Chương V Luật Công an nhân dân 2018: Bảo đảm điều kiện hoạt động và chế độ, chính sách đối với công an nhân dân
Số hiệu: | 05/2021/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 24/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2021 |
Ngày công báo: | 24/12/2021 | Số công báo: | Từ số 1055 đến số 1056 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư
Ngày 24/6/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư.
Theo đó, giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của HĐND, Biên bản bầu thẩm phán của HĐND đối với trường hợp thẩm phán do HĐND cấp huyện, cấp tỉnh bầu.
(Hiện hành, không quy định về quyết định bổ nhiệm lại).
- Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát.
(Hiện hành, không quy định về quyết định bổ nhiệm lại).
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
- Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
(Hiện hành, quy định Giấy xác nhận về thời gian công tác).
- Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Thông tư 05/2021/TT-BTP có hiệu lực từ 10/8/2021 và thay thế Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011, Thông tư 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước bảo đảm điều kiện về ngân sách và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân bao gồm đầu tư tài chính, trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác, đất đai, trụ sở, công trình, cơ sở công nghiệp và điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.
2. Trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Nhà nước huy động tiềm lực khoa học và công nghệ, kỹ thuật phục vụ hoạt động của Công an nhân dân bao gồm:
a) Chuyển giao công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho cơ sở đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học của Công an nhân dân;
c) Bảo đảm tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học và công nghệ, kỹ thuật;
d) Bổ sung lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
3. Đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ cho hoạt động của Công an nhân dân mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
1. Công nghiệp an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc phòng, an ninh, phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân.
2. Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc thù xây dựng và quy hoạch phát triển công nghiệp an ninh; đầu tư nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.
Công an nhân dân được Nhà nước trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân do Chính phủ quy định.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ được giao; được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tài năng để phục vụ Công an nhân dân.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân là người dân tộc thiểu số.
1. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân do Chính phủ quy định. Tiền lương của sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc hàm, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Công an nhân dân; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong Công an nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng trợ cấp, phụ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và trợ cấp, phụ cấp đặc thù Công an nhân dân.
2. Sĩ quan Công an nhân dân nếu giữ nhiều chức vụ, chức danh trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ, chức danh cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan Công an nhân dân được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm khi được giao chức vụ, chức danh thấp hơn chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm do yêu cầu công tác hoặc thay đổi tổ chức, biên chế theo quy định của pháp luật.
4. Sĩ quan Công an nhân dân khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ, chức danh thì hưởng các quyền lợi theo chức vụ, chức danh mới.
5. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được bảo đảm doanh trại và các điều kiện làm việc, sinh hoạt phù hợp với tính chất công việc, nhiệm vụ được giao.
6. Sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan chuyên môn kỹ thuật được hưởng phụ cấp nhà ở, được bảo đảm nhà ở công vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh và công nhân công an được bảo đảm chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc mắc những bệnh mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Công an nhân dân không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên và học sinh Công an nhân dân không có chế độ bảo hiểm y tế thì được Công an nhân dân mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của công nhân công an không có chế độ bảo hiểm y tế thì được mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
4. Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân công an đang công tác được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp và công nhân công an do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
1. Sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này và theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Nếu nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Luật này do thay đổi tổ chức, biên chế hoặc không còn nhu cầu bố trí, sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;
c) Sử dụng trang phục Công an nhân dân, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong các ngày lễ, các cuộc hội họp và cuộc giao lưu truyền thống của Công an nhân dân;
d) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, được khám bệnh, chữa bệnh theo cấp bậc hàm, chức vụ hoặc chức danh trước khi nghỉ hưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển ngành được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;
b) Bảo lưu mức lương và phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
c) Các quyền lợi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Trường hợp điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm và thâm niên công tác;
đ) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ trong Công an nhân dân và mức lương hiện hưởng; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu theo quy định của pháp luật.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;
b) Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong Công an nhân dân trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân khi xuất ngũ là bệnh binh được hưởng quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
5. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề đặc thù thì được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác mà hy sinh thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đó được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác mà từ trần thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đó được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
1. Sinh viên, học sinh Công an nhân dân được hưởng sinh hoạt phí và chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
2. Công nhân công an được áp dụng chế độ, chính sách như đối với công nhân quốc phòng.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân; khi hết thời hạn phục vụ được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm và được ưu tiên thi tuyển vào trường Công an nhân dân, được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ.
Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
GUARANTEE OF CONDITIONS FOR OPERATIONS, REGIMES AND POLICIES OF PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE
Article 33. Guarantee of funds, physical and technical facilities for operations of the People’s Public Security Force
1. The State shall assure conditions on budget and physical facilities for activities of protecting the national security, maintaining the social order and safety, struggling to prevent and combat crimes and building the People’s Public Security Forces, including financial investments, supply of weapons, supporting instruments, equipment, facilities, professional and technical equipment and vehicles, land, working offices, works, industrial establishments and other physical and technical conditions.
2. In case of necessity to protect the national security, maintain the social order and safety, and prevent and fight crimes, the State shall mobilize scientific and technological potentials to serve the operations of the People’s Public Security Force, including:
a) Transfer of technologies, results of scientific research and technological development;
b) Assurance of physical and technical facilities for training and scientific research establishments of the People’s Public Security Force;
c) Guarantee of information resources, databases, scientific and technological materials;
d) Supplementation, training and education of scientific and technological personnel for activities of protecting the national security, maintaining the social order and safety, and preventing and fighting crimes and violations of law.
3. With regard to weapons, supporting instruments, equipment, facilities, technical and professional equipment and vehicles to serve the operations of the People’s Public Security Forces, which are not yet manufactured domestically or fail to meet the demands, the Minister of Public Security shall report them to the Prime Minister for decision on the import thereof in accordance with law.
4. The Government shall elaborate on clause 1 and 2 of this Article.
1. Security industry is a part of national defense and security industry, serving national security, ensuring social order and safety, preventing and combating crimes, law violations and construction of the People’s Public Security Force.
2. The State shall have particular policies and mechanisms for building and planning security industry development; invest in research, production and repair of weapons, explosives, support tools, equipment and technical facilities and other means serving the needs of performing tasks of protecting national security, ensuring social order and safety, fighting against, preventing and controlling crimes and law violations.
3. The Ministry of Public Security shall be held accountable to the Government for presiding over and cooperating with Ministries, agencies and organizations concerned in building and developing the security industry.
4. The Government shall issue specific provisions of this Article.
Article 35. Provision of weapons, explosives, supporting instruments, equipment, technical and other means
The People’s Public Security Force shall be equipped with weapons, explosives, supporting instruments, technical and other means appropriate for assigned duties.
Article 36. Uniforms, Public Security insignias, banners, stripes, badges, People’s Public Security identity cards
Uniforms, Public Security insignias, banners, stripes, badges, People’s Public Security identity cards shall be subject to the Government’s regulations.
Article 37. Policies on training and education of People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts shall be trained and educated in politics, law, professional operations and skills and other knowledge necessary for performing their assigned tasks; shall be entitled to incentives and advantages given by the State to develop their talent to serve in the People’s Public Security Force.
2. The State shall adopt policies to prioritize the training and education of People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts being ethnic minority people.
Article 38. Salaries, allowances, housing and working conditions for People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts
1. The salary and allowance regimes shall be subject to the Government’s regulations. Salaries of officers and non-commissioned officers serving under the professional regime shall be calculated according to their respective positions, titles and ranks and in conformity with the nature and tasks of the People’s Public Security Force; seniority allowances shall be calculated according their current salaries and duration of service in the People’s Public Security Force. they shall be entitled to subsidies and allowances applicable to cadres and civil servants with the same working conditions and the People’s Public Security Force’s particular subsidies and allowances.
2. If a People’s Public Security officer simultaneously holds different positions and titles, he/she shall be entitled to the benefits of the highest position or title and allowances for holding multiple positions and titles as prescribed by law.
3. People’s Public Security officers shall be entitled to the benefits of their current positions or titles if they are assigned to hold positions or titles lower than the current positions or titles due to working requirements or organizational and staff changes in accordance with laws.
4. People’s Public Security officers who are removed from their positions or titles under decisions shall be entitled to the benefits of their new positions or titles.
5. People’ Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts shall be provided with barrack lodging and working and living conditions suitable to the nature of assigned work or tasks.
6. Operation and specialist technical officers shall be entitled to housing allowances and shall be provided with official-duty lodging; People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts shall be entitled to policies on social-house supports as prescribed by law.
Article 39. Healthcare for People’s Public Security officers, non-commissioned officers, conscripts, cadets, workers and relatives thereof
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers, men and cadets shall be provided with healthcare; when suffering injuries, sickness, accidents or professional risks in localities far away from medical establishments of the People’s Public Security Force or suffering diseases which cannot be treated by these medical establishments, they shall be entitled to medical examination and treatment services provided by other medical establishments, coverage of their hospital charges and other regimes prescribed by law.
2. Natural parents or lawful caretakers; natural parents or lawful caretakers of spouses; spouses; natural children or adopted children under 18 years old of People’s Public Security officers, non-commissioned officers, conscripts and cadets, who are not covered by the health insurance regime, shall be provided with health insurance policies by the People’s Public Security Force and with medical examination and treatment at medical establishments as prescribed by law.
3. Natural parents or lawful caretakers; natural parents or lawful caretakers of spouses; spouses; natural children or adopted children under 18 years old of People’s Public Security workers, who are not covered by the health insurance regime, shall be provided with health insurance policies by the People’s Public Security Force and with medical examination and treatment at medical establishments as prescribed by law.
4. The State must give adequate funds for implementation of provisions laid down in clause 1 and 2 of this Article.
Article 40. Rest regime applicable to People’s Public Security officers, noncommissioned officers and conscripts
1. People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts currently on duty shall be entitled to the rest regime prescribed by the Labor Code and regulations adopted by the Minister of Public Security.
2. Officers and non-commissioned officers serving in the People’s Public Security Force under the professional working regime, and public security workers, who are not entitled to annual leave due to their duties, shall be entitled to payments of amounts equal to salaries paid on days without taking paid leave.
Article 41. Regimes and policies applicable to People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts who retire, are transferred to other sectors, demobilized or suffer from war-related diseases, dies in the line of duty or pass away
1. The People’s Public Security officers taking retirement shall enjoy the following interests:
a) Pension calculated on the bases prescribed in clause 1 of Article 38 of this Law and in accordance with the law on social insurance;
b) If retiring before reaching the prescribed service age limit prescribed in clause 1, 2 and 3 of Article 29 of this Law due to changes in organization or payroll or no personnel demand, in addition to the social insurance regime prescribed by the law on social insurance, they shall be entitled to a lump sum allowance under regulations of the Government;
c) Using the People’s Public Security uniforms, Public Security insignias, stripes and badges on festive days, meetings and traditional exchanges of the People’s Public Security Force;
d) Have access to life stability policies given by local administrations of places where they reside; in case of having no houses to live, they shall be entitled to the social-house support policy as prescribed by law;
dd) Enjoy the health insurance regime as prescribed by law, have access to medical examination and treatment services according to their pre-retirement ranks, positions or titles at People’s Public Security Force’s medical establishments under regulations of the Minister of Public Security.
2. The People’s Public Security officers and non-commissioned officers transferring to other sectors shall enjoy the following interests:
a) The State policies for necessary professional training for officers and non-commissioned officers who are transferred to other sectors to meet their host organizations’ demands;
b) Having their salaries and seniority allowances at the time of transfer reserved for at least 18 months;
c) Other benefits prescribed in point c of clause 1 of this Article;
d) In case of being re-mobilized in the People’s Public Security Force, the duration of working as civil servants shall be counted in the continuous working period for rank promotion consideration and the working seniority period;
dd) After taking retirement, they shall be entitled to seniority allowances calculated based on the duration of service in the People’s Public Security Force and their current salaries; if the current salaries are lower than the salaries at the time of transfer, the latter shall be used as a basis for pension calculation in accordance with law.
3. The People’s Public Security officers and non-commissioned officers who are demobilized shall enjoy the following interests:
a) Subsidies for creation of employment and lump-sum allowances under the Government's regulations;
b) Other benefits prescribed in point c and d of clause 1 of this Article;
c) If they have at least full fifteen years of service in the People’s Public Security Force, in case of suffering any disease, they shall be entitled to medical examination and treatment services provided by medical establishments of the People’s Public Security Force under the regulations of the Minister of Public Security.
4. People’s Public Security officers and non-commissioned officers, who are demobilized as sick soldiers, shall be entitled to the benefits prescribed in point c and d of clause 1 of this Article and other treatment under laws.
5. People’s Public Security officers and non-commissioned officers who used to directly engage in combat or work in difficult areas or peculiar occupations, the duration of such service shall be counted for enjoyment of interests when they retire from service in the People’s Public Security Force as per laws.
6. For People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts who die in the line of duty, their relatives shall be entitled to the legally-prescribed regime on preferential treatment of people with meritorious service to the revolution, the social insurance regime in accordance with law on social insurance and lump-sum allowances stipulated by the Government.
7. For People’s Public Security officers, non-commissioned officers and conscripts who pass away in the line of duty, their relatives shall be entitled to the social insurance regime in accordance with law on social insurance and lump-sum allowances stipulated by the Government.
Article 42. Regimes and policies applicable to public security cadets, workers, enlisted non-commissioned officers and members, and relatives of enlisted non-commissioned officers and members
1. People’s Public Security cadets shall be entitled to stipends, regimes and policies in accordance with laws on enlisted non-commissioned officers and members.
2. Public security workers shall be entitled to regimes and policies like those applied to national defence workers.
3. Enlisted non-commissioned officers and members shall be entitled to the regimes and policies like those applied to enlisted non-commissioned officers and members on active service in the people’s armed forces; upon expiration of their service period, they shall be entitled to job training or job-creation allowances and shall be given priority in taking enrolment examinations at People’s Public Security schools, and other regimes and policies stipulated by the Government.
Relatives of enlisted non-commissioned officers and members shall be entitled to regimes and policies applied to relatives of non-commissioned officers and soldiers on active service in the people’s armed forces.