Chương II: Thông tư 07/2011/TT-BYT Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh
Số hiệu: | 07/2011/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 26/01/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2011 |
Ngày công báo: | 06/03/2011 | Số công báo: | Từ số 115 đến số 116 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.
2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.
1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.
2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.
3. Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.
4. Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.
1. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.
2. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:
a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;
b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.
1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.
2. Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
3. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.
4. Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.
1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.
2. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.
1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.
2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:
a) Hoàn thiện thủ tục hành chính;
b) Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;
c) Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.
3. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.
Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:
1. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
2. Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.
3. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.
4. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
5. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.
6. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
7. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.
8. Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.
9. Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.
1. Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.
2. Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.
3. Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.
4. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.
1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.
3. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
4. Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.
2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.
3. Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.
4. Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.
5. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
1. Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.
2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.
3. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
1. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất chuyên khoa do bệnh viện quy định.
2. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.
b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;
c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
3. Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Chapter II
SPECIALIZED TASKS OF PATIENT CARE
Article 4. Consultancy, guiding, education of health
1. Hospitals may provide and organize appropriate forms of health consultancy, guiding, education.
2. Patients in hospital shall be consulted, educated on health, guided to self care, monitor and prevent disease by nursing officers and midwives during time in hospital and after leaving from hospital.
Article 5. Spirit care
1. Patients are cared by, communicated with thoughtful and sympathy attitude from nursing officers, midwives and other persons who practice medical examination and treatment.
2. Patients and their relatives are advised to feel assured in medical treatment and coordination with persons who practice medical examination and treatment during the course of medical treatment and care.
3. Patients and their relatives are answered timely all problems, questions during the course of medical treatment and care.
4. To ensure security, safety and quietness, avoid effect to psychology and spirit of patients.
Article 6. Care of personal hygiene
1. Care of personal hygiene for patient daily includes doing hygiene for teeth and mouth, body, assisting in defecation, urination and changing cloth utensils.
2. Responsibilities in caring personal hygiene:
a) For patients of level-I care; nursing officers, midwives and nursing assistants shall take care
b) For patients of level-II and level-III care, they self perform under guideline of nursing officers, midwives and they may be assisted in care as necessary.
Article 7. Nutritional care
1. Nursing officers and midwives shall coordinate with doctor to assess nutritional conditions and demands of patient.
2. Every day, doctor will determine feeding regime for patient within a meal regime suitable with his/her pathology.
3. Patient with a meal regime will be supplied pathological meals at department and result of implementing the pathological meal regime will be monitored and recorded in care report.
4. Patient will be assisted in eating and drinking as necessary. For patients who are directed to eat through cannula, nursing officers, midwives will directly perform.
Article 8. Care for rehabilitation
1. Patients will be guided, assisted by nursing officers, midwives, in exercising and rehabilitation early to prevent complications and rehabilitate functions of body.
2. To coordinate clinical department and Physiotherapy – rehabilitation department so as to assessing, consulting, guiding, and performing exercise, rehabilitation for patient.
Article 9. Case for patients with direction of surgery, operation
1. Patients will be guided and assisted by nursing officers, midwives to perform preparations before surgery, operation at the request of specialized department and of doctor.
2. Before bringing patient to place of surgery, operation, nursing officers, midwives must:
a) Complete administrative procedures;
b) Check again the preparation work performed by patient at the request of surgery, operation;
c) Assess vital signs, status of patients and report to doctor if patient have abnormal changes.
3. Nursing officers, midwives or nursing assistants bring patient to place to make surgery, operation and hand over patient, medical record to persons who is assigned to receive by unit implementing surgery, operation.
Article 10. Usage of medicine and monitoring usage of medicine for patient
When use medicine for patient, nursing officers, midwives, nursing assistants must:
1. Use medicine under directions of doctor.
2. Prepare fully and consistently means for patient to use medicine; case of using medicine through injection, they must prepare availably fist-aid box and anti-shock therapy, prepare properly and fully solvent as prescribed by producers.
3. Check medicines (name of medicines, concentration/content, dosage, number of medicine usage within 24 hours, duration between times of medicine usage, time of medicine usage and route of administration in comparison with medical treatment command). Visually check the expiry and quality of medicine: color, smell, intactness of tablets, tubes and vials.
4. Guide and explain for patient to abide by medical treatment.
5. Implement 5 correct issues when using medicine for patient: correct patient, correct medicine, correct dosage, correct route of administration, correct time of medicine usage.
6. Ensure that patient will drink medicine at hospital bed before the witness of nursing officers, midwives.
7. Monitor, detect unexpected effects of medicine, complication after using medicine and report timely to doctor
8. Record or mark medicines used for patient and perform appropriate forms of medicine publicity under regulations of hospital.
9. Coordinate among doctors, pharmacist, nursing officers and midwives in using medicine aiming to increase effectiveness of treatment by medicine and limit mistakes in medicine direction and usage for patient.
Article 11. Patient care at stages of moribund and mortality
1. Patient at stage of moribund will be arranged an appropriate room convenient for care and medical treatment to avoid effect to other patients.
2. Notify and explain with their relatives about their status and facilitate for their relatives to stay at beside of them.
3. Advise and comfort patients and their relatives.
4. When patient dies, nursing officers or midwives will coordinate with nursing assistants to do hygiene for corpse and do necessary procedures such as management of personal utensils and assets of died patient, hand over corpse for staff of morgue.
Article 12. Implementation of nursing techniques
1. Hospitals have regulations and procedures on nursing techniques which are appropriate and updated on the basis of regulations and guideline of the Ministry of Health.
2. Nursing officers and midwives must abide by procedures on specialized technique and aseptic technique.
3. Nursing officers and midwives implement preventive measures, monitor, detect and report timely complications to doctor to settle timely.
4. Medical equipment used in the invasiveness techniques, operation must ensure aseptic and be processed according to Article 2 and Article 3 of Circular 18/2009/TT-BYT dated 14/10/2009 of the Ministry of Health on guiding organizations to implement the work of bacterial infection control in medical examination and treatment establishments and other regulations on bacterial infection control.
Article 13. Monitoring and assessment on patient
1. Patient going to hospital will be assessed initially by nursing officers or midwives of medical examination department to arrange medical examination under level of priority and order.
2. Nursing officers and midwives shall coordinate with doctor to assess and grade patients in care and implement care and monitoring appropriately for each patient.
3. Patients of level-I care shall be identified demand of care by doctor, nursing officers, midwives to perform appropriate nursing interventions.
4. Hospitals have specific provisions on monitoring, recording result of monitoring vital signs and nursing interventions in line with specialized nature and requirements of each specialized departments.
5. Patient will be assessed and monitored changes of disease, when detecting abnormal signs of patient, nursing officer, midwives and technicians must immediately have acts to handle appropriately within scope of functional operation and report to doctor for timely handle.
Article 14. Ensuring safety and preventing mistakes on specialized operations and technique in patient care
1. Hospitals elaborate and implement specific provisions on safety for patient in line with disease model of each specialized department.
2. Nursing officers and midwives implement measures to prevent bacterial infection in hospital, ensure safety, and prevent mistakes for patient in medicine use, surgery and operation.
3. Hospitals set up system of collection and report accidents, mistakes, errors on specialized operation and technique at departments and entire hospital. Periodically analyze, report accidents, mistakes on specialized operations and technique during care and have effective measures to prevent.
Article 15. Making and writing in medical record
1. Documents of patient care in a medical record include: Report on monitoring vital functions, report on nursing and some other forms according to Decision No. 4069/QD-BYT dated 28/9/2001, on promulgating form of medical record of the Ministry of Health and nature of specialized department specified by hospital.
2. Documents of patient care in a medical record must ensure the following requirements:
a) Information of patient is written exactly and objectively.
b) Information of patient care made by nursing officers, midwives and doctors must be unified. Differences in identification, monitoring and assessment of patient’s status must be exchanged and unified timely among persons directly caring and treating medically for patient;
c) Changes of diseases and nursing intervenes must be written fully and timely.
3. Medical record must be kept as prescribed at Clause 3 Article 59 of Law on medical examination and treatment.