Chương III: Thông tư 07/2011/TT-BYT Các điều kiện bảo đảm công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
Số hiệu: | 07/2011/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 26/01/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2011 |
Ngày công báo: | 06/03/2011 | Số công báo: | Từ số 115 đến số 116 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức quản lý điều dưỡng cấp bệnh viện
a) Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập Hội đồng Điều dưỡng và phòng Điều dưỡng.
b) Các bệnh viện khác thành lập Hội đồng Điều dưỡng, phòng Điều dưỡng hay tổ Điều dưỡng tùy theo điều kiện của từng bệnh viện.
c) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Phòng Điều dưỡng có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng phụ trách khối. Tổ chức và nhiệm vụ phòng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức quản lý điều dưỡng cấp khoa
a) Mỗi khoa có Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa hoặc Kỹ thuật viên trưởng khoa. Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa và Kỹ thuật viên trưởng khoa do Giám đốc bệnh viện quyết định bổ nhiệm.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Kỹ thuật viên trưởng khoa được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Phạm vi thực hành của Điều dưỡng viên theo Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các quy định có liên quan của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Bệnh viện phải bảo đảm đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước để bảo đảm chăm sóc người bệnh liên tục.
2. Bệnh viện xây dựng cơ cấu trình độ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên phù hợp với tính chất chuyên môn và phân hạng bệnh viện. Bảo đảm tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu Thỏa thuận công nhận dịch vụ chăm sóc đã được Chính phủ ký kết với các nước ASEAN ngày 8/12/2006.
3. Bệnh viện bố trí nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên hằng ngày hợp lý tại các khoa và trong mỗi ca làm việc.
4. Phòng Điều dưỡng phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất Giám đốc bệnh viện điều động bổ sung điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công kịp thời cho khoa khi có yêu cầu để bảo đảm chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh.
1. Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình phân công chăm sóc sau đây:
a) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.
b) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
c) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
d) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
2. Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca tại các khoa, đặc biệt là ở các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật, khoa Sản và khoa Sơ sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân công chăm sóc phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng khoa.
Bệnh viện trang bị đủ các thiết bị và phương tiện dưới đây để bảo đảm yêu cầu chăm sóc người bệnh:
1. Thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảo hộ phục vụ công tác chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
2. Phương tiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh.
3. Mỗi khoa lâm sàng có ít nhất một buồng thủ thuật, một buồng cách ly và một buồng xử lý dụng cụ được thiết kế đúng quy cách và có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phòng nhân viên, phòng trực, phòng vệ sinh và các điều kiện làm việc, phục vụ sinh hoạt khác cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
Hằng năm bệnh viện phân bổ kinh phí thường xuyên cho các hoạt động sau:
1. Mua sắm thiết bị, dụng cụ cho công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh.
2. Thực hiện, duy trì và cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh.
3. Đào tạo liên tục để nâng cao kỹ năng thực hành cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên.
4. Khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh.
1. Bệnh viện xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo định hướng cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên mới được tuyển dụng.
2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên tục, bảo đảm thời gian học tập tối thiểu 24 giờ theo quy định tại Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế.
3. Bệnh viện tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành và xác nhận quá trình thực hành cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên đã thực hành tại cơ sở của mình theo quy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng các kết quả nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc.
5. Bệnh viện tổ chức kiểm tra đánh giá kiến thức và tay nghề của điều dưỡng viên, hộ sinh viên ít nhất 2 năm một lần.
1. Căn cứ vào thực tế, bệnh viện bố trí hộ lý trợ giúp chăm sóc để thực hiện các chăm sóc thông thường cho người bệnh.
2. Hộ lý trợ giúp chăm sóc phải:
a) Có chứng chỉ đào tạo theo Chương trình đào tạo hộ lý được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
b) Tuyệt đối không được làm các thủ thuật chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
Chapter III
CONDITIONS FOR ENSURING THE WORK OF PATIENT CARE IN HOSPITAL
Article 16. Original system for patient care
1. Management organization of nursing officers at hospital levels
Public hospitals of level III or higher shall establish Nursing council and Nursing department.
b) Other hospitals shall establish Nursing council and Department or team of nursing officers.
c) Organization, tasks and operation of nursing council are defined in Annex I promulgated together with this Circular.
d) Nursing department has chief of department, Deputy Chiefs in charge of groups. Organization and tasks of nursing department are defined in Annex II promulgated together with this Circular.
e) Tasks and powers of chief of nursing department are defined in Annex III promulgated together with this Circular.
2. Management organization of nursing officers at department level
a) Each department has the nursing officer, midwife or technician as head of nursing department. Director of a hospital will appoint the nursing officer, midwife or technician as head of its nursing department.
b) Tasks, powers of the nursing officer, midwife as head of nursing department are defined in Annex IV promulgated together with this Circular.
c) Tasks and powers of technician as chief of nursing department are defined in Annex V promulgated together with this Circular.
d) The practice scope of nursing officer according to the specialized standard of the nursing medical public employee grades at Decision No. 41/2005/QD-BNV dated 22/4/2005 of Minister of Internal Affairs and relevant regulations of Minister of Health.
Article 17. Human force for patient care
1. Hospitals must ensure sufficient human force of nursing officers, midwives as prescribed in the Joint Circular No. 08/2007/TTLT-BYT-BNV dated 5/6/2007 of Minister of Health and Minister of Internal Affairs on guiding non-business payroll norm in state medical establishments to ensure continuous care of patient.
2. Hospitals elaborate the qualification structure of nursing officers, midwives in line with specialized nature and grading of hospital. Ensuring rate of nursing officers, midwives with college and university degree satisfying requirements of agreement on recognizing care service already been signed by the Government and Asian countries on 8/12/2006.
3. Hospitals arrange daily human force of nursing officers, midwives rationally at departments and in each working shift.
4. Nursing department will coordinate with department of organization and personnel in proposing director of hospital to move, supplement nursing officers and midwives, technicians, nursing assistants and medical workers timely to department as required to ensure quality of patient care and service.
Article 18. Organization for working
1. Hospitals will base on specialized characteristics of each department to apply one of model of assigning care as follows:
a) Model of assigning nursing officer for main care: A nursing officer or a midwife will take main responsibility in identification, making plan on care, implementation organization with assistance of other nursing officers or midwives and monitor, assess for some patients during staying at hospital.
b) Model of care under group: A group with 2-3 nursing officers or midwives shall be responsible for caring some patients at a unit or some medical rooms.
c) Model of care under team: A team including doctors, nursing officers or midwives and other persons practicing medical examination and treatment shall be responsible for medically treating, caring some patients at an unit or some medical rooms.
d) Model of assigning care under work: This model is applied in cases of disaster first-aid or specialty requesting specialized nursing officers to perform technique in special care on patient.
2. Hospitals organize nursing officers, midwives to work on shift at departments, especially at first-aid department, surgery department, and intensive recovery department, maternity department of obstetrics and neonatal department. Each shift, to apply model assignment in line with specialized characteristics of each department.
Article 19. Equipment in serve of patient care
Hospitals have full equipment and means below to ensure requirements on patient care:
1. Equipment, means, specialized instruments, medical consumable supplies and protective means in serve the specialized work of nursing officers, midwives.
2. Means in serve of daily-life activities of patients.
3. Each clinical department has at least a surgical room, an isolation room and a room to process instruments which are designed in proper specification and have sufficient equipment satisfying requirements on bacterial infection control as prescribed by Law on prevention and control of infectious diseases and Circular No. 18/2009/TT-BYT dated 14/10/2009 of the Ministry of Health, on guiding implementation organization of bacterial infection control in medical examination and treatment establishments
4. Rooms for employees, rooms for operator, rest rooms and conditions for working, in serve of other daily-life activities for nursing officers, midwives.
Article 20. Financial source for care
Annually, hospitals allocate regular funding for the following activities:
1. Procurement of equipment, instruments for patient care and serve.
2. To implement, maintain and improve quality of patient care.
3. To conduct continuous training to improve practice skill for nursing officers, midwives and technicians.
4. To commend units and individuals which implement well the work of patient care.
Article 21. Continuous training and update of medical knowledge
1. Hospitals have training programs and organize training to orientate for nursing officers and midwives who have just been recruited.
2. Nursing officers and midwives are trained to update specialized knowledge and operations continuously, ensuring time of learning not less than 24 hours as prescribed at Circular No. 07/2008/TT-BYT dated 28/5/2008 of Minister of Health, on guiding the work of continuous training for medical officers.
3. Hospitals organize the training, provide the practice guideline and certify the course of practice for nursing officers, midwives and technicians who had practiced at their establishments as prescribed in Article 24 of Law on medical examination and treatment.
4. Hospitals operate for nursing officers, midwives and technicians to participate in scientific study and apply results of study, inventions of technical innovation in care.
5. Hospitals organize examinations to assess knowledge and skills of nursing officers and midwives on a basis of twice per year.
Article 22. The work of nursing assistant
1. Base on reality, hospitals will allocate the nursing assistants to implement normal care activities for patient.
2. The nursing assistants must:
a) Possess training certificate according to program on training nursing assistant promulgated by the Ministry of Health;
b) Absolutely not do special operations of nursing officers and midwives.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực