Chương II: Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL Kinh doanh dịch vụ lữ hành
Số hiệu: | 06/2017/TT-BVHTTDL | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch | Người ký: | Nguyễn Ngọc Thiện |
Ngày ban hành: | 15/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2018 |
Ngày công báo: | 08/02/2018 | Số công báo: | Từ số 361 đến số 362 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch như: Tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa…
Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch nếu: Có đăng ký kinh doanh, bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa; Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa; Niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành; Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng…
Bênh cạnh đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch phải có thực đơn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần) kèm theo hình minh họa; Bếp thông thoáng, có khu vực sơ chế và chế biến món ăn riêng biệt; Phòng ăn đủ ánh sáng, nền nhà khô, sạch, không trơn trượt, có thùng đựng rác.
Đối với việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch, cơ sở đào tạo có trách nhiệm cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi; Gửi kết quả thi về Tổng cục Du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ lên trang thông tin điện tử về quản lý lữ hành trong thời hạn 45 ngày từ ngày kết thúc kỳ thi.
Thông tư này có hiệu lực từ 01/02/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm c Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch bao gồm một trong các chuyên ngành sau:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
3. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
1. Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch:
a) Là cơ sở đào tạo bậc cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
b) Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội dung quy định tại Điều 4, điểm a Khoản 3 Điều này; quy trình tổ chức; cơ sở vật chất kỹ thuật và hội đồng thi;
c) Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
a) Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục du lịch;
b) Cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;
c) Lưu trữ hồ sơ thí sinh, bài thi, kết quả thi và các giấy tờ liên quan đến kỳ thi theo quy định của pháp luật;
d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này về Tổng cục du lịch trước 30 ngày tổ chức kỳ thi;
đ) Gửi kết quả thi về Tổng cục du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ lên trang thông tin điện tử về quản lý lữ hành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi.
3. Thẩm quyền của Tổng cục du lịch:
a) Quy định cấu trúc và dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch trên cơ sở nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đề thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch;
c) Yêu cầu cơ sở đào tạo không được tổ chức thi nghiệp vụ điều hành du lịch khi phát hiện cơ sở đào tạo không đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này cho đến khi đáp ứng đủ tiêu chí.
4. Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế được cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi nghiệp vụ điều hành du lịch tương ứng.
1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;
b) Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp;
c) Trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ gồm: quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
3. Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a) Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan chức năng về thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp gửi báo cáo về việc hoàn thành nghĩa vụ với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo hợp đồng đã ký kèm theo giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép.
3. Sau khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều này, việc hoàn trả tiền ký quỹ được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
Chapter II
TRAVEL SERVICES
Article 3. Persons in charge of provision of travel services
1. The person in charge of provision of travel services is a person who holds one of the following positions: the President of the Board of Directors, the President of the Board of Members, the President of a company, the owner of a sole proprietorship, the General Director, the Director or Deputy Director, the head of the travel service division.
2. Majors in travel specified in Point c Clause 1 and Point c Clause 2, Article 31 of the Law on Tourism include:
a) Tourism services and travel management;
b) Travel management;
c) Tour operation;
d) Tourism marketing;
dd) Tourism;
e) Travel tourism;
g) Tourism management and business.
3. The degree awarded by a foreign training institution shall be acknowledged as prescribed by the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Article 4. Tourism operation training programs
1. A domestic tourism operation training program includes:
a) Basic professional knowledge: Vietnam's political system, legal documents concerning tourism, introduction to tourism, tourism marketing, tourist psychology and art of communication;
b) Professional knowledge and tour operation training: introduction to travel service providers, tourism market and product, product design and tour program pricing, Vietnam’s tourism areas and tourist attractions, tour operation, sales and customer service, marketing and communications, procedures for domestic air freight, application of information technology to enterprise management and development;
c) Practice in domestic tour operation.
2. An international tourism operation training program includes:
a) Basic professional knowledge: Vietnam's political system, legal documents concerning tourism, introduction to tourism, tourism marketing, tourist psychology and art of communication, international cultural exchange;
b) Professional knowledge and tour operation training: introduction to travel service providers, tourism market and product, product design and tour program pricing, Vietnam’s tourism areas and tourist attractions, training in tour operation, sales and customer service, marketing and communications, currency and international settlement in tourism, immigration services, procedures for domestic and international air freight, application of information technology to enterprise management and development;
c) Practice in international tour operation.
Article 5. Organization of examinations and issuance of certificates of training in tour operation
1. A training institution is allowed to organize examinations and issue certificates of training in tour operation if it:
a) is a college-level or higher training institution licensed to provide training in the majors specified in Clause 2, Article 3 of this Circular;
b) has an examination organization plan which includes the following contents: tests on the knowledge specified in Article 4, Point a, Clause 3 of this Article, organization procedures, infrastructure and examination board;
c) does not violate regulations on organization of examinations and issuance of certificates of training in tour operation within 03 years before the day on which the training institution organizes the examination.
2. The training institution shall:
a) follow inspection, supervision and professional instructions given by the General Department of Tourism;
b) update and supplement tests twice a year;
c) retain examinees’ applications, exam papers, exam results and documents relating to examinations in accordance with regulations of law;
d) send notice enclosed with the examination organization plan specified in Point b, Clause 1 of this Article to the General Department of Tourism at least 30 days before the date of examination;
dd) send exam results to the General Department of Tourism and update the list of examinees issued with the certificate on the travel management website within 45 days from the end of the examination.
3. The General Department of Tourism has the power to:
a) decide on structure and volume of tour operation tests according to the knowledge specified in Article 4 of this Circular and publish them on the web portal of the Ministry of Culture, Sports and Tourism. The test shall consist of theory and skill parts.
b) provide guidance and carry out inspection and supervision of organization of examinations and issuance of certificates of training in tour operation;
c) request a training institution not to organize examinations in tour operation in case it is discovered that the institution fails to satisfy the criteria specified in Clause 1 of this Article until it satisfies all criteria.
4. The certificate of training in domestic tour operation and certificate of training in international tour operation shall be issued to the person who has passed the equivalent tour operation examination.
Article 6. Procedures for revocation of the license for provision of travel services in case the travel service provider terminates its services, dissolves or goes bankrupt
1. Application for termination of travel services:
a) In case the travel service provider terminates its services, the application consists of a notice of termination of travel services and issued license for provision of travel services;
b) In case the travel service provider dissolves or is dissolved, the application consists of a notice of termination of travel services, issued license for provision of travel services, a decision on dissolution, the provider’s meeting minute in case the provider dissolves as prescribed in Points a, b and c, Clause 1, Article 201 of the Law on Enterprises, a decision on revocation of the enterprise registration certificate or the judicial decision on dissolution in case the provider dissolves as prescribed in Point d, Clause 1, Article 201 of the Law on Enterprises;
c) In case the travel service provider goes bankrupt, the application consists of the judicial decision on initiating bankruptcy proceedings enclosed with the issued license for provision of travel services.
2. Procedures for revocation of the license for provision of travel services:
a) The provider shall submit an application for termination of travel services to the licensing authority;
b) Within 05 working days since receipt of a valid application, the licensing authority shall issue a decision on revocation of the license for provision of travel services. The decision on revocation of the license shall be issued to the provider, immigration authority, tax authority and business registration authority of the province where the provider’s headquarters is located, and published on the web portal of the licensing authority and travel service provider management website.
3. Refund of deposits after revocation of the license for provision of travel services:
a) After 60 days from the day on which the decision on revocation of the license for provision of travel services is published on the web portal of the licensing authority and travel service provider management website, in case of no complaints and denunciations related to obligations towards tourists or tourism service providers, the licensing authority shall request banks to let the travel service provider to withdraw its deposits. In case of complaints and denunciations related to obligations towards tourists or tourism service providers, the licensing authority shall cooperate with relevant competent authorities in taking actions in accordance with regulations of law;
b) In case the provider goes bankrupt, the deposits shall be decided by the court in accordance with regulations of the Law on Bankruptcy.
Article 7. Procedures for revocation of the license for provision of travel services in the cases specified in Points b, c, d, dd, e, g and h, Clause 1, Article 36 of the Law on Tourism
1. Within 15 days from the day on which an inspection conclusion is issued by the competent authority, the licensing authority shall issue a decision on revocation of the license for provision of travel services. The decision shall be issued to the provider, inspecting authority, immigration authority, tax authority and business registration authority of the province where the provider’s headquarters is located, and published on the web portal of the licensing authority and travel service provider management website.
2. Within 30 days since receipt of the decision on revocation of the license, the provider shall submit a report on discharge of obligations to tourists and tourism service providers under the signed contract, enclosed with the issued license to the licensing authority.
3. After the provider fulfills the obligation specified in Clause 2 of this Article, deposits shall be refunded as prescribed in Point a, Clause 3, Article 6 of this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực