Chương XV Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Giám định và định giá tài sản
Số hiệu: | 07/2013/TT-TTCP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Người ký: | Huỳnh Phong Tranh |
Ngày ban hành: | 31/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 16/12/2013 |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 841 đến số 842 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp.
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
2. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.
1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:
a) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
b) Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
2. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
3. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
1. Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
2. Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:
a) Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
b) Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
c) Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
d) Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
e) Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
4. Việc yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.
1. Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.
1. Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.
2. Trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá tài sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
Trường hợp tài sản cần định giá bị thất lạc hoặc không còn thì việc định giá tài sản được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.
Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lại lần hai của Hội đồng định giá tài sản. Việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Người đã tham gia định giá trước đó không được định giá lại. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
1. Kết luận định giá tài sản phải ghi rõ kết luận về giá của tài sản theo nội dung yêu cầu định giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu định giá tài sản.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận định giá tài sản, cơ quan đã yêu cầu, người yêu cầu định giá tài sản phải gửi kết luận định giá tài sản cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá tài sản có quyền yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá; hỏi thêm Hội đồng định giá tài sản về những tình tiết cần thiết.
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận định giá; đề nghị định giá lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
EXPERT EXAMINATION AND VALUATION
Article 205. Requisition for expert examination
1. Competent procedural authorities, in an event deemed necessary or defined in Article 206 of this Law, decide to requisition expert examinations.
2. A decision to requisition expert examination shall specify:
a) Names of the authority and competent individual requisitioning expert examination;
b) Full name of organizations and persons requested to conduct expert examination;
c) Name and traits of the subject to be examined;
d) Name of a relevant document or sample enclosed (if available);
dd) Contents of requisitions for expert examination;
e) Date of the expert examination and deadline for findings.
3. An authority, in 24 hours upon issuing a decision to requisition expert examination, must send such decision, documents and examined subjects to the entities conducting the examination. Moreover, such decision shall be sent to The procuracy empowered to exercise prosecution rights and administer investigative activities.
Article 206. Mandatory expert examinations
Expert examinations are mandatory to corroborate:
1. mental conditions of the accused person when doubts of their criminal capacity arise. Mental conditions of witness testifiers or crime victims shall be verified when there are doubts of their awareness and capacity of providing accurate statements on facts of a case;
2. the age of suspects, defendants and crime victims if it is significant to solve the case and there is no document to determine their exact age or the authenticity of such documents is doubtful;
3. causes of death;
4. properties of injuries, degree of harms against health or work capacity;
5. narcotics, military weapons, explosives, inflammables, toxic, radioactive substances, counterfeit money, gold, silver, precious metal, precious stones, antiques;
6. level of environmental pollution.
Article 207. Petition for expert examinations
1. Litigants or their representatives are entitled to petition competent procedural authorities for requisitioning exert examinations of matters regarding their legitimate rights and benefits, except for examinations that determine criminal liabilities of accused persons.
Presiding authorities, in 07 days upon receiving the petition, must consider and decide to requisition expert examinations. Petitioners shall be informed in writing of the rejection of their petitions and reasons. Petitioners shall be entitled, when the deadline passes or they receive the written rejection from competent procedural authorities, to consult expert witnesses by themselves.
2. Petitioners of expert examinations shall have rights and duties as per the Law on judicial expert examination.
Article 208. Time limit for expert examination
1. Time limit for mandatory expert examination is:
a) 03 months at most for events as defined in Section 1, Article 206 of this Law;
b) 01 month at most for events as defined in Section 3 and Section 6, Article 206 of this Law;
c) 09 days at most for events as defined in Section 2, 4 and 5, Article 206 of this Law.
2. Time limit for expert examination for other events shall be subject to the decision to requisition expert examination.
3. If expert examination fails to occur within the time limit as stated in Section 1 and Section 2 of this Article, entities conducting such examinations must inform authorities and persons requesting examinations in writing of such delay and reasons.
4. Time limit for expert examination as stated in this Article applies to expert examinations added or repeated.
Article 209. Process of expert examination
1. The process of expert examination shall occur at premises of authorities conducting examinations or at places of investigation upon the issuance of a decision to requisition examinations.
Investigators, procurators, judges and petitioners for expert examinations can participate in the examinations after informing expert witnesses of their attendance.
2. Expert examinations shall be conducted by individuals or group of persons.
Article 210. Additional expert examinations
1. Additional expert examinations shall be conducted in the following events:
a) Findings from an expert examination are obscure or inadequate;
b) Expert examinations must be carried out on new matters in connection with existing facts of the case, which were verified through previous examinations.
2. Additional expert examinations may be conducted by entities performing previous ones or other entities.
3. The requisition for additional expert examinations shall be processed in the same method of the first examination.
Article 211. Repeated expert examinations
1. Expert examinations shall be repeated when the accuracy of the first examination is in doubt. A repeated expert examination must be performed by different expert witnesses.
2. The authority requisitioning expert examinations shall decide the repetition of an examination on its own discretion or according to petitions by participants in legal proceedings. If the individual authorized to requisition expert examination rejects the request for examination repetition, the person making such request shall be informed in writing of the rejection and reasons.
3. If the repeated expert examination and the initial one inspect the same matter but produce different findings, the individual authorized to requisition examinations shall make decisions on repeating the examination for the second time. The second repeated expert examination shall be conducted by the panel of expert examination according to the Law on judicial expert examination.
Article 212. Repetition of expert examination in special circumstances
The head of the Supreme People’s Procuracy or Court president of the Supreme People’s Court, in special circumstances, shall decide the repetition of expert examinations after the panel of expert examination present its findings. A new panel shall repeated an expert examination in special circumstances. Participants in the previous examination shall not attend the repeated one. Findings of the repeated expert examination in this event shall contribute to the settlement of the case.
Article 213. Conclusion of expert examinations
1. The conclusion of an expert examination must specify findings on matters, of which examinations have been requisitioned, and other matters as per the Law on judicial expert examination.
2. Entities performing expert examinations, in 24 hours upon generating findings, shall deliver such results to the authorities or persons requesting examinations.
The authorities or persons requesting expert examinations, in 24 hours upon receiving the said findings, shall forward them to The procuracy that exercise prosecution rights and administer investigative activities.
3. The authorities or persons requesting expert examinations, in order to clarify findings, shall be entitled to ask for expert witnesses' explication of such findings and further details of facts deemed necessary.
Article 214. Rights of suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings to findings of expert examinations
1. Competent procedural authorities, in 07 days upon receiving petitions for expert examinations from suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings, shall consider and make decisions on requisition for expert examinations.
2. Competent procedural authorities, in 07 days upon obtaining findings of expert examinations, shall inform suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings of such findings.
3. Suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings shall be entitled to state their opinions on findings of expert examinations or to petition for additional or repeated examinations. Investigation authorities, procuracies and Courts must record the said persons’ direct statements in writing.
4. If investigation authorities, procuracies and Courts reject petitions by suspects, defendants, crime victims or other participants in legal proceedings, petitioners shall be informed in writing of such rejection and reasons.
Article 215. Requisition for valuation
1. Competent procedural authorities, when requiring the valuation of property for the settlement of criminal cases, shall requisition valuation in writing.
2. A written requisition for valuation shall specify:
a) Names of the authority and competent individual requisitioning valuation;
b) Name of the panel that is requested to valuate property;
c) Name and traits of the property to be valuated;
d) Name of relevant documents (if any);
dd) Contents of requisitions for valuation;
e) Date of valuation and deadline for findings.
3. The authorities requesting valuation, in 24 hours upon issuing the written request for valuation, must deliver such request, documents and objects to be valuated to the Panel of valuation. Moreover, the written request for valuation shall be sent to the Procuracy that exercise prosecution rights and administer investigative activities.
4. The requisition for property valuation to settle civil cases in criminal lawsuits shall be governed by the laws on civil procedure.
Article 216. Deadline for valuation
Time limit for process and conclusion of property valuation shall be subject to the written request for valuation. If property valuation fails to occur within the requested time limit, the Panel of valuation shall promptly inform authorities or persons requesting valuation in writing of such delay and reasons.
Article 217. Process of property valuation
1. The Panel of valuation shall valuate property. The meeting for property valuation shall be carried out at the location of the property appraised or other places aas per decisions of the Panel of valuation.
Investigators, procurators and judges can attend the property valuation meeting after informing the Panel of valuation in advance. The said individuals, when permitted by the Panel of valuation, can provide their opinions.
2. The government shall regulate the details of the establishment and operation of the Panel of valuation; sequence and procedure for valuation of property.
Article 218. Repetition of property valuation
1. If findings of the initial process of valuation are in doubt, competent procedural authorities shall requisition the repetition of the valuation process on their own discretion or according to petitions by accused persons or other participants in legal proceedings. The repeated valuation process shall be conducted by the immediate superior Panel of valuation.
2. If the initial and repeated processes of valuation generate contradictory findings on the value of the property appraised, competent procedural authorities shall requisition in writing the repetition of the valuation process for the second time. The second repeated valuation process shall be conducted by a competent Panel of valuation. Findings of the repeated valuation process in this event shall contribute to the settlement of the case.
Article 219. Valuation of property missing or evanishing
If the property missing or evanishing must be appraised, the process of valuation shall be subject to the documents that compile information and papers on such property.
Article 220. Repetition of property valuation in special circumstances
The head of the Supreme People’s Procuracy or Court president of the Supreme People’s Court, in special circumstances, shall decide the repetition of property valuation after the Panel of valuation provides findings of the second repeated valuation process. A new panel shall perform the valuation process repeated in special circumstances. Participants in the previous valuation process shall not attend the repeated one. Findings of the repeated valuation process in this event shall contribute to the settlement of the case.
Article 221. Conclusion of property valuation
1. The conclusion of a property valuation process must specify findings on the value of the property according to the request for valuation and other details as per the laws.
2. The Panel of valuation, in 24 hours upon concluding the valuation process, must send its findings to the authorities and persons requesting valuation.
The authorities or persons requesting valuation, in 24 hours upon receiving the said findings, shall forward them to The procuracy that exercise prosecution rights and administer investigative activities.
3. The authorities requesting valuation, in order to clarify findings, shall be entitled to ask the Panel of valuation for explanations of such findings and further details of facts deemed necessary.
Article 222. Rights of suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings to findings of property valuation
1. Competent procedural authorities, in 07 days upon receiving petitions for property valuation from suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings, shall consider and make written decisions on requisition for property valuation.
2. Competent procedural authorities, in 07 days upon acquiring findings of property valuation, shall inform suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings of such findings.
3. Suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings shall be entitled to state their opinions on the findings of property valuation and to request the repetition of property valuation. Investigation authorities, procuracies and Courts must record the said persons’ direct statements in writing.
4. If investigation authorities, procuracies and Courts reject petitions by suspects, defendants, crime victims or other participants in legal proceedings, petitioners shall be informed in writing of such rejection and reasons.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn