health, Director of the Health Departments of centrally-affiliated cities and provinces, Head of health authorities, Chairperson of health-related professional associations, Head of healthcare establishments nationwide, Head of Health Divisions at districts, towns of centrally-affiliated cities and provinces, and agencies, organizations, and individuals concerned shall be responsible for implementing this Circular.
In he course of implementation, if there is any difficult that may arise, local authorities and organizations are advised to consult with the Ministry of Health about any possible solution./.
|
THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực